Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT U TỦY<br />
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ<br />
Võ Bá Tường*, Huỳnh Kim Ngân*, Ngô Văn Quang Anh*, Nguyễn Hải Long*, Phan Hiền*,<br />
Phan Bình Nguyên*, Lê Hữu Mỹ*, Nguyễn Vũ Hiệp*, Phan Thị Thu Tâm*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật u tủy tại bệnh<br />
viện Trung ương Huế.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả trên 22 bệnh nhân bị u tủy được<br />
phẫu thuật tại khoa ngoại Thần kinh, bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 10 – 2009 đến tháng 7 - 2012.<br />
Kết quả: Có 22 bệnh nhân, gồm 8 nữ và 14 nam, tuổi trung bình là 44,5 (21- 76 tuổi). Tất cả bệnh nhân vào<br />
viện khi đã có biểu hiện chèn ép tủy trên lâm sàng. Khối u xuất hiện chủ yếu ở đoạn ngực (63,64%). Phân loại: u<br />
rễ thần kinh (59,09%), u màng tủy (27,27%), u tế bào hình sao (4,55%), u màng nội tủy (4,55%), u mỡ<br />
(4,55%). U dưới màng cứng- ngoài tủy là loại hay gặp nhất (68,18%). Không có tai biến trong mổ, phục hồi vận<br />
động hoàn toàn (McCormick I) 11/22 trường hợp, có 1 trường hợp tái phát sau 7 tháng, có 1 trường hợp tử vong<br />
sau 5 tuần do biến chứng viêm phổi.<br />
Kết luận: Tiên lượng và kết quả phẫu thuật u tủy lành tính là tốt, nhưng có một số biến chứng liên quan<br />
đến điều trị cần được chú ý để cải thiện kết quả phẫu thuật. Hiện nay, vi phẫu thuật là một phương pháp tối ưu,<br />
phương pháp xâm nhập tối thiểu nhầm giúp cải thiện thần kinh sau mổ<br />
Từ khóa: u tủy.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EVALUATION THE RESULT OF SPINAL TUMOR SURGERY TREATMENT AT HUE CENTRAL<br />
HOSPITAL<br />
Vo Ba Tuong, Huynh Kim Ngan, Ngo Van Quang Anh, Nguyen Hai Long, Phan Hien,<br />
Phan Binh Nguyen, Le Huu My, Nguyen Vu Hiep, Phan Thi Thu Tam<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 444 - 448<br />
Objective: Description of clinical features, imaging finding and evaluated the short-term results of spinal<br />
tumor surgery treatment at Hue central hospital.<br />
Method and materials: Retrospective review of 22 cases of spinal tumor undergone surgical treatment<br />
from October- 2009 to July- 2012.<br />
Results: The 22 patients consisted of 8 females and 14 males, whose average age was 44.5 years (range 21–<br />
76 years). All patients have decompression of spine. The region injured the most is the thoracic: 63.64%. The<br />
tumor types included neurinoma (59.09%), meningioma (27.27%), astrocytoma (4.55%), ependymoma (4.55%),<br />
lipoma (4.55%). The most frequent tumor is extramedullary-intradural: 68.18%. There were no intraoperative<br />
complication, complete motor recovery (McCormick scale I): 11/22 cases. Recurrence happened in one case after 7<br />
month and one case died due to pneumonia.<br />
Conclusion: While the prognosis and the outcome of surgery for benign spinal tumor is generally very good,<br />
* Khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Trung Ương Huế<br />
Tác giả liên lạc: ThS BS Võ Bá Tường, ĐT: 0905997679, Email: btuong001@gmail.com<br />
<br />
444<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
but there are a number of potential complications associated with their treatment that necessitate a greater<br />
awareness, may allow for improved outcomes in this patient population. Until now, microsurgery is the best<br />
procedure as minimally invasive surgery aiming at improving better after surgery treatment.<br />
Keywords: spinal tumor<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
U tủy là một bệnh hiếm gặp, chiếm tỷ lệ<br />
2,06% so với các khối u trong cơ thể nói chung<br />
và chiếm tỷ lệ 15% các u thuộc hệ thống thần<br />
kinh trung ương. U tủy nguyên phát thường<br />
lành tính(2). Tuy nhiên nếu không được chẩn<br />
đoán và xử trí kịp thời sẽ để lại di chứng nặng<br />
nề, có thể tử vong.<br />
U tủy là khối u phát triển ở xung quanh<br />
hoặc bên trong tủy sống, u có thể nguyên phát<br />
từ tủy hoặc di căn từ các cơ quan khác. U tủy<br />
được phân loại theo 3 cách:<br />
- Phân loại theo giải phẫu: U nội tủy<br />
(intramedullary tumor), u ngoài tủy- dưới màng<br />
cứng (intradural- extramedulla tumor), u ngoài<br />
màng tủy (extradural), u hỗn hợp: là loại u phát<br />
triển cả trong và ngoài màng cứng, u có dạng<br />
hình “đồng hồ cát”.<br />
- Phân loại theo định khu: Đây là phân<br />
loại thường áp dụng trong lâm sàng, giúp cho<br />
chẩn đoán và điều trị phẫu thuật: u vùng cột<br />
sống cổ, u vùng cột sống ngực, u vùng cột<br />
sống thắt lưng-cùng.<br />
- Phân loại theo tổ chức học: Đây là phân<br />
loại có tính khoa học, thường được tiến hành<br />
sau phẫu thuật, phục vụ cho công tác nghiên<br />
cứu, điều trị và tiên lượng bệnh. Bao gồm: u<br />
màng tủy (meningioma), u rễ thần kinh<br />
(neurinoma, bao gồm cả Schwannoma và<br />
neurofibroma), u màng ống nội tủy<br />
(ependymoma), u tế bào hình sao (astrocytoma),<br />
u mỡ (lipoma), u nang bì (dermoid cyst), u hạch<br />
bạch huyết (lymphoma), u máu (haemangioma),<br />
u sụn, u di căn, u hỗn hợp khác.<br />
Chụp cộng hưởng từ (MRI) đóng vai trò<br />
quan trọng, nó cho biết một cách chính xác vị trí,<br />
kích thước, hình dạng khối u, cũng như sự xâm<br />
lấn đè ép của u với tủy-rễ thần kinh trong ống<br />
sống và các thành phần liên quan khác.<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh<br />
<br />
Với sự tiến bộ của các phương tiện chẩn<br />
đoán, cũng như phương tiện phẫu thuật: kính vi<br />
phẫu, navigation, spinal cord monitoring, siêu<br />
âm trong mổ...giúp cải thiện kết quả điều trị,<br />
bệnh nhân sớm phục hồi vận động. Chúng tôi<br />
thực hiện nghiên cứu này nhằm mục tiêu:<br />
- Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng, hình<br />
ảnh học của u tủy sống.<br />
- Đánh giá kết quả bước đầu điều trị phẫu<br />
thuật u tủy.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Gồm 22 bệnh nhân được chẩn đoán u tủy<br />
dựa vào khám lâm sàng, chụp cộng hưởng từ<br />
cột sống, được phẫu thuật tại khoa Ngoại Thần<br />
kinh, bệnh viện trung ương Huế từ tháng 10<br />
năm 2009 đến tháng 7 năm 2012.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu hồi cứu<br />
Bệnh nhân vào viện được khám lâm sàng và<br />
đánh giá khả năng vận động của bệnh nhân<br />
theo phân loại của McCormick (7)<br />
Bảng 1: Phân độ lâm sàng theo McComick<br />
McCormick<br />
Scale<br />
0<br />
I<br />
<br />
II<br />
<br />
III<br />
IV<br />
<br />
Biểu hiện lâm sàng<br />
Không có triệu chứng, không có tổn<br />
thương thần kinh.<br />
Thiếu sót thần kinh không ảnh hưởng<br />
chức năng của chi, phản xạ bất thường,<br />
dáng đi bình thường.<br />
Thiếu sót thần kinh có ảnh hưởng chức<br />
năng của chi liên quan, đi lại khó khăn,<br />
đi lại độc lập<br />
Thiếu sót thần kinh nặng, cần có sự trợ<br />
giúp khi đi lại<br />
Nằm liệt giường hoặc ngồi xe lăn<br />
<br />
Tất cả bệnh nhân đều được chụp cộng<br />
hưởng từ cột sống có đối quang từ để xác định<br />
một cách chính xác vị trí, kích thước, hình dạng<br />
khối u, cũng như sự xâm lấn đè ép của u với<br />
<br />
445<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
tủy-rễ thần kinh trong ống sống và các thành<br />
phần liên quan khác.<br />
- Phương pháp phẫu thuật: Khối u được lấy<br />
bỏ dưới kính vi phẫu nhằm tránh tổn thương<br />
mô xung quanh, bảo vệ các mạch máu nhỏ nuôi<br />
tủy.<br />
- Khối u được gởi làm xét nghiệp giải phẫu<br />
bệnh cho tất cả các trường hợp.<br />
Tập phục hồi chức năng sớm sau mổ cho các<br />
trường hợp có thiếu sót chức năng vận động.<br />
<br />
Vị trí khối u trên cột sống<br />
Bảng 4: Vị trí khối u trên cột sống<br />
Vị trí u<br />
Số lượng bệnh nhân<br />
Cổ<br />
5<br />
Ngực<br />
14<br />
Thắt lưng – cùng<br />
3<br />
Tổng<br />
22<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
22,73<br />
63,64<br />
13,63<br />
100<br />
<br />
Vị trí khối u so với màng tủy<br />
15<br />
<br />
16<br />
14<br />
12<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
10<br />
8<br />
<br />
Đặc điểm chung<br />
<br />
6<br />
<br />
Giới tính<br />
Bảng 1: Phân bố theo giới tính<br />
<br />
4<br />
3<br />
<br />
4<br />
2<br />
0<br />
Extradural<br />
<br />
Bệnh nhân<br />
Giới<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Tổng cộng<br />
<br />
N<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
14<br />
8<br />
22<br />
<br />
63,63<br />
36,37<br />
100%<br />
<br />
Extramedullary- Intradural<br />
<br />
Intramedullary<br />
<br />
Biểu đồ 1: Vị trí khối u so với màng tủy<br />
<br />
Kết quả giải phẫu bệnh<br />
9<br />
<br />
9<br />
<br />
Tuổi<br />
Bảng 2: Phân bố theo tuổi<br />
<br />
8<br />
7<br />
6<br />
<br />
6<br />
<br />
Bệnh nhân<br />
Nhóm tuổi<br />
21- 40<br />
41- 60<br />
≥ 61<br />
Tổng cộng<br />
<br />
N<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
14<br />
2<br />
22<br />
<br />
27,27<br />
63,64<br />
09,09<br />
100%<br />
<br />
3<br />
<br />
Tuổi trung bình 44,5; tuổi nhỏ nhất 21, tuổi<br />
lớn nhất 76.<br />
<br />
Lâm sàng<br />
<br />
4<br />
<br />
4<br />
<br />
2<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
Schwannoma<br />
<br />
Neurofibroma<br />
<br />
Astrocytoma<br />
<br />
Ependymoma<br />
<br />
Lipoma<br />
<br />
Meningioma<br />
<br />
Biểu đồ 2: Kết quả giải phẫu bệnh<br />
<br />
Phương pháp phẫu thuật<br />
Laminectomy<br />
<br />
Bảng 3: Biểu hiện lâm sàng trước mổ<br />
McCormick Scale<br />
0<br />
I<br />
II<br />
III<br />
IV<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
Số lượng bệnh nhân<br />
0<br />
4<br />
11<br />
6<br />
1<br />
<br />
77.27%<br />
<br />
Tỷ lệ%<br />
0<br />
18,18<br />
50,00<br />
27,27<br />
4,55<br />
<br />
Hemilaminect<br />
omy<br />
<br />
22.73%<br />
<br />
Biểu đồ 3: Phương pháp phẫu thuật<br />
<br />
Kết quả phẫu thuật<br />
Bảng 7. Đánh giá phục hồi vận động sớm sau mổ<br />
Trước mổ<br />
<br />
McCormick 0<br />
<br />
McCormick I<br />
<br />
McCormick II<br />
<br />
McCormick III<br />
<br />
0<br />
<br />
3<br />
<br />
7<br />
<br />
1<br />
<br />
McCormick IV<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Sau mổ<br />
<br />
McCormick 0<br />
<br />
446<br />
<br />
11<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
Trước mổ<br />
<br />
McCormick 0<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
McCormick I<br />
<br />
McCormick II<br />
<br />
McCormick III<br />
<br />
1<br />
<br />
3<br />
1<br />
<br />
2<br />
1<br />
2<br />
<br />
4<br />
<br />
11<br />
<br />
6<br />
<br />
McCormick IV<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Sau mổ<br />
<br />
McCormick I<br />
McCormick II<br />
McCormick III<br />
McCormick IV<br />
Tổng<br />
<br />
1<br />
0<br />
<br />
Có 1 trường hợp vào viện tổn thương thần<br />
kinh, liệt hoàn toàn 2 chân (McCormick IV) sau<br />
mổ không cải thiện, có 17/22 bệnh nhân có cải<br />
thiện vận động (77,27%).<br />
<br />
Biến chứng sau phẫu thuật, tái phát, tử<br />
vong<br />
- Không có trường hợp nào bị nhiễm trùng<br />
vết mổ, dò dịch não tủy.<br />
- Có 1 trường hợp u màng nội tủy tái phát<br />
sau 7 tháng.<br />
- Có 1 trường hợp tử vong sau 2 tháng do<br />
biến chứng viêm phổi và có bệnh đái tháo<br />
đường kèm theo.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Trong thời gian nghiên cứu còn ngắn và số<br />
lượng bệnh nhân được phẫu thuật còn ít, chưa<br />
đủ cơ sở để rút ra kết luận có ý nghĩa thống kê.<br />
Kết quả trong nghiên cứu này chỉ là đánh giá<br />
ban đầu và tiếp tục được theo dõi, đánh giá với<br />
số lượng bệnh nhân lớn hơn, thời gian theo dõi<br />
dài hơn.<br />
Trong 3 năm, chúng tôi có 22 bệnh nhân<br />
được phẫu thuật, tỷ lệ u tủy ở nam nhiều hơn<br />
nữ. Tuy nhiên, u màng tủy gặp ở nữ nhiều hơn<br />
nam giới. Theo tác giả Mark S. Greenberg tỷ lệ u<br />
màng tủy của 2 giới là nữ/nam: 4/1(2). Lứa tuổi<br />
hay gặp của u tủy là 40-60 tuổi, kết quả này<br />
cũng tương tự với các tác giả khác.<br />
Tất cả bệnh nhân vào viện khi đã có biểu<br />
hiện chèn ép tủy trên lâm sàng. Chúng tôi đánh<br />
giá cơ lực và khả năng đi lại của bệnh nhân<br />
trước mổ theo phân độ của McCormick. Đa số<br />
bệnh nhân vào viện khi có triệu chứng rối loạn<br />
cảm giác hoặc ảnh hưởng khả năng đi lại<br />
(McComick I, II) chiếm 77,27%, trong đó có 1<br />
trường hợp vào viện trong tình trạng liệt 2 chi<br />
dưới.<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh<br />
<br />
1<br />
<br />
6<br />
2<br />
2<br />
1<br />
22<br />
<br />
Trong nghiên cứu này, bệnh nhân bị u tủy<br />
đoạn ngực chiếm tỷ lệ cao nhất (63,64%) và u ở<br />
vị trí trong màng cứng- ngoài tủy chiếm đa số<br />
(68,18%), nghiên cứu của tác giả Orenn Gittfried,<br />
u tủy ngực là 84%(3). Chúng tôi phẫu thuật chủ<br />
yếu là u tủy tiên phát nên ít gặp u tủy ngoài<br />
màng cứng. Trong tất cả u tủy nói chung thì u<br />
ngoài màng cứng chiếm tỷ lệ cao nhất (55%), đa<br />
số là u di căn từ cơ quan khác như: phổi, vú, tiền<br />
liệt tuyến(5).<br />
Trong quá trình phẫu thuật cần cân nhắc<br />
đến việc cắt bỏ xương để tạo phẫu trường đủ<br />
lớn và sự mất vững và biến dạng cột sống sau<br />
mổ. Chúng tôi tiến hành định vị đốt sống tương<br />
ứng với đoạn tủy bị tổn thương dưới màng tăng<br />
sáng (C-arm) trước mổ nhằm xác định chính xác<br />
vị trí u. Qua đó, hạn chế được chiều dài vết mổ<br />
cũng như hạn chế được sự cắt bỏ xương cột<br />
sống. Trong qúa trình cắt bỏ xương, chúng tôi<br />
thường cắt bỏ một bên mảnh cung<br />
(hemilaminectomy) cho các trường hợp u có<br />
giới hạn rõ, kích thước nhỏ như schwannoma,<br />
còn các trường hợp u lớn, tiên lượng khó khăn<br />
trong bóc tách thường cắt bỏ cả hai mảnh cung<br />
(laminectomy). Điều này đã được tác giả Brian<br />
Lee khuyến cáo(1). Cắt mảnh cung một bên có<br />
thể bảo tồn được hệ thống dây chằng, không<br />
làm mất vững cột sống, không cần cố định<br />
trong, giúp giảm đau sau mổ, giảm thời gian sử<br />
dụng phương tiện cố định ngoài sau mổ như:<br />
nẹp cổ, nẹp lưng…<br />
Tất cả bệnh nhân đều được chụp cộng<br />
hưởng từ trước mổ, chúng tôi đánh giá kĩ vị trí<br />
của u, dự đoán bản chất của u giúp chủ động<br />
trong mổ. Trong trường hợp u nằm trước tủy<br />
sống, chúng tôi chủ động cắt dây chằng răng<br />
(dentate ligament) để hạn chế tổn thương mô<br />
xung quanh và mạch máu nuôi tủy.<br />
<br />
447<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
Bệnh nhân được đánh giá sớm sau phẫu<br />
thuật về cơ lực của chi và khả năng đi lại theo<br />
McCormick. Có 77,27% bệnh nhân cải thiện cơ<br />
lực sau mổ. Chúng tôi có 1 trường hợp u nội tủy<br />
(Lipoma) đoạn ngực D3-6 vào viện do yếu 2<br />
chân (cơ lực 2/5) và bệnh đái tháo đường kèm<br />
theo. Sau phẫu thuật sinh thiết và vá chùng<br />
màng cứng (duralplasty), cơ lực không cải thiện,<br />
bệnh nhân tử vong sau 4 tuần do biến chứng<br />
viêm phổi. Trong nghiên cứu của tác giả<br />
Eugenei tỷ lệ phục hồi là 88%, không thay đổi là<br />
7% và của tác giả Orenn Gittfried là 95%(7,3).<br />
<br />
nhân u nội tủy. Hiện nay, vi phẫu thuật là một<br />
phương pháp tối ưu, phương pháp xâm nhập<br />
tối thiểu nhằm giúp cải thiện thần kinh sau mổ.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
U tủy thường gặp ở bệnh nhân ở lứa tuổi từ<br />
20 đến 60 tuổi, vị trí khối u xuất hiện nhiều nhất<br />
ở vùng ngực, dưới màng cứng- ngoài tủy. Loại<br />
u hay gặp nhất là u rễ thần kinh và u màng tủy.<br />
Khả năng phục hồi vận động tốt sau phẫu thuật<br />
ở bệnh nhân có trạng thái vận động tốt trước<br />
<br />
6.<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
Eisenstein SM (1992). Pemetrating spinal injury. In: Surgery of the<br />
spine, vol 2, pp. 1043-1049. Blackwell scientific publication.<br />
Greenberg MS (2010). Spine and spinal cord tumor. In:<br />
Handbook of Neurosurgery, 7th edition, pp.728-748. Greenberg<br />
Graphics Inc, Florida.<br />
Gottfried O (2003). Spinal meningiomas: surgical management<br />
and outcome. Neurosurg Focus 14 (6): Article 2.<br />
Lee B, and Hsieh PC (2012). Minimally lumbar intradural<br />
extramedullary tumor resection. Neurosurg Focus, 33: 12-15.<br />
Matsuyama Y, Sakai Y, Katayama Y (2009). Surgical results of<br />
intramedullary spinal cord tumor with spinal cord monitoring to<br />
guide extent of resection. Journal Neurosurg Spine, 10: 404-413.<br />
Nagasawa DT (2011). Complications associated with the<br />
treatment for spinal ependymomas. Neurosurg Focus, 3: 1-12.<br />
Setzer M et al (2007). Management of spinal meningiomas:<br />
surgical results and review of the literature. Neurosurg Focus, 23:<br />
13-17.<br />
Slinko E (2004). Intradural ventral and ventrolateral tumors of the<br />
spinal cord: surgical treatment and results. Neurosurg Focus, 17:<br />
19-13.<br />
<br />
mổ. Tuy nhiên, tỷ lệ phục hồi thấp ở bệnh<br />
<br />
448<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh<br />
<br />