TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT<br />
TỔN THƢƠNG NGÓN TAY LÒ XO<br />
Trần Trung Dũng*<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu hồi cứu 41 bệnh nhân (BN) với 53 ngón tay lò xo được phẫu thuật ngón tay lò<br />
xo tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.<br />
Kết quả: tỷ lệ nam/nữ: 0,78/1. Tay phải 47,7%, tay trái 45,5%, 6,8% BN bị cả hai tay. Tuổi<br />
trung bình 50,3. 46,3% BN có bệnh lý toàn thân kèm theo. 6 BN bị ≥ 2 ngón. 100% BN cải thiện<br />
triệu chứng mà không có biến chứng sau mổ. Phẫu thuật điều trị ngón tay lò xo là phương pháp<br />
điều trị an toàn, hiệu quả<br />
* Từ khoá: Ngón tay lò xo; Ròng rọc A1.<br />
<br />
THE RESULTS OF SURGICAL TREATMENT FOR TRIGGER FINGERS<br />
Summary<br />
A retrospective study was conducted on 41 patients with 53 trigger fingers who were treated<br />
surgically in Hanoi Medical University Hospital<br />
Results: Male/female ratio was 0.78/1. Right hand occupied 47.7%, left hand: 45.5%; 6.8%<br />
of the patients in both hand. Average age was 50.3. 46.3% of patients had overall disease. 6<br />
patients had 2 trigger fingers or more. 100% of patients resolved symptoms without<br />
complications. Surgical treatment for trigger finger is safe and effective.<br />
* Key words: Trigger finger; A1 pulley.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
“Ngón tay lò xo” có thể gặp ở trẻ nhỏ<br />
(do bẩm sinh) hoặc ở người lớn mắc phải<br />
[1]. Ở người lớn, ngón tay lò xo là thuật<br />
ngữ mô tả tình trạng lâm sàng của viêm<br />
bao hoạt dịch gân gấp các ngón tay. Tổn<br />
thương này là hậu quả của tình trạng<br />
viêm dày bao hoạt dịch gân gấp các<br />
ngón, dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa<br />
kích thước gân vào bao hoạt dịch gân với<br />
ống gân, đặc biệt, ở vị trí ròng rọc A1,<br />
ngang mức khớp bàn ngón tay [1]. Vị trí<br />
<br />
ròng rọc A1 là cửa ngõ của hệ thống ống<br />
gân tạo nên hệ thống đường hầm bao<br />
bọc 2 gân, khi gân gấp vận động, ma sát<br />
chủ yếu ở vị trí này, cùng với các yếu tố<br />
khác tạo nên tình trạng viêm của bao hoạt<br />
dịch gân gấp, lâu dần dẫn đến tình trạng<br />
phì đại, tạo nên một vòng thắt nếu điều<br />
trị không kịp thời [1, 2]. Khi gân trượt<br />
trong động tác gấp và duỗi các ngón,<br />
vòng thắt này trượt qua ròng rọc A1 bị kẹt<br />
lại, cần phải có lực hỗ trợ mạnh mới trượt<br />
qua được. Tổn thương ngón tay lò xo ở<br />
<br />
* Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Người phản hồi (Corresponding): Trần Trung Dũng (dungbacsy@dungbacsy. com)<br />
Ngày nhận bài: 14/12/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 16/01/2014<br />
Ngày bài báo được đăng: 18/02/2014<br />
<br />
113<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014<br />
giai đoạn sớm có thể điều trị nội khoa<br />
bằng việc giảm vận động, sử dụng thuốc<br />
giảm viêm đường uống hoặc corticoid<br />
tiêm tại chỗ [1, 3]. Thông thường, điều trị<br />
nội khoa đem lại hiệu quả cao, tuy nhiên,<br />
việc xác định chẩn đoán không đúng, điều<br />
trị không phù hợp dẫn đến tình trạng viêm<br />
phì đại bao gân mạn tính, lúc này, điều trị<br />
nội khoa không còn hiệu quả. Tổn thương<br />
ngón tay lò xo không chỉ gây đau mà còn<br />
ảnh hưởng đến sinh hoạt của BN do hạn<br />
chế vận động của ngón tay. Điều trị phẫu<br />
thuật được đặt ra khi điều trị nội khoa<br />
không hiệu quả hoặc không đúng, tổn<br />
thương diễn biến kéo dài, hình thành<br />
nhân xơ [1]. Nghiên cứu này đánh giá kết<br />
quả điều trị phẫu thuật tổn thương ngón<br />
tay lò xo tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội<br />
nhằm: Mô tả đặc điểm và đánh giá kết<br />
quả điều trị phẫu thuật tổn thương ngón<br />
tay lò xo.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
Trong thời gian 5 năm (2008 - 2013),<br />
chúng tôi đã tiến hành phẫu thuật cho 41<br />
BN, tổng cộng 53 ngón tay lò xo tại Bệnh<br />
viện Đại học Y Hà Nội.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
- Hồi cứu mô tả.<br />
- Kỹ thuật phẫu thuật: rạch da 2 cm<br />
theo nếp lằn gan tay thứ nhất, tương ứng<br />
với ngón tổn thương. Phẫu tích bộc lộ<br />
gân gấp chung nông và chung sâu của<br />
ngón, ròng rọc A1. Bộc lộ và quan sát rõ<br />
hai bó mạch bên của ngón để tránh tổn<br />
thương. Dùng pince luồn dưới ròng rọc<br />
<br />
A1, quan sát và giải phóng ròng rọc A1<br />
bằng dao, kiểm tra xem đã giải phóng hết<br />
chưa. Đánh giá lâm sàng còn kẹt gân khi<br />
vận động không. Cầm máu và đóng da<br />
bằng chỉ dafilon 4.0 mũi rời. Sau mổ, cho<br />
BN tập vận động ngay.<br />
- Đánh giá kết quả sau mổ dựa trên 2<br />
tiêu chí: biên độ vận động và đau sẹo mổ,<br />
chia thành 3 mức độ:<br />
+ Tốt: biên độ vận động bình thường,<br />
không đau sẹo mổ.<br />
+ Trung bình: biên độ vận động bình<br />
thường, đau sẹo mổ.<br />
+ Kém: hạn chế biên độ vận động, đau<br />
sẹo mổ.<br />
- Các chỉ tiêu nghiên cứu:<br />
+ Đặc điểm chung: tuổi, giới, tay tổn<br />
thương, ngón tổn thương.<br />
+ Điều trị trước đó: thời gian điều trị<br />
nội khoa, thuốc uống, thuốc tiêm, bệnh lý<br />
toàn thân phối hợp…<br />
+ Đánh giá kết quả điều trị sau mổ dựa<br />
trên mức độ cải thiện đau, khả năng vận<br />
động ngón tay và các biến chứng có thể<br />
xảy ra như tổn thương gân, tổn thương<br />
nhánh thần kinh cảm giác ngón…<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm chung của BN.<br />
Tổng cộng 41 BN (44 bàn tay và 53<br />
ngón tay) được phẫu thuật với thời gian<br />
theo dõi trung bình sau điều trị 8,6 tháng<br />
(4 - 14 tháng).<br />
* Tuổi và giới BN:<br />
<br />
115<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014<br />
- Tuổi trung bình 50,3 (28 - 79 tuổi).<br />
Đa số BN ở lứa tuổi trung niên với tuổi<br />
trung bình là 50,3.<br />
- Nam 43,9%; nữ 56,1%. Tỷ lệ nam/nữ:<br />
0,78/1.<br />
Một số tác giả nhận định đây là lứa<br />
tuổi thường gặp, bệnh phổ biến ở nữ hơn<br />
nam. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của<br />
chúng tôi chưa thấy khác biệt về giới [4,<br />
5, 6]. Điều này có thể do nhóm nghiên<br />
cứu của chúng tôi nhỏ, đơn thuần là BN<br />
phẫu thuật nên chưa phản ánh đúng về tỷ<br />
lệ tổn thương chung của bệnh. Yếu tố<br />
tuổi được đa số tác giả nhắc đến và được<br />
lý giải là do ở tuổi trung niên, tình trạng<br />
lão hoá chung của tổ chức cùng với giảm<br />
chất lượng dịch tiết của bao gân, ma sát<br />
tăng lên làm tăng nguy cơ viêm bao hoạt<br />
dịch gân, sau đó dẫn đến tình trạng viêm<br />
mạn và phì đại bao gân gây tổn thương<br />
ngón tay lò xo [2, 4, 5, 6]. Một số yếu tố<br />
nguy cơ được nhắc đến là các bệnh lý<br />
mạn tính kèm theo như đái đường, tăng<br />
mỡ máu… [3, 7], trong nghiên cứu này<br />
46,3% BN có bệnh lý phối hợp.<br />
* Vị trí tay tổn thương:<br />
Tay phải: 21 BN (47,7%); tay trái: 20<br />
BN (45,5%); cả 2 tay: 3 BN (6,8%). Tỷ lệ<br />
gặp tay phải và tay trái không khác biệt rõ<br />
rệt. Theo một số nghiên cứu, sở dĩ thường<br />
gặp ở tay phải là do tay phải là tay thuận,<br />
thường vận động nhiều hơn [2, 8].<br />
* Ngón tay bị thương:<br />
Ngón cái: 24,5%; ngón trỏ: 13,2%;<br />
ngón giữa: 37,7% và ngón nhẫn: 24,5%.<br />
Nhiều tác giả cũng gặp ngón giữa, tuy<br />
nhiên, không tác giả nào lý giải nguyên<br />
nhân của điều này [2, 6, 8].<br />
<br />
2. Kết quả điều trị.<br />
* Điều trị trước mổ:<br />
35 BN (85,4%) được tiêm corticoid<br />
nhưng không hiệu quả. 6 BN (14,6%)<br />
điều trị bằng các biện pháp khác, nhưng<br />
kéo dài > 3 tháng không hiệu quả.<br />
* Chỉ định phẫu thuật:<br />
BN thăm khám thấy triệu chứng kẹt<br />
gân nặng, sờ thấy nhân xơ rõ được chỉ<br />
định mổ ngay. Chỉ định phẫu thuật của<br />
chúng tôi tương tự như các tác giả khác:<br />
nếu điều trị nội khoa không hiệu quả sẽ<br />
phẫu thuật. Tuy nhiên, thời điểm phẫu<br />
thuật không thống nhất giữa các tác giả,<br />
đa số cho rằng nếu tiêm corticoid không<br />
hiệu quả, sẽ mổ ngay [1, 5, 6], phù hợp<br />
với nghiên cứu của chúng tôi.<br />
* Triệu chứng đau và cải thiện vận<br />
động ngay sau phẫu thuật:<br />
Không gặp trường hợp nào có tổn<br />
thương gân hay thần kinh, 2 BN có biểu<br />
hiện đau sẹo mổ khi cầm nắm sau mổ 2<br />
tháng, sau đó cải thiện dần và hết.<br />
* Biến chứng sau phẫu thuật:<br />
Không gặp các biến chứng như tổn<br />
thương gân, thần kinh hay nhiễm trùng<br />
nông vết mổ. 2 BN (4,9%) có đau sẹo mổ<br />
kéo dài 2 tháng được kiểm soát bằng<br />
thuốc giảm đau và sau đó hết hoàn toàn.<br />
Paul và CS [4] thông báo kết quả tốt với<br />
thời gian theo dõi đến 14,3 năm. Lim và<br />
CS [8] thông báo tỷ lệ biến chứng 1%,<br />
bao gồm cả nhiễm trùng nông, đau sẹo<br />
mổ và hạn chế vận động ngón tái phát<br />
sau mổ. Sreedharan và CS [9] gặp 1 trường<br />
hợp tạo thành u thần kinh do tổn thương<br />
nhánh thần kinh sau mổ.<br />
116<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014<br />
* Đánh giá kết quả chung:<br />
Tốt: 47 BN (88,7%); trung bình: 4 BN<br />
(7,5%); kém: 2 BN (3,8%). Kết quả kém<br />
do còn đau sẹo mổ và hạn chế vận động<br />
ngón nhẹ sau phẫu thuật. Những kết quả<br />
này tương tự thông báo của các tác giả<br />
khác [4, 5, 6, 7, 8].<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu kết quả điều trị phẫu<br />
thuật 41 BN với 53 ngón tay lò xo tại<br />
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chúng tôi<br />
nhận thấy:<br />
- Tỷ lệ nam/nữ: 0,78/1. Tay phải:<br />
47,7%, tay trái: 45,5%. Tuổi trung bình:<br />
50,3. 46,3% BN có bệnh lý toàn thân kèm<br />
theo. 3 BN bị 2 tay và 6 BN bị ≥ 2 ngón.<br />
- Kết quả điều trị tốt: 100% BN cải thiện<br />
hoàn toàn triệu chứng và không có biến<br />
chứng, chỉ có 2 BN đau sẹo mổ sau phẫu<br />
thuật kéo dài, nhưng hết theo thời gian.<br />
<br />
2. Moore JS. Flexor tendon entrapment of<br />
the digits (trigger finger and trigger thumb).<br />
J Occup Environ Med. 2000, 42, pp.526-545.<br />
3. Strom L. Trigger finger in diabetes. J Med<br />
Soc NJ. 1977, 74, pp.951-954.<br />
4. Paul AS, Davies DR, Haines JF. Surgical<br />
treatment of adult trigger finger under local<br />
anaesthetic: the method of choice? J R Coll<br />
Surg Edinb. 1992, 37, pp.341-342.<br />
5. Cakmak F, Wolf MB, Bruckner T, Hahn<br />
P, Unglaub F. Follow-up investigation of open<br />
trigger digit release. Arch Orthop Trauma Surg.<br />
2012, 132, pp.685-631.<br />
6. Bamroongshawgasame T. A comparison<br />
of open and percutaneous pulley release in<br />
triggerdigits. J Med Assoc Thai. 2010, 93,<br />
pp.199-204.<br />
7. Stahl S, Kanter Y, Kamielli E. Outcome<br />
of trigger finger treatment in diabetes. J Diabetes<br />
Complicat. 1977, 11, pp.287-290.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Makkouk AH, Oetgen ME, Swigart CR,<br />
Dodds SD. Trigger finger: etiology, evaluation<br />
and treatment. Curr Rev Musculoskelet Med.<br />
2008, 1, pp.92-96.<br />
<br />
117<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014<br />
<br />
118<br />
<br />