T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TỦY BẰNG HỆ THỐNG<br />
TRÂM XOAY Ni-Ti PROTAPER VÀ MÁY X-SMART<br />
TẠI KHOA RĂNG MIỆNG, BỆNH VIỆN QUÂN Y 103<br />
Nguyễn Khang*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá kết quả điều trị tủy bằng hệ thống trâm xoay Ni-Ti Protaper và máy<br />
X-Smart. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang kết hợp hồi cứu và tiến cứu<br />
111 bệnh nhân (BN) được điều trị nội nha tại Bộ môn Khoa Răng miệng, Bệnh viện Quân y 103<br />
từ 3 - 2014 đến 8 - 2015. Kết quả và kết luận: BN chủ yếu là nữ (61,3%), đa số từ 25 - 44 tuổi<br />
(52,3%), các răng hàm lớn chiếm đa số (64%). Kết quả lâm sàng ngay sau điều trị: 98,3% BN<br />
viêm tủy không hồi phục sau điều trị có kết quả tốt, 92,8% được hàn kín ống tủy. Sau 1 tuần<br />
điều trị: 91% có kết quả tốt. Sau 3 - 9 tháng điều trị: 93,4% được điều trị tốt.<br />
* Từ khoá: Răng; Tuỷ răng; Hệ thống trâm xoay Ni-Ti Protaper; Máy X-Smart.<br />
<br />
Evaluation of Treatment Outcomes of Root Canals with Protaper Ni-Ti<br />
Rotary System and X-Smart at Ondotology Department, 103 Hospital<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate the treatment outcome of root canals with Protaper Ni-Ti rotary<br />
system and X-Smart. Subjects and methods: A retrospective and prospective clinical description<br />
study on 111 patients treated at Department of Ondotology, 103 Hospital from 3 - 2014 to 8 2015. Results and conclusions: Patients were mostly women (61.3%), mainly between the ages<br />
of 25 - 44 (52.3%), big molar teeth took up the majority (64%). Clinical results after treatment:<br />
98.3% of cases of polio without recovery after treatment had good results; root canals were<br />
sealed closely in 92.8% of the cases. After 1 week of treatment: 91% achieved good results.<br />
This rate was 93.4% after 3 - 9 months of treatment.<br />
* Key words: Teeth; Root canals; Protaper Ni-Ti rotary system; X-Smart.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Điều trị nội nha hay điều trị tủy răng có<br />
vai trò quan trọng trong điều trị bảo tồn<br />
với các nguyên tắc cơ sinh học. Yếu tố<br />
then chốt để thành công trong điều trị nội<br />
nha là tạo hình và làm sạch hệ thống ống<br />
tủy và hàn kín ống tủy theo 3 chiều không<br />
gian. Mặt khác, nếu ống tủy cong và tắc,<br />
răng nhiều chân, hình thái ống tủy phức<br />
<br />
tạp, quá trình điều trị càng trở nên khó<br />
khăn. Vì vậy, kết quả điều trị phụ thuộc<br />
rất nhiều vào trình độ của nha sỹ và dụng<br />
cụ chuyên biệt.<br />
Việc xác định và duy trì chiều dài làm<br />
việc của ống tủy trong suốt quá trình điều<br />
trị là yếu tố quan trọng quyết định sự<br />
thành công của điều trị nội nha. Hệ thống<br />
dụng cụ cầm tay nội nha rất đa dạng gồm:<br />
<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Khang (khangn6366@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 12/01/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 13/03/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 22/03/2017<br />
<br />
209<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br />
<br />
hệ thống các cây trâm nong giũa, dụng cụ<br />
hiện nay là dụng cụ trâm xoay. Cải tiến<br />
<br />
vùng cuống răng, điều trị tại Khoa Răng<br />
miệng, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 3 2014 đến 8 - 2015.<br />
<br />
dụng cụ bằng thép không gỉ gần đây<br />
<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn: răng viêm tủy<br />
<br />
được làm bằng nickel-titanium (Ni-Ti) rất<br />
<br />
không hồi phục, tủy hoại tử, răng viêm<br />
<br />
dẻo, hiệu quả, an toàn, chuẩn hóa theo<br />
<br />
quanh cuống cấp, răng viêm quanh cuống<br />
<br />
ISO. Các dụng cụ truyền thống dễ sử<br />
<br />
mạn.<br />
<br />
quay chạy bằng máy thông thường và<br />
<br />
dụng, cảm giác rõ, sửa soạn được ống<br />
tủy nhỏ, có thể điều trị tủy lại và phù hợp<br />
với điều kiện kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên,<br />
những dụng cụ này đòi hỏi thời gian làm<br />
việc kéo dài, độ thuôn ống tủy hạn chế,<br />
nên việc bơm rửa và hàn kín ống tủy gặp<br />
nhiều khó khăn.<br />
Ngày nay, nhờ sự tiến bộ khoa học<br />
<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
+ Răng viêm quanh cuống có nang<br />
chân răng lớn phải kết hợp điều trị tủy<br />
răng với phẫu thuật cắt nang.<br />
+ Răng chưa đóng kín cuống.<br />
+ Răng số 8.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
<br />
nên các dụng cụ điều trị nội nha được cải<br />
<br />
Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu<br />
<br />
tiến nhằm nâng cao kết quả điều trị, giảm<br />
<br />
có can thiệp lâm sàng, mô tả cắt ngang.<br />
<br />
thời gian làm việc. Các phương tiện đó<br />
<br />
Hỏi và khám lâm sàng phát hiện các triệu<br />
<br />
bao gồm máy tạo hình ống tủy, máy hàn<br />
ống tủy, dụng cụ dùng sóng siêu âm.<br />
Mới đây nhất là hệ thống trâm xoay NiTi Protaper của Hãng Dentsply với nhiều<br />
ưu điểm vượt trội.<br />
Để góp phần nâng cao chất lượng<br />
điều trị tủy cho BN và có thêm kinh<br />
nghiệm lâm sàng, chúng tôi thực hiện đề<br />
tài nhằm: Đánh giá kết quả điều trị tủy<br />
bằng hệ thống trâm xoay Ni-Ti Protaper<br />
và máy X-Smart.<br />
<br />
chứng lâm sàng và lập phiếu nghiên cứu<br />
theo một mẫu thống nhất.<br />
Các bước tiến hành:<br />
Khám lâm sàng, chụp X quang cận<br />
chóp, sử dụng máy định vị chóp Propex - II<br />
đo chiều dài làm việc, sửa soạn, tạo hình<br />
và làm sạch hệ thống ống tủy, hàn ống<br />
tủy.<br />
- Đánh giá kết quả: đánh giá sau điều<br />
trị dựa vào lâm sàng, X quang về triệu<br />
chứng cơ năng, thực thể, hình dạng ống<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
111 BN được chẩn đoán xác định viêm<br />
tủy không hồi phục, tủy hoại tử và bệnh lý<br />
210<br />
<br />
tủy, số lượng ống tủy, chiều dài ống tủy<br />
sau hàn. Xác định kết quả điều trị sau<br />
1 tuần, sau 3 - 9 tháng: kết quả điều trị<br />
được đánh giá lâm sàng và X quang theo<br />
3 tiêu chí: tốt, trung bình, kém.<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br />
<br />
Bảng 1:<br />
Kết quả<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
Tiêu chí<br />
Cơ<br />
năng<br />
<br />
Thực<br />
thể<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
Kém<br />
<br />
Đau<br />
<br />
Không đau<br />
Ăn nhai bình thường<br />
<br />
Chưa dám ăn nhai<br />
vào răng tổn thương<br />
<br />
Đau tự nhiên<br />
Không ăn nhai được<br />
<br />
Ngách lợi<br />
<br />
Không sưng<br />
Không có lỗ rò<br />
<br />
Không sưng<br />
Không có lỗ rò<br />
<br />
Đỏ,nề, ấn đau, có thể<br />
có lỗ rò<br />
<br />
Gõ răng<br />
<br />
Không đau<br />
<br />
Đau ít<br />
<br />
Đau nhiều<br />
<br />
Lung lay<br />
<br />
Răng chắc<br />
<br />
Răng chắc<br />
<br />
Răng có lung lay<br />
<br />
Khối chất hàn kín khít các<br />
ống tủy, liên tục, cách lỗ<br />
chóp 0,5 - 1 mm<br />
<br />
Hàn không kín hoặc<br />
thiếu < 2 mm, hàn<br />
quá chóp<br />
<br />
- Hàn không kín hoặc<br />
thiếu > 2 mm, hàn quá<br />
chóp<br />
<br />
X quang<br />
<br />
* Xử lý số liệu: sử dụng phần mềm SPSS 18.0.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.<br />
Bảng 2:<br />
Đặc điểm chung<br />
Giới<br />
Tuổi<br />
<br />
Nhóm răng điều trị<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Nam<br />
<br />
43<br />
<br />
38,7<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
68<br />
<br />
61,3<br />
<br />
15 - 24<br />
<br />
20<br />
<br />
18<br />
<br />
25 - 44<br />
<br />
58<br />
<br />
52,3<br />
<br />
45 - 60<br />
<br />
33<br />
<br />
29,7<br />
<br />
Răng cửa nanh<br />
<br />
15<br />
<br />
13,5<br />
<br />
Răng hàm nhỏ<br />
<br />
17<br />
<br />
22,5<br />
<br />
Răng hàm lớn<br />
<br />
41<br />
<br />
64,0<br />
<br />
Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nữ nhiều<br />
hơn nữ (61,3% so với 38,7%), khác biệt<br />
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
Nhóm BN độ tuổi từ 25 - 44 chiếm tỷ lệ<br />
cao nhất (52,3%).<br />
BN bị bệnh lý tủy nhóm răng hàm lớn<br />
chiếm tỷ lệ cao nhất (64%), tiếp đó nhóm<br />
răng hàm nhỏ (22,5%) và nhóm răng cửa<br />
(13,5%). Sự chênh lệch về nhóm răng<br />
bệnh lý trong nghiên cứu này khác biệt có<br />
ý nghĩa thống kê (p < 0,001).<br />
<br />
* Phân bố BN theo bệnh lý tủy:<br />
Viêm tủy không hồi phục gặp tỷ lệ<br />
nhiều nhất (60/111 BN = 54,1%). Sau đó<br />
đến viêm quanh cuống mạn (26 BN =<br />
24,4%). So với tỷ lệ tủy hoại tử (13 BN =<br />
11,7%) và tỷ lệ viêm quanh cuống cấp<br />
(12 BN = 10,8%) thì khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê (p < 0,001). Số BN khi bị bệnh lý<br />
tủy vẫn để muộn đã qua giai đoạn viêm<br />
cấp làm cho quá trình điều trị mất thời<br />
gian hơn.<br />
211<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br />
<br />
2. Đánh giá kết quả.<br />
* Chụp phim X quang cận chóp với kỹ<br />
thuật song song:<br />
Hàn kín: 103 răng (92,8%); hàn thiếu:<br />
6 răng (5,4%); hàn quá cuống: 2 răng (1,8%).<br />
Sau khi ống tủy đã hàn, chụp phim<br />
kiểm tra có 92,8% (103/111 BN) răng<br />
<br />
được hàn kín ống tủy khi chất hàn sát<br />
hoặc cách cuống < 1 mm, 6/11 răng bị<br />
hàn thiếu do trong quá trình hàn,<br />
cortisomol ở thành ống tủy thiếu, tạo nên<br />
sự không đồng nhất của khối vật liệu. Kết<br />
quả của chúng tôi tương đương kết quả<br />
của Tạ Thị Bảo Ngọc [5].<br />
* Kết quả lâm sàng ngay sau điều trị:<br />
<br />
Bảng 3: Kết quả lâm sàng sau 1 tuần điều trị.<br />
Kết quả<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
Kém<br />
<br />
Tổn thương<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
Viêm tủy không hồi phục<br />
<br />
59<br />
<br />
98,3<br />
<br />
1<br />
<br />
1,7<br />
<br />
0<br />
<br />
Tủy hoại tử<br />
<br />
12<br />
<br />
84,6<br />
<br />
1<br />
<br />
7,7<br />
<br />
0<br />
<br />
Viêm quanh cuống cấp<br />
<br />
10<br />
<br />
83,3<br />
<br />
1<br />
<br />
8,3<br />
<br />
1<br />
<br />
8,3<br />
<br />
Viêm quanh cuống mạn<br />
<br />
20<br />
<br />
76,9<br />
<br />
4<br />
<br />
15,4<br />
<br />
2<br />
<br />
7,7<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
101<br />
<br />
7<br />
<br />
6,3<br />
<br />
3<br />
<br />
2,7%<br />
<br />
91<br />
<br />
Đánh giá kết quả điều trị dựa trên lâm<br />
sàng thấy: kết quả cao nhất ở nhóm viêm<br />
tủy không hồi phục (98,3%), tiếp đến<br />
nhóm viêm tủy hoại tử (84,6%), thấp nhất<br />
ở nhóm viêm quanh cuống mạn, vì ở BN<br />
viêm quanh cuống mạn, ngoài tổn thương<br />
ở tủy còn gây phản ứng viêm ở vùng<br />
chóp như dây chằng giãn, u hạt, kết quả<br />
này cao hơn của Võ Thị Quỳnh Hà và<br />
Trần Anh Tú [4, 6].<br />
Tỷ lệ kết quả lâm sàng sau điều trị ở<br />
các nhóm tổn thương tủy khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
* Kết quả điều trị sau 3 - 9 tháng:<br />
Sau 3 - 9 tháng, chúng tôi kiểm tra lại<br />
lâm sàng và X quang cho 92 trường hợp.<br />
Tỷ lệ BN khám lại đạt 82,3%.<br />
Tỷ lệ răng tốt sau tái khám 93,4%<br />
(86 BN). 4 trường hợp (4,3%) viêm quanh<br />
212<br />
<br />
%<br />
<br />
cuống, hàn quá cuống làm BN vẫn đau<br />
khi ăn nhai, tổn thương vùng cuống nhỏ<br />
hơn nhưng chưa phục hồi. 2 trường hợp<br />
(2,3%) kết quả kém, trong đó 1 BN vỡ<br />
một phần thân răng do thành còn lại của<br />
thân răng quá mỏng và 1 trường hợp tổn<br />
thương ở cuống lớn hơn kích thước đo<br />
trên X quang > 10 mm nên phải tiến hành<br />
phẫu thuật cắt cuống. Kết quả của chúng<br />
tôi cao hơn của Nguyễn Mạnh Hà và Tạ<br />
Thị Bảo Ngọc [2, 5].<br />
* Tai biến trong sửa soạn ống tủy và<br />
hàn ống tủy:<br />
Gãy: 1 BN (0,9%); không gãy: 110 BN<br />
(99,1%).<br />
Tai biến trong điều trị tủy chiếm tỷ lệ<br />
rất thấp, do răng số 6 hàm dưới ở chân bị<br />
cong mảnh, dùng lực Torgue lớn hơn quy<br />
định và dụng cụ bị giòn gãy.<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu 111 BN được chẩn<br />
đoán và điều trị nội nha có sử dụng máy<br />
X-Smart, chúng tôi rút ra một số kết luận:<br />
BN chủ yếu là nữ (64,8%), đa số từ 25 44 tuổi (53,5%), các răng hàm lớn chiếm<br />
đa số (57,8%). Sửa soạn ống tủy bằng<br />
bằng trâm máy có kết quả cao hơn so với<br />
các phương pháp truyền thống khác. Kết<br />
quả lâm sàng ngay sau điều trị: 92,8%<br />
được hàn kín ống tủy. Sau 1 tuần điều trị:<br />
91% có kết quả tốt. Sau 3 - 9 tháng điều<br />
trị: 93,4% được điều trị tốt.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Bùi Quế Dương. Sửa soạn ống tủy.<br />
Hướng dẫn nội nha lâm sàng. Nhà xuất bản Y<br />
học. 2007.<br />
<br />
2. Nguyễn Mạnh Hà. Nghiên cứu đặc điểm<br />
lâm làng và điều trị viêm quanh cuống mạn<br />
tính bằng nội nha. Luận án Tiến sỹ Y học.<br />
Trường Đại học Y Hà Nội. 2005.<br />
3. Hoàng Tử Hùng. Giải phẫu răng. Nhà<br />
xuất bản Y học. 2012.<br />
4. Võ Thị Quỳnh Hà. Đánh giá kết quả điều<br />
trị viêm quanh cuống mạn tính ở răng hàm<br />
dưới bằng phương pháp nội nha.<br />
5. Tạ Thị Bảo Ngọc. Đánh giá hiệu quả<br />
phương pháp xác định chiều dài làm việc của<br />
ống tủy bằng máy Propex II ở nhóm răng một<br />
chân. Luận văn Chuyên khoa Cấp II. Trường<br />
Đại học Y Hà nội. 2012.<br />
6. Trần Anh Tú. Đánh giá kết quả điều trị<br />
tủy răng hàm dưới bằng kỹ thuật đơn côn.<br />
Luận văn Chuyên khoa Cấp II. Học viện Quân<br />
y. 2003.<br />
7. L. Gutmann. Problem solving in endodontics.<br />
Fourth edition. Mosby. 2006.<br />
<br />
213<br />
<br />