intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật u nguyên bào mạch máu hố sau

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

59
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu tiến hành phân tích một số trường hợp u đã được phẫu thuật nhằm đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật u nguyên bào mạch máu hố sau. Nghiên cứu thực hiện từ tháng 6/2007 đến tháng 6/2012, có tất cả 30 trường hợp hố sau được điều trị phẫu thuật tại bệnh viện Chợ Rẫy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật u nguyên bào mạch máu hố sau

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT<br /> U NGUYÊN BÀO MẠCH MÁU HỐ SAU<br /> Võ Thanh Tùng*, Huỳnh Lê Phương*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Chúng tôi phân tích một số trường hợp u đã được phẫu thuật nhằm đánh giá kết quả điều trị<br /> phẫu thuật U nguyên bào mạch máu (UNBMM) hố sau.<br /> Phương pháp: Từ tháng 6/2007 đến tháng 6/2012, có tất cả 30 trường hợp (UNBMM) hố sau được điều<br /> trị phẫu thuật tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tất cả các trường hợp đều được đánh giá lâm sàng, chụp MRI hoặc CT<br /> Scan có cản quang trước và sau mổ. Đánh giá kết quả sau mổ.<br /> Kết quả: Nam: 63,3%, nữ: 36,7%. Tuổi: 17 – 73 tuổi. Lâm sàng vào viện: hội chứng tăng áp lực nội sọ<br /> 75%, hội chứng tiểu não 50%. Vị trí u: 86,7% ở bán cầu tiểu não còn lại ở não thất IV 6,7%, thùy giun 3,3%.<br /> 86,7% dạng u nang, 13,3% u đặc. Kích thước u (nốt thành không kể nang) 0.5 – 3.5cm. 29 trường hợp lấy toàn<br /> bộ u, 1 trường hợp lấy một phần u. Kết quả khi ra viện: tốt 80%, vừa 10%, xấu 10%.<br /> Kết luận: U nguyên bào mạch máu vùng hố sau điều trị phẫu thuật có kết quả thành công cao, những vị trí<br /> u ở não thất IV, cuống tiểu não và kích thước u > 2,5cm vẫn còn là một thách thức cho điều trị phẫu thuật.<br /> Từ khóa: u nguyên bào mạch máu (UNBMM).<br /> <br /> ABSTRACT<br /> SURGICAL TREATMENT OF HEMANGIOBLASTOMAS IN THE POSTERIOR CRANIAL FOSSA<br /> Vo Thanh Tung, Huynh Le Phuong<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 220 - 224<br /> Objective: We analyze a series of hemangioblastomas that were surgically treated.<br /> Methods: A single-center retrospective study of 30 consecutive cases of surgically treated infratentorial<br /> hemangiobastomas has been made (from June 2007 to June 2012). Preoperative functional status, imaging<br /> findings are analyzed in compared with postoperative and follow-up correlation.<br /> Results: Hemangioblastomas are more common in men than in women (63.3% to 36.7%), and have a wide<br /> range of age at presentation (17 – 73 yrs). Clinical presentation includes symtomps of increased intracranial<br /> pressure (75%), cerebellar dysfuntion (50%). Most of the tumors are found in the cerebellar hemispheres (86.7%).<br /> Cystic form with mural nodules is predominant (86.7%). Total resection were achieved in all cases. Clinical<br /> outcomes are graded Good – Moderate – Bad which are 80% - 10% - 10% relatively.<br /> Conclusion: Hemangioblastoma can be treated successfully by surgical resection with acceptable risks.<br /> Predictors for good outcomes are cystic form with small mural nodules, cerebellar hemispheres and vermis<br /> location.<br /> Key word: Hemangioblastoma<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> U nguyên bào mạch máu (UNBMM) được<br /> <br /> Hughling Jackson mô tả đầu tiên năm 1872 đến<br /> 1928 Cushing và Bailey đưa ra thuật ngữ<br /> “Hemangioblastoma” để chỉ loại u này. Theo Tổ<br /> <br /> *Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy<br /> Tác giả liên lạc: TS.BS Huỳnh Lê Phương,<br /> <br /> 220<br /> <br /> ĐT: 0909225188<br /> <br /> Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br /> chức y tế thế giới (WHO) UNBMM là u tân sinh<br /> mạch máu lành tính (độ I) không rõ nguồn gốc<br /> mô học chỉ xảy ra ở hệ thần kinh trung ương. Có<br /> 25% UNBMM nằm trong bệnh Von Hippel<br /> Hindau (VHD) bệnh VHD là bệnh di truyền trên<br /> nhiễm sắc thể thường chẩn đoán cần 1 trong 3<br /> điều kiện sau: 1) Có nhiều UNBMM ở hệ thần<br /> kinh, 2) 1 UNBMM ở hệ thần kinh + u hoặc nang<br /> nội tạng, UNBMM ở võng mạc, 3) 1 UNBMM ở<br /> hệ thần kinh + tiền sử gia đình có người mắc<br /> phải UNBMM. UNBMM có tần suất 1/35.000<br /> dân trong một năm(1). U có thể xảy ra ở mọi lứa<br /> tuổi, nhưng thường gặp nhất vào khoảng 40 đến<br /> 50 tuổi, tỷ lệ nam/nữ: 1,3/1 đến 2/1. UNBMM<br /> chiếm 2 – 3% các trường hợp u nội sọ, chiếm<br /> 10% các loại u vùng hố sau, chiếm 2 – 3% u<br /> nguyên phát ở tủy, 10% u nội tủy. Ngoài ra còn<br /> ở mắt,85% UNBMM nằm ở tiểu não. Vì<br /> UNBMM là u lành tính (độ I) nên điều trị cắt bỏ<br /> u hoàn toàn được xem như là triệt để nhất, tuy<br /> nhiên UNBMM là u tân sinh mạch máu lại<br /> thường nằm ở vùng hố sau (vùng chức năng:<br /> thân não, cầu não...) nên vẫn có nguy cơ cao (tử<br /> vong, tàn phế nặng) trong phẫu thuật(6). Gần đây<br /> với sự tiến bộ của ngành gây mê hồi sức, chẩn<br /> đoán hình ảnh, sử dụng kính vi phẫu trong<br /> phẫu thuật thì kết quả phẫu thuật UNBMM đã<br /> có những bước tiến vượt bậc. Chúng tôi thực<br /> hiện đề tài này nhằm mục tiêu: Đánh giá kết quả<br /> phẫu thuật UNBMM vùng hố sau tại bệnh viện<br /> Chợ Rẫy.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> 6/2012 với chuẩn đoán UNBMM vùng hố sau<br /> (tiểu não, não thất tư).<br /> - Có kết quả giải phẫu bệnh là UNBMM.<br /> <br /> Tiêu chuẩn loại trừ<br /> Bệnh nhân UNBMM vùng hố sau có bằng<br /> chứng liên quan đến bệnh Von Hippel Lindau<br /> (Nhiều UNBMM ở não, vừa UNBMM ở não và<br /> tủy sống,…).<br /> Đối tượng với 30 bệnh nhân được chẩn đoán<br /> UNBMM (có giải phẫu bệnh) được điều trị phẫu<br /> thuật tại bệnh viện Chợ Rẫy.<br /> <br /> Phương pháp<br /> Mô tả cắt ngang. Bệnh nhân được ghi nhận<br /> triệu chứng lâm sàng, hình ảnh CT scan có cản<br /> quang, MRI trước và sau mổ. Đánh giá biến<br /> chứng gặp trong và sau mổ: chảy máu nhiều<br /> trong lúc lấy u, máu tụ vùng hố mổ, đầu nước<br /> cấp, nhiễm trùng, di chứng về chức năng thần<br /> kinh (đời sống thực vật, yếu liệt....) tử vong.<br /> <br /> Đánh giá kết quả sau khi ra viện<br /> Tốt vừa và xấu theo tác giả M. Alay Wan, M.<br /> Sindow và M. Jan dựa theo thang điểm<br /> Karnofsky như bảng 1.<br /> Bảng 1. Đánh giá kết quả ra viện theo Karnofsky<br /> Điểm Karnofsky<br /> Xấu: 0 – 40 điểm<br /> Vừa: 50 – 70 Điểm<br /> Tốt: 80 – 100 điểm<br /> <br /> Đối tượng<br /> <br /> Tình trạng bệnh nhân<br /> Bệnh nhân mất tự chủ cần phải<br /> nhập viện, bệnh tiến triển nhanh<br /> Không thể làm việc được cần<br /> người giúp đỡ, chăm sóc<br /> Hoạt động bình thường không cần<br /> người hổ trợ<br /> <br /> 30 bệnh nhân nhập bệnh viện Chợ Rẫy từ<br /> năm 6/2007 đến tháng 6/2012, với chuẩn đoán<br /> UNBMM vùng hố sau được điều trị phẫu thuật<br /> và có kết quả giải phẫu bệnh phù hợp.<br /> <br /> Xử lý số liệu<br /> <br /> Tiêu chuẩn chọn bệnh<br /> Bệnh nhân được chọn vào lô nghiên cứu<br /> phải thõa điều kiện sau:<br /> <br /> hợp (phép kiểm Z, phép kiểm T, phép kiểm<br /> <br /> - Bệnh nhân được điều trị phẫu thuật tại<br /> Bệnh Viện Chợ rẫy từ tháng 6/2007 đến tháng<br /> <br /> Các số liệu được lưu trữ bằng phần mềm<br /> SPSS. Kết quả nghiên cứu được so sánh với các<br /> tác giả khác bằng các phép kiểm thống kê thích<br /> Fischer, phép kiểm chi bình phương).<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Giới<br /> Nam: nữ = 1,72: 1.<br /> <br /> Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh<br /> <br /> 221<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Lớn<br /> Tổng<br /> <br /> Tuổi<br /> Từ 17 – 73 tuổi, trung bình 38.<br /> <br /> Vị trí<br /> 86,7% bán cầu tiểu não, não thất IV 6,7%,<br /> thùy giun 3,3%.<br /> <br /> Lâm sàng<br /> UNBMM hố sau có triệu chứng chủ yếu như<br /> sau: hội chứng tăng áp lực nội sọ (75%), phù gai<br /> thị (62,5%), hội chứng tiểu não (50%)<br /> Kích thước u (được tính: bằng kích thước u<br /> nếu là u dạng đặc và bằng kích thước nốt thành<br /> đối với u dạng nang). Các UNBMM có kích<br /> thước phân phối theo tỉ lệ như sau: nhỏ (<<br /> 1,5cm) chiếm 50%, vừa (1,5-2,5 cm) chiếm 40%,<br /> lớn (> 2,5cm) chiếm 10%.<br /> <br /> Kết quả phẫu thuật<br /> Trong 30 trường hợp nghiên cứu có:<br /> 29 trường hợp lấy toàn bộ u, 1 trường hợp<br /> lấy 1 phần u do chảy máu nhiều khó kiểm soát<br /> vaø kết quả khi ra viện được phân phối theo<br /> biểu đồ 1:<br /> T ốt<br /> <br /> Vừa<br /> <br /> Xấu<br /> <br /> 0<br /> 24<br /> <br /> 2<br /> 3<br /> <br /> 2<br /> 3<br /> <br /> Nhận xét: đối với kích thước của u thì:u có<br /> kích thước càng lớn thì tiên lượng càng xấu hơn<br /> đối với các u nhỏ (p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2