Đặc điểm hình thái, thành phần hóa học và đánh giá kết quả sớm điều trị tán sỏi niệu quản 1/3 dưới qua nội soi bằng năng lượng laser tại Bệnh viện Đại học Y dược Cần Thơ
lượt xem 3
download
Phát hiện và điều trị sớm sỏi niệu quản 1/3 dưới đóng vai trò quan trọng trong giảm biến chứng và gánh nặng bệnh tật. Bài viết mô tả đặc điểm hình thái, thành phần hóa học và đánh giá kết quả sớm điều trị tán sỏi niệu quản 1/3 dưới qua nội soi bằng LASER tại bệnh viện đại học Y Dược Cần Thơ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đặc điểm hình thái, thành phần hóa học và đánh giá kết quả sớm điều trị tán sỏi niệu quản 1/3 dưới qua nội soi bằng năng lượng laser tại Bệnh viện Đại học Y dược Cần Thơ
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ 2016 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ TÁN SỎI NIỆU QUẢN 1/3 DƢỚI QUA NỘI SOI BẰNG NĂNG LƢỢNG LASER TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƢỢC CẦN THƠ Kim Thanh Lộc, Đàm Văn Cƣơng TÓM TẮT Đặt vấn đề: phát hiện và điều trị sớm sỏi niệu quản 1/3 dưới đóng vai trò quan trọng trong giảm biến chứng và gánh nặng bệnh tật. Mục tiêu: mô tả đặc điểm hình thái, thành phần hóa học và đánh giá kết quả sớm điều trị tán sỏi niệu quản 1/3 dưới qua nội soi bằng LASER tại bệnh viện đại học Y Dược Cần Thơ. Phƣơng pháp: nghiên cứu tiến cứu can thiệp không nhóm chứng trên 49 bệnh nhân, thu thập số liệu được tiến hành từ 4/2015 đến 06/2016 qua khai thác tiền sử bệnh, thăm khám lâm sàng và thực hiện thủ thuật tán sỏi nội soi ngược dòng bằng LASER, bằng bộ câu hỏi. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0. Kết quả: về đặc điểm hình thái, sỏi màu vàng chiếm 47,9%; 29,2% màu nâu và 22,9% trắng ngà. 62,5% sỏi có hình dạng xù xì và 64,6% sỏi có kích thước từ 6-10mm. Thành phần hóa học, thành phần oxalat- cao nhất chiếm 76,5% và 64,7% sỏi có 3 thành phần gồm tổ hợp UA+Ca 2++C2O42- và Ca 2++PO43- +C2O42-. Kết quả điều trị: 98% thành công. Trong đó, 83,3% đạt kết quả tốt, thận không ứ nước tăng sau điều trị từ 0-93,7%. Kết luận: can thiệp tán sỏi niệu quản bằng phương pháp LASER đạt hiệu quả và an toàn. Từ khóa: hình thái, thành phần hóa học, sỏi niệu quản, LASER SUMMARY MORPHOMETRIC FEATURE, CHEMICAL COMPOSITION AND EARLY OUTCOME EVALUATION OF LASER LITHOTRIPSY IN 1/3 LOW PART OF URETER THROUGH ENDOSCOPY IN THE HOSPITAL OF CAN THO UNIVERSITY OF MEDICINE - PHARMACY Kim Thanh Loc, Dam Van Cuong Background:Detecting and treating early ureteric calculi 1/3 below play important role to decrease complications and the burden of disease. Objective: Description of morphological characteristics, chemical composition and to evaluate the early outcome of treatment for ureteral stones 1/3 below by ureteroscopic with LASER in Can Tho university hospital of medicine and pharmacy. Methods:A prospective intervention study with non-comparison on 49 cases was condcuted from April 2015 to June 2016. Data collection method was exploiting medical history, physical examination and implemented Ureteroscopic-LASER lithotripsy with questionnaire. SPSS 18.0 software was used analysis. Results: the results of morphology were 47.9% yellow stones, 29.2% brown and 22.9% ivory; 62.5% shaggy shape and 6-10mm sizes with 64.6%. Chemical composition: highest oxalate with 76.5%, 64.7% three component stones including UA+Ca 2++C2O42- and Ca 2+ +PO43- +C2O42-. Treatment result: 98% successful cases among 83.3% good result, non- hydronephrosis increasing after treatment from 0% to 93.7%. Conclusion: The intervention of Ureteroscopic-LASER lithotripsy was an effective and careful method. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang 33
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ 2016 Keywords: morphology, chemical composition, ureteric calculi, LASER I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sỏi tiết niệu chiếm 30 - 35% bệnh lý thận tiết niệu, trong đó sỏi niệu quản 25 – 30% [10]. Sỏi niệu quản khi gây tắc đƣờng niệu là sỏi gây ảnh hƣởng lớn nhất đến thận hơn bất cứ loại sỏi nào ở đƣờng tiết niệu, nhanh chóng gây giãn thận, suy thận. Việt Nam là vùng địa dƣ có tần suất sỏi niệu quản cao trong dân số [1]. Tại Cần Thơ, theo Đàm Văn Cƣơng (2011) [4] qua nghiên cứu 6640 bệnh nhân đƣợc điều trị tại Khoa Ngoại Niệu Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Cần Thơ, trong đó bệnh lý sỏi niệu quản gặp nhiều nhất 3221/5968 (53,97%), sỏi niệu quản 47,1%. Nếu phát hiện sớm và điều trị sớm đúng phƣơng pháp thƣờng đem lại hiệu quả tốt, bảo tồn đƣợc chức năng thận, tránh các biến chứng nguy hiểm. Hiện nay cùng với sự phát triển của các dụng cụ nội soi, các phƣơng pháp điều trị sỏi ít xâm lấn ngày càng đƣợc áp dụng rộng rãi nhƣ phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi, tán sỏi qua da hoặc nội soi ngƣợc dòng lấy sỏi niệu quản sử dụng máy tán sỏi xung hơi, song siêu âm, đặc biệt là tán sỏi bằng LASER. Nhằm đánh giá hiệu quả của phƣơng pháp trên, nghiên cứu tiến hành với 2 mục tiêu: - Mô tả đặc điểm hình thái, thành phần hóa học của sỏi niệu quản 1/3 dƣới điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dƣợc Cần Thơ. - Đánh giá kết quả sớm điều trị tán sỏi niệu quản 1/3 dƣới qua nội soi bằng năng lƣợng LASER tại Bệnh viện Đại học Y Dƣợc Cần Thơ. II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân đƣợc chẩn đoán sỏi niệu quản 1/3 dƣới đƣợc điều trị bằng phƣơng pháp tán sỏi qua nội soi bằng năng lƣợng LASER tại Bệnh Viện Đại học Y-Dƣợc Cần Thơ, từ tháng 4 năm 2015 đến tháng 6 năm 2016 Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu can thiệp không có nhóm chứng. Z 21 /2 . p 1 p Cỡ mẫu: n= d2 Với α=0,05; p=97,22% [2] và d=0,05 Cỡ mẫu thực tế là 49 bệnh nhân Phƣơng pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện Phƣơng pháp thu thập số liệu: khai thác tiền sử bệnh, thăm khám lâm sàng và thực hiện thủ thuật tán sỏi nội soi ngược dòng bằng LASER bằng bộ câu hỏi soạn sẵn. Phân tích số liệu: phần mềm SPSS 18.0. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu trên 49 trƣờng hợp, 75,4% tuổi từ 31 – 60 chiếm, nữ chiếm 55,1%; Trên 56,3% sỏi tập trung ở niệu quản trái, 2 bên chiếm 6,2%. 3.1. Đặc điểm hình thái và thành phần hóa học Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang 34
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ 2016 Biểu đồ 1: Màu sắc Nhận xét: sỏi có màu vàng chiếm 47,9%. Bảng 1. Đặc điểm hình dạng và kích thƣớc của sỏi (n=48) Hình thái n % Xù xì 30 62,5 Hình dạng Nhẵn 13 27,1 Nhiều gai 5 10,4 ≤ 5 mm 4 8,3 Kìch thƣớc 6 – 10 mm 31 64,6 > 10 mm 13 27,1 Nhận xét: 62,5% sỏi có hình dạng xù xì; sỏi nhỏ nhất 3mm, lớn nhất 16mm, trung bình 8,9±2 mm; 64,6% sỏi có kìch thƣớc từ 6-10mm. Bảng 2. Tỷ lệ thành phần hóa học cao nhất có trong sỏi (n=34) Thành phần hóa học n % 2- C 2 O4 26 76,5 2+ Thành phần cao Ca 6 17,6 nhất UA 2 5,9 3- PO4 0 0 2+ 2- Ca +C2O4 8 23,5 2+ 2- UA+Ca +C2O4 16 47,1 Tổ hợp thành phần 2+ 3- 2- Ca +PO4 +C2O4 6 17,6 2+ 3- 2- UA+Ca +PO4 +C2O4 4 11,8 Nhận xét: thành phần oxalat- cao nhất chiếm 76,5% và 64,7% sỏi có 3 thành phần. Bảng 3. Thành phần hóa học và đậm độ Đậm độ Thành phần Tổng p Cao Bằng Thấp Oxalate (C2O42-) 7 (26,9) 17 (65,4) 2 (7,7) 26 (76,5) 2+) Canxi (Ca 1 (16,7) 5 (83,3) 0 (0) 6 (17,6) 0,350 Acid uric (UA) 0 (0) 1 (50,0) 1 (50,0) 2 (5,9) Phosphat (PO43) 0 0 0 0 Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang 35
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ 2016 Tổng 8 (23,5) 23 (67,6) 3 (8,8) 34 (100) Nhận xét: sỏi Oxalate có đậm độ bằng chiếm 65,4%; canxi chiếm 83,3%. 3.2 Đánh giá kết quả sớm điều trị Bảng 4. Kết quả tán sỏi Kết quả Số BN Tỷ lệ (%) Thành công 48 98 Thất bại 1 2 Tổng cộng 49 100 Nhận xét: 98% trƣờng hợp tác sỏi thành công Bảng 5. So sánh độ ứ nƣớc trƣớc và sau tán sỏi 1 tháng (n=48) Trƣớc tán sỏi Sau tán sỏi Mức độ ứ nƣớc Số BN % Số BN % Không ứ nƣớc 0 0 45 93,7 Độ 1 25 52,1 1 2,1 Độ 2 20 41,7 2 4,2 Độ 3 3 6,1 0 0 Nhận xét: không ứ nƣớc trƣớc tán chiếm 0%, sau tán chiếm 93,7%. Biểu đồ 2. Nhóm tán sỏi thành công Nhận xét: có 83,3% trƣờng hợp trong nhóm tán sỏi thành công thuộc kết quả tốt. IV. BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm hình thái và thành phần hóa học Nghiên cứu của chúng tôi, có 23 trƣờng hợp bệnh nhân có sỏi niệu quản màu vàng chiếm tỷ lệ cao nhất là 47,9%, thấp nhất là sỏi màu trắng ngà có 11 trƣờng hợp chiếm 22,9% (biểu đồ 3.1). Khi tiến hành nghiên cứu đặc điểm hình thái của sỏi về màu sắc, hình dạng và đậm độ của sỏi so với xƣơng, chúng tôi tím thấy rất ít tác giả nghiên cứu về những vấn đề trên. Đối với trƣờng hợp của màu sắc sỏi, chúng tôi tìm thấy đƣợc tài liệu của tác giả Hoàng Văn Công cho biết sỏi có màu vàng chiếm tỷ lệ cao nhất 88,88%, nâu chiếm 8,33% và đen chiếm 2,7% [3]. Đàm Văn Cƣơng 2002 [4] màu vàng chiếm 52%.Trong nghiên cứu của chúng tôi có điểm tƣơng đồng với tác giả Hoàng Văn Công và Đàm Văn Cƣơng là màu vàng là màu đặc trƣng của sỏi chiếm tỷ lệ cao nhất nhƣng tỷ lệ % thì chúng tôi có tỷ lệ màu vàng cao hơn Đàm Văn Cƣơng nhƣng thấp hơn Hoàng Văn Công, có thể do sự phân chia màu sắc của các tác giả với chúng tôi có sự khác nhau. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang 36
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ 2016 Sỏi niệu quản có hình dạng xù xí có 30/48 trƣờng hợp chiếm tỷ lệ cao nhất 62,5%, sỏi có hình dạng nhẵn có 13/48 bệnh nhân chiếm 27,1%, sỏi nhiều gai có 5/48 trƣờng hợp chiếm 10,4%,. Đối với trƣờng hợp hình dạng của sỏi, chúng tôi cũng cho ra kết quả tƣơng tự nhƣ tác giả Nguyễn Huy Hoàng [6], sỏi xù xì chiếm tỷ lệ cao nhất 53,5%, 46,5% còn lại thuộc về sỏi có hình dạng nhẵn. Sỏi có tỷ lệ xù xì, của tác giả Nguyễn Huy Hoàng thấp hơn chúng tôi có thể là do sự sắp xếp nhóm sỏi của tác giả, tác giả chỉ chia thành 2 nhóm xù xì và nhẵn. Trong khi chúng tôi phân chia đến 3 nhóm: nhẵn, xù xì, nhiều gai. Theo tác giả Đỗ Ngọc Thể kìch thƣớc trung bình của sỏi 11,5 4,2mm [9]. Theo tác giả Đàm Văn Cƣơng (2011) trên phim chụp KUB đều thấy sỏi 100%, sỏi NQ bên phải có 55,7%, sỏi NQ bên trái có 44,3%; kìch thƣớc sỏi trung bình 9mm [5]. Nguyễn Tấn Phong (2009) sỏi xù xì có 60,4% nhẵn có 39,6% [8]. Qua bảng so sánh trên ta thấy, nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả khác có kìch thƣớc sỏi trung bình gần bằng nhau. Nghiên cứu của chúng tôi ở (bảng 3.14) cho thấy sỏi oxalat chiếm cao nhất chiếm 76,5%, canxi chiếm 17,6% và acid uric chiếm 5,9% tƣơng đồng với tác giả Lê Xuân Trƣờng (2007) [11]. Trong đó sỏi acid uric là sỏi không cản quang có điểm phù hợp trong nghiên cứu của chúng tôi có 2 trƣờng hợp chụp KUB sỏi không cản quang. Kết quả cho thấy thành phần oxalate, canxi, acid uric là 3 thành phần chính tạo nên sỏi. Sỏi oxalate là chiếm tỷ lệ cao nhất phù hợp với tài liệu [28]. Nghiên cứu của chúng tôi có sự tƣơng đồng với tác giả Đàm Văn Cƣơng (2002) [4]. Kết quả (biểu đồ 3.4) và (bảng 3.15) cho thấy không có sỏi 1 thành phần, đa số là sỏi từ 2 thành phần trở lên, trong đó sỏi có 3 thành phần chiếm cao nhất 64,7% phù hợp với tài liệu [11]. Nghiên cứu chƣa ghi nhận thành phần sỏi có liên quan đến đậm độ của sỏi với p=0,350. Tuy nhiên, kết quả cho thấy, sỏi oxalate, canxi chủ yếu có đậm độ bằng xƣơng, tỷ lệ tƣơng ứng là 65,4% và 83,3%. Sỏi Acid uric đậm độ không cao (0%). 4.2. Đánh giá kết quả sớm điều trị Trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả tán sỏi thành công có 48/49 TH chiếm 98%, có một trƣờng hợp chuyển mổ mở lý do miệng niệu quản máy soi không lên đƣợc. Trong nhóm thành công 83,3% kết quả tốt và 16,7% kết quả trung bình. Theo tác giả Vũ Nguyễn Khải Ca (2012) thành công 97,22% có 2 trƣờng hợp chuyển mổ mở do sỏi chạy lên thận và thủng NQ [2]. Tác giả Yon Cui (2014) [12], chiếm 93,5%, tác giả Đỗ Ngọc Thể chiếm 95,8% [10]. Chúng ta nhận thấy kết quả thành công của chúng tôi tƣơng đƣơng với những các tác giả. Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả tán sỏi nhƣ: mẫu nghiên cứu, kìch thƣớc sỏi, giới tính, độ đậm, tính chất sỏi và kinh nghiệm của phẫu thuật viên theo từng thời kỳ. Nhìn chung tán sỏi NQ 1/3 dƣới qua nội soi bằng LASER là phƣơng pháp an toàn, dễ thực hiện, cho tỷ lệ thành công cao. Kết quả của chúng tôi tƣơng đồng với các tác giả về nhóm thành công tốt và trung bính đều chiếm 100%, Không có kết quả xấu, kết quả tôt và trung bính cũng có sự tƣơng đồng với các tác giả. Tất cả 48 bệnh nhân đều đƣợc chúng tôi siêu âm kiểm tra mức độ ứ nƣớc của thận. Theo Nguyễn Mễ cho rằng sự nguy hiểm của bế tắc niệu quản là bản chất im lặng của nó, bế tắc kéo dài không gây triệu chứng làm cho bệnh nhân đến khám ở giai đoạn muộn, ở giai đoạn này thí đài bể thận và niệu quản giãn nở dẫn đến thận ứ nƣớc dần dần mất chức năng [7]. Nghiên cứu của chúng tôi ở so sánh mức độ ứ nƣớc của thận trƣớc và sau khi tán sỏi nhƣ sau: trƣớc khi tán sỏi có kết quả thận không ứ nƣớc chiếm 0%, thận ứ nƣớc độ 1 chiếm 51%, thận ứ nƣớc độ 2 chiếm 42,9% và thận ứ nƣớc độ 3 chiếm 6,1%. Nhƣng sau khi tán Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang 37
- Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ 2016 sỏi, tỷ lệ không còn ứ nƣớc tăng từ 0 BN lên 45 BN chiếm 91,8%. Và chỉ còn 3 BN còn tình trạng ứ nƣớc ở thận. Nhìn chung tất cả BN đều giảm độ ứ nƣớc ở thận sau khi tán sỏi, do nghiên cƣu của chúng tôi đa số là ứ nƣớc độ 1 và 2 nên tỷ lệ không còn ứ nƣớc chiếm rất cao 93,7%, chỉ còn 3 trƣờng hợp ứ nƣớc độ 1 và độ 2 không còn trƣờng hợp nào trƣờng hợp nào trƣớng nƣớc độ 3. Theo tác giả Nguyễn Huy Hoàng sau khi tán không còn ứ nƣớc chiếm 71,9% [6]. V. KẾT LUẬN Đặc điểm hình thái: sỏi màu vàng chiếm 47,9%; 29,2% màu nâu và 22,9% trắng ngà. 62,5% sỏi có hình dạng xù xì và 64,6% sỏi có kìch thƣớc từ 6-10mm. Thành phần hóa học: thành phần oxalat- cao nhất chiếm 76,5% và 64,7% sỏi có 3 thành phần gồm tổ hợp UA+Ca 2++C2O42- và Ca 2++PO43- +C2O42-. Kết quả điều trị: 98% thành công; trong đó: 83,3% đạt kết quả tốt, thận không ứ nƣớc tăng sau điều trị từ 0 đến 93,7%. Tài liệu tham khảo 1. Trần Quán Anh (2007), Thăm khám niệu động học, Bệnh học tiết niệu, NXB Y học. 2. Vũ Nguyễn Khải Ca (2012), " Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phƣơng pháp tán sỏi Holmium Laser tại Bệnh viện Việt Đức ". Y học thực hành, 6(825), 3. Hoàng Văn Công (2011), "Bƣớc đầu đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng nội soi niệu quản ngƣợc dòng tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam- Cu Ba Đồng Hới", Hội nghị khoa học kỹ thuật lần XII, trang 442-431. 4. Đàm Văn Cƣơng (2002), "Nghiên cứu điều trị sỏi niệu quản 1/3 dƣới bằng phƣơng pháp nội soi niệu quản" luận án tiến sĩ y khoa 5. Đàm Văn Cƣơng (2011), "Kết quả 10 năm tán sỏi niệu quản dƣới bằng phƣơng pháp xung hơi qua 865 ca ". Y học thực hành, 769+770, 55–60 6. Nguyễn Huy Hoàng (2013), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả sớm nội soi tán sỏi niệu quản bằng LASER HOLMIUM tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức", Luận Văn Bác sĩ nội trú, Đại Học Y Dƣợc Thái Nguyên 7. Nguyễn Mễ (2007), Sỏi niệu quản, Bệnh học tiết niệu, Nhà xuất bản Y học, 244-248. 8. Nguyễn Tấn Phong (2014), "Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phƣơng pháp tán sỏi ngƣợc dòng với nguồn tán Holmium LASER tại bệnh viện Quân Y 121". Tạp chí quân sự, 1, 1-8 9. Đỗ ngọc Thể, Trần Đức, Trần Các (2010), "Kết quả nội soi niệu quản sỏi xung hơi điều trị sỏi niệu quản tại BV TWQĐ 108, Tạp Chí Y học Việt Nam 2, 31-36. 10. Đỗ ngọc Thể, Trần Đức, Trần Các (2012), "Đánh giá kết quả nội soi niệu quản bằng LASER Holmium: YAG trên 107 bệnh nhân sỏi niệu quản", Y học TPHCM 16(3) 11. Lê Xuân Trƣờng (2007), Nhận xét về kết quả định tính thành phần của sỏi thận, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 11, Phụ bản số 1, tr.304-308 12. Yon Cui (2014), “Comparison of ESWL and Ureteroscopic Holmium laser Lithotripsy in Management of Ureteral Stones", PLOS ONE, 9 (2), 1-7 Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang 38
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Khớp thái dương hàm
11 p | 482 | 64
-
Luận án Tiến sĩ dược học: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng ức chế enzym acetylcholinesterase của hai loài Piper thomsonii (C. DC.) Hook. f. var. thomsonii và Piper hymenophyllum Miq., họ Hồ tiêu (Piperaceae)
278 p | 218 | 46
-
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI SỌ MẶT
28 p | 101 | 8
-
Phân biệt đặc điểm hình thái cấu trúc của một số nhóm nấm “linh chi” trên thị trường Thành phố Hồ Chí Minh
9 p | 70 | 7
-
Đặc điểm thực vật học cây tía tô dại Hyptis suaveolens L. (Poit.), họ bạc hà (Lamiaceae)
9 p | 52 | 5
-
Đặc điểm hình thái và giải phẫu của cây Sơn đôn Amalocalyx microlobus Pierre ex Spire (apocynaceae) ở Sơn La
8 p | 77 | 4
-
Nghiên cứu đặc điểm hình thái sọ mặt phân tích trên phim sọ nghiêng của nhóm người Việt Nam trưởng thành biểu hiện sai khớp cắn hạng III trầm trọng do xương
6 p | 8 | 3
-
Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học cây Ba chạc (Euodia lepta (Spreng.) Merr., họ cam (Rutaceae)) thu hái tại Đà Nẵng
9 p | 11 | 3
-
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, đa dạng di truyền và thành phần hóa học của cây ba kích tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
8 p | 36 | 3
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân chấn thương xương thái dương tại thành phố Cần Thơ năm 2021-2023
8 p | 9 | 3
-
Đặc điểm hình thái sọ mặt răng trên bệnh nhân có nhô xương ổ hai hàm: Nghiên cứu trên phim sọ nghiêng
5 p | 11 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng chống viêm in vitro của dược liệu Chua Lè (Emilia sonchifolia)
7 p | 7 | 2
-
Đặc điểm thực vật cây Lu lu đực (Solanum nigrum L., họ cà (Solanaceae)) thu hái tại thành phố Đà Nẵng
8 p | 4 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm hình thái khuôn mặt của người Ê-Đê tại một số trường cao đẳng và Đại học Tây Nguyên
4 p | 45 | 2
-
Đặc điểm hình thái và giải phẫu của cây bàn long sâm ở Thanh Trì, Hà Nội
6 p | 36 | 2
-
Khảo sát đặc điểm hình thái, thành phần hoá học và hoạt tính kháng vi sinh vật của địa y Dirinaria applanata (Feé) D. D. Awasthi
8 p | 67 | 2
-
Nghiên cứu sơ bộ thành phần hoá học của lá cây Xáo tam phân Paramignya trimera (Oliv.) Burkill trồng tại Đồng Nai
5 p | 2 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn