intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá kết quả điều trị sa sinh dục bằng phương pháp phẫu thuật nội soi treo tử cung/mỏm cắt vào mỏm nhô tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày đánh giá kết quả điều trị sa sinh dục nữ bằng phẫu thuật nội soi treo tử cung/mỏm cắt vào mỏm nhô. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 56 bệnh nhân sa sinh dục độ II-IV được phẫu thuật nội soi treo tử cung/mỏm cắt vào mỏm nhô từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2018.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá kết quả điều trị sa sinh dục bằng phương pháp phẫu thuật nội soi treo tử cung/mỏm cắt vào mỏm nhô tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

  1. PHỤ KHOA - KHỐI U Đánh giá kết quả điều trị sa sinh dục bằng phương pháp phẫu thuật nội soi treo tử cung/mỏm cắt vào mỏm nhô tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương Nguyễn Hòa1, Dương Mạnh Huy1* 1 Bệnh viện Phụ sản Trung ương doi: 10.46755/vjog.2024.4.1744 Tác giả liên hệ (Corresponding author): Dương Mạnh Huy, email: duonghuy148@gmail.com Nhận bài (received): 19/9/2024 - Chấp nhận đăng (accepted): 04/10/2024 Tóm tắt Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị sa sinh dục nữ bằng phẫu thuật nội soi treo tử cung/mỏm cắt vào mỏm nhô. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 56 bệnh nhân sa sinh dục độ II-IV được phẫu thuật nội soi treo tử cung/mỏm cắt vào mỏm nhô từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2018. Kết quả: Độ tuổi trung bình là 54 ± 8 tuổi. Số lần sinh qua đường âm đạo trung bình là 3,75 ± 0,36 lần, 87,5% sinh từ 3 lần trở lên. BMI trung bình 21,4 ± 2,6. Có 74,6% bệnh nhân đã mãn kinh. Phân loại độ sa POP-Q: 8,9% độ II, 85,7% độ III, và 5,4% độ IV. Thời gian phẫu thuật trung bình 140 ± 47,9 phút, lượng máu mất trung bình 57 ± 8,3 ml, và thời gian hậu phẫu 5,5 ± 1,3 ngày. Biến chứng gồm 5,4% chuyển mổ mở, 1,8% tổn thương bàng quang, 1,8% tổn thương niệu quản, 3,6% chảy máu. Không ghi nhận tụ dịch ổ bụng hay nhiễm trùng vết mổ. Kết luận: Phẫu thuật nội soi treo tử cung/ mỏm cắt vào mỏm nhô là phương pháp hiệu quả trong điều trị sa sinh dục. Từ khóa: sa sàn chậu, sa sinh dục, cố định tử cung/ mỏm cắt vào mỏm nhô. Evaluation of the outcomes of treating pelvic organ prolapse using laparoscopic sacral colpopexy at the National Obstetrics and Gynecology Hospital Nguyen Hoa1, Duong Manh Huy1* 1 National Obstetrics and Gynecology Hospital Abstract Study Objectives: To evaluate the outcomes of treating female pelvic organ prolapse using laparoscopic sacral colpopexy. Subjects and Methods: A cross-sectional descriptive study was conducted on 56 patients with stage II-IV pelvic organ prolapse who underwent laparoscopic sacrohysteropexy/sacrocolpopexy from January 2017 to December 2018. Results: The average age was 54 ± 8 years. The average number of vaginal deliveries was 3.75 ± 0.36, with 87.5% having three or more deliveries. The mean BMI was 21.4 ± 2.6. Approximately 74.6% of the patients were postmenopausal. POP-Q staging: 8.9% were stage II, 85.7% were stage III, and 5.4% were stage IV. The average surgery duration was 140 ± 47.9 minutes, with an average blood loss of 57 ± 8.3 ml, and the postoperative recovery time was 5.5 ± 1.3 days. Complications included 5.4% cases converted to open surgery, 1.8% bladder injury, 1.8% ureteral injury, and 3.6% bleeding. No cases of abdominal fluid accumulation or surgical site infection were recorded. Conclusion: Laparoscopic sacral colpopexy is an effective method for treating severe pelvic organ prolapse. Keywords: pelvic floor prolapse, pelvic organ prolapse, sacral colpopexy. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ và mô liên kết [2], [3]. Ngoài ra, phẫu thuật vùng tiểu Sa sinh dục (POP: pelvic organ prolapse) là một tình khung trước đây hoặc các tình trạng liên quan đến áp lực trạng các cơ quan vùng chậu bị sa xuống âm đạo do rối trong ổ bụng kéo dài như nâng vật nặng, béo phì, ho mãn loạn thần kinh cơ và sàn chậu như yếu hoặc chấn thương tính và táo bón cũng tăng nguy cơ phát triển POP [4]. các dây chằng tử cung cùng,… [1]. POP có nguyên nhân Phẫu thuật nội soi treo tử cung/mỏm cắt vào mỏm phức tạp, nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với việc mang nhô là một phương pháp phẫu thuật nội soi sử dụng lưới thai và sinh nở tự nhiên, gây tổn thương cho cơ sàn chậu polypropylene để treo tử cung/ mỏm cắt vào mỏm nhô. Nguyễn Hòa và cs. Tạp chí Phụ sản 2024; 22(4):93-96. doi: 10.46755/vjog.2024.4.1744 93
  2. Đây là một kỹ thuật mang lại hiệu quả cao, ít xâm lấn, cho Tiêu chuẩn loại trừ: phép bảo tồn cơ quan (không cần phải cắt bỏ tử cung) - Bệnh nhân có dị tật bẩm sinh, lỗ rò ở đường tiết và đồng thời đưa các tạng bị sa trở về vị trí sinh lý bình niệu, tiêu hóa, hoặc sinh dục. thường. Phương pháp này được thực hiện lần đầu vào - Bệnh nhân có các yếu tố nghi ngờ mắc bệnh phụ năm 1994 bởi Nezhat [5]. khoa ác tính. Tại Việt Nam, số lượng trung tâm y tế triển khai phẫu - Bệnh nhân có chống chỉ định đối với phẫu thuật thuật này còn rất hạn chế, và một số trung tâm chỉ mới nội soi. bắt đầu thực hiện những ca đầu tiên do tính phức tạp 2.2. Phương pháp nghiên cứu của giải phẫu vùng chậu cũng như những thách thức Nghiên cứu mô tả hồi cứu được thực hiện tại bệnh trong việc thực hiện các thao tác khâu qua nội soi ở vùng viện Phụ sản trung ương từ 1/2017 - 12/2018, bao gồm chậu sâu. Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, chúng tôi các bệnh nhân đạt tiêu chuẩn trên, được nghiên cứu các đã bắt đầu thực hiện phẫu thuật này từ tháng 9/2015. Số đặc điểm sau lượng bài báo trong nước về phương pháp này còn rất ít 2.2.1. Nội dung nghiên cứu: tuổi, số lần sinh đẻ, chỉ và các nghiên cứu thường có cỡ mẫu nhỏ. Do đó, chúng số BMI, mức độ sa theo phân độ POP-Q, các triệu chứng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu: đánh giá kết rối loạn hệ niệu và tiêu hóa, cũng như các triệu chứng quả điều trị sa sinh dục nữ tại Bệnh viện Phụ sản Trung lâm sàng khác. Kết quả được đánh giá thông qua thời ương bằng phương pháp phẫu thuật nội soi treo tử cung/ gian phẫu thuật, lượng máu mất, tai biến và biến chứng mỏm cắt vào mỏm nhô. trong và sau phẫu thuật, thời gian rút dẫn lưu, thời gian hậu phẫu và thời gian nằm viện. Bệnh nhân được theo 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU dõi định kỳ để đánh giá biến chứng và tỷ lệ thành công 2.1. Đối tượng nghiên cứu của phẫu thuật. Thành công được xác định khi mức độ Tất cả các bệnh nhân nữ bị sa sinh dục độ II, độ III và sa sinh dục giảm xuống dưới độ II theo POP-Q, trong khi độ IV theo phân độ POP-Q đã được điều trị bằng phương thất bại được định nghĩa là không có sự thay đổi hoặc tái pháp nội soi treo tử cung/mỏm cắt vào mỏm nhô tại sa tạng sau phẫu thuật. Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong khoảng thời gian từ Tiêu chuẩn đánh giá: 2017 đến 2018. Nghiên cứu sử dụng phân loại POP-Q. Các điểm đo Tiêu chuẩn chọn lựa: trong phân loại POP-Q được tính từ màng trinh và được - Bệnh nhân bị sa sinh dục từ độ II trở lên và không sắp xếp theo thứ tự như sau: Aa, Ba, C, D, Bp, Ap, tổng còn nhu cầu sinh đẻ. chiều dài âm đạo (TVL), khoảng cách sinh dục (gh), và - Bệnh nhân có nguyện vọng giữ lại tử cung hoặc thân đáy chậu (pb) với các giá trị tương ứng là -3, -3, -7, không có chỉ định cắt tử cung. -9, -3, -3, 9, 2, 2. Aa: ranh giới niệu đạo - bàng quang Ba: đỉnh thành trước C: cổ tử cung D: túi cùng sau Ap: phần dưới của thành sau Bp: đỉnh thành sau gh: khe sinh dục Pb: khoảng cách trực tràng - âm hộ Tlv: khoảng cách chiều dài toàn bộ Trong thực tế lâm sàng, người ta phân loại theo POP-Q như sau [4]: - Độ 0: Không có sa sinh dục. - Độ I: Phần cuối của sa sinh dục còn nằm trên màng trinh hơn 1 cm. - Độ II: Phần cuối của sa sinh dục nằm ở trên hoặc dưới màng trinh 1 cm. - Độ III: Phần cuối của sa sinh dục nằm ở dưới màng trinh 1 đến tvl -2 cm. - Độ IV: Phần cuối của sa sinh dục nằm ở dưới màng trinh trên tvl -2 cm. 94 Nguyễn Hòa và cs. Tạp chí Phụ sản 2024; 22(4):93-96. doi: 10.46755/vjog.2024.4.1744
  3. 2.2.2 Phương án phẫu thuật: chúng tôi tiến hành trừ trường hợp đặc biệt như u xơ tử cung to khi đó chúng phẫu thuật nội soi ổ bụng để cố định sàn chậu trước và tôi sẽ cắt tử cung bán phần trước sau đó khâu treo và sau tử cung vào dây chằng dọc của mỏm nhô bằng hai cũng không tiến hành đồng thời các phẫu thuật khác để lưới polypropylene. Tất cả các ca phẫu thuật đều được sửa các sa thành trước và thành sau, vì nhiều trường hợp thực hiện bằng 4 trocar, gồm 1 trocar 10mm và 3 trocar các rối loạn này có thể được cải thiện chỉ nhờ phẫu thuật 5mm. Lưới polypropylene phía trước được đưa qua phía cố định sàn chậu vào mỏm nhô. sau thông qua 2 bên dây chằng rộng. Cả hai mảnh lưới 2.3. Phương pháp xử lý số liệu được luồn dưới phúc mạc qua đường hầm tạo sẵn để cố Các số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê định vào dây chằng dọc của mỏm nhô. Chúng tôi khâu SPSS 20.0. cố định hai mảnh lưới với dây chằng dọc bằng chỉ không 2.4. Đạo đức nghiên cứu tiêu prolene hoặc ethibond số 0. Tất cả các chỗ mở phúc Nghiên cứu tuân thủ đúng các khía cạnh của đạo mạc đều được khâu lại bằng chỉ vicryl 2.0. Chúng tôi đức trong nghiên cứu y học và không có bất kỳ xung đột không chủ trương cắt tử cung trong quá trình phẫu thuật, lợi ích nào với các tác giả khác. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2018, có 56 bệnh nhân sa tạng vùng chậu từ độ II-IV được phẫu thuật nội soi ổ bụng treo tử cung/mỏm cắt vào mỏm nhô. 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Bảng 1. Đặc điểm chung Đặc điểm Trung bình - Số người (tỷ lệ %) Tuổi 54 ± 8 (37 - 67) Số lần sinh thường 3,75 ± 0,36 (2 - 6) Sinh ≥ 3 lần 49 (87,5%) BMI 21,4 ± 2,6 Mãn kinh 41 (74,6%) Độ sa theo POP-Q - Độ II 5 (8,9%) - Độ III 48 (85,7%) - Độ IV 3 (5,4%) Tuổi trung bình là 54 tuổi. Đa số sinh ba con trở lên 87,5%. Chỉ số khối cơ thể không cao, BMI trung bình là 21,4. 74,6% bệnh nhân đã mãn kinh. Sa sinh dục độ III chiếm 85,7% sa sinh dục độ IV thấp nhất là 5,4%. 3.2. Đánh giá kết quả Bảng 2. Kết quả phẫu thuật Kết quả phẫu thuật Trung bình - Số người (tỷ lệ %) Thời gian phẫu thuật (phút) 140 ± 47,9 Lượng máu mất trong mổ (ml) 57 ± 8,3 Thời gian hậu phẫu (ngày) 5,5 ± 1,3 Tai biến và biến chứng gần - Chuyển mổ mở 3 (5,4%) - Tổn thương bàng quang 1 (1,8%) - Tổn thương niệu quản 1 (1,8%) - Chảy máu 2 (3,6%) - Tụ dịch ổ bụng 0 - Nhiễm trùng vết mổ 0 Thời gian phẫu thuật trung bình là 140 phút. Tất cả và khâu treo mỏm nhô thành công, 01 trường hợp tổn các ca phẫu thuật đều có lượng máu mất dưới 100 ml, thương bàng quang, tổn thương nhỏ nên được khâu nội với lượng máu mất trung bình là 57 ml. Có 3 trường soi ngay khi phát hiện. Thời gian nằm hậu phẫu trung hợp phải chuyển mổ mở là 2 ca tổn thương tĩnh mạch bình là 5,5 ngày. chậu trái và 1 ca vào niệu quản, quá trình mổ mở xử lý Nguyễn Hòa và cs. Tạp chí Phụ sản 2024; 22(4):93-96. doi: 10.46755/vjog.2024.4.1744 95
  4. 4. BÀN LUẬN tôi chủ động giữ bệnh nhân nằm viện lâu hơn để đảm 4.1. Đặc điểm chung bảo tình trạng sức khỏe ổn định trước khi xuất viện. Phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu là phụ nữ lớn Tỷ lệ thành công trong nghiên cứu của chúng tôi là tuổi, đã mãn kinh. Độ tuổi trung bình của nhóm này là 54 cao (53 ca mổ nội soi thành công chiếm 94,6%), phù hợp ± 8 (từ 37 đến 67 tuổi). Số lần sinh thường trung bình là với kết quả từ các nghiên cứu trước đây của Nguyễn Văn 4,88 ± 0,36, với 87,5% bệnh nhân đã sinh từ 3 lần trở lên. Ân, Zhang, Kaori và Panel, cho thấy phẫu thuật nội soi Tỷ lệ mắc POP tăng có thể là hệ quả của quá trình lão cố định sàn chậu vào mỏm nhô xương cùng có hiệu quả hóa, thoái hóa sinh lý và sự giảm nồng độ estrogen. Sự cao [3], [7], [8]. giảm nồng độ hormone sinh dục ở phụ nữ mãn kinh cũng là yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ tiến triển POP [6]. Các yếu 5. KẾT LUẬN tố nguy cơ chính bao gồm mãn kinh (74,6% bệnh nhân), Phẫu thuật nội soi treo tử cung/mỏm cắt vào mỏm mang thai và sinh thường, dẫn đến tổn thương trực tiếp nhô là phương pháp xâm lấn tối thiểu và hiệu quả. Cần cơ sàn chậu và mô liên kết và các hoạt động gây tăng áp có thêm các nghiên cứu với số lượng bệnh nhân lớn hơn, lực ổ bụng mạn tính như khuân vác vật nặng, béo phì, ho thiết kế nghiên cứu chặt chẽ hơn để đánh giá mức độ an mãn tính và táo bón. toàn, tỷ lệ tái phát, mức độ hài lòng của bệnh nhân so với Sa sinh dục mức độ nặng (≥ độ III) chiếm đa số, với các phương pháp điều trị sa sinh dục khác. 85,7% bệnh nhân ở độ III và 5,4% ở độ IV. Tỷ lệ mắc bệnh ở các mức độ này cao có thể do phụ nữ thường ngại đi TÀI LIỆU THAM KHẢO khám sớm các vấn đề về tiết niệu – sinh dục. Chỉ khi 1. Nguyễn Văn Ân, Võ Trọng Thanh Phong, Phạm Hữu khối sa trồi ra ngoài màng trinh gây khó chịu và xuất hiện Đoàn, Nguyễn Tế Kha, Nguyễn Ngọc Châu, Ngô Đại Hải, các triệu chứng tiểu khó, bệnh nhân mới tìm đến các cơ Phạm Phú Phát. Áp dụng phẫu thuật nội soi treo âm đạo sở y tế. vào mỏm nhô để điều trị sa sinh dục nặng. Tạp chí Y học 4.2. Đánh giá kết quả TP.HCM. 2014, 18(1), 424-429. Thời gian phẫu thuật trung bình là 140 ± 47,9 phút, 2. Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Phan Thị Nga, Văn Phụng Thống, thấp hơn so với nghiên cứu trước đó của Nguyễn Văn Nguyễn Thị Vĩnh Thành, Nguyễn Thị Thanh Tâm, Hồ Kỳ Ân [1]. Một phần lý do là do phần lớn bệnh nhân trong Thu Nguyệt, Nguyễn Bá Mỹ Ngọc. Đánh giá bước đầu nghiên cứu này không có vết mổ cũ, do đó không cần hiệu quả và độ an toàn của phẫu thuật treo tử cung vào phải gỡ mạc nối và ruột non hay tử cung dính vào thành mỏm nhô xương qua nội soi ổ bụng trong điều trị sa tử bụng, điều này giúp giảm thời gian phẫu thuật. Hơn nữa, cung tại bệnh viện Từ Dũ. Tạp chí Y học TP.HCM. 2011, phẫu thuật được thực hiện bởi 1 ekip chuyên sâu, nên 14(2), 89-95. thời gian rút ngắn dần theo số lượng các ca mổ từ 240 3. Jain N, Kamra J, Srinivas S. Laparoscopic Pectopexy phút ở những ca đầu tiên đến ca ngắn nhất là 90 phút. Vs Sacrohysteropexy/Sacrocolpopexy in management of pelvic organ prolapse: a review of literature. Journal Lượng máu mất trong phẫu thuật trung bình là 57 ± of Gynecology Obstetrics and Human Reproduction. 8,25 ml, toàn bộ đều dưới 100 ml. Kết quả này tương 2020; 38(3):187-191. tự với nghiên cứu của Kaori và cộng sự (2017) với mức 4. Bacle J, Paptsoris AG, Bigot P et al. Laparoscopic trung bình 50 ml [7]. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Ân promontofixation for pelvic organ prolapse: A 10-year cũng cho thấy lượng máu mất trong phẫu thuật là thấp, single-center experience with 501 cases. International trung bình là 36,4 ± 20,5 ml [1]. Nhìn chung, tỷ lệ mất máu Journal of Urology. 2011, 18, 821-826. trong phẫu thuật nội soi mỏm nhô là không cao, lượng 5. Nezhat et al. Laparoscopic sacral colpopexy for máu mất không đáng kể. vaginal vault prolapse. Obstetrics and Gynecology. 1994, Biến chứng sau mổ ghi nhận gồm có 3 trường hợp 84(5), 885-888 chuyển mổ mở (5,4%), 1 trường hợp tổn thương bàng 6. Khan A, Jaleel R, Nasrullah FD. Sacrohysteropexy quang (1,8%), 1 trường hợp tổn thương niệu quản (1,8%), performed as uterus conserving surgery for pelvic organ và 2 trường hợp chảy máu (3,6%). Không ghi nhận các prolapse: Review of case files. Pakistan Journal of trường hợp tụ dịch ổ bụng, nhiễm trùng vết mổ. Tỷ lệ biến Medical Sciences. 2016; 32(6):1231-1236. chứng tuy thấp nhưng đều là các tai biến nguy hiểm. Vì 7. Kaori Hoshino, Kazuaki Yoshimura, Kazuaki vậy chúng ta cần phẫu thuật thận trọng và sẵn sàng Nishimura, Toru Hachisuga. How to reduce the operative dụng cụ và phẫu thuật viên mạch máu và niệu quản. time of laparoscopic sacrocolpopexy, Gynecology and Trong nghiên cứu những biến chứng này được phát hiện Minimally Invasive Therapy. 2017, 6, 17 – 19.. và điều trị kịp thời, không có biến chứng nghiêm trọng 8. P. Panel, F. Soffray, E. Roussillon, C. Devins, M. xảy ra trong giai đoạn nghiên cứu. Brouziyne, S. Abramowicz. Glue mesh fixation: Feasibility, Thời gian nằm hậu phẫu trung bình là 5,5 ± 1,3 ngày, tolerance, and complication assessment. Results 24 dài hơn so cao hơn các nghiên cứu của Panel [8] do đặc months after laparoscopic sacrocolpopexy. Journal of điểm bệnh nhân lớn tuổi trong nghiên cứu này, yêu cầu Gynecology Obstetrics and Human Reproduction. 2017, theo dõi đa chuyên khoa trước và sau phẫu thuật. Chúng 44(6). 96 Nguyễn Hòa và cs. Tạp chí Phụ sản 2024; 22(4):93-96. doi: 10.46755/vjog.2024.4.1744
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
42=>0