intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá kết quả điều trị sau 2 tháng bằng phác đồ 2RHZE/4RHE ở bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) tại bệnh viện Lao và bệnh Phổi Hải Phòng năm 2016

Chia sẻ: Bình Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

39
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tiến hành mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của lao phổi mới AFB(+). Đánh giá triệu chứng cơ năng hô hấp, kết quả Xquang phổi và kết quả âm hóa AFB đờm sau 2 tháng điều trị bằng phác đồ 2RHZE/4RHE.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá kết quả điều trị sau 2 tháng bằng phác đồ 2RHZE/4RHE ở bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) tại bệnh viện Lao và bệnh Phổi Hải Phòng năm 2016

  1. CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SAU 2 THÁNG BẰNG PHÁC ĐỒ 2RHZE/4RHE Ở BỆNH NHÂN LAO PHỔI MỚI AFB(+) TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI HẢI PHÒNG NĂM 2016 BSCKII. Lê Đức Nguyên, BSCKI. Phùng Thị Huyền BV Phổi Hải Phòng TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của lao phổi mới AFB(+). Đánh giá triệu chứng cơ năng hô hấp, kết quả Xquang phổi và kết quả âm hóa AFB đờm sau 2 tháng điều trị bằng phác đồ 2RHZE/4RHE. Đối tượng: Tiến hành nghiên cứu trên 217 bệnh nhân lao phổi mới AFB đờm (+) được điều trị bằng phác đồ 2RHZE/4RHE tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hải Phòng. Thời gian từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2016. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu theo phương pháp mô tả, cắt ngang, hồi cứu. Kết quả và kết luận: Tỉ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn nữ (76.96%; 23.04% ), p < 0.001. Các triệu chứng cơ năng hô hấp hay gặp là ho: 88.94%, các triệu chứng đau ngực: 12,44%, khó thở: 4,15%. AFB đờm 1+ (51.61%), AFB đờm 2+: 35.02%, AFB đờm 3 +: 13.37% (p < 0.05). Xquang phổi của bệnh nhân lao phổi mới AFB (+) có tổn thương độ I (57,60%), độ II (39,17%), độ III (3,23%). 100% bệnh nhân không còn ho, khó thở, đau ngực sau 2 tháng điều trị. Kết quả AFB đờm sau 1 tháng điều trị còn 26.73% bệnh nhân dương tính, sau 2 tháng còn 3.23% bệnh nhân dương tính. Xquang phổi: Sau 2 tháng điều trị thay đổi tốt: 88.94%. ABSTRACT Target: Describe clinical and subclinical symptoms of new AFB (+) pulmonary tuberculosis. Assessments of respiratony function symptoms, pulumonany X-raf results, the results of AFB negative sputum after 2months of treatment by 2RHZE/4RHE regimen. Subjects: Conducting research on 217 patients with new AFB sputum pulmonary and tuberculosis who are being treated by 2RHZE/4RHE regimen in Hai Phong tuberculosis and lung hospital. Time from 01/2016 to 12/2016. Research methods: Research by the method: description, transection, retrospectivestudy. Results and conclusions: The incidence of tuberculosis is higher in men than in women (76,96%; 23,04%), p < 0,001. Respiratony functino symtoms are: cough 88,94% chest pain symptoms 12,44%, shortness of beath: 4,15%, AFB sputum 1+ (51,61%), AFB sputum 2+: 35.02%, AFB sputum 3+: 13.37% (P < 0.05). X-Ray lung of new AFB (+) pulmonary tuberculosis patients, hurt level I (57.60%), II (39,17%), III (3,23%). 100% no longer cough, shortness of breath, chest pain after 2 months of treatment. AFB sputum result after 1 month is only 26.73%. Positive patients; and 2 months is only 3.23% positive patients, X-ray lung change well after 2months treatment is 88.94%. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong cuộc chiến đấu tranh thanh toán bệnh lao thì hóa trị liệu đóng một vai trò hết sức quan trọng, là một khâu cơ bản nhằm cắt đứt nguồn lây, làm hạ thấp tỷ lệ mắc lao và làm giảm tỷ lệ tử vong do bệnh lao gây ra. Từ khi có các thuốc chống lao ra đời cho đến nay, để điều trị bệnh lao Hiệp hội chống lao và bệnh phổi quốc tế (IUATLD) đã đưa ra nhiều phác đồ điều trị và đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Từ năm 1972 phác đồ hóa trị liệu ngắn ngày 119
  2. HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII (HTNN) ra đời đã cho phép giảm thời gian điều trị từ 18-24 tháng xuống còn 6-9 tháng và đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Hóa trị liệu ngắn ngày có ưu điểm là: âm hóa nhanh vi khuẩn lao, tăng tỷ lệ khỏi bệnh, tỷ lệ tái phát thấp, hạn chế phát sinh các chủng vi khuẩn lao kháng thuốc [1]. CTCLQG- BVPTƯ đã quyết định triển khai điều trị bệnh lao mới bằng công thức trên tại các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng và Thành phố Hồ Chí Minh từ 1/7/2013. Hải Phòng đã áp dụng công thức 2RHZE/4RHE. Việc nghiên cứu đánh kết quả điều trị lao phổi của phác đồ 6 tháng, các tác dụng không mong muốn của các thuốc trong thời gian điều trị tấn công và củng cố, để góp phần đánh giá đúng tác dụng của phác đồ ngắn hạn này là rất cần thiết. Tuy vậy ở Hải Phòng chưa có nghiên cứu nào. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài này với 2 mục tiêu: 1. Mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của lao phổi mới AFB(+) tại Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Hải Phòng năm 2016. 2. Đánh giá kết quả điều trị tấn công lao phổi mới AFB(+) bằng phác đồ 2RHZE/4RHE tại Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Hải Phòng năm 2016. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu * Tiêu chuẩn lựa chọn: Tiến hành nghiên cứu trên 217 bệnh nhân lao phổi mới AFB đờm (+) được điều trị bằng phác đồ 2RHZE/4RHE tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hải Phòng. Thời gian từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2016. - Tiêu chuẩn chẩn đoán lao phổi AFB(+): có một trong ba tiêu chuẩn sau [6] + Xét nghiệm đờm trực tiếp tối thiểu có hai tiêu bản AFB(+) từ hai mẫu đờm khác nhau. + Xét nghiệm đờm trực tiếp có một tiêu bản AFB (+) và có hình ảnh tổn thương nghi ngờ lao trên phim Xquang phổi. + Xét nghiệm đờm trực tiếp một tiêu bản AFB (+) và nuôi cấy (+). - Tiêu chuẩn chẩn đoán lao phổi mới như sau: Lao phổi được phát hiện lần đầu tiên, chưa được điều trị đặc hiệu lao hoặc mới điều trị lao nhưng chưa quá một tháng. * Tiêu chuẩn loại trừ: + Người bệnh dưới 16 tuổi. + Lao phổi AFB (+), nhưng không phải lao mới (lao tái phát, lao tái trị, lao kháng thuốc, lao mạn tính…). + Người bệnh đồng nhiễm lao - HIV. + Có các bệnh kết hợp khác như: đái tháo đường, viêm gan B, xơ gan, suy hô hấp, suy tim nặng, suy thận nặng. + Người bệnh có thai, cho con bú… + Người bệnh phải thay đổi phác đồ trong quá trình điều trị. 120
  3. CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hải Phòng. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2016 - 12/2016. 2.3. Phương pháp nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu theo phương pháp mô tả, cắt ngang, hồi cứu. - Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu theo kỹ thuật không xác xuất với mẫu thuận tiện. Chọn được 217 bệnh án bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) được điều trị bằng phác đồ 2RHZE/4RHE tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hải Phòng trong thời gian nghiên cứu và đủ tiêu chuẩn đã nêu ở trên. 2.4. Nội dung và các chỉ số nghiên cứu - Nghiên cứu lâm sàng: + Triệu chứng cơ năng hô hấp: ho, khó thở, đau ngực. + Các triệu chứng lâm sàng tiến triển theo thời gian điều trị. - Nghiên cứu hình ảnh X-quang phổi: + Tìm hiểu mức độ của tổn thương: diện tích tổn thương. + Biến đổi đặc điểm tổn thương, diện tích tổn thương theo thời gian điều trị (thu hẹp, không còn, hoặc tiến triển nặng hơn xuất hiện tổn thương mới, hay tổn thương rộng ra…). - Nghiên cứu kết quả xét nghiệm AFB đờm: Kết quả xét nghiệm đờm được đánh giá theo: + Mức độ dương tính: 1 (+), 2 (+), 3 (+). + Thời gian AFB đờm bắt đầu (-) theo xét nghiệm định kỳ. + Tỷ lệ AFB đờm âm tính. 2.5. Phương pháp xử lý số liệu - Số liệu được nhập, xử lý, phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. - Thiết lập các bảng, biểu, đồ thị phù hợp mục tiêu nghiên cứu. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới 23,04% Nam Nữ 76,96% Hình 3.1. Phân bố bệnh3.1. Hình nhân theobố Phân giớibệnh nhân theo giới Nhận xét: Bệnh nhân nam lao phổi AFB (+) chiếm tỷ lệ rất cao (76.96%), nữ giới chiếm tỷ lệ thấp: 23.04%, sự khác biệt về giới có ý nghĩa thống kê (p < 0.001). 121
  4. HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII 3.2. Triệu chứng cơ năng hô hấp 88.94% 90% 80% 70% 60% 50% 40% Khó thở 30% Đau ngực 20% 12.44% Ho 10% 4.15% 0% Khó thở Đau ngực Ho Hình Hình 3.2. 3.2.chứng Triệu Triệucơ chứng năngcơ năng Nhận xét: Triệu chứng cơ năng thường gặp của đối tượng nghiên cứu là ho (88.94%), các triệu chứng khác như đau ngực, khó thở lần lượt chiếm các tỷ lệ: 12.44%, 4.15%. 3.3. Mức độ AFB (+) đờm trước điều trị (P< 0,05) 13.37% 51.61% AFB (+) 35.02% AFB(++) AFB (+++) Hình Hình 3.3. 3.3.độ Mức Mức độ(+) AFB AFB (+)trước đờm đờm điều trướctrịđiều trị Nhận xét: Trước điều trị, 51.61% bệnh nhân AFB đờm (+) chiếm tỷ lệ cao nhất, bệnh nhân có AFB đờm (++), AFB đờm (+++) chiếm tỷ lệ thấp hơn lần lượt: 35.02%, 13.37%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0.05). 3.4. Mức độ tổn thương trên phim Xquang phổi 57,60% 60% 50% 39,17% 40% 30% Độ I 20% Độ II 10% 3,23% Độ III 0% Độ I Độ II Độ III Hình3.6. Hình 3.6.Mức Mứcđộ độtổn tổnthương thươngtrên trênXXquang quangphổi phổi 122
  5. CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 Nhận xét: Trước điều trị, trên Xquang phổi của bệnh nhân lao phổi mới AFB đương tính: 125/217 bệnh nhân có tổn thương độ I (57.60%), 85/217 bệnh nhân lao phổi có tổn thương độ II (39.17%), 7/217 bệnh nhân có tổn thương độ III (3.23%). 3.5. Thay đổi triệu chứng lâm sàng sau điều trị Bảng 3.1. Triệu chứng cơ năng sau điều trị Trước điều trị Sau 1 tháng Sau 2 tháng Triệu chứng n n Tỷ lệ% n Tỷ lệ% Ho 193 28 12.9 0 100 Đau ngực 27 2 0.92 0 100 Khó thở 9 0 100 0 100 Nhận xét: Trước điều trị 193/217 bệnh nhân có triệu chứng ho, sau 1 tháng điều trị còn 28/217 bệnh nhân còn ho chiếm tỷ lệ 12.9%. Sau 2 tháng, các triệu chứng cơ năng: ho, đau ngực, khó thở ở bệnh nhân lao phổi mới AFB (+) giảm 100%. 3.6. AFB đờm 100% 96,77% 98% 100% 73,27% 80% 60% Âm tính 40% 26,73% Dương tính 20% 0% 3,23% 0% 0% Trước điều trị Sau 1 tháng Sau 2 tháng Sau 6 tháng Hình 3.5. Thời gian âm hóa đờm Nhận xét: Trước điều trị 100% bệnh nhân AFB đờm dương tính, sau 1 tháng điều trị còn 26.73% bệnh nhân dương tính, sau 2 tháng còn 3.23%. 3.7. Xquang phổi Bảng 3.2. Thay đổi hình ảnh trên Xquang phổi sau điều trị Sau 1 tháng Sau 2 tháng Diễn biến tổn thương n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % Thay đổi tốt 137 63.13 193 88.94 Thay đổi ít 68 31.34 22 10.14 Không thay đổi 12 5.53 2 0.92 Tổng 217 100 217 100 123
  6. HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII Nhận xét: - Sau 1 tháng điều trị tổn thương trên Xquang phổi đáp ứng điều trị thay đổi tốt: 63.13%, thay đổi ít: 31.34%, không thay đổi: 5.53%. - Thay đổi hình ảnh tổn thương trên Xquang phổi sau 2 tháng điều trị, thay đổi tốt: 88.94%, thay đổi ít: 10.14%, không thay đổi: 5.53%. IV. BÀN LUẬN 4.1. Phân bố lao phổi mới AFB dương tính theo giới Nhiều nghiên cứu trong nước và ngoài nước đều chỉ ra rằng tỷ lệ lao phổi ở nam cao hơn so với nữ. Bệnh nhân nam trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ 76.96%, cao hơn rất nhiều so với bệnh nhân nữ (23.04%), sự khác biệt về giới có ý nghĩa thống kê (p < 0.001) (Biểu đồ 3.1). Borikic DJ và cộng sự nghiên cứu ở Belgrade: tỷ lệ nam mắc lao AFB (+) cao gấp 1.5 lần so với nữ [7]. Nghiên cứu của Bùi Công Chính: 84.1% bệnh nhân nam lao phổi mới AFB dương tính, 15.9% bệnh nhân nữ lao phổi AFB dương tính [2]. Theo CTCLQG ( 2010) tỷ suất về giới tính của bệnh nhân lao phổi mới AFB dương tính tăng dần theo từng năm từ 2.61 năm 2004 đến 2.92 năm 2010. Tuy nhiên vẫn thấp hơn rất nhiều so với kết quả điều tra dịch tễ lao toàn quốc năm 2006 - 2007 đưa ra ước tính tỷ lệ nam/ nữ là 4.8 lần[3]. 4.2. Triệu chứng cơ năng Triệu chứng cơ năng thường gặp ở bệnh nhân lao phổi mới AFB dương tính trong nghiên cứu của chúng tôi là ho (88.94%), 12.44% đau ngực, 4.15% khó thở (biểu đồ 3.2). Nguyễn Thị Phương Thảo, nghiên cứu 30 bệnh nhân lao phổi mới AFB dương tính: 100% bệnh nhân ho thúng thắng, đau tức ngực 60%. Nghiên cứu của Nguyễn Chí Trung cũng chỉ ra rằng ho khạc ở bệnh nhân lao phổi mới AFB dương tính chiếm tỷ lệ rất cao (86%) và 16% khó thở. Tương tự như vậy, kết quả nghiên cứu của Đinh Thị Hòa có 97.91% ho kéo dài, 29.83% khó thở, 30% đau ngực. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng khá phù hợp với một số tác giả trên, ho, đau ngực, khó thở cũng là các triệu chứng lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân lao phổi, đặc biệt lao phổi mạn tính, khởi phát bệnh từ từ và diễn biến của bệnh thường kéo dài. 4.3. Đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu - AFB đờm: Lê Bật Tân, mức 1+ và 2+ chiếm tỷ lệ 70.66%. Lê Thành Phúc tỷ lệ AFB dương tính 1+ và 2+: 86.8%. Lê Thị Thu Hà 70.1% bệnh nhân dương tính 1 (+), 17.5% bệnh nhân dương tính (2+), 12.3% bệnh nhân dương tính (3+). Kết quả nghiên cứu của Trần Xuân Hiệp cũng nhận thấy bệnh nhân có dương tính (1+) chiếm tỷ lệ cao nhất: 62.8%, dương tính (2+): 25.6% và thấp nhất là dương tính (3+): 12% [4]. So sánh với kết quả của các tác giả, kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá phù hợp khi nhận định AFB đờm dương tính (1+) chiếm tỷ lệ cao nhất, mức độ AFB dương tính 1+: 51.61%, 2+ 35.02%, 3+: 13.37%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0.05), (biểu đồ 3.3). 124
  7. CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 - X quang phổi: Vũ Quốc Minh cho thấy tổn thương độ II, III chiếm 86.7% [5]. Nghiên cứu của Trần Thị Xuân Phương cũng nhận thấy tổn thương độ II, III. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi mức độ tổn thương trên Xquang phổi hay gặp nhất là độ I (57.60%), có sự khác nhau này có thể do bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đến viện khám và điều trị sớm hơn. 4.4. Thay đổi triệu chứng cơ năng sau điều trị Trước điều trị có 193/217 bệnh nhân có triệu chứng ho, sau 1 tháng điều trị giảm 85.49% bệnh nhân không ho và cải thiện hẳn sau 2 tháng (100%). Tương tự như vậy các triệu chứng như đau ngực (sau 1 tháng giảm 92.59%), khó thở (sau 1 tháng giảm 100%), đều giảm 100% sau 2 tháng (bảng 3.1). Nghiên cứu của Đinh Thị Hòa sau 1 tháng điều trị ho ra máu từ 20.83% giảm còn 10.41%, sau 6 tháng điều trị ho khan còn 14.58%, ho đờm còn: 6.25%, ho máu còn 2.08%. Nghiên cứu của Trần Thị Xuân Phương, sau 2 tháng ho khạc đờm còn 33.33% ở nhóm I và 23.3% ở nhóm II. Như vậy so với các tác giả trên, bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có cải thiện hơn, có thể do bệnh nhân của chúng tôi đến sớm, không có các bệnh mạn tính như đái tháo đường, viêm gan hoặc HIV kèm theo…, tổn thương cũng không rộng nên các triệu chứng cơ năng cải thiện nhanh và tốt hơn. 4.5. Thời gian âm hóa đờm Trước điều trị 100% bệnh nhân AFB đờm dương tính, sau 1 tháng còn 26.73% bệnh nhân dương tính, sau 2 tháng còn 3.23% (biểu đồ 3.5). Kết quả nghiên cứu của Đinh Thị Hòa trên 48 bệnh nhân lao phổi mới AFB dương tính sau 1 tháng còn 10.42%, sau 2 tháng còn 2.08%. Nghiên cứu của Trịnh Xuân Hiệp [4], sau 2 tháng điều trị: 89.7%, sau kết thúc điều trị: 100%. Bùi Công Chính [2], tỷ lệ âm hóa đờm sau 2 tháng điều trị: 89.9%. Kết quả nghiên cứu chúng tôi khá phù hợp với Trịnh Xuân Hiệp và Bùi Công Chính, nhưng ở tháng 1 và tháng 2 cao hơn so với Đinh Thị Hòa, sở dĩ có sự khác nhau như trên là do phác đồ chúng tôi sử dụng có thời gian ngắn hơn nên sự tuân thủ của bệnh nhân cũng tốt hơn, mặt khác trong nghiên cứu của chúng tôi không có bệnh nhân đái tháo đường và đặc biệt là đối tượng có HIV- đối tượng khó tuân thủ phác đồ và khó quản lý nhất. 4.6. Thay đổi hình ảnh trên Xquang phổi sau điều trị Sự thay đổi hình ảnh tổn thương Xquang phổi rõ nhất là sau 2 tháng điều trị tấn công do có sự phối hợp của nhiều thuốc chống lao mạnh, đã tiêu diệt phần lớn số vi khuẩn trong tổn thương làm cho tổn thương không phát triển thêm, dần được hàn gắn nhanh chóng và lành bệnh. Sau 1 tháng điều trị tổn thương trên Xquang phổi đáp ứng điều trị thay đổi tốt: 63.16%, thay đổi ít: 31.34%, không thay đổi: 5.53%. Sau 2 tháng, thay đổi tốt lên 88.94% (Bảng 3.2). Nghiên cứu của Bùi Công Chính trên 69 bệnh nhân lao phổi mới AFB dương tính nhận xét: sau 2 tháng điều trị tổn thương phổi trên Xquang phổi đáp ứng điều trị thay đổi tốt: 57.3%, thay đổi ít: 41.2%, kết thúc điều trị có 91.3% thay đổi tốt và 7.3% thay đổi ít [2]. 125
  8. HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII Nghiên cứu của Trịnh Xuân Hiệp trên 78 bệnh nhân thấy sau 2 tháng điều trị 65.4% bệnh nhân tổn thương thay đổi tốt, 23% bệnh nhân tổn thương thay đổi ít, 11.6% bệnh nhân tổn thương không thay đổi và hoàn thành điều trị 100% bệnh nhân có thay đổi tốt [4]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá phù hợp với Bùi Công Chính và Lê Thị Thu Hà. V. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 217 bệnh nhân lao phổi mới AFB dương tính, chúng tôi xin rút ra một số kết luận sau: - Nam nhiều hơn nữ (76.96%; 23.04% ), p < 0.001. - Các triệu chứng cơ năng hô hấp hay gặp là ho: 88.94%, các triệu chứng đau ngực: 12,44%, khó thở: 4,15%. - AFB đờm 1+ (51.61%), AFB đờm 2+: 35.02%, AFB đờm 3 +: 13.37% (p < 0.05). - Xquang phổi của bệnh nhân lao phổi mới AFB (+) có tổn thương độ I (57,60%), độ II (39,17%), độ III (3,23%). - 100% bệnh nhân không còn ho, khó thở, đau ngực sau 2 tháng điều trị. - Kết quả AFB đờm sau 1 tháng điều trị còn 26.73% bệnh nhân dương tính, sau 2 tháng còn 3.23% bệnh nhân dương tính. - Xquang phổi: sau 2 tháng điều trị thay đổi tốt: 88.94%. VI. KHUYẾN NGHỊ Qua nghiên cứu 217 bệnh nhân lao phổi mới AFB dương tính tại Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Hải Phòng, chúng tôi xin đưa ra khuyến nghị: Nên áp dụng rộng rãi phác đồ 2RHZE/4RHE để điều trị bệnh nhân lao phổi mới AFB (+) tại cộng đồng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Việt Cồ, Lê Thanh Hải (2001). “Hiệu quả của hóa trị liệu ngắn ngày trong điều trị bệnh lao tại địa phương” (Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội). Hội nghị khoa học về lao và bệnh phổi TP. Hồ Chí Minh, 29-30 tháng 5-2001. Tóm tắt các công trình nghiên cứu, tr 20. 2. Bùi Công Chính (2009), “Đánh giá kết quả điều trị lao phổi mới AFB (+) của phác đồ 2RHZE/4RHZ”. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II. Đại học Y Hà Nội. 3. Chương trình chống lao quốc gia (2010). “Báo cáo tổng kết hoạt động CTCLQG năm 2010 và phương hướng hoạt động năm 2011” Hà Nội 3 -2011, tr 18 -21. 4. Trịnh Xuân Hiệp (2014), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị lao phổi mới AFB (+) tổn thương hẹp tai Bệnh viện 71 Trung ương”. Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II. Đại học Y dược Hải Phòng. 5. Vũ Quốc Minh (2003), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lao phổi mới AFB (+) và kiến thức về bệnh lao ở bệnh nhân là sinh viên”. Luận văn Thạc sĩ Y học. Đại học Y Hà Nội. 6. Trần Văn Sáng (2015), “Bệnh học lao”, NXB Y học, Hà Nội. 7. 7. Borikic D.J (1998)“Profile of turberculosis in hospitalized patients in a three year period (1995 – 1997)”. The International journal of tuberculosis anhd lung disease , 2: S 247 8. World Health Organization (2010), “Treatment of tuberculosis Guideline Fourth Edition”, WHO/ HTM/TB/200. 126
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2