Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHỐI HỢP PHẪU THUẬT<br />
VÀ CHỈNH HÌNH RĂNG TRƯỚC HÀM TRÊN NGẦM<br />
Nguyễn Thị Ngọc Nữ*, Lê Đức Lánh**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm đánh giá tình trạng thẩm mỹ và trụt nướu sau điều trị răng<br />
trước hàm trên ngầm.<br />
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 25 bệnh nhân gồm 11 răng nanh ngầm hàm<br />
trên và 14 răng cửa ngầm hàm dưới. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được theo dõi 6 tháng để đánh giá tình trạng<br />
mô nha chu và thẩm mỹ.<br />
Kết quả cho thấy: Đa số bệnh nhân, răng trước ngầm hàm trên được đặt chỉnh hình cố định sau phẫu<br />
thuật và gần 91,3% có kết quả chấp nhận đươc về mặt thẩm mỹ. Về tình trạng mô nha chu, có 18 ca không bị<br />
trụt nướu, 5 ca bị trụt nướu. Ghi nhận có 2 ca răng cửa ngầm hàm trên bị thất bại do tiêu ngót và cứng khớp<br />
sau phẫu thuật.<br />
Kết luận: Đa số có kết quả thẩm mỹ chấp nhận được. Có 5 ca bị trụt nướu. Khoảng cách d càng lớn đòi hỏi<br />
thời gian điều trị càng dài. Trong điều phẫu thuật răng trước ngầm hàm trên không nên lấy đi mô xung quanh<br />
và mô nướu khi lật vạt, nên sử dụng kỹ thuật bộc lộ với vạt kín.<br />
Từ khóa: Răng trước hàm trên ngầm.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EVALUTION RESULTS OF ORTHODONTIC TREATMENT OF IMPACTED MAXILLARY ANTERIOR<br />
TEETH<br />
Nguyen Thi Ngoc Nu, Le Duc Lanh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 226 - 231<br />
The objectives of this study is esthetically and gingival condition evaluation of the treatment of impacted<br />
maxillary anterior teeth.<br />
Marerial and method: Our research was studied on 25 patients included 11 maxillary canines impacted<br />
and 14 maxillary incisors impacted. Patients were observed for 6 months after treatment to evaluate the longterm results on esthetic and periodontal condition. In most of the patient, the impacted maxillary anterior teeth<br />
had been surgically exposed and treated with fixed orthodontic appliances. The esthetic results as well as<br />
periodontal conditions were evaluated.<br />
Results: Only two of the 25 patient were not satisfied with the esthetic result, whereas orthodontists judged<br />
91.3% of the results as esthetically acceptable on clinical evaluation. There were no gingival recession condition<br />
on 18 patients, 5 cases were on gingival recession condition. 2 cases maxillary incisors impacted had been failed<br />
becaused of ankylosis and resorption after treatment.<br />
Conclusion: Most of cases were esthetically acceptable on clinical evaluation. There were no gingival<br />
recession condition on 18 patients, 5 cases were on gingival recession condition.<br />
Key words: Impacted maxillary anterior teeth.<br />
<br />
*: Bệnh viện RHM Tp. HCM, **: Khoa RHM – Đại học Y Dược Tp. HCM<br />
Liên hệ tác giả: BS.CKII. Nguyễn Thị Ngọc Nữ, ĐT: 0984812925, Email: ngoc_nu_1962@yahoo.com.vn<br />
<br />
226<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
MỞ ĐẦU<br />
Nguyên nhân răng nanh ngầm được phân<br />
thành hai nhóm chính như sau<br />
- Các yếu tố nguyên phát hay bẩm sinh: răng<br />
ngầm nguyên phát có tính chất di truyền. Có sự<br />
sai chỗ nguyên thuỷ của mầm răng do rối loạn<br />
sự phát triển mầm răng hoặc do môi trường<br />
xương tạo yếu tố bất lợi.<br />
- Các yếu tố thứ phát hay mắc phải: đó là các<br />
yếu tố tác động gây sự lệch lạc đường hướng<br />
mọc răng trong lúc răng đang phát triển: Chấn<br />
thương: gãy xương. Nhiễm trùng: sang thương<br />
quanh chóp như nang, u… Những yếu tố cơ<br />
học: Dị vật: mầm răng dư. Thiếu chỗ: hàm hẹp,<br />
giải phẫu học vùng khẩu cái trước không thuận<br />
lợi, sự bất hài hoà răng và hàm, sự di gần của<br />
các răng sau, sự di xa của các răng trước. Răng<br />
nanh sữa mất sớm hay tồn tại lâu. Mật độ xương<br />
ổ răng và niêm mạc khẩu cái dày chắc do sức<br />
nhai và dính chắc vào xương hơn niêm mạc<br />
miệng nơi khác. Dị tật bẩm sinh: khe hở môi,<br />
khe hở hàm ếch. Dị dạng chân răng: chân răng<br />
cong, nhất là ở răng cửa giữa hàm trên có thể vì<br />
sự khó khăn khi đưa một răng có chân răng<br />
cong mọc vo vị trí thích hợp(1,3,4).<br />
<br />
Chẩn đoán răng trước hàm trên ngầm<br />
Răng ngầm thường không gây một triệu<br />
chứng chủ quan nào nếu không có biến chứng,<br />
vì vậy nó thường phát hiện tình cờ khi chụp<br />
phim. Các dấu hiệu khiến ta nghi ngờ sự hiện<br />
diện của một răng trước hàm trên ngầm là:<br />
Thiếu một răng trên cung hàm. Khe hở bất<br />
thường giữa các răng trước. Khối sưng ở khẩu<br />
cái hay hành lang. Các răng kế cận bị mọc<br />
nghiêng hoặc xoay. Có răng cửa trên lung lay (bị<br />
tiêu ngót chân răng do răng nanh ngầm)(1,5,9).<br />
Đối với răng nanh ngầm phía khẩu cái,<br />
răng cửa bên có thể có hình dáng nhỏ, hay có<br />
thể thiếu răng cửa bên bẩm sinh. Răng sữa tồn<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
tại quá thời gian trên cung hàm, nhất là răng<br />
nanh sữa.<br />
<br />
Điều trị phối hợp phẫu thuật và chỉnh<br />
hình răng trước hàm trên ngầm<br />
Chỉ định<br />
Thể lực và tâm lý: bệnh nhân có sức khoẻ,<br />
cần giải thích cho bệnh nhân hiểu rõ mục đích<br />
điều trị, quá trình điều trị lâu dài để bệnh nhân<br />
hợp tác tốt. Điều kiện chỉnh hình và phẫu thuật:<br />
Chiều hướng răng không quá bất thường (răng<br />
ngầm ngang, ngầm ngược); Dư hoặc đủ chỗ trên<br />
cung hàm; Răng không bị cứng khớp(6,7,10).<br />
Các kỹ thuật<br />
Theo A. Becker có 3 bước điều trị chỉnh hình<br />
răng mặt cho các răng trướchàm trên ngầm.<br />
Bước 1: Điều trị chỉnh hình răng mặt trước phẫu<br />
thuật<br />
Trước hết cần xác định có đủ khoảng trống<br />
trên cung hàm cho răng ngầm hay không.Đối<br />
với răng nanh ngầm, có thể đo trực tiếp răng<br />
nanh bên đối diện hay đo trên phim X quang để<br />
biết kích thước răng nanh ngầm.Tạo khoảng hở<br />
cần thiết trước khi phẫu thuật, cho phép một<br />
răng chưa mọc đi vào vị trí đúng không bị cản<br />
trở trên đường di chuyển.<br />
Bước 2: Điều trị phẫu thuật<br />
Sau khi khám lâm sàng và chụp phim X<br />
quang đầy đủ, phẫu thuật có mục đích loại bỏ<br />
những chướng ngại vật bất thường nếu có, lấy<br />
bớt xương quanh thân răng để răng mọc tự<br />
nhiên hoặc nhân tạo.<br />
+ Kỹ thuật bộc lộ với vạt hở: thường sử dụng<br />
2 loại vạt: vạt cửa sổ, vạt lật về phía chóp (vạt<br />
bán nguyệt). Dùng dao 11 hoặc 15 lấy đi lớp<br />
niêm mạc quanh xương ổ răng và một phần<br />
niêm mạc bao quanh răng, lấy đi lớp xương phủ<br />
trên răng để bộc lộ thân răng ngầm. Vết thương<br />
mở, không khâu, sự lành thương tiếp theo sẽ<br />
xuyên qua lớp biểu mô sừng hóa bên trên. Mắc<br />
cài có thể được dán bất cứ lúc nào bởi vì răng<br />
luôn được nhìn thấy.<br />
<br />
227<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
+ Kỹ thuật bộc lộ với vạt kín: Dùng dao 11<br />
hoặc 15 lật vạt niêm mạc quanh xương đủ rộng<br />
có thể nhìn thấy răng ngầm bên dưới, loại bỏ lớp<br />
xương phủ trên răng đủ rộng để dễ cách ly và<br />
gắn mắc cài. Sau đó, phẫu thuật viên sẽ dán một<br />
mắc cài vào răng ngầm, cột dây thép có đuôi kéo<br />
dài.Vạt niêm quanh xương được đặt lại và khâu<br />
kín để che phủ vùng phẫu thuật.Phẫu thuật viên<br />
kéo đuôi dây xuyên qua vạt tại một điểm thuận<br />
lợi cho việc sử dụng lực kéo chỉnh nha.<br />
Bước 3: Điều trị chỉnh hình răng mặt sau phẫu<br />
thuật.<br />
Đuôi dây kim loại được cắt ngắn và uốn<br />
thành móc nhỏ, càng gần mô nướu càng tốt và<br />
khí cụ chỉnh nha tạo một lực trồi nhẹ. Răng<br />
ngầm mọc qua mô lành theo cách mọc bình<br />
thường. Ngay khi răng đã mọc đầy đủ, đặt lực<br />
làm nghiêng răng, xoay răng, kéo thẳng và lực<br />
xoắn được đặt vào răng để hoàn chỉnh việc làm<br />
thẳng này.<br />
Theo y văn, răng nanh ngầm chiếm tỷ lệ 0,92,2% trong dân số. Răng nanh hàm trên thường<br />
ngầm hơn răng cửa hàm trên. Đa số (85%) răng<br />
nanh hàm trên ngầm phía khẩu cái. Điều trị<br />
chỉnh hình răng ngầm thường phức tạp và lâu<br />
dài hơn điều trị chỉnh hình răng mặt thông<br />
thường.<br />
Hiện nay, số bệnh nhân có răng trước hàm<br />
trên ngầm đến điều trị tại khoa Răng Hàm Mặt<br />
ngày càng nhiều hơn. Ở Việt Nam, các báo cáo<br />
về đề tài chỉnh hình răng mặt cho các răng trước<br />
hàm trên ngầm còn ít. Do vậy, nghiên cứu nhằm<br />
“Đánh giá kết quả điều trị phối hợp phẫu thuật<br />
và chỉnh hình răng trước hàm trên ngầm” với<br />
mục tiêu như sau:<br />
<br />
3. Đánh giá tình trạng thẩm mỹ (bao gồm<br />
màu sắc, hình dạng, vị trí răng trên cung răng)<br />
của răng trước hàm trên ngầm sau điều trị.<br />
4. Đánh giá tình trạng trụt nướu, cứng khớp,<br />
tiêu ngót chân răng, mức độ sống của tủy răng<br />
ngầm sau điều trị.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Mẫu nghiên cứu<br />
Mẫu nghiên cứu gồm 25 bệnh nhân có răng<br />
trước hàm trên ngầm đến khám và điều trị<br />
chỉnh hình phối hợp phẫu thuật tại Khoa Chỉnh<br />
Hình Răng Mặt Bệnh viện Răng Hàm Mặt Tp.<br />
Hồ Chí Minh, từ tháng 3 năm 2005 đến tháng 10<br />
năm 2007.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Thử nghiệm lâm sàng loạt ca.<br />
Các bước tiến hành<br />
Trước điều trị:<br />
- Cung cấp thông tin cho bệnh nhân bao<br />
gồm: mục tiêu nghiên cứu, số lần hẹn, các biến<br />
chứng có thể gặp sau điều trị.<br />
- Phát và thu lại phiếu đồng ý tham gia<br />
nghiên cứu.<br />
- Hỏi bệnh sử, khám lâm sàng, xét nghiệm<br />
cận lâm sàng, chụp X quang và làm bệnh án<br />
theo đúng qui định.<br />
Trong điều trị:<br />
- Chỉnh nha trước phẫu thuật để tạo đủ<br />
khoảng cho răng ngầm và sắp xếp các răng ngay<br />
ngắn trên cung răng.<br />
- Phẫu thuật bộc lộ răng ngầm.<br />
- Chỉnh nha sau phẫu thuật để kéo răng<br />
ngầm xuống đúng vị trí trên cung răng.<br />
<br />
1. Xác định các đặc điểm dịch tễ học (bao<br />
gồm loại răng ngầm, tuổi, giới tính, vị trí, triệu<br />
chứng lâm sàng thường gặp) và X quang của<br />
răng trước hàm trên ngầm.<br />
<br />
- Ghi nhận thời gian điều trị, tình trạng lâm<br />
sàng sau khi kết thúc điều trị.<br />
<br />
2. Xác định thời gian điều trị phối hợp phẫu<br />
thuật và chỉnh hình răng trước ngầm (theo<br />
nhóm răng ngầm, vị trí răng ngầm).<br />
<br />
- Tái khám 6 tháng sau khi kết thúc điều trị<br />
để đánh giá tình trạng thẩm mỹ (vị trí trên cung<br />
răng, hình dạng răng, màu sắc răng), tình trạng<br />
<br />
228<br />
<br />
Sau điều trị:<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
trụt nướu, tiêu ngót chân răng, tình trạng cứng<br />
khớp, kiểm tra độ sống của tủy răng.<br />
Đánh giá vị trí răng nanh ngầm trên phim<br />
toàn cảnh dựa theo các tiêu chuẩn của Ericson<br />
và Kurol (1988): Khoảng cách d (mm): đo từ<br />
đỉnh múi răng ngầm đến mặt phẳng nhai<br />
(mặt phẳng nhai từ đỉnh múi răng cối lớn thứ<br />
nhất đến rìa cắn răng cửa hàm trên). Góc <br />
(độ): góc giữa trục dài của răng ngầm với<br />
đường giữa mặt. Vùng S: Xác định vùng có<br />
múi nhọn răng nanh.<br />
<br />
Phương pháp đánh giá kết quả điều trị<br />
Phương tiện<br />
Dụng cụ khám lâm sàng, phim quanh chóp.<br />
<br />
Phương pháp đánh giá thẩm mỹ<br />
Theo tiêu chuẩn đánh giá của tác giả<br />
D’Amico(2003). Mức độ thẩm mỹ được đánh giá<br />
qua các yếu tố về màu sắc, hình dáng vị vị trí<br />
trên cung răng của răng ngầm 6 tháng sau khi<br />
kết thúc điều trị.<br />
Màu sắc răng bình thường: khi răng không<br />
bị đổi màu và có gam màu tương đương với các<br />
răng xung quanh. Hình dạng giải phẫu bình<br />
thường hoặc có diện mòn múi răng