Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT U MÀNG NÃO <br />
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ <br />
Võ Bá Tường*, Huỳnh Kim Ngân*, Lê Hữu Mỹ*,Nguyễn Thị Tâm*, Ngô Văn Quang Anh*, <br />
Nguyễn Hải Long*,Phan Bình Nguyên*, Nguyễn Vũ Hiệp*, Hoàng Nguyễn Nhật Tân* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và đánh giá kết quả sớm điều trị phẫu thuật u màng <br />
não tại bệnh viện Trung ương Huế. <br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả trên 46 bệnh nhân bị u màng não <br />
được phẫu thuật tại khoa ngoại Thần kinh, bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 01 năm 2011 đến tháng 3 năm <br />
2014. <br />
Kết quả: Có 46 bệnh nhân, gồm 24 nữ và 22 nam, tuổi trung bình là 51,3. Đau đầu là triệu chứng gặp nhất <br />
ở bệnh nhân u màng não khi vào viện. Khối u xuất hiện chủ yếu ở vòm sọ 52,2%, cạnh đường giữa và liềm não <br />
chiếm 15,4% . Đa số u màng não lành tính chiếm 93,5%. Không có tai biến trong mổ, điều trị phẫu thuật triệt để <br />
(Simpson I và II) là 91,3%, có 1 trường hợp tử vong sau 2 tháng do biến chứng viêm phổi. <br />
Kết luận: Tiên lượng và kết quả phẫu thuật u màng não lành tính là tốt. Hiện nay, vi phẫu thuật là một <br />
phương pháp tối ưu, kết quả lấy hết u rất cao, tỷ lệ biến chứng thấp. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
EVALUATION OF THE RESULT OF MENINGIOMA SURGERY TREATMENT <br />
AT HUE CENTRAL HOSPITAL <br />
Vo Ba Tuong, Huynh Kim Ngan, Le Huu My, Nguyen Thi Tam, Ngo Van Quang Anh, <br />
Nguyen Hai Long, Phan Binh Nguyen, Nguyen Vu Hiep, Hoang Nguyen Nhat Tan <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 111 – 115 <br />
Objective: Description of clinical features, imaging finding and evaluated the short‐term results of <br />
meningioma surgery treatment at Hue central hospital. <br />
Method and materials: Retrospective review of 46 cases of meningioma undergone surgical treatment from <br />
January‐ 2011 to March‐ 2014. <br />
Results: The 46 patients consisted of 24 females and 22 males, whose average age was 51,3 years. Most <br />
clinical symptoms are headache. The region injuried the most is the convexity (52,2%), parasagittal and falx <br />
(15,4%). Meningioma is the most frequent neoplasm of benign lesion (93,5%). There were no intraoperative <br />
complication, radical surgical removal (Simpson I and II): 91,3% and one case died due to pneumonia after two <br />
months. <br />
Conclusion: The prognosis and the outcome of surgery treatment for meningioma is generally very <br />
good. Until now, microsurgery is the best procedure as the result of meningioma resection are good, with a <br />
high rate of total resection and a low incidence of complications. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
U màng não là một loại u não nguyên phát <br />
nội sọ, phát triển từ lớp màng nhện, chiếm 30,1% <br />
<br />
các loại u trong sọ, đứng thứ hai sau u tế bào <br />
thần kinh đệm(2). U màng não có thể gặp ở bất cứ <br />
đâu có màng nhện, từ bề mặt của một bán cầu <br />
đại não, đến lòng của một não thất bên, nơi có <br />
<br />
* Khoa Ngoại Thần Kinh‐ Bệnh viện Trung ương Huế <br />
Tác giả liên lạc: BS. Võ Bá Tường <br />
<br />
Bệnh Lý Sọ Não <br />
<br />
ĐT: 0905 997 679; Email: vbtuong001@gmail.com <br />
<br />
111<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
các đám rối mạch mạc. Về mô bệnh học u màng <br />
não được chia làm nhiều loại khác nhau từ lành <br />
tính đến ác tính, trong đó đa số là lành tính. Vì <br />
vậy phẫu thuật bóc hết u màng não phần lớn sẽ <br />
khỏi bệnh, không tái phát(9).<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
<br />
Điều trị u màng não hiện nay phẫu thuật <br />
lấy u là phương pháp quan trọng nhất, với <br />
mục đích loại bỏ toàn bộ u. Điều trị phẫu thuật <br />
triệt để u màng não sẽ chữa lành cho người <br />
bệnh và là mục tiêu phấn đấu của các phẫu <br />
thuật viên thần kinh. <br />
<br />
Đặc điểm chung <br />
<br />
Mặc dù có trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật <br />
tiên tiến trong phẫu thuật u não ở những nước <br />
phát triển, việc lấy bỏ triệt để u màng não không <br />
phải lúc nào cũng làm được. <br />
<br />
‐ Các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng của u <br />
màng não <br />
<br />
Tại Việt Nam người bệnh thường đến <br />
khám khi u đã phát triển, làm cho điều trị <br />
phẫu thuật lấy bỏ u trở nên khó khăn hơn, đặc <br />
biệt là các khối u nằm ở nằm ở sâu hoặc những <br />
vùng chức năng của não. Vì vậy việc thăm <br />
khám chẩn đoán sớm giúp cho việc phẫu thuật <br />
được dễ dàng hơn và kéo dài thời gian sống <br />
của người bệnh hơn. Chúng tôi thực hiện <br />
nghiên cứu này nhằm mục tiêu: <br />
1. Mô tả các đặc điểm lâm sàng và hình ảnh <br />
học u màng não. <br />
2. Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật u màng <br />
não . <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Gồm 46 bệnh nhân chẩn đoán u màng não <br />
được phẫu thuật tại khoa Ngoại Thần kinh bệnh <br />
viện trung ương Huế từ tháng 01/2011 đến tháng <br />
3/2014 được phẫu thuật bóc u.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh <br />
‐ Các bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng và <br />
cận lâm sàng hướng tới u màng não, được phẫu <br />
thuật và có kết quả giải phẫu bệnh sau phẫu <br />
thuật là u màng não. <br />
‐ Các bệnh nhân u não được phẫu thuật và <br />
có kết quả giải phẫu sau phẫu thuật bệnh là u <br />
màng não. <br />
<br />
112<br />
<br />
Nghiên cứu mô tả hồi cứu, không đối <br />
chứng.<br />
<br />
Các đặc điểm nghiên cứu <br />
‐ Tuổi: phân loại theo nhóm ‐ Giới: tỷ lệ <br />
nam, nữ <br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng của u màng não. <br />
‐ Điểm Glasgow lúc vào viện + Tốt: 15 – 13 + <br />
Khá: 12 – 9 + Nặng: 8 – 6 + Nguy kịch: 5 – 3 <br />
<br />
‐ Đánh giá về mặt lâm sàng trước mổ và sau <br />
mổ thường áp dụng thang điểm Karnofsky <br />
(1949) <br />
Chia thành 4 nhóm <br />
+ Nhóm 1: rất tốt từ 100 – 80 điểm + Nhóm 2: <br />
tốt từ 60 – 70 điểm <br />
+ Nhóm 3: trung bình từ 40 – 50 điểm + <br />
Nhóm 4: xấu từ 10 – 30 điểm <br />
<br />
Chẩn đoán hình ảnh <br />
Dựa vào CTScanner sọ có tiêm thuốc cản <br />
quang tĩnh mạch và cộng hưởng từ có tiêm <br />
thuốc đối quang từ, đánh giá các đặc điểm sau: <br />
‐Vị trí, số lượng u <br />
‐ Kích thước u: đường kính u + Nhỏ: 6 cm <br />
‐ Di lệch đường giữa + Độ I: 15 mm<br />
‐ Phù não cạnh: Kazner và cộng sự (1981) đề <br />
xuất mức độ phù não <br />
+ Phù não độ I: dưới 2 cm từ chu vi u. + Phù <br />
não độ II: trên 2 cm từ chu vi u. <br />
+ Phù não độ III: phù 1/2 bán cầu não. <br />
<br />
Chẩn đoán giải phẫu bệnh <br />
Kết quả phẫu thuật <br />
‐ Mức độ phẫu thuật triệt để u <br />
Theo phân độ của Simpson vào năm 1954 <br />
<br />
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
‐Tình trạng lâm sàng của bệnh nhân sau <br />
phẫu thuật: Theo thang điểm thang điểm <br />
Karnofski khi ra viện <br />
<br />
Tái khám <br />
‐ Chụp phim cắt lớp vi tính kiểm tra sau mổ <br />
‐ Karnofski sau 3 tháng và 6 tháng sau phẫu <br />
thuật <br />
<br />
Xử lý số liệu <br />
Số liệu được xử lý theo chương trình SPSS <br />
16.0. <br />
<br />
Bảng 3 Triệu chứng lâm sàng của u màng não <br />
Triệu chứng<br />
Đau đầu<br />
Hội chứng TALNS<br />
Rối loạn tâm thần<br />
Động kinh<br />
Yếu, liệt vận động<br />
Hội chứng tiểu não<br />
Tổn thương dây thần kinh sọ<br />
Rối loạn nội tiết<br />
<br />
Bảng 4 Karnofski trước mổ <br />
Karnofski<br />
<br />
Bảng 3.1 Phân bố theo giới tính <br />
Bệnh nhân<br />
Giới<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Tổng cộng<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
22<br />
24<br />
46<br />
<br />
47,8<br />
52,2<br />
100%<br />
<br />
Vị trí u <br />
Bảng 5 Vị trí u <br />
Vị trí<br />
Liềm não, cạnh đường giữa<br />
Vòm sọ<br />
Xương bướm<br />
Vùng yên<br />
Lều tiểu não<br />
Rãnh khứu<br />
Tháp xương đá<br />
Lỗ chẩm<br />
Nhiều vị trí<br />
Tổng cộng<br />
<br />
20<br />
16<br />
15<br />
9<br />
<br />
8<br />
<br />
6<br />
5<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
2<br />
<br />
0<br />
0<br />
80<br />
20<br />
<br />
Trước mổ<br />
Tỷ lệ (%)<br />
6,5<br />
39,1<br />
47,8<br />
6,5<br />
100<br />
<br />
Chẩn đoán hình ảnh <br />
<br />
Tuổi <br />
<br />
10<br />
<br />
n<br />
3<br />
18<br />
22<br />
3<br />
46<br />
<br />
Nhóm 1 (80- 100 điểm)<br />
Nhóm 2 (60- 70 điểm)<br />
Nhóm 3 (40- 50 điểm)<br />
Nhóm 4 (10- 30 điểm)<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Giới tính<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
93,4<br />
39,1<br />
6,5<br />
10,8<br />
21,7<br />
4,3<br />
10,8<br />
0<br />
<br />
‐ Karnofski trước mổ <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Đặc điểm chung <br />
<br />
n<br />
43<br />
18<br />
3<br />
5<br />
10<br />
2<br />
5<br />
0<br />
<br />
<br />
<br />
n<br />
7<br />
24<br />
5<br />
1<br />
3<br />
3<br />
2<br />
1<br />
0<br />
46<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
15,4<br />
52,2<br />
10,9<br />
2,2<br />
6,5<br />
6,5<br />
4,3<br />
2,2<br />
0<br />
100<br />
<br />
Kích thước u <br />
<br />
Biểu đồ 3.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi <br />
Tuổi trung bình 51,3 ; tuổi nhỏ nhất 15, tuổi <br />
lớn nhất 78 <br />
<br />
Tuổi <br />
<br />
Lâm sàng <br />
‐ Điểm Glassgow lúc vào viện <br />
Bảng 2 Điểm Glassgow trước mổ <br />
Điểm Glassgow<br />
13-15<br />
9-12<br />
Tổng số bệnh nhân<br />
<br />
n<br />
42<br />
4<br />
46<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
91,3<br />
8,7<br />
100<br />
<br />
‐ Các triệu chứng lâm sàng của u màng não <br />
<br />
Bệnh Lý Sọ Não <br />
<br />
Biểu đồ 3.2 Kích thước u <br />
Bảng 6 Mức độ di lệch đường giữa <br />
Mức độ di lệch<br />
Độ 1<br />
Độ 2<br />
<br />
n<br />
19<br />
8<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
41.3<br />
17,4<br />
<br />
113<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
Mức độ di lệch<br />
Độ 3<br />
Không<br />
Tổng cộng<br />
<br />
n<br />
1<br />
18<br />
46<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
2.2<br />
39.1<br />
100.0<br />
<br />
Mức độ phù não quanh u <br />
Bảng 7 Mức độ phù não quanh u <br />
Mức độ phù não<br />
Độ 1<br />
Độ 2<br />
Độ 3<br />
Không phù<br />
Tổng cộng<br />
<br />
n<br />
14<br />
15<br />
1<br />
16<br />
46<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
30,4<br />
32,6<br />
2,2<br />
34,8<br />
100<br />
<br />
Kết quả giải phẫu bệnh <br />
Bảng 8 Kết quả giải phẫu bệnh <br />
Giải phẫu bệnh<br />
Biểu mô<br />
Cát<br />
Lành tính<br />
Hợp bào<br />
Mạch<br />
<br />
Độ<br />
I<br />
<br />
n<br />
10<br />
5<br />
12<br />
3<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
21,7<br />
10,9<br />
93,5<br />
26,1<br />
6,52<br />
<br />
Giải phẫu bệnh<br />
Độ<br />
Sợi<br />
Lành tính khác<br />
Tế bào sáng Chuyển tiếp II<br />
Ác tính<br />
Ác tính<br />
III<br />
Tổng cộng<br />
<br />
n<br />
9<br />
4<br />
1<br />
2<br />
46<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
19,6<br />
8,7<br />
2,2<br />
4,3<br />
100<br />
<br />
Kết quả phẫu thuật <br />
Mức độ phẫu thuật triệt để u <br />
Bảng 9 Mức độ phẫu thuật bóc u theo phân độ Simpson <br />
Độ<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
Tổng cộng<br />
<br />
n<br />
19<br />
23<br />
4<br />
0<br />
0<br />
46<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
41,3<br />
50,0<br />
8,7<br />
0<br />
0<br />
100<br />
<br />
‐ Tình trạng lâm sàng của bệnh nhân sau <br />
phẫu thuật <br />
‐ Có 1 trường hợp tử vong sau phẫu thuật 2 <br />
tháng do viêm phổi <br />
<br />
Sự thay đổi điểm Karnofski sau phẫu thuật và khi tái khám <br />
Bảng 10. Điểm Karnofski trong quá trình theo dõi <br />
Karnofski<br />
Nhóm 1<br />
Nhóm 2<br />
Nhóm 3<br />
Nhóm 4<br />
Tử vong<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Ngay khi ra viện<br />
n<br />
Tỷ lệ %<br />
19<br />
41,3<br />
23<br />
50,0<br />
3<br />
6,5<br />
0<br />
0<br />
1<br />
2,2<br />
46<br />
100<br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Trong thời gian nghiên cứu còn ngắn và số <br />
lượng bệnh nhân được phẫu thuật còn ít, kết quả <br />
trong nghiên cứu này chỉ là đánh giá ban đầu và <br />
tiếp tục được theo dõi, đánh giá với số lượng <br />
bệnh nhân lớn hơn, thời gian theo dõi dài hơn. <br />
Kết quả về tuổi của bệnh nhân được trình <br />
bày ở bảng 1, bao gồm các lứa tuổi từ 15 tới 78, <br />
tuổi trung bình và độ lệch chuẩn là 51,31±13,36. <br />
U màng não là bệnh lý thường gặp ở lứa tuổi từ <br />
40 tới 60 tuổi. <br />
Theo Germano thấy rằng, u màng não dưới <br />
20 tuổi hiếm gặp, chỉ khoảng 1‐4% tổng sỗ u <br />
màng não và chỉ chiếm 13,4‐27,3% u não nói <br />
<br />
114<br />
<br />
Sau phẫu thuật 3 tháng<br />
n<br />
Tỷ lệ %<br />
27<br />
61,4<br />
14<br />
31,8<br />
2<br />
4,5<br />
0<br />
0<br />
1<br />
2,3<br />
44<br />
100<br />
<br />
Sau phẫu thuật 6 tháng<br />
n<br />
Tỷ lệ %<br />
31<br />
75,6<br />
9<br />
22,0<br />
1<br />
2,4<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
41<br />
100<br />
<br />
chung được mổ ở lứa tuổi này(5). Trong nghiên <br />
cứu của chúng tôi chỉ có 1 bệnh nhân chiếm 2,2 %. <br />
Trong nghiên cứu này, phần lớn các bệnh <br />
nhân đều nhập viện trong tình trạng tri giác tốt, <br />
chỉ có 4 bệnh chiếm 8,7% nhập viện trong tình <br />
trạng hôn mê. Đau đầu: chiếm tỷ lệ cao 93,4% <br />
phù hợp với nghiên cứu của nhiều tác giả khác <br />
trong nước. Đau đầu có thể do tăng áp lực nội sọ <br />
hoặc do khối u chèn ép trực tiếp vào các dây thần <br />
kinh và mạch máu. Yếu, liệt vận động chiếm tỷ lệ <br />
21,7%, gặp chủ yếu ở u màng não vòm sọ và cạnh <br />
đường giữa. Kết quả của Alkemade là 28%(3,4), <br />
Mezue 15,4%, Mascarenhas 11%(6). <br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi u màng não <br />
vòm sọ và cạnh đường giữa chiếm tỷ lệ lớn nhất <br />
<br />
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
67,6%. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên <br />
cứu của Phạm Ngọc Hoa 58,5%, Trần Văn Việt <br />
57%, Mascarenhas 57%(3,6). <br />
<br />
não lành tính 93,5% .Kết quả phẫu thuật tốt với tỉ <br />
lệ bóc u triệt để Simpson độ 1,2 là 91,1%. Đa số <br />
bệnh nhân phục hồi tốt sau mổ. <br />
<br />
U màng não có kích thước từ 3‐6cm là <br />
thường gặp nhất chiếm tỷ lệ 45,7%, tương tự các <br />
tác giả khác Dương Đại Hà 49,2%, Trần Văn Việt <br />
50%, thấp hơn Nguyễn Đức Tuấn 63,9%, Đỗ <br />
Mạnh Thắng 69,23%(3,4). Trong nghiên cứu này, u <br />
màng não có kích thước > 6cm chiếm một tỷ lệ <br />
lớn 37,1%, cao hơn so với các tác giả nước ngoài <br />
Mascarenhas 14%(6), chứng tỏ còn nhiều bệnh <br />
nhân nhập viện muộn khi u kích thước đã lớn. <br />
<br />
Kết quả sau phẫu thuật phụ thuộc và các yếu <br />
tố: tuổi, thời gian mắc bệnh, tình trạng trước mổ, <br />
kích thước khối u, tình trạng phù não và di lệch <br />
đường giữa. <br />
<br />
Theo nghiên cứu của chúng tôi thì tỉ lệ u <br />
màng não có di lệch đường giữa chiếm tỷ lệ <br />
60,9%. Kết quả của chúng tôi cao hơn so với một <br />
số tác giả Trần Đức Tuấn 45,4%, thấp hơn so với <br />
Rockhill 76,7%(10). <br />
Tỷ lệ u màng não lành tính độ 1 theo WHO <br />
chiếm tỷ lệ 93,5%, tỷ lệ ác tính WHO độ 2,3 <br />
chiếm 6,5%. Kết quả này cũng tương đương với <br />
các tác giả trong và ngoài nước khác: Đỗ Mạnh <br />
Thắng (98,08%)(3), Rockhill (93,7%)(9) <br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, khả năng <br />
lấy bỏ hết u theo thang điểm Simpson 1 chiếm <br />
41,3%, Simpson 2 chiếm 50,0%. <br />
Như vậy đa số các khối u màng não đều <br />
được phẫu thuật triệt để. Kết quả phẫu thuật <br />
của chúng tôi có cao hơn một số tác giả là vì <br />
trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi u não hố <br />
sau chỉ có 1 trường hợp, phần lớn đều tập <br />
trung ở vòm sọ, sàn sọ trước nên phẫu thuật <br />
bóc u dễ dàng hơn. <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
U thường gặp ở lứa tuổi trung niên từ 40 – <br />
60 tuổi, chiếm tỷ lệ 54,3%. Vị trí thường gặp của <br />
u là vòm sọ, cạnh đường giữa và liềm não chiếm <br />
tỷ lệ 67,6%. Tùy từng vị trí mà các triệu chứng <br />
lâm sàng khác nhau, trong đó các triệu chứng <br />
thường gặp là đau đầu 93,4%.Chụp cắt lớp vi <br />
tính và cộng hưởng từ sọ não có thuốc với các <br />
hình ảnh điển hình rất có giá trị gợi ý u màng <br />
não. Kết quả giải phẫu bệnh : đa số là u màng <br />
<br />
Hiện nay, vi phẫu thuật là một phương <br />
pháp tối ưu, có thể quan sát rõ các cấu trúc, tỷ lệ <br />
lấy u hoàn toàn cao hơn, bảo tồn được chức <br />
năng thần kinh sau mổ. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
Adegbite A.B, Khan M.I. et al (1983), “The recurrence of <br />
intracranial meningiomas after surgical treatment”, J. Neurosurg, <br />
Vol. 58:pp. 51‐56. <br />
<br />
2.<br />
<br />
Calvocoressi L. et al (2010), “Epidemiology and Natural History <br />
of Meningiomas”, Meningiomas: A Comprehensive Text. 9th , <br />
Edit by I. Pamir, Saunders, an imprint of Elsevier Inc, pp. 61‐73 <br />
<br />
3.<br />
<br />
Dương Đại Hà (2000), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm <br />
sàng và quả kết quả phẫu thuật u màng não trên lều tiểu não tại <br />
Bệnh viện Việt Đức”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú các bệnh <br />
viện, trường Đại học Y Hà Nội <br />
<br />
4.<br />
<br />
Đỗ Mạnh Thắng và cộng sự (2011), “Đánh giá kết quả phẫu <br />
thuật u màng não tại Bệnh viện trường Đại học Y Hà Nội”, Tạp <br />
chí Y học Việt Nam, tháng 7, số 1, tr. 13‐17. <br />
<br />
5.<br />
<br />
Germano I.M, Edward M.S. et al (1994), “Intracranial <br />
meningiomas of the first two decades of life”, J Neurosurg, 80, <br />
pp. 447‐453. <br />
<br />
6.<br />
<br />
Mascarenhas L, Fonseca M. et al (2005), “Analysis of the <br />
influence of the variable size on the characteristics and behavior <br />
of meningiomas”, Neurocirugía16:486‐491. <br />
<br />
7.<br />
<br />
Okonkwo D.O. (2008), “Meningiomas: Historical Perspective”, <br />
Meningiomas ‐ Diagnosis, Treatment, and Outcome, 9th, edit by Lee <br />
J.H , Springer, USA, pp 3‐10 <br />
<br />
8.<br />
<br />
Phạm Ngọc Hoa (2000), “Một số đặc điểm dịch tễ học u màng <br />
não nội sọ tại Bệnh viện Chợ Rẫy”, Tạp chí Y học thực hành, tháng <br />
9, tr. 22‐24. <br />
<br />
9.<br />
<br />
Prayson R.A. (2010), “Pathology of Meningiomas”, <br />
Meningiomas: A Comprehensive Text. 9th , Edit by I. Pamir,<br />
Saunders, an imprint of Elsevier Inc, pp. 31‐44 <br />
<br />
10. Rockhill J. et al (2007), “Intracranial meningiomas: an overview <br />
of diagnosis and treatment”, Neurosurg Focus / Volume 23 / <br />
October:1‐7. <br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài báo <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
02/10/2014 <br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: <br />
<br />
27/10/2014 <br />
<br />
Ngày bài báo được đăng: <br />
<br />
5/12/2014 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bệnh Lý Sọ Não <br />
<br />
115<br />
<br />