Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỎI NIỆU QUẢN 1/3 TRÊN<br />
BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÁN SỎI QUA NỘI SOI NIỆU QUẢN<br />
NGƯỢC DÒNG VỚI NGUỒN TÁN LASER TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175<br />
Nguyễn Việt Cường*, Hoàng Thanh Bình*, Nguyễn Thị Hồng Oanh*, Nguyễn Thành Đức*,<br />
Trương Văn Thuận*, Hoàng Mạnh Hải*, Đỗ Trung Nam*, Nguyễn Văn Khẩn*, Hoàng Trọng Nghĩa*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá kết quả nội soi tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng năng lượng Laser điều trị sỏi niệu<br />
quản 1/3 trên.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang các bệnh nhân có sỏi niệu<br />
quản 1/3 trên được tán sỏi nội soi niệu quản bằng năng lượng Laser tại khoa Ngoại Tiết niệu bệnh viện quân y<br />
175 từ 1/2012 – 12/ 2014.<br />
Kết Quả nghiên cứu: 61 bệnh nhân (nam: 45; nữ: 16) với 61 niệu quản có sỏi đoạn 1/3 trên, kích thước sỏi<br />
trung bình: 12,4 ± 2,9 mm (9 – 20); thời gian tán trung bình: 23,5 ± 11,2 phút (15 – 52); ngày nằm hậu phẫu<br />
trung bình: 2,7 ± 1,2 ngày (1 – 7); tỷ lệ thành công: 59/61 trường hợp (96,8%); khi tiếp cận được sỏi, tỷ lệ sạch<br />
sỏi: 100%; tỷ lệ tai biến, biến chứng chung: 3/59 trường hợp (5,1%). Các trường hợp không thành công bao gồm:<br />
sỏi cao di chuyển lên thận khi tán (1/61); sỏi to, khảm, niêm mạc dưới sỏi phù nề dạng pô – líp (1/61).<br />
Kết luận: Nội soi tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng năng lượng laser với máy soi bán cứng điều trị sỏi<br />
niệu quản 1/3 trên có tỷ lệ thành công cao (96,8%), tỷ lệ tai biến, biến chứng thấp (5,1%) và thường là biến<br />
chứng nhẹ.<br />
Từ khóa: sỏi niệu quản<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ASSESS RESULTS OF RETROGRADE ENDOSCOPIC URETEROLITHOTRIPSY<br />
WITH LASER THERAPY IN TREATMENT OF PROXIMAL URETERAL STONNES<br />
AT MILITARY HOSPITAL 175<br />
Nguyen Viet Cuong, Hoang Thanh Binh, Nguyen Thi Hong Oanh, Nguyen Thanh Duc,<br />
Truong Van Thuan, Hoang Manh Hai, Do Trung Nam, Nguyen Van Khan, Hoang Trong Nghia<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 193 - 198<br />
Objectives: Assess results of retrograde endoscopic ureterolithotripsy with laser therapy in treatment of<br />
proximal ureteral stones.<br />
Materials and methods: prospective, cross – sectional descriptive studying patients with proximal ureteral<br />
stone, who have been treated by retrograde endoscopic ureterolithotripsy with laser therapy at the Department of<br />
Urology – Military Hospital 175 from 1/2012 – 12/2014.<br />
Results: 61 patients (male: 45; female: 16) with 61 ureters having proximal stones, stones size: 12.4 ± 2.9<br />
mm (9 – 20); operation time: 23.5 ± 11.2 min (15 – 52); hospital time of post operation: 2.7 ± 1.2 days (1 – 7);<br />
successful rate: 59/61 (96.8%); stone – free rate: 59/59 (100%); overall complications: 5.1%. Unsuccessful cases:<br />
stone moving up to the kidney (1/61); impacted stone (1/61).<br />
Conclusions: Retrograde endoscopic ureterolithotripsy by semi-regid ureteroscope with laser therapy has<br />
high successful rate and low rate of complications in treatment of proximal ureteral stones.<br />
* Bệnh viện 175<br />
Tác giả liên lạc: TS.BS. Nguyễn Việt Cường<br />
<br />
ĐT: 0903704056<br />
<br />
Email: cuongnguyen175@yahoo.com.vn<br />
<br />
193<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
<br />
Key words: ureteral stone.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sỏi niệu quản là bệnh thường gặp, chiếm<br />
khoảng 28–40% sỏi tiết niệu, đứng thứ hai sau<br />
sỏi thận. Đây là loại sỏi gây bế tắc và thương tổn<br />
sớm ở đường tiết niệu trên nếu không được điều<br />
trị kịp thời(7).<br />
Trước đây, điều trị sỏi niệu quản chủ yếu<br />
là mổ mở lấy sỏi. Hiện nay có nhiều phương<br />
pháp hiện đại như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi<br />
qua da, nội soi qua hoặc sau phúc mạc lấy sỏi<br />
niệu quản, tán sỏi niệu quản qua nội soi niệu<br />
quản ngược dòng.<br />
Tán sỏi qua nội soi niệu quản ngược dòng là<br />
một phương pháp điều trị ít xâm hại được ưu<br />
tiên lựa chọn. Nguồn năng lượng tán có thể là<br />
khí nén, siêu âm và laser. Mỗi nguồn năng lượng<br />
có những ưu điểm và hạn chế riêng. Dùng năng<br />
lượng Laser có ưu việt hơn hẳn do có thể phá<br />
hủy được mọi loại sỏi, không phụ thuộc vào độ<br />
cứng và kích thước của sỏi. Những trường hợp<br />
có niêm mạc sùi giả polip bọc quanh sỏi, có thể<br />
dùng laser đốt niêm mạc sùi, sau đó tán sỏi(2,3).<br />
Phương pháp tán sỏi qua nội soi niệu quản<br />
ngược dòng với nguồn tán laser điều trị sỏi niệu<br />
quản đoạn giữa và dưới đã được áp dụng rộng<br />
rãi ở Việt nam từ những năm đầu của thế kỉ 21và<br />
ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, với sỏi niệu<br />
quản đoạn 1/3 trên các nhà niệu khoa vẫn còn<br />
ngần ngại khi chỉ định và những nghiên cứu về<br />
vấn đề này chưa nhiều.<br />
Để góp phần xác định giá trị của phương<br />
pháp, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài trên<br />
nhằm mục tiêu: đánh giá kết quả nội soi tán sỏi<br />
niệu quản ngược dòng bằng năng lượng Laser<br />
điều trị sỏi niệu quản 1/3 trên tại bệnh viện Quân<br />
Y 175.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNGPHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng<br />
Gồm các bệnh nhân (BN) sỏi niệu quản<br />
(SNQ) 1/3 trên được nội soi niệu quản tán sỏi<br />
bằng Laser tại khoa tiết niệu bệnh viện Quân Y<br />
<br />
194<br />
<br />
175- bộ Quốc phòng từ tháng 1 năm 2012 đến<br />
tháng 12 năm 2014.<br />
Các bệnh nhân được khám lâm sàng, làm<br />
các xét nghiệm thường qui, siêu âm chụp Xquang tiết niệu thường (KUB) và chụp thận<br />
thuốc tĩnh mạch (UIV). Một số trường hợp sỏi<br />
kém cản quang được chụp cắt lớp vi tính đa lát<br />
cắt (MS. CT.Scan) hệ niệu có dựng hình niệu<br />
quản.<br />
<br />
Tiêu chuẩn lựa chọn<br />
BN có sỏi NQ 1/3 trên một hoặc hai bên<br />
trên hệ niệu, có kết hợp sỏi thận hoặc không,<br />
kích thước sỏi ≤ 20 mm, có chỉ định điều trị<br />
bằng phương pháp tán sỏi nội soi NQ ngược<br />
dòng, hợp tác tham gia nghiên cứu sau khi<br />
được tư vấn.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Tiến cứu có can thiệp, mô tả cắt ngang,<br />
không đối chứng.<br />
Các chỉ tiêu nghiên cứu<br />
* Đặc điểm BN:<br />
- Tuổi, giới, một số triệu chứng lâm sàng,<br />
tiền sử phẫu thuật, bệnh kết hợp.<br />
* Đặc điểm sỏi: Vị trí, số lượng, kích thước,<br />
đậm độ cản quang, màu sắc của sỏi<br />
* Đặc điểm của đường niệu phía trên sỏi:<br />
Mức độ ứ nước của thận, hình dáng đài bể thận,<br />
chức năng thận bên có sỏi trên UIV, hình dáng<br />
của NQ, lưu thông đường niệu.<br />
* Kết quả nội soi tán sỏi niệu quản<br />
(NSTSNQ).<br />
- Tỉ lệ thành công, thời gian tán, tỉ lệ đặt<br />
sonde JJ.<br />
- Đặc điểm sỏi và hệ niệu, kết quả ngay sau<br />
tán, những khó khăn khi tiến hành phẫu thuật,<br />
tai biến gặp phải, nguyên nhân và cách khắc<br />
phục.<br />
- Thống kê ngày điều trị hậu phẫu, thời<br />
gian rút thông tiểu, các biến chứng sớm sau<br />
phẫu thuật.<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
- Kết quả khi tái khám: Sạch sỏi, cải thiện<br />
giãn đài bể thận và chức năng thận. (bệnh nhân<br />
được tái khám sau 1 tháng và 3 tháng, chụp<br />
KUB, Siêu âm, UIV, xạ hình thận nếu có)<br />
<br />
Phương tiện nghiên cứu<br />
Bộ NSTSNQ gồm ống soi cứng 9.5Fr KarlStorz, máy tán sỏi Laser Sphinx Ho: YAG- Fiber<br />
400-600 micron của hãng Lisa Laser CHLB Đức.<br />
Máy X-quang C- arm, dây dẫn đường, rọ bắt sỏi.<br />
Qui trình nội soi tán sỏi niệu quản<br />
Bệnh nhân được gây tê tủy sống hoặc gây<br />
mê nội khí quản. Nằm tư thế sản khoa. Đặt máy<br />
soi vào bàng quang (BQ), xác định 2 miệng NQ.<br />
Luồn dây dẫn đường qua miệng NQ, đưa ống<br />
soi theo dây dẫn tiếp cận sỏi. Luồn đây dẫn qua<br />
sỏi làm dây dẫn an toàn, rút máy soi, để dây dẫn<br />
an toàn ngoài máy soi và đưa lại máy soi tiếp<br />
cận sỏi. Sỏi được tán vụn bằng đầu tán Laser, đối<br />
với những mảnh sỏi lớn hơn được lấy ra ngoài<br />
bằng rọ bắt sỏi. Đặt nòng NQ bằng thông JJ sau<br />
tán sỏi. Đặt sonde tiểu lưu 24 giờ. Rút thông JJ<br />
sau 1 tháng.<br />
<br />
Xử lí số liệu<br />
Các số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS<br />
16.0.<br />
<br />
nhiễm E. coli. Các trường hợp này được điều trị<br />
kháng sinh theo kháng sinh đồ, cấy khuẩn lại kết<br />
quả đều âm tính trước tán sỏi.<br />
12/61 BN (19,7%) có tiền sử phẫu thuật hệ<br />
niệu cùng bên hoặc khác bên: Tán sỏi ngoài cơ<br />
thể (4/61), NSTSNQ ngược dòng (3/61), nội soi<br />
sau phúc mạc (1/61), mổ mở lấy sỏi thận hoặc<br />
NQ (4/61).<br />
Bệnh kết hợp thường gặp: Đái tháo đường,<br />
tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, viêm gan vi<br />
rút…<br />
<br />
Đặc điểm sỏi<br />
Bảng 1: Vị trí sỏi niệu quản<br />
Vị trí sỏi<br />
Số trường hợp<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
Đặc điểm bệnh nhân<br />
Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi thực<br />
hiện NSTSNQ bằng laser 61 BN. Trong đó, nam:<br />
45, nữ: 16, tỉ lệ nam/ nữ = 2,8/1.<br />
Tuổi 20 - 60 chiếm đa số (85%). Tuổi trung<br />
bình 43,2 ± 11,8; nhỏ nhất 24; lớn nhất 77.<br />
Các triệu chứng lâm sàng thường gặp: Sốt<br />
(3,8%), đau hông lưng âm ỉ (75%), đau quặn thận<br />
(26,7%), tiểu máu đại thể hoặc vi thể (35,7%), tiểu<br />
rắt, buốt (35,2%). 12/61 BN (19,7%) được cấy<br />
khuẩn nước tiểu kết quả có 2 trường hợp (16,7%)<br />
Bảng 5: Mức độ ứ nước của thận trên siêu âm<br />
Không ứ nước<br />
0<br />
<br />
Độ I<br />
25 (41%)<br />
<br />
Ngang L2-3 Ngang L4-5<br />
12<br />
49<br />
19,7<br />
80,3<br />
<br />
Tổng<br />
61<br />
100<br />
<br />
Trong 61 BN, với 61 NQ có sỏi được tán thì<br />
sỏi ngang vị trí L2-3 chiếm đa số (80,3%).<br />
Bảng 2: Kích thước sỏi niệu quản<br />
< 10 mm<br />
11 (18 %)<br />
<br />
10- 15mm<br />
40 (65,6%)<br />
<br />
16-20<br />
10 (16,4%)<br />
<br />
Tổng<br />
61 (100%)<br />
<br />
Kích thước sỏi nhỏ nhất: 9 mm, lớn nhất: 20<br />
mm, trung bình là 12,4 ± 2,9mm.<br />
Bảng 3: Số lượng sỏi<br />
1 viên<br />
<br />
2 viên gần<br />
nhau<br />
3 (4,9%)<br />
<br />
57(93,4%)<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
Ứ nước<br />
Siêu âm<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
2 viên xa Chuỗi sỏi<br />
nhau<br />
0<br />
1 (1,7%)<br />
<br />
Tổng<br />
61<br />
(100%)<br />
<br />
Tỉ lệ một viên sỏi chiếm đa số (93,4%), chuỗi<br />
sỏi sau tán sỏi ngoài cơ thể (1,7%).<br />
<br />
Đặc điểm của đường niệu bên tán sỏi<br />
Bảng 4. Phân tiết thuốc của thận trên UIV<br />
Phân tiết<br />
thuốc<br />
<br />
Bình<br />
thường<br />
25 (41%)<br />
<br />
Chậm<br />
<br />
Không<br />
Tổng<br />
phân tiết<br />
29 (47,5%) 7 (11,5%) 61 (100%)<br />
<br />
Thận chậm phân tiết và không phân tiết<br />
chiếm tỉ lệ 59%.<br />
<br />
ĐộII<br />
29 (47,5%)<br />
<br />
Độ III<br />
7 (11,5%)<br />
<br />
Tổng<br />
61 (100%)<br />
<br />
Thận ứ nước độ I và II chiếm tỉ lệ cao trên<br />
siêu âm (88,5%).<br />
<br />
195<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Kết quả nội soi tán sỏi niệu quản bằng<br />
Ho: YAG Laser<br />
NQ hẹp nhẹ, gập góc là những bất thường có<br />
thể gặp (21,2%).<br />
<br />
Tình trạng NQ khi soi<br />
Bình thường<br />
Hẹp nhẹ<br />
Gập góc không hoàn toàn<br />
Tổng<br />
<br />
Số trường hợp<br />
42<br />
12<br />
7<br />
61<br />
<br />
Tăng sinh dạng pô-líp<br />
7<br />
11,7<br />
<br />
Sỏi khảm<br />
12<br />
20,0<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
68,8<br />
19,7<br />
11,5<br />
100<br />
<br />
Bảng 6: Tình trạng niệu quản dưới sỏi khi soi<br />
Bảng 7: Niêm mạc NQ tại vị trí sỏi trước khi tán<br />
Niêm mạc niệu quản<br />
Số lượng<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
Bình thường<br />
20<br />
33,3<br />
<br />
Xung huyết<br />
21<br />
35,0<br />
<br />
60/61 trường hợp soi và tiếp cận sỏi ghi nhận<br />
31,5% trường hợp sỏi khảm hoặc tăng sinh niêm<br />
mạc dạng pô – líp.<br />
- Tỉ lệ đặt được máy soi tiếp cận sỏi và tán<br />
sỏi thành công là 59/61 niệu quản có sỏi (96,8%).<br />
2 trường hợp thất bại bao gồm: 1 trường hợp sỏi<br />
kích thước lớn, khảm vào niêm mạc niệu quản,<br />
niêm mạc tại vị trí sỏi tăng sinh dạng pô – líp<br />
phải chuyển nội soi sau phúc mạc lấy sỏi; trường<br />
hợp còn lại sỏi di chuyển lên thận.<br />
- Thời gian mổ trung bình 23,5 ± 11,2 phút<br />
(15- 52 phút).<br />
- Ngày điều trị hậu phẫu trung bình 2,7 ± 1,2<br />
ngày (1 – 7 ngày).<br />
- Tỉ lệ sạch sỏi đạt 100%; Sạch ngay sau tán<br />
sỏi 53/59 TH (89, 8%), sạch sau 4 tuần 6/59 TH<br />
(10,2%).<br />
<br />
Tai biến<br />
+ Không có trường hợp nào thủng, đứt niệu<br />
quản hoặc chảy máu nhiều cần phải can thiệp bổ<br />
sung.<br />
+ 1 BN sỏi di chuyển lên thận (1,7%), đặt JJ<br />
lưu sau đó chuyển tán sỏi ngoài cơ thể.<br />
<br />
Biến chứng<br />
1TH nhiễm khuẩn niệu (1,7%), 2TH chảy<br />
máu (3,4%), 1TH đau quặn thận (1,7%). Tỷ lệ<br />
bệnh nhân có biến chứng: 3/59 (5,1%).<br />
<br />
BÀNLUẬN<br />
Đặc điểm bệnh nhân<br />
61 BN sỏi NQ 1/3 trên được NSTSNQ ngược<br />
dòng bằng laser, tỉ lệ nam/nữ: 2,8/1. Tuổi trong<br />
khoảng từ 20 - 60 chiếm đa số (85%), là độ tuổi<br />
lao động. Lí do vào viện đau hông lưng âm ỉ<br />
<br />
196<br />
<br />
Tổng<br />
60<br />
100<br />
<br />
hoặc đau quặn thận, tiểu buốt, rắt, tiểu máu đại<br />
thể hoặc vi thể. 12/61 BN có biểu hiện nhiễm<br />
trùng niệu trước mổ đều được cấy khuẩn nước<br />
tiểu, điều trị bằng kháng sinh, kháng viêm và hết<br />
các biểu hiện lâm sàng cũng như xét nghiệm về<br />
bình thường, chúng tôi mới tiến hành phẫu<br />
thuật. Trong nghiên cứu có 12 BN (19,7%) đã có<br />
tiền sử phẫu thuật cùng bên hoặc khác bên, ảnh<br />
hưởng đến chức năng thận, đường niệu phía<br />
trên và dưới sỏi.<br />
<br />
Đặc điểm sỏi và đường niệu bên tán sỏi<br />
Vị trí sỏi thường gặp ở ngang mức L4 – L5<br />
(49/61 TH), 12/61 BN (19,7%) có sỏi NQ ngang<br />
mức L2 – L3 là vị trí gần khúc nối niệu quản –<br />
bể thận nên khó tiếp cận sỏi và nguy cơ sỏi di<br />
chuyển lên thận cao hơn. Kích thước sỏi trung<br />
bình 12,4 ± 2,9 mm, trong đó đa số có kích<br />
thước trong khoảng 10 – 15 mm (65,6%).Theo<br />
nghiên cứu của Park và cộng sự (1998), không<br />
như tán sỏi ngoài cơ thể, tỉ lệ sạch sỏi khi điều<br />
trị bằng phương pháp tán sỏi nội soi NQ<br />
ngược dòng năng lượng laser ít thay đổi theo<br />
kích thước mà phụ thuộc nhiều hơn vào vị trí<br />
sỏi. Turkc và cộng sự (2011) nghiên cứu phân<br />
tích đa trung tâm, tỉ lệ sạch sỏi với NQ đoạn xa<br />
khoảng 90- 100%, sỏi NQ đoạn gần (sỏi NQ 1/3<br />
trên) chỉ khoảng 74%(9). Trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi có 3 TH niệu quản có 2 viên sỏi và 1<br />
TH chuỗi sỏi sau tán sỏi thận ngoài cơ thể. Tuy<br />
nhiên các trường hợp này sỏi nằm gần nhau<br />
nên cũng ít ảnh hưởng tới việc tiếp cận và<br />
kiểm soát sỏi khi tán.<br />
Ứ nước thận, thận không phân tiết thuốc,<br />
tắc nghẽn lưu thông, dãn đài bể thận và niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
quản, hẹp niệu quản là những biến chứng do<br />
<br />
sỏi. Chúng tôi không gặp các biến chứng lớn<br />
<br />
sỏi gây ra phù hợp với y văn . BN Thận ứ<br />
<br />
như thủng, đứt NQ hoặc chảy máu lớn cần phải<br />
<br />
nước độ III (7 BN) thường có sùi niêm mạc giả<br />
<br />
chuyển phương pháp điều trị. Trong ngiên cứu<br />
<br />
polip dưới sỏi. Dùng Laser đốt sạch niêm mạc<br />
<br />
của Nguyễn Minh Tuấn(2012) có 1 TH (1,7%)<br />
<br />
sùi, bộc lộ sỏi để tán sỏi. Đây là ưu điểm vượt<br />
<br />
thủng NQ(5). Đỗ Ngọc Thế (2012) nghiên cứu về<br />
<br />
trội của tán sỏi Laser so với cơ học. 19/61 BN<br />
<br />
TSNSNQ ngược dòng bằng Laser có tỉ lệ sỏi di<br />
<br />
(31,2%) có hẹp NQ nhẹ hoăc NQ dãn lớn, gập<br />
<br />
chuyển lên thận 8,4%; chuyển mổ mở 2,8%(4).<br />
<br />
(7)<br />
<br />
góc cũng là những trở ngại khi soi NQ. Khi soi<br />
<br />
Một số biến chứng nhẹ chúng tôi gặp bao<br />
<br />
chúng tôi phải dùng đến 2 dây dẫn đường để<br />
<br />
gồm: nhiễm khuẩn niệu 1 TH (1,7%); chảy máu 2<br />
<br />
làm thẳng NQ.<br />
<br />
TH (3,4%); đau quặn thận 1 TH (1,7%). Các TH<br />
<br />
Kết quả tán sỏi<br />
<br />
này sau khi điều trị nội khoa kết quả tốt.<br />
<br />
Tỉ lệ đặt được máy soi và tán thành công là<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
59/61 TH (96,8%), thời gian tán trung bình là 23,5<br />
<br />
Kết quả nội soi tán sỏi bằng Laser cho 61<br />
<br />
± 11,2 phút (15 - 52 phút); Tỉ lệ sạch sỏi chung khi<br />
<br />
bệnh nhân sỏi niệu quản 1/3 trên tại Bệnh viện<br />
<br />
tiếp cận được sỏi đạt 100%; Ngày điều trị hậu<br />
<br />
Quân y 175 từ tháng 1/ 2012 – tháng 12/ 2014,<br />
<br />
phẫu trung bình 2,7 ± 1,2 ngày (1 – 7 ngày). Theo<br />
<br />
chúng tôi nhận thấy:<br />
<br />
nghiên cứu của Lê Anh Tuấn, nguyễn Tuấn<br />
<br />
- Kết quả điều trị thành công 59/61 trường<br />
<br />
Vinh (năm 2004), thực hiện tán sỏi Laser cho 175<br />
<br />
hợp (96,8%); Tỉ lệ sạch sỏi đạt 100% với những<br />
<br />
BN sỏi NQ, thành công 98,3%, tỉ lệ đặt J J 100%;<br />
<br />
trường hợp tiếp cận được sỏi; Thời gian tán<br />
<br />
thủng NQ 1,1%, tỉ lệ sót sỏi phải tán lần 2 và 3 là<br />
<br />
trung bình 23,5 ± 11,2 phút (15 – 52 phút); Tỉ lệ<br />
<br />
10, 2%(4). Đỗ Ngọc Thế và cộng sự (2012), tán sỏi<br />
<br />
không thành công phải chuyển phương pháp<br />
<br />
cho 107 BN, tỉ lệ nội soi và tán sỏi thành công là<br />
<br />
khác là 3,2% (2/61 trường hợp).<br />
<br />
88, 8%; thời gian tán 24,95± 9,98 phút, ngày điều<br />
trị trung bình là 2,3 ngày. So với kết quả nghiên<br />
cứu của các tác giả trên, tỉ lệ thành công trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi tương đương mặc dù<br />
đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những<br />
TH sỏi niệu quản 1/3 trên, một vị trí khó thành<br />
công hơn.<br />
Trong nghiên cứu chúng tôi có 2/61 TH<br />
(3,2%) thất bại, trong đó 1 TH (1,6%) sỏi gần vị<br />
trí khúc nối niệu quản – bể thận nên sỏi di<br />
<br />
- Bước đầu ghi nhận các yếu tố ảnh hưởng<br />
đến kết quả tán sỏi: vị trí sỏi, tình trạng đường<br />
niệu trên và dưới sỏi.<br />
- Đây là phương pháp điều trị an toàn, hiệu<br />
quả, tỉ lệ sạch sỏi cao ngay cả với sỏi niệu quản<br />
1/3 trên.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
chuyển lên thận, chúng tôi đặt JJ lưu sau đó<br />
chuyển tán sỏi ngoài cơ thể, trường hợp còn lại<br />
sỏi kích thước lớn (20 mm) và khảm vào niêm<br />
mạc niệu quản, niêm mạc dưới sỏi phù nề dạng<br />
pô – líp gây khó khăn khi tiếp cận sỏi chúng tôi<br />
đã chủ động chuyển nội soi sau phúc mạc lấy<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
American Urology Association, 2007. Guidelines for the<br />
management of uretero calculi, Baltimo USA.<br />
Bùi Văn Chiến, Nguyễn Công Bình và cộng sự, 2012. Đánh<br />
giá kết quả điều trị tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng bằng<br />
máy tán Laser. Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 16(3), tr 520- 522<br />
Đỗ Ngọc thế, Trần Các và cs. , 2012. Đánh giá kết quả nội soi<br />
tán sỏi niệu quản bằng Laser HO: YAG trên 107 bệnh nhân<br />
sỏi niệu quản, tập 16(3), tr 318- 322.<br />
Lê Anh Tuấn, Nguyễn Tuấn Vinh, 2004. Hiệu quả của<br />
Homium Laser trong điều trị sỏi niệu quản. Y học TP. Hồ Chí<br />
Minh, tập 8 (1), tr 323- 325.<br />
Nguyễn Minh Tuấn, Trần Thị Bích Lan và cs. , 2012. Đánh giá<br />
kết quả tán sỏi niệu quản nội soi bằng Laser tại bệnh viện E. Y<br />
học TP. Hồ Chí Minh, tập 16(3), tr 419- 422.<br />
<br />
197<br />
<br />