Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ SUY TĨNH MẠCH NÔNG CHI<br />
DƯỚI BẰNG SÓNG CAO TẦN<br />
Hồ Khánh Đức*, Lê Hoàng Văn*, Lý Minh Tùng**, Hoàng Kim Bình***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Suy tĩnh mạch chi dưới (STMCD) mạn tính tác động đến khoảng một phần tư dân số ở các<br />
nước phương Tây và 8% người trưởng thành ở Việt Nam, là một trong những nguyên nhân chính gây khó chịu,<br />
giảm năng suất lao động và làm giảm chất lượng cuộc sống. Bệnh có nhiều phương pháp điều trị: từ mổ mở cột<br />
và rút tĩnh mạch đến những phương pháp can thiệt nội mạch ít xâm lấn hiện nay như LASER, sóng cao tần, dán<br />
keo sinh học. Năm 2008, tại bệnh viện (BV) Bình Dân, cùng với sự phối hợp của trung tâm Medic, trường hợp<br />
can thiệp nội mạch đầu tiên điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới được thực hiện bằng năng lượng LASER. Năm<br />
2011, can thiệt nội mạch sử dụng năng lượng sóng cao tần lần đầu thực hiện tại Việt Nam. Từ 08/2016 bệnh viện<br />
Bình Dân áp dụng điều trị suy tĩnh mạch bằng sóng cao tần với hệ thống EVRF® của F-Care của Bỉ. Nghiên cứu<br />
được thực hiện này nhằm mục đích đánh giá kết quả sớm (sau 1 tháng) những bệnh nhân suy tĩnh mạch chi dưới<br />
được điều trị bằng năng lượng sóng cao tần.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu mô tả những bệnh nhân được điều trị suy tĩnh mạch<br />
nông chi dưới tại BV Bình Dân từ 08/2016 đến 08/2017. Bệnh nhân (BN) sau khi thực hiện RFA được tái khám<br />
sau 2-4 tuần.<br />
Kết quả: Trong 1 năm, có 69 bệnh nhân được điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng sóng cao tần tại BV<br />
Bình Dân, số chi được can thiệp là 84 gồm 80 tĩnh mạch hiển lớn và 4 tĩnh mạch hiển bé. Đường kính tĩnh mạch<br />
hiển lớn đo được trung bình là 8,6 mm tại quai và 6,5 mm tại thân; tĩnh mạch hiển bé là 8,1 mm tại quai và 6mm<br />
tại thân. Có 2 trường hợp tĩnh mạch ™ hiển lớn dãn 18mm. Đa số BN có triệu chứng dãn tĩnh mạch ngoằn<br />
ngoèo (C2), chiếm 82,6%. Tỉ lệ xuất hiện dòng chảy trong tĩnh mạch hiển sau đốt 1 tháng là 0%. Tỉ lệ tai biến<br />
8,6% gồm bầm máu (4,3%), tê mặt trong cẳng chân (1,4%), đau dọc theo đường đi tĩnh mạch (2,8%). Tỉ lệ BN<br />
hài lòng là 95,7%.<br />
Kết luận: Với kết quả theo dõi ngắn hạn, điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng sóng cao tần với hệ<br />
thống EVRF® của F-Care là một phương pháp hiệu quả và an toàn. Chúng tôi kiến nghị cần đánh giá thêm kết<br />
quả lâu dài và thực hiện nghiên cứu với số lượng BN lớn hơn.<br />
Từ khóa: Suy tĩnh mạch nông chi dưới, sóng cao tần.<br />
ABSTRACT<br />
SHORT-TERM OUTCOME ANALYSIS OF RADIOFREQUENCY ABLATION IN THE TREATMENT<br />
OF INCOMPETENT SAPHENOUS VEIN<br />
Ho Khanh Duc, Le Hoang Van, Ly Minh Tung, Hoang Kim Binh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 527 - 532<br />
<br />
Introduction: Varicose veins affect approximately 26% of the adult population, about 8% of Vietnamese<br />
aldult and are a frequent cause of discomfort, loss of productivity and deterioration in health-related quality of life.<br />
Numerous therapies have been developed for the treatment of this condition including saphenous venous ligation<br />
<br />
**<br />
Bệnh viện Bình Dân, Khoa Ngoại Lồng ngực – Mạch máu Khoa Y, ĐH Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh<br />
***<br />
Bệnh viện Nhi Đồng Tp. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: BS.CKII. Hồ Khánh Đức ĐT: 0906559409 Email: hkduc@yahoo.com<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 527<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018<br />
<br />
and stripping, phlebectomy, endovenous laser therapy and radiofrequency ablation. In 2008, the first case of EVRF<br />
performed in Viet Nam with the cooperation of Binh Dan hospital and Medic Center. Since 08/2016,<br />
radiofrequency ablation, EVRF® of F-care system, has been used at Binh Dan Hospital for the treatment of<br />
varicose veins. The aim of this study was to assess the short-term outcome of this therapy.<br />
Methods: In descriptive study, we decribe the short-term outcome of all patients who were underwent RFA<br />
in treating varicose veins from August 2016 to August 2017<br />
Results: In one year, 69 patients with 80 and 4 small saphenous vein was underwent RFA. The the mean<br />
diameter of great saphenous vein and small saphenous vein was 6.5mm and 6mm, respectively. The occlusion rate<br />
was 100%. The rate of complication was 8.6 % including hematoma (4.3%), persistent pain (2.8%) and<br />
saphenous nerve injury (1.4%).<br />
Conclusion: RFA was an effective and safe therapy in treating varicose veins.<br />
Keywords: Radiofrequency ablation - varicose vein – incompetent saphenous vein<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ lượng nhiệt tác dụng trực tiếp và lan tỏa lên<br />
Suy tĩnh mạch chi dưới (STMCD) mạn tính thành tĩnh mạch (120oC) để làm teo và xơ hóa<br />
là một bệnh thường gặp. Ở các nước phương lòng tĩnh mạch, từ đó gây tắc mạch.<br />
Tây, ước tính có 23% người lớn mắc bệnh và có Từ 08/2016 bệnh viện Bình Dân áp dụng điều<br />
khoảng 6% ở dạng STMCD đang tiến triển. Ở trị suy tĩnh mạch bằng sóng cao tần với hệ thống<br />
Việt Nam, theo Hội tĩnh mạch học thành phố Hồ EVRF® của F-Care của Bỉ. Đây là hệ thống máy<br />
Chí Minh thì có khoảng 5-8% người trưởng đa chức năng sử dụng sóng cao tần đơn cực có<br />
thành bị STMCD mạn tính. Bệnh STMCD mạn thể điều chỉnh công suất. Với bệnh STMCD mạn<br />
tính là một trong những nguyên nhân chính gây tính, hệ thống EVRF® cung cấp nhiều lõi dây<br />
khó chịu, giảm năng suất lao động và làm giảm khác nhau như CR45i, CR30i, CR12i có đường<br />
chất lượng cuộc sống. kính khác nhau để điều trị tương ứng phù hợp<br />
Bệnh có nhiều phương pháp điều trị, từ cho từng đường kính tĩnh mạch suy khác nhau,<br />
điều trị bảo tồn (mang vớ áp lực, uống thuốc, từ 2 mm đến 18 mm.<br />
thay đổi thói quen sinh hoạt) đến điều trị can Nghiên cứu được thực hiện này nhằm mục<br />
thiệp (mổ mở, can thiệp nội mạch). Đối với suy đích đánh giá kết quả sớm (sau 1 tháng) những<br />
tĩnh mạch nông, mổ mở cột, rút tĩnh mạch và bệnh nhân suy tĩnh mạch chi dưới được điều trị<br />
lấy bỏ các nhánh tĩnh mạch nông dãn được xem bằng năng lượng sóng cao tần.<br />
là tiêu chuẩn điều trị trong nhiều thập niên ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
trước đây. Ngày nay, sự phát triển của các<br />
phương pháp can thiệp nội mạch ít xâm lấn Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu mô tả<br />
hiện nay như LASER, sóng cao tần, dán keo những bệnh nhân được điều trị suy tĩnh mạch<br />
sinh học cho thấy có nhiều ưu điểm hơn so với nông chi dưới tại BV Bình Dân từ 08/2016 đến<br />
phẫu thuật kinh điển. 08/2017. BN sau khi thực hiện RFA được tái<br />
khám sau 1 ngày, sau 2 tuần và 4 tuần để<br />
Năm 2008, tại BV Bình Dân, cùng với sự phối<br />
đánh giá.<br />
hợp của trung tâm Medic, trường hợp can thiệp<br />
nội mạch đầu tiên điều trị suy tĩnh mạch nông Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
chi dưới được thực hiện bằng năng lượng Suy tĩnh mạch nông chi dưới có các triệu<br />
LASER. Năm 2011, can thiệp nội mạch sử dụng chứng được điều trị bằng thuốc và hoặc<br />
năng lượng sóng cao tần lần đầu thực hiện tại mang vớ hơn 01 tháng nhưng không cải thiện<br />
Việt Nam. Nguyên lý của phương pháp này là triệu chứng.<br />
biến đổi năng lượng sóng cao tần thành năng - Bệnh nhân có suy tĩnh mạch nông chi<br />
<br />
<br />
528 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
dưới mức độ từ C2 trở lên. Bảng 1. Triệu chứng lâm sàng<br />
- Có phổ trào ngược ở tĩnh mạch hiển Triệu chứng Số bệnh nhân Tỷ lệ %<br />
Phù-nặng chân 60 86,96<br />
t > 0,5s.<br />
Đau 43 62,32<br />
Tiêu chuẩn loại trừ Vọp bẻ 55 79,71<br />
Huyết khối TM nông và sâu chi dưới. Tê 39 56,52<br />
Chàm hóa 3 4,35<br />
Dị dạng động tĩnh mạch (bướu máu, dò Loét chân 2 2,90<br />
động tĩnh mạch…).<br />
Phân loại CEAP (The clinical, aetiological,<br />
Đường kính TM hiển lớn > 18 mm. anatomical, and pathophysiological<br />
Kỹ thuật classification).<br />
BN nằm ngửa, dạng chân và co gối 15 độ, C2 = 82,6%<br />
giảm đau và/hoặc an thần nhẹ. C3 = 10,1%<br />
Dùng kim 6F đâm vào TM hiển dưới hướng C4 = 4,4%<br />
dẫn của siêu âm. C6 = 2,9%<br />
Luồn guide wire và sheath vào trong lòng Bảng 2. Siêu âm Doppler màu<br />
TM. Số TM hiển lớn 80<br />
Đường kính TM hiển lớn (ở quai) 8,6 mm ± 2,2mm (4-18)<br />
Luồn dây CR45i đến cách quai 1-2cm, kiểm Đường kính TM hiển lớn (ở thân) 6,5 mm ± 1,3mm (3-12)<br />
tra 2 lần dưới hướng dẫn của siêu âm. Chiều dài TM hiển lớn thực hiện 28,6 cm ± 5,4cm (12-34)<br />
Số TM hiển bé 4<br />
Bơm dung dịch thuốc tê xung quanh thân Đường kính TM hiển bé (ở quai) 8,1 mm ± 2,9mm (5-20)<br />
TM hiển sẽ điều trị dưới hướng dẫn của siêu âm. Đường kính TM hiển bé (ở thân) 6,0mm ± 1,38mm (3,6-8)<br />
Chiều dài TM hiển bé thực hiện 18,4 cm ± 5,7 cm (10-25)<br />
Gắn dây CR45i vào máy.<br />
Có một trường hợp tĩnh mạch hiển lớn can<br />
Rút ngược sợi dây từng đoạn 0,5cm theo chỉ thiệp chỉ dài 12cm vì bệnh nhân có chiều cao<br />
dẫn của máy. (Công suất 22-25W và thời gian 4-6 thấp (1,45 m) và TM hiển lớn chỉ dãn khu trú<br />
giây cho mỗi đoạn tĩnh mạch 0,5cm). một đoạn ngắn.<br />
Siêu âm kiểm tra. Kết quả sau thủ thuật 2-4 tuần<br />
- Hiệu quả: 100% không có dòng chảy trong<br />
Quấn băng thun chân.<br />
lòng mạch sau 1 tháng, kể cả 2 trường hợp có<br />
Bn nằm nghỉ tại phòng lưu bệnh và có thể đường kính TM hiển là 12mm. Tỉ lệ cải thiện<br />
xuất viện sau đó 1-2 giờ. triệu chứng chung là 95,7%. Có 3 bệnh nhân<br />
KẾT QUẢ (4,3%) không cải thiện triệu chứng. Ba bệnh<br />
nhân này có mức độ C4 theo CEAP, có tê chân<br />
Trong 1 năm từ 08/2016 đến 08/2017, có 69 kèm theo. Sau làm RFA 1 tháng triệu chứng<br />
bệnh nhân được điều trị suy tĩnh mạch nông chi không thuyên giảm.<br />
dưới bằng sóng cao tần tại BV Bình Dân, số chi Bảng 3. Kết quả điều trị<br />
được can thiệp là 84 gồm 80 tĩnh mạch hiển lớn Triệu chứng Trước can thiệp Sau can thiệp P<br />
và 4 tĩnh mạch hiển bé. Phù-nặng chân 60 (87,0%) 5 (7,2%) P