intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá kết quả điều trị nội khoa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

101
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá hiệu quả điều trị nội khoa bảo tồn thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) cột sống cổ (CSC). Bài viết nghiên cứu trên 30 bệnh nhân (BN) TVĐĐ CSC điều trị tại Khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 5 - 2015 đến 12 - 2016.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá kết quả điều trị nội khoa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA<br /> THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> <br /> Phan Vi t Nga*; Nguy n Đ c Thu n*<br /> Nguy n Văn Hào*; Đào Hùng V ơng*<br /> <br /> Mục tiêu: đánh giá hiệu quả điều trị nội khoa bảo tồn thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) cột sống cổ<br /> (CSC). Đối tượng và phương pháp: 30 bệnh nhân (BN) TVĐĐ CSC điều trị tại Khoa Nội Thần<br /> kinh, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 5 - 2015 đến 12 - 2016. BN được điều trị theo phác đồ<br /> nền kết hợp với kéo giãn CSC bằng nẹp Disk-Dr CS-300 và phóng bế ngoài màng cứng. Liệu<br /> trình điều trị kéo dài 15 ngày. Đánh giá trước và sau điều trị theo các chỉ tiêu: thang điểm VAS;<br /> sức cơ theo Hội đồng Nghiên cứu Y học Anh; mức độ cải thiện chức năng CSC (NDI); mức độ<br /> cải thiện triệu chứng chung. Kết quả: điểm VAS sau đợt điều trị giảm rõ rệt, từ 6,73 ± 0,94<br /> xuống còn 1,70 ± 0,95. Mức độ đau cũng giảm nhiều. Sức cơ sau đợt điều trị cải thiện, từ 4,43<br /> ± 0,72 lên 4,93 ± 0,25. Tổng điểm NDI sau đợt điều trị giảm đáng kể từ 25,80 ± 2,60 xuống còn<br /> 12,83 ± 1,44. Mức độ cải thiện triệu chứng chung: rất tốt: 10%, tốt: 86,7%, trung bình: 3,3%,<br /> không có mức độ kém. Kết luận: điều trị TVĐĐ CSC bằng thuốc kết hợp với kéo giãn bằng<br /> nẹp Disk-Dr CS-300 và phóng bế ngoài màng cứng có hiệu quả rõ rệt. Giảm mức độ đau nhiều,<br /> cải thiện sức cơ, chức năng vận động CSC và các triệu chứng chung.<br /> * Từ khóa: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ; Nẹp kéo giãn Disk-Dr CS-300; Phóng bế ngoài<br /> màng cứng cột sống cổ.<br /> <br /> Evaluation of Treatment Outcome of Spinal Disc Herniation<br /> Summary<br /> Objectives: To estimate the result of spinal disc herniation treatment. Subjects and methods:<br /> 30 spinal disc herniation patients were treated at Internal Neurological Medicine, 103 Hospital<br /> from 10 - 2015 to 9 - 2016. Patients were treated by using background regimen combined with<br /> streching cervical spine with Disk-Dr CS-300 band. The therapy lasted 15 days. Evaluation before<br /> and after treatment based on the following criteria: VAS rating scale; muscle strength according to<br /> Medical Research Council UK; improvement level of cervical spine function (NDI); improvement<br /> level of common symptoms. Results: VAS score after treatment decreased significantly from<br /> 6.73 ± 0.94 to 1.70 ± 0.95. The degree of pain also decreased. Muscle strength after treatment was<br /> improved from 4.43 ± 0.72 to 4.93 ± 0.25. Total score NDI following treatment significantly decreased<br /> from 25.80 ± 2.60 to 12.83 ± 1.44. The degree of improvement in common symptoms: very good:<br /> 10%, good: 86.7%, moderate: 3.3%, no bad degree. Conclusion: Treatment of spinal disc herniation<br /> by using medicine combined with stretching with extension band Disk-Dr CS-300 has decreased<br /> the pain degree and improved cervical spine motion function as well as common symptoms.<br /> * Key words: Spinal disc herniation; Extension band Disk-Dr CS-300; Epidural block cervical spine.<br /> * Bệnh viện Quân y 103<br /> Ng i ph n h i (Corresponding): Ph m Vi t Nga (dr.vietnga@gmail.com)<br /> Ngày nh n bài: 08/01/2017; Ngày ph n bi n đánh giá bài báo: 15/02/2017<br /> Ngày bài báo đ c đăng: 23/02/2017<br /> <br /> 112<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> <br /> * Tiêu chuẩn loại trừ:<br /> <br /> Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và thoái<br /> hóa CSC là hai nguyên nhân phổ biến<br /> và nổi bật nhất gây các chứng đau mạn<br /> tính vùng cổ vai. Tại Việt Nam, theo Bùi<br /> Quang Tuyển, trong số 2.450 trường hợp<br /> TVĐĐ cột sống được phẫu thuật tại Bệnh<br /> viện Quân y 103 từ 1998 - 2003, TVĐĐ<br /> CSC đứng thứ hai, chiếm 3,51%.<br /> <br /> - Đã phẫu thuật CSC.<br /> <br /> Hiện nay có nhiều phương pháp điều<br /> trị TVĐĐ CSC, bao gồm điều trị nội khoa<br /> bảo tồn, phẫu thuật và can thiệp tối thiểu.<br /> Trong đó, phương pháp điều trị bảo tồn<br /> vẫn là cơ bản nhất, nền tảng, được ưu tiên<br /> đặt lên hàng đầu.<br /> Điều trị nội khoa TVĐĐ CSC bao gồm<br /> dùng thuốc kết hợp với kéo giãn cột sống<br /> và/hoặc kết hợp với tiêm ngoài màng cứng.<br /> Chúng tôi nghiên cứu nhằm: Đánh giá kết<br /> quả điều trị nội khoa bảo tồn TVĐĐ CSC<br /> tại Khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Quân<br /> y 103.<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu.<br /> 30 BN được chẩn đoán xác định TVĐĐ<br /> CSC điều trị nội trú tại Khoa Nội Thần kinh,<br /> Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 10 - 2015<br /> đến 9 - 2016.<br /> <br /> - Có chấn thương CSC cũ.<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu.<br /> * Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiến<br /> cứu mô tả, theo dõi dọc và có so sánh.<br /> Nghiên cứu 30 BN TVĐĐ CSC dùng<br /> thuốc kết hợp kéo giãn CSC bằng nẹp<br /> Disk-Dr CS-300 và phóng bế ngoài màng<br /> cứng. Kéo giãn CSC 2 lần/ngày, mỗi lần<br /> 30 phút. Phóng bế ngoài màng cứng liệu<br /> trình 3 lần/đợt điều trị, mỗi lần cách nhau<br /> 4 - 5 ngày. Liệu trình cho 1 đợt điều trị 15<br /> ngày. Thuốc điều trị nền bao gồm giảm<br /> đau, giãn cơ và tăng cường dẫn truyền<br /> thần kinh.<br /> * Chỉ tiêu đánh giá trước và sau đợt<br /> điều trị:<br /> BN nghiên cứu được đánh giá, theo dõi,<br /> so sánh trước và sau đợt điều trị 15 ngày<br /> với các chỉ tiêu lâm sàng, cận lâm sàng sau:<br /> - Mức độ đau: tính theo thang điểm VAS<br /> (Visual Analoge Scale) từ 0 - 10.<br /> - Sức cơ: đánh giá theo thang điểm<br /> Hội đồng Nghiên cứu Y học Anh (Bristish<br /> Medical Research Council): chia làm 5 độ<br /> sức cơ.<br /> <br /> - Lâm sàng: từ 18 - 65 tuổi. Có hội chứng<br /> CSC và hội chứng rễ thần kinh cổ.<br /> <br /> - Mức độ cải thiện chức năng CSC:<br /> dựa vào điểm NDI (Neck Disablity Index).<br /> Tổng điểm 50 điểm, gồm các câu hỏi chia<br /> thành 10 phần để BN tự đánh giá về ảnh<br /> hưởng của đau cổ đến sinh hoạt cá nhân<br /> hàng ngày.<br /> <br /> - Cận lâm sàng: 100% BN được chụp<br /> cộng hưởng từ CSC có hình ảnh TVĐĐ<br /> CSC.<br /> <br /> - Đánh giá mức độ cải thiện triệu chứng<br /> nói chung (dựa vào mức độ giảm đau và<br /> mức độ cải thiện chức năng CSC):<br /> <br /> * Tiêu chuẩn chọn BN:<br /> <br /> - Hòa hợp giữa lâm sàng và chẩn đoán<br /> hình ảnh.<br /> <br /> + Rất tốt: cải thiện ≥ 75% triệu chứng.<br /> + Tốt: cải thiện 50 - 74% triệu chứng.<br /> 113<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017<br /> + Trung bình: cải thiện 25 - 49% triệu<br /> chứng.<br /> + Kém: cải thiện < 25% triệu chứng.<br /> + Xấu: làm các triệu chứng nặng lên.<br /> * Xử lý số liệu: phần mềm SPSS 18.0.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br /> BÀN LUẬN<br /> 1. Đánh giá mức độ cải thiện triệu<br /> chứng đau qua thang điểm VAS.<br /> Bảng 1: Thang điểm VAS ở các thời<br /> điểm (n = 30).<br /> Thời điểm<br /> đánh giá<br /> VAS<br /> (mean ± SD)<br /> <br /> Trước<br /> điều trị<br /> <br /> Sau đợt<br /> điều trị<br /> <br /> p<br /> <br /> 6,73 ± 0,94 1,70 ± 0,95 < 0,001<br /> <br /> Đánh giá cảm giác đau của BN vào 2<br /> thời điểm: trước điều trị, sau cả đợt điều<br /> trị 15 ngày. Điểm VAS sau đợt điều trị<br /> giảm rõ rệt, khác biệt có ý nghĩa thống kê<br /> (p < 0,001).<br /> Tình trạng đau mạn tính cùng với hạn<br /> chế chức năng CSC không những ảnh<br /> hưởng lớn đến sức khỏe BN, suy giảm<br /> chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng<br /> đáng kể đến kinh tế xã hội. Gánh nặng<br /> kinh tế từ kiểm soát chứng đau cổ chỉ đứng<br /> thứ hai sau đau thắt lưng. Vì vậy, các biện<br /> pháp làm giảm triệu chứng đau là một trong<br /> những mục tiêu hàng đầu của điều trị.<br /> Bảng 2: Mức độ đau ở các thời điểm<br /> (n = 30).<br /> Thời điểm đánh giá<br /> <br /> Trước điều<br /> trị<br /> <br /> Sau đợt<br /> điều trị<br /> <br /> Đau nhiều<br /> <br /> 27 (90,0%)<br /> <br /> 0<br /> <br /> Đau vừa<br /> <br /> 3 (10,0%)<br /> <br /> 6 (20,0%)<br /> <br /> Đau ít<br /> <br /> 0<br /> <br /> 20 (66,7%)<br /> <br /> Không đau<br /> <br /> 0<br /> <br /> 4 (13,3%)<br /> <br /> Mức độ đau<br /> <br /> 114<br /> <br /> Trước điều trị, đa số BN ở mức đau<br /> nhiều, sau điều trị không còn BN đau nhiều,<br /> mức đau vừa chỉ còn 20,0%, chủ yếu đau<br /> ít, đặc biệt 04 BN (13,3%) hết hoàn toàn<br /> triệu chứng đau.<br /> Nghiên cứu của Nguyễn Văn Chương<br /> và CS (2015) cho thấy, với nhóm BN dùng<br /> thuốc kết hợp phóng bế ngoài màng cứng<br /> CSC, sau đợt điều trị, điểm VAS trung<br /> bình giảm rõ rệt, từ 6,77 ± 1,79 xuống<br /> 2,67 ± 1,32 sau đợt điều trị 2 tuần, khác<br /> biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).<br /> Nếu đánh giá mức độ đau, trước điều trị,<br /> 14,4% BN rất đau; 60,0% đau nhiều;<br /> 23,3% đau vừa; 3,3% đau ít, sau điều trị,<br /> không còn BN nào đau nhiều và rất đau,<br /> 36,6% đau vừa, còn lại là BN đau ít và<br /> không đau.<br /> 2. Đánh giá mức độ cải thiện sức cơ.<br /> Bảng 3: Sức cơ ở các thời điểm (n = 30).<br /> Thời điểm<br /> đánh giá<br /> Sức cơ<br /> (mean ± SD)<br /> <br /> Trước<br /> điều trị<br /> <br /> Sau đợt<br /> điều trị<br /> <br /> p<br /> <br /> 4,43 ± 0,72 4,93 ± 0,25 < 0,001<br /> <br /> Sức cơ sau điều trị tăng đáng kể, khác<br /> biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Tỷ lệ<br /> BN yếu cơ sau điều trị giảm từ 43,3%<br /> xuống 6,7%, khác biệt có ý nghĩa thống kê<br /> (p < 0,001).<br /> Đối với BN yếu cơ do chèn ép tủy,<br /> chúng tôi thấy việc cải thiện sức cơ sau<br /> điều trị tốt hơn BN do chèn ép rễ. Đặc<br /> biệt, ở nhóm được tiêm ngoài màng cứng<br /> CSC, 11 BN có hội chứng chèn ép tủy<br /> đều cải thiện sức cơ (tăng khoảng 1 độ)<br /> sau đợt điều trị.<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017<br /> 3. Đánh giá cải thiện chứng năng CSC<br /> qua thang điểm NDI.<br /> Bảng 4: Tổng điểm NDI ở các thời điểm<br /> (n = 30).<br /> Thời điểm<br /> đánh giá<br /> <br /> Trước<br /> điều trị<br /> <br /> Sau đợt<br /> điều trị<br /> <br /> p<br /> <br /> NDI<br /> 25,80 ± 2,60 12,83 ± 1,44 < 0,001<br /> (mean ± SD)<br /> <br /> Tổng điểm NDI sau đợt điều trị giảm<br /> đáng kể, khác biệt có ý nghĩa thống kê<br /> (p < 0,001).<br /> Đánh giá mức độ cải thiện chức năng<br /> CSC dựa vào chỉ số NDI. Chỉ số này được<br /> Howard Vernon phát triển và cải tiến từ<br /> chỉ số mất chức năng cột sống thắt lưng<br /> do đau của Owestry. Các nghiên cứu đều<br /> khẳng định, NDI có độ tin cậy và hiệu lực<br /> cao để đánh giá mức độ cải thiện chức<br /> năng CSC khi được điều trị.<br /> Bảng 5: Chỉ số giảm chức năng CSC<br /> trước và sau điều trị (n = 30).<br /> Trước<br /> điều trị<br /> <br /> Sau điều<br /> điều trị<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Ảnh hưởng nhẹ<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 28<br /> <br /> 93,3<br /> <br /> Ảnh hưởng trung bình<br /> <br /> 16<br /> <br /> 53,3<br /> <br /> 2<br /> <br /> 6,7<br /> <br /> Ảnh hưởng nặng<br /> <br /> 14<br /> <br /> 46,7<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> Giảm chức năng<br /> <br /> Trước điều trị, đa số có mức độ ảnh<br /> hưởng nặng lên CSC (53,3%). Sau điều<br /> trị, mức độ ảnh hưởng đến chức năng<br /> CSC giảm, không BN nào ở mức ảnh<br /> hưởng nặng, chủ yếu là mức ảnh hưởng<br /> nhẹ (93,3%), trong đó chỉ có 6,7% có ảnh<br /> hưởng trung bình.<br /> Cũng nghiên cứu trên 30 BN TVĐĐ CSC<br /> được điều trị bằng phác đồ tiêm ngoài<br /> màng cứng CSC, Nguyễn Văn Chương<br /> <br /> (2015) [1] thấy điểm NDI giảm rõ rệt, từ<br /> 27,23 ± 4,93 xuống còn 13,37 ± 3,45;<br /> khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).<br /> Kết quả này tương tự nghiên cứu của<br /> Manchikanti và CS (2010). Đau và yếu cơ<br /> là nguyên nhân chính làm hạn chế chức<br /> năng CSC, ảnh hưởng đến công việc hàng<br /> ngày của BN, việc dùng thuốc kết hợp kéo<br /> giãn CSC mang hiệu quả giảm đau và cải<br /> thiện sức cơ đáng kể, từ đó cải thiện được<br /> chức năng CSC, giúp BN kiểm soát tốt<br /> sinh hoạt cá nhân hàng ngày, đồng thời<br /> nâng cao chất lượng cuộc sống.<br /> * Mức độ cải thiện triệu chứng chung<br /> sau đợt điều trị (n = 30):<br /> Rất tốt: 3 BN (10,0%); tốt: 26 BN (86,7%);<br /> trung bình: 1 BN (3,3%); kém: 0 BN.<br /> Manchikanti và CS (2010) [5] đưa ra<br /> kết quả: 82% BN cải thiện ≥ 50% triệu<br /> chứng. Van Zundert J [6] (2010) cũng gặp<br /> 44% BN cải thiện triệu chứng rất tốt và<br /> 32% BN cải thiện triệu chứng ở mức độ<br /> tốt; kết quả chung 76% BN cải thiện ≥ 50%<br /> triệu chứng.<br /> Kết quả này cho thấy việc kết hợp giữa<br /> phương pháp điều trị nền với kéo giãn<br /> CSC và tiêm ngoài màng cứng CSC đã<br /> mang lại kết quả tốt.<br /> KẾT LUẬN<br /> - Mức độ cải thiện triệu chứng đau<br /> theo thang điểm VAS: điểm VAS sau đợt<br /> điều trị giảm rõ rệt từ 6,73 ± 0,94 xuống<br /> còn 1,70 ± 0,95.<br /> - Sức cơ sau đợt điều trị tăng đáng kể<br /> từ 4,43 ± 0,72 lên 4,93 ± 0,25. Tỷ lệ yếu<br /> cơ giảm rõ rệt, sau điều trị chỉ còn 02 BN<br /> (6,7%) yếu cơ.<br /> 115<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017<br /> - Mức độ cải thiện chức năng CSC<br /> theo thang điểm NDI: tổng điểm NDI sau<br /> đợt điều trị giảm đáng kể từ 25,80 ± 2,60<br /> xuống còn 12,83 ± 1,44.<br /> - Mức độ cải thiện triệu chứng chung:<br /> rất tốt: 10%, tốt: 86,7%; trung bình: 3,3%,<br /> không có mức độ yếu kém.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Trung Kiên,<br /> Trần Thị Ngọc Trường. Đánh giá hiệu quả<br /> điều trị TVĐĐ CSC bằng phương pháp tiêm<br /> corticoid ngoài màng cứng. Tạp chí Y học<br /> Quân sự. 2015.<br /> <br /> 116<br /> <br /> 2. Bùi Quang Tuyển. Phẫu thuật TVĐĐ cột<br /> sống. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội. 2010,<br /> tr.77-99.<br /> 3. Cohen S.P et al. Epidural steroids:<br /> a comprehensive, evidence-based review. Reg<br /> Anesth Pain Med. 2013, 38 (3), pp.175-200.<br /> 4. Cunniff, Joseph. Cervical interlaminar<br /> th<br /> epidural steroid injections. 26 Annual Update<br /> in Physical Medicine and Rehabilitation. 2012,<br /> March.<br /> 5. Manchikanti L et al. Analysis of the<br /> growth of epidural injections and costs in the<br /> Medicare population: a comparative evaluation<br /> of 1997, 2002 and 2006 data. Pain Physician.<br /> 2010, 13 (3), pp.199-212.<br /> 6. Van Zundert J et al. Cervical radicular<br /> pain. Pain Pract. 2010, 10 (1), pp.1-17.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2