Đặc điểm hình thái và giải phẫu của cây bàn long sâm ở Thanh Trì, Hà Nội
lượt xem 2
download
Bài viết công bố các đặc điểm hình thái, vi phẫu của cây bàn long sâm thu hái ở Thanh Trì (Hà Nội). Đã giám định được tên khoa học của loài là Spiranthes sinensis (Pers.) Ames, thuộc họ Lan (Orchidaceae). Kết quả này góp phần nhận biết và tiêu chuẩn hóa dược liệu. Đặc điểm hình thái cây đặc trưng như: Hoa màu tím đỏ hoặc hồng, lá bắc hình trứng, đài lưng nhẵn. Đặc điểm vi phẫu rễ: thấy rõ đai caspary nhưng đai caspary không có cấu tạo đặc trưng giống như phần lớn các loài cây một lá mầm khác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đặc điểm hình thái và giải phẫu của cây bàn long sâm ở Thanh Trì, Hà Nội
- www.vanlongco.com Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 1/2017 (Trang 9 - 14) ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ GIẢI PHẪU CỦA CÂY BÀN LONG SÂM Ở THANH TRÌ, HÀ NỘI Nguyễn Hoàng Tuấn1,*, Đỗ Thị Thúy Hòa2 1 Đại học Dược Hà Nội; 2Đại học Y Dược Thái Nguyên *Email: tuandl50@yahoo.com (Nhận bài ngày 08 tháng 12 năm 2016) Tóm tắt Bài báo công bố các đặc điểm hình thái, vi phẫu của cây bàn long sâm thu hái ở Thanh Trì (Hà Nội). Đã giám định được tên khoa học của loài là Spiranthes sinensis (Pers.) Ames, thuộc họ Lan (Orchidaceae). Kết quả này góp phần nhận biết và tiêu chuẩn hóa dược liệu. Đặc điểm hình thái cây đặc trưng như: Hoa màu tím đỏ hoặc hồng, lá bắc hình trứng, đài lưng nhẵn. Đặc điểm vi phẫu rễ: thấy rõ đai caspary nhưng đai caspary không có cấu tạo đặc trưng giống như phần lớn các loài cây một lá mầm khác. Từ khóa: Bàn long sâm, Đặc điểm hình thái, Đặc điểm bột, Sâm cuốn chiếu. Summary Study on Morphological and Microscopical Characteristics of Spiranthes sinensis (Pers.) Ames Collected at Thanh Tri District, Hanoi City Research on morphological and microscopical characteristics of Ban long sam collected at Thanh Tri district, Hanoi city. The scientific name was identified such as Spiranthes sinensis (Pers.) Ames belonging to Orchidaceae family. The results provide morphological and microscopical characteristics for identification and standardization of Spiranthes sinensis (Pers.) Ames. Morphological characteristics: flowers purplish red or pink; floral bracts, ovary, and sepals glabrous. Microscopical characteristics of the roots: caspary belt evident, but different to most other monocotyledonous species. Keywords: Bàn long sâm, Morphological characteristics, Spiranthes sinensis. 1. Đặt vấn đề các coumarin (5-γ, γ-dimethylallyl-8-[2-(2,6- Bàn long sâm là một loài duy nhất thuộc chi dihydroxyphenyl) - 3 - dimethyl - but - 2 -enyol]- Spiranthes Richard ở Việt Nam. Đây là một trong umbelliferon [3] và 4,6-di (γ, γ -dimethylallyl)-8- những loài có kích thước nhỏ nhất trong họ Lan lavandulyl-umbelliferon [4]), các flavonoid (5- (Orchidaceae), phân bố rộng rãi từ vùng núi có độ hydroxy - 3,7 - dimethoxy - 4’ - (3-methylbut - 2- cao 1500m đến vùng trung du và đồng bằng. Trên enyloxy)-flavon [5]). Tuy nhiên, ở Việt Nam việc thế giới, loài này cũng được ghi nhận ở vùng nhiệt sử dụng bàn long sâm với vai trò dược liệu còn đới, cận nhiệt đới và ôn đới thuộc Ấn Độ, Trung chưa được chú ý nhiều và chưa phát huy hết được Quốc, Indonesia, Philippin, Australia, Tasmania, các tác dụng sinh học phong phú của loài cây này. Lào và một số đảo khác ở Thái Bình Dương [1]. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng bàn long Ở Việt Nam, bàn long sâm thường gặp nhiều sâm làm thuốc, dược liệu cần được nghiên cứu ở các tỉnh phía bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, một cách hệ thống về thực vật, hóa học và tác Thái Nguyên, Bắc Cạn, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, dụng sinh học. Mục tiêu của nghiên cứu này là Phú Thọ, Hà Nội v.v... ở phía nam, cây phân bố ở bước đầu khảo sát các đặc điểm dược liệu học Lâm Đồng (Đà Lạt), Kon Tum (Ngọc Linh) ... [1] làm cơ sở cho việc tiêu chuẩn hóa và góp phần Bàn long sâm được biết đến như là một vị nâng cao giá trị sử dụng trong việc phòng ngừa thuốc nổi tiếng trong y học cổ truyền. Loại dược và điều trị bệnh của cây bàn long sâm thu hái tại liệu này được sử dụng rộng rãi để điều trị một số Thanh Trì, Hà Nội. bệnh như: cơ thể suy nhược, ho, thổ huyết, họng 2. Nguyên vật liệu và phương pháp nghiên sưng đau, lao phổi ho ra máu, trẻ em sốt về mùa cứu hè, bệnh tiểu đường, bạch đới, rắn cắn… [2] 2.1. Nguyên vật liệu Những năm gần đây nhiều nhà khoa học Mẫu bàn long sâm được thu hái tháng 03 năm nghiên cứu chiết xuất phân lập các chất từ bàn 2016 tại thôn Nhị Châu, xã Liên Ninh, huyện long sâm nhằm chứng minh tác dụng của nó như Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Mẫu bàn long sâm Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 1/2017 9
- www.vanlongco.com có đủ hoa, quả được lưu tại Bộ môn thực vật thành bông xoắn ốc. Lá bắc của mỗi hoa hình trường Đại học Dược Hà Nội với mã số tiêu bản trứng đến hình mác (hình 1.J), mặt ngoài nhiều HNIP/18304/16. lông, mặt trong nhẵn, đỉnh nhọn dài, kích thước Phân tích và chụp ảnh cây, hoa bằng máy ảnh 1-1,2 x 2,7-3,2 mm. Hoa màu trắng, phớt tím kỹ thuật số Nikon D300s, raynox 250. (hình 1.C, D, E, F). Đài lưng (hình 1.G) tạo với 2 2.2. Phương pháp nghiên cứu cánh hoa bên thành một mui xe, kích thước 1,3- Nghiên cứu đặc điểm hình thái của mẫu 1,5 mm x 4-4,2 mm. Đài bên (hình 1.I) hình mác, nghiên cứu tại thực địa và trong phòng thí hơi xiên, kích thước 4,2 × 1,5 mm, nhẵn, phía nghiệm theo phương pháp trong tài liệu [6]. gốc hơi thót lại, đỉnh gần nhọn. Cánh bên (hình Xác định tên khoa học bằng phương pháp so 1.H) hình thoi đến thuôn dài, xiên, kích thước 3 x sánh hình thái, đối chiếu đặc điểm hình thái với 1 mm, nhẵn, đỉnh lệch và nhọn. Cánh môi (hình khóa phân loại thực vật, các bộ thực vật chí và đối 1.K) rộng hình chữ nhật, kích thước 4-4,5 × 2,5 chiếu với các mẫu (online) của phòng Tiêu bản mm, cựa ngắn, phía gốc cánh môi lõm có chứa 2 bản Thực vật – Bảo tàng lịch sử tự nhiên Paris và tuyến dạng chùy, bên lề thẳng, lề đỉnh chia răng tra cứu tài liệu với các khóa phân loại [11]. nhăn sâu, đỉnh tù và cong lại; đĩa có gai thịt nhỏ. Nghiên cứu đặc điểm hiển vi: Làm vi phẫu Trụ nhị nhụy (hình 1.L) dựng đứng cao 2 mm. các bộ phận của cây theo phương pháp cắt ngang, Bao phấn (hình 1.N) nằm ở đỉnh trụ nhị nhụy, nhuộm kép [7]. bao phấn hình mũ, một mặt lồi, đỉnh có mỏ nhọn, 3. Kết quả và bàn luận một mặt có 2 rãnh lõm để chứa khối phấn. Hai 3.1. Đặc điểm hình thái khối phấn (hình 1.M) dính liền nhau, màu vàng dài Cây cỏ, sống lâu năm, cao 20-30 cm (hình 0,3 mm, gốc hai khối phấn có cuống khối phấn 1.A). Rễ mập, hình trụ, mặt ngoài rễ có nhiều màu nâu dài 0,1 mm. Bầu hạ (hình 1.Q), thon dần lông mịn, rễ mọc thành chùm (hình 1.T), dài 2-3 xuống cuống hoa, ranh giới giữa bầu và cuống hoa cm (hình 1.R), đường kính 2,5-4 mm, mặt cắt không rõ rệt, bầu hình trứng màu xanh nhạt, dài 3- ngang nạc (hình 1.S), lông và lớp vỏ ở ngoài màu 4 mm bao gồm cuống hoa ngắn, có nhiều lông tơ xanh, phần lõi giữa màu trắng. Lá mọc cách, từ 2 bao phủ, mặt cắt hình tròn, bầu 3 ô, đính noãn đến 5 lá trên một nhánh thân (hình 1.U), lá trung trụ, trong có 3 hàng noãn màu trắng. Quả thường tụ tập thành túm ở gốc, hình mác (hình (hình 1.P,O) hình trứng dài 6-7 mm, màu xanh, 1.V), dài 4-10 cm, rộng 6-8 cm, đầu lá thuôn mặt ngoài nhiều lông, mặt cắt ngang hình tròn có 3 nhọn, hai mặt nhẵn, trên mỗi mặt lá có 3 cặp gân, gờ, bên trong có nhiều hạt màu trắng. gân song song rất rõ, lá ở phía trên nhỏ dần. Cụm Để giám định tên loài nghiên cứu chúng tôi hoa dựng đứng, dài 15-25 cm (hình 1.B), nhẵn, tiến hành so sánh đặc điểm loài nghiên cứu với cuống dài 4-10 cm, có nhiều hoa tụ họp với nhau loài Spiranthes sinensis (Pers.) Ames tài liệu [8]. Bảng 1. So sánh đặc điểm hình thái thực vật của mẫu nghiên cứu với loài Spiranthes sinensis (Pers.) Ames [8] Đặc điểm Mẫu nghiên cứu Spiranthes sinensis (Pers.) Ames [8] Dạng sống Cây cỏ, sống lâu năm, cao 20-30 cm Cây cao 13-30 cm Rễ Rễ mập, hình trụ, mặt ngoài rễ có nhiều lông mịn, Rễ đường kính 2-3 mm rễ mọc thành chùm, dài 2-3 cm, đường kính 2,5-4 mm, mặt cắt ngang nạc, lông và lớp vỏ ở ngoài màu xanh, phần lõi giữa màu trắng Lá Lá mọc cách, từ 2 đến 5 lá trên một nhánh thân, lá Lá 2-5, mọc dựng lên và lan rộng ra, hình mũi mác, thường tụ tập thành túm ở gốc, hình mác, dài 4-10 hiếm khi thuôn dài, kích thước 3-10 × 0,5-1 cm, đỉnh cm, rộng 6-8 cm, đầu lá thuôn nhọn, hai mặt nhẵn, gần nhọn hoặc nhọn, cuống lá gần như không rõ ràng trên mỗi mặt lá có 3 cặp gân, gân song song rất rõ, lá ở phía trên nhỏ dần. Cụm hoa Cụm hoa dựng đứng, dài 15-25 cm, nhẵn, cuống Cụm hoa dựng đứng, dài 10-25 cm, nhẵn; cuống dài dài 4-10 cm, có nhiều hoa tụ họp với nhau thành 4-10 cm, với nhiều hoa xoắn sắp xếp bông xoắn ốc 10 Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 1/2017
- www.vanlongco.com Lá bắc Lá bắc hoa hình trứng đến hình mác, mặt ngoài Lá bắc hoa hình trứng-hình mác, nhẵn, đỉnh nhọn nhiều lông, mặt trong nhẵn, đỉnh nhọn dài, kích dài. thước 1-1,2 x 2,7-3,2 mm Bầu Bầu hình trứng màu xanh nhạt, dài 3-4 mm bao Bầu màu xanh nhạt, dài 4-5 mm bao gồm cuống, gồm cuống hoa ngắn, có nhiều lông tơ bao phủ, nhẵn. mặt cắt hình tròn, có 3 gờ, trong có 3 hàng noãn màu trắng. Màu sắc hoa Hoa màu trắng, phớt tím Hoa tím đỏ hoặc hồng Đài lưng Đài lưng tạo với 2 cánh hoa bên thành một mui Đài lưng tạo với 2 cánh hoa bên thành một mui xe, xe, đài bên hình gần thuôn dài, hình trụ, kích gần thuôn dài, hình trụ, kích thước 4 × 1,5 mm, nhẵn, thước 4 × 1,5 mm, nhẵn, đỉnh hơi tù. đỉnh hơi tù Đài bên Đài bên đài hình mác, hơi xiên, kích thước 4,2 × Đài bên đài hình mác, hơi xiên, kích thước 5 × 2 mm, 1,5 mm, nhẵn, phía gốc hơi thót lại, đỉnh gần nhọn nhẵn, phía gốc hơi khuyết, đỉnh gần nhọn Cánh hoa Cánh bên hình thoi đến thuôn dài, xiên, kích Cánh bên hình thoi đến thuôn dài, xiên, dài gần bằng thước 3 x 1 mm, nhẵn, đỉnh lệch và nhọn đài lưng, đỉnh tù Cánh môi Cánh môi rộng hình chữ nhật, kích thước 4-4,5 × Cánh môi rộng hình chữ nhật, kích thước 4-5,5 × 2,5 2,5 mm, cựa ngắn, phía gốc cánh môi lõm có chứa mm, cựa ngắn, phía gốc cánh môi lõm có chứa 2 2 tuyến dạng chùy, bên lề thẳng, lề đỉnh chia răng tuyến dạng chùy, bên lề thẳng, lề đỉnh chia răng nhăn nhăn sâu, đỉnh tù và cong lại; đĩa có gai thịt nhỏ sâu, đỉnh tù và cong lại; đĩa có gai thịt nhỏ Trụ nhị nhụy Trụ nhị nhụy dựng đứng cao 2 mm Trụ nhị nhụy dựng đứng cao 2 mm Bao phấn Bao phấn nằm ở đỉnh trụ nhị nhụy, bao phấn hình Bao phấn hình trứng mũ, một mặt lồi, đỉnh có mỏ nhọn, một mặt có 2 rãnh lõm để chứa khối phấn. Hai khối phấn dính liền nhau, màu vàng dài 0,3 mm, gốc hai khối phấn có cuống khối phấn màu nâu dài 0,1 mm Khối phấn Hai khối phấn dính liền nhau, màu vàng dài 0,3 Khối phấn dài 1 mm mm, gốc hai khối phấn có cuống khối phấn màu nâu dài 0,1 mm Quả Quả hình trứng dài 6-7 mm, màu xanh, mặt ngoài nhiều lông, mặt cắt ngang hình tròn có 3 gờ, bên trong có nhiều hạt màu trắng Qua phân tích các đặc điểm hình thái mẫu cây (Orchidaceae). Tên đồng nghĩa: Neottia sinensis bàn long sâm thu được (hình 1); kết hợp với việc Persoon; Gyrostachys australis (R. Brown) tra cứu các tài liệu khóa phân loại thuộc chi Blume; G. stylites (Lindley) Kuntze; Monustes Spiranthes Richard, căn cứ vào các tài liệu [8], australis (R. Brown) Rafinesque; N. amoena M. [9], [10]. So sánh mẫu tiêu bản thực vật với mẫu Bieberstein; N. australis R. Brown; N. australis tiêu bản thực vật (online) số MNHN-P- var. chinensis Ker Gawler; Spiranthes amoena P00362337; MNHN-P-P00362335; MNHN-P- (M. Bieberstein) Sprengel; S. australis (R. P00362336; MNHN-P-P00362338 của phòng Brown) Lindley; S. australis var. suishaensis Tiêu bản bản Thực vật – Bảo tàng lịch sử tự Hayata; S. sinensis var. amoena (M. Bieberstein) nhiên Paris; Kết quả so sánh đặc điểm với loài H. Hara; S. sinensis var. australis (R. Brown) H. Spiranthes sinensis (Persoon) Ames [8] có sự Hara & S. Kitamura; S. stylites Lindley; S. tương đồng và trùng khớp các cơ quan dinh suishaensis (Hayata) Schlechter. dưỡng và sinh sản của mẫu nghiên cứu, thể hiện 3.2. Phân bố: Cây phân bố ở thôn Nhị Châu, xã trong bảng 1, đã kết luận mẫu bàn long sâm thu Liên Ninh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. hái tại thôn Nhị Châu, xã Liên Ninh, huyện 3.3. Sinh thái: Mọc rải rác trên những đám cỏ, Thanh Trì, thành phố Hà Nội có tên khoa học là cây bụi, dọc triền đê, ẩm ướt. Cây ra hoa tháng 10 Spiranthes sinensis (Persoon) Ames; họ Lan đến tháng 1 năm sau; có quả từ tháng 2 đến tháng 4. Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 1/2017 11
- www.vanlongco.com Hình 1. Ảnh chụp một số đặc điểm hình thái của cây bàn long sâm Ghi chú:A: Cây mang hoa; B: Cụm hoa; C: Hoa nhìn từ mặt trước; D: Hoa nhìn ngang; E: Hoa nhìn từ trên xuống; F: Hoa nhìn từ dưới lên: G: Đài lưng (mặt trước, mặt sau); H: Hai cánh hoa bên (mặt trước và mặt sau); I: Hai đài bên (măt trước và mặt sau); J: Lá bắc (mặt trước và mặt sau); K: Cánh môi; L: Trụ nhị nhụy; M: Khối phấn; N: Bao phấn; O: Quả; P: Quả cắt ngang; Q: Bầu và bầu cắt ngang; R: Rễ; S: Rễ cắt ngang; T: Đoạn thân mang chùm rễ: U: Lá và cuống cụm hoa; V: Lá (mặt trên và dưới); W: Tương quan một số bộ phận của hoa và quả. (Ảnh chụp: Nguyễn Hoàng Tuấn) 12 Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 1/2017
- www.vanlongco.com Hình 2. Hình ảnh vi phẫu bàn long sâm A. Rễ B. Phần trụ dẫn của rễ C. Thân D. Lá 3.4. Đặc điểm vi phẫu rễ (Hình 2. A, B): Đặc 3.5. Đặc điểm vi phẫu thân (Hình 2C): Mặt điểm giải phẫu rễ bàn long sâm có cấu tạo đối cắt của thân có hình gần tròn, từ ngoài vào trong xứng tỏa tròn, gồm hai phần là vỏ và trụ giữa. gồm có: Biểu bì cấu tạo bởi một lớp tế bào xếp Phần vỏ gồm có: tầng lông hút cấu tạo bởi đều đặn, có vách ngoài hóa cutin mỏng (1). Mô một lớp tế bào biểu bì kéo dài tạo thành các lông mềm vỏ (2) gồm 3-4 lớp tế bào hình bầu dục, hút có đầu tròn, biểu bì gồm nhiều tế bào có kích thước không đều, vách mỏng, không bào màng dày giúp mô hấp thu và dự trữ nước cho lớn, làm nhiệm vụ tích trữ các chất dinh dưỡng cây (1). Mô mềm vỏ gồm 2 vùng: mô mềm vỏ (2) dự trữ và tham gia vào quá trình quang hợp. Mô ngoài cấu tạo gồm 4-5 lớp tế bào hình đa giác, cứng (3) gồm 4-5 lớp tế bào có vách dày hóa gỗ, vách mỏng, xếp lộn xộn để hở những khoảng tạo thành vòng liên tục. Hệ thống dẫn gồm các bó gian bào hẹp; mô mềm vỏ trong (3) gồm 2-3 lớp libe – gỗ xếp rải rác trong mô mềm ruột, kích tế bào có hình bầu dục, kích thước nhỏ dần về thước bó dẫn tăng dần từ ngoài vào trong (4), (5). phía trong, xếp thành vòng tròn đồng tâm và dãy Libe-gỗ xếp thành từng bó, mỗi bó có libe (5) xuyên tâm. Nội bì (4) là một lớp tế bào xếp đều phía ngoài, mạch gỗ ở phía trong, mạch gỗ (4) đặn, thành mỏng, hình đa giác, ở trong cùng của hình tròn hoặc đa giác, đường kính lòng mạch rất phần vỏ, thấy rõ đai caspary nhưng đai caspary nhỏ. Không quan sát được các tế bào mô cứng không có cấu tạo đặc trưng giống như phần lớn phân bố đối diện với bó libe hay xung quanh bó các loài cây Một lá mầm khác. Phần trụ giữa gồm có: Trụ bì (5) cấu tạo gồm dẫn. Mô mềm ruột (6) gồm những tế bào tròn một hàng tế bào kích thước không đều nhau ngay kích thước không đều nhau, thành mỏng. sát trong nội bì. Hệ thống dẫn gồm có các bó 3.6. Đặc điểm vi phẫu lá (Hình 2D): Cấu tạo libe-gỗ xếp xen kẽ thành một vòng, gồm các bó giải phẫu phân biệt gân chính và phiến lá, có cấu libe (6) có hình bầu dục xếp xen kẽ với các bó gỗ tạo gồm: biểu bì trên (1) và biểu bì dưới (2) gồm cấp 1, đường kính mạch rất nhỏ, đặc điểm của những tế bào xếp đều đặn, vách ngoài hóa cutin. cây chịu hạn (7). Mô mềm ruột gồm các tế bào Rất khó để phân biệt được mô giậu và mô xốp hình tròn, xếp lộn xộn (8). Phần trụ có tỷ lệ rất của phần thịt lá – đặc điểm chung nổi bật của nhỏ so với phần vỏ. thực vật chịu bóng. Mô mềm đồng hóa (3) gồm Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 1/2017 13
- www.vanlongco.com những tế bào thành mỏng, có hình đa giác hoặc Liên Ninh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội là đa giác tròn, kích thước không đều. Hệ thống dẫn Spiranthes sinensis (Persoon) Ames, thuộc họ của lá xếp song song với biểu bì, mạch dẫn (4) có Lan (Orchidaceae). Đã mô tả được đặc điểm vi mặt cắt ngang hình đa giác, nằm kẹp giữa các tế phẫu lá và rễ bàn long sâm. Đây là lần đầu tiên bào mô mềm thuộc hệ thống dẫn (5). các đặc điểm hình thái giải phẫu của loài 4. Kết luận Spiranthes sinensis (Persoon) Ames được mô tả Nghiên cứu này đã mô tả chi tiết đặc điểm đầy đủ ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu góp phần hình thái thực vật, kết hợp tra cứu tài liệu tham đảm bảo tính đúng của cây thuốc, dược liệu và khảo đã xác định được tên khoa học của mẫu bàn xây dựng tiêu chuẩn chất lượng dược liệu bàn long sâm được thu hái tại Thôn Nhị Châu, xã long sâm sử dụng làm thuốc. Tài liệu tham khảo 1. Viện Dược liệu (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam, tập II, Nxb. Khoa học & kỹ thuật, 696-697. 2. Zhonghua Bencao (1999), Shanghai Scientific and Technical Publishers, Shanghai, 2nd ed., Vol. 8, 755. 3. Jin-Yong Peng, Xu Han, Li-Na Xu, Yan Qi, You-Wei Xu and Qi-Wei Xu (2008), Two new prenylated coumarins from Spiranthes sinensis (Pers.) Ames, Journal of Asian Natural Products Research, 10(3), 256–259. 4. E.N. Matu and J. Van Staden. (2003), Antibacterial and anti-inflammatory activity of some plants used for medical purposes in Kenya, Journal of Ethnopharmacology, 87(1), 35-41. 5. Lin YL, Huang RL, Don MJ, Kuo YH (2000), Dihydrophenanthrenes from Spiranthes sinensis, Journal of Natural Products, 63(12), 1608-1610. 6. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb. Đại học Quốc gia, 23-276. 7. Nguyễn Viết Thân (2003), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi, Nxb. Khoa học & kỹ thuật, tập 1, 13-17. 8. Guanghua Zhu, Zhanhe Ji, Jeffrey J. Wood, Howard P. Wood (2009), Flora of China: Orchidaceae, Sience Press, Beijing, and Missouri Botanical Garden Presss, St. Louis, 25, 85. 9. L. Averyanov (2008), The Orchids of Vietnam illustrated survey, part 1; Turczaninowia, 11(1), 5–168. 10. Lecomte, Henri (1907), Flore générale de l'Indo-Chine, Paris: Masson, V.1, 808. 11. https://science.mnhn.fr/institution/mnhn/search. Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 1/2017 (Trang 14 -19) ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ VI HỌC CỦA CÂY XĂNG SÊ Vũ Đức Lợi1,*, Nguyễn Thị Mai1, Nguyễn Tiến Vững2 1 Khoa Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội; 2Viện Pháp y Quốc gia *Email: ducloi82@gmail.com (Nhận bài ngày 31 tháng 10 năm 2016) Tóm tắt Nghiên cứu đặc điểm hình thái thực vật, đặc điểm vi học của cây xăng sê thu hái tại tỉnh Tuyên Quang. Kết quả đã xác định được tên khoa học của cây là: Sanchezia nobilis Hook.f. (họ Acanthaceae); đồng thời bộ dữ liệu về đặc điểm vi phẫu (thân, lá) và đặc điểm vi học bột dược liệu (thân, lá) của loài Sanchezia nobilis Hook.f. đã được xây dựng. Đặc điểm hình thái cây như: có tràng hoa màu vàng nhạt, lá bắc hơi nhọn. Đặc điểm vi phẫu như: Tinh thể canci oxalat hình kim nằm rải rác trong các tế bào mô mềm thân cây; bột thân có mảnh mạch xoắn, bột lá có mảnh biểu bì mang lỗ khí. Từ khóa: Sanchezia nobilis, Thân, Lá, họ Acanthaceae. Summary Morphological and Microscopical Characteristics of Sanchezia nobilis Hook.f. Morphological and microscopical characteristics of “Xang se” collected in Tuyen Quang province was studied. Results have identified the scientific name of the plant as Sanchezia nobilis Hook.f. (Acanthaceae). Besides, the morphological characteristics of leaf, stem and microscopical ones of herbal powder (leaf and stem) of Sanchezia nobilis Hook.f. species were established. Morphological characteristics such as with pale yellow corolla, slightly pointed bracts. Microscopical characteristics such as needle-shaped calcium oxalate crystals scattered in the soft tissue of the stem; stem powder with twisted vascular grafts; leaf powder with epidermal fragments bearing air holes. Keywords: Sanchezia nobilis, Stems, Leaves, Acanthaceae. 14 Tạp chí Dược liệu, tập 22, số 1/2017
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân biệt hình thái và vi học của năm loài passiflora ở Việt Nam
9 p | 104 | 11
-
Đặc điểm hình thái và giải phẫu các loài của chi ocimum họ bạc hà (lamiaceae) ở Việt Nam
8 p | 217 | 8
-
Đặc điểm hình thái và giải phẫu của rễ cây Viễn chí Việt Nam (Polygala Karensium Kruz.) thuộc họ Viễn chí (Polygalaceae)
7 p | 81 | 6
-
Đặc điểm thực vật học cây tía tô dại Hyptis suaveolens L. (Poit.), họ bạc hà (Lamiaceae)
9 p | 52 | 5
-
Đặc điểm thực vật học ba loài trong chi zephyranthes herb họ thủy tiên (amaryllidaceae) ở Việt Nam
12 p | 81 | 4
-
Đặc điểm hình thái và giải phẫu của cây Sơn đôn Amalocalyx microlobus Pierre ex Spire (apocynaceae) ở Sơn La
8 p | 77 | 4
-
Đặc điểm hình ảnh tổn thương giải phẫu gãy xương - sai khớp cùng chậu trên phim CT scan dựng hình 3D khung chậu
8 p | 33 | 4
-
Nghiên cứu đặc điểm hình thái và vi phẫu của cây Dủ dẻ trâu (Melodorum fruticosum Lour.) thu hái tại Quảng Nam
8 p | 11 | 4
-
Đặc điểm hình thái và giải phẫu một số loài trong chi solanum L. ở Việt Nam
5 p | 108 | 3
-
Đặc điểm hình thái ống tủy răng hàm nhỏ thứ nhất trên phim CT Conebeam
8 p | 12 | 3
-
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, chức năng thận trên siêu âm và xạ hình thận ở người hiến thận cùng huyết thống
9 p | 17 | 3
-
Đặc điểm hình thái răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm trên phim chụp cắt lớp vi tính chùm tia hình nón
4 p | 9 | 2
-
Sự thay đổi vai trò của bác sĩ giải phẫu bệnh từ hình thái học sang bệnh học phân tử trong kỷ nguyên y học chính xác
6 p | 36 | 2
-
Đặc điểm hình thái và giải phẫu của cây Sơn cam bắc ở Bắc Giang
6 p | 46 | 2
-
Đặc điểm hình thái túi phình và biến đổi giải phẫu động mạch não ở bệnh nhân phình động mạch thông trước vỡ
5 p | 63 | 2
-
Đặc điểm hình thái và vi học cây thần kỳ synsepalum dulcificum (Schumach & thonn) daniell
6 p | 45 | 2
-
Chẩn đoán phân biệt các ung thư biểu mô buồng trứng biệt hóa kém dựa trên đặc điểm giải phẫu bệnh và hóa mô miễn dịch
9 p | 37 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn