Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT GÃY XƢƠNG GÕ MÁ TẠI<br />
KHOA RĂNG HÀM MẶT – BỆNH VIỆN ĐKTW THÁI NGUYÊN<br />
Hoàng Tiến Công, Vũ Ngọc Tú, Nguyễn Trí Khang<br />
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xquang và kết quả điều trị trên 58 bệnh nhân phẫu<br />
thuật gãy xương gò má cung tiếp tại BVĐKTW Thái Nguyên năm 2015. Kết quả:<br />
có 45 nam (77,6%), hầu hết thuộc lứa tuổi 18-39 chiếm 75,9%, nguyên nhân chủ<br />
yếu do tai nạn giao thông 87,9%, trong đó 79,3% là do tai nạn xe máy. Dấu hiệu<br />
lâm sàng thường gặp lần lượt là bầm tím hốc mắt 67,2%, há miệng hạn chế 41,4%,<br />
lõm bẹt gò má 22,4% và có dị cảm vùng dưới ổ mắt là 17,2%. Hình ảnh Xquang<br />
phù hợp với thăm khám lâm sàng, trong đó đường gãy bờ dưới hốc mắt 67,2%, gãy<br />
cung tiếp 67,2% và bờ ngoài hốc mắt 53,4%. Mờ xoang hàm một bên 34,5% và hai<br />
bên 12,1%. Toàn bộ 58 bệnh nhân được pháp phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp<br />
vít. Kết quả điều trị tốt đạt 82,8% lúc ra viện, 89,7% sau 1 tháng và 93,1% sau 3-6<br />
tháng. Không có bệnh nhân nào xếp loại kết quả kém.<br />
Từ khoá: Gãy xương, chấn thương, xương gò má, cung tiếp, phẫu thuật<br />
Đặt vấn đề<br />
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển xã hội, việc gia tăng các phương<br />
tiện giao thông làm ngày càng tăng các tai nạn. Trong các nghiên cứu gần đây cho thấy,<br />
nguyên nhân tai nạn giao thông chiếm tới 81,7% chấn thương hàm mặt [1]. Nghiên cứu<br />
của chúng tôi năm 2012 tại BVĐKTW Thái Nguyên cho thấy 73,4% các trường hợp<br />
chấn thương hàm mặt là do tai nạn xe máy [2]. Chấn thương hàm mặt cũng như gãy<br />
xương gò má tăng với tính chất ngày càng phức tạp và đa dạng. Xương gò má là xương<br />
quan trọng trong khối xương tầng giữa mặt, góp phần tạo dựng nên đặc điểm khuôn mặt<br />
của mỗi người. Về mặt chức năng, nó liên quan với nhiều cấu trúc giải phẫu quan trọng.<br />
Gãy xương gò má thường gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, cùng nhiều chức năng khác<br />
như nhìn, ăn nhai, phát âm và các bệnh lý thứ phát. Gãy xương gò má cung tiếp nếu<br />
không được điều trị đúng phương pháp và kịp thời sẽ ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và<br />
chức năng, những biến chứng có thể để lại như khít hàm, song thị, tê bì bờ dưới ổ mắt,<br />
biến dạng mặt khiến cho bệnh nhân phải chịu thương tật suốt đời, làm giảm chất lượng<br />
cuộc sống. Khoa RHM, Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên hàng năm tiếp nhận điều trị<br />
hàng trăm ca chấn thương hàm mặt, trong đó gãy xương gò má chiếm tỉ lệ không nhỏ. Để<br />
góp phần nâng cao hiệu quả của việc khám và điều trị, chúng tôi nghiên cứu đề tài này<br />
với mục tiêu:<br />
- Mô tả đặc điểm lâm sàng, Xquang các hình thái gãy xương gò má – cung tiếp của<br />
bệnh nhân điều trị tại khoa RHM-BVĐKTW Thái Nguyên 2015.<br />
- Nhận xét kết quả điều trị phẫu thuật gãy xương gò má-cung tiếp của đối tượng<br />
nghiên cứu.<br />
1. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu<br />
- 58 bệnh nhân gãy xương gò má cung tiếp được khám và điều trị tại khoa Răng Hàm<br />
Mặt-Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 9<br />
năm 2015.<br />
1<br />
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016<br />
<br />
- Phương pháp NC: nghiên cứu mô tả cắt ngang, có theo dõi dọc. Phương pháp chọn<br />
mẫu thuận tiện, có chủ đích.<br />
- Chỉ tiêu nghiên cứu: tuổi, giới bệnh nhân, nguyên nhân xảy ra tai nạn, các biểu hiện<br />
lâm sàng, hình ảnh Xquang, chẩn đoán và phân loại đường gãy, kết quả điều trị phẫu<br />
thuật theo các tiêu chí đặt ra.<br />
- Kỹ thuật thu thập số liệu: thu thập theo mẫu bệnh án nghiên cứu gồm phỏng vấn,<br />
khám lâm sàng, Xquang, theo dõi trước và sau điều trị.<br />
- Xử lý số liệu: phần mềm SPSS 13.0.<br />
*Đánh giá kết quả sớm lúc ra viện:<br />
- Tốt: mặt cân đối, vết mổ khô, há miệng ≥3cm, ăn nhai không đau, thị lực bình<br />
thường, có thể còn tê bì mũi-má hoặc tụ máu kết mạc.<br />
- Khá: mặt cân đối, vết mổ nề, há miệng còn đau và hạn chế (