intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm hình thái và giải phẫu các loài của chi ocimum họ bạc hà (lamiaceae) ở Việt Nam

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

211
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nghiên cứu này với mục đích khảo sát đặc điểm hình thái và giải phẫu của 4 loài trong chi Ocimum gồm O. tenuiflorum L., O. gratissimum L., O. basilicum L., O. americanum L. một thứ O. basilicum var. pilosum (Willd.) Benth...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm hình thái và giải phẫu các loài của chi ocimum họ bạc hà (lamiaceae) ở Việt Nam

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br /> <br /> ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ GIẢI PHẪU CÁC LOÀI CỦA CHI OCIMUM<br /> HỌ BẠC HÀ (LAMIACEAE) Ở VIỆT NAM<br /> Trần Lê Ánh Thùy*, Trương Thị Đẹp*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mở đầu: Chi Ocimum họ Bạc hà (Lamiaceae) ở Việt Nam có 4 loài. Những loài này được dùng để chiết tinh<br /> dầu, làm thuốc giải cảm, giải nhiệt, lợi tiểu, … Góp phần phân biệt các loài trong chi Ocimum, trong nghiên cứu<br /> này chúng tôi khảo sát đặc điểm hình thái và giải phẫu của 4 loài trong chi Ocimum gồm O. tenuiflorum L., O.<br /> gratissimum L., O. basilicum L., O. americanum L. một thứ O. basilicum var. pilosum (Willd.) Benth..<br /> Phương pháp nghiên cứu: Mô tả và chụp hình các đặc điểm hình thái và giải phẫu. Vi phẫu của thân, lá và<br /> cuống lá được nhuộm bằng phẩm nhuộm son phèn và lục iod. Xác định tên khoa học của loài bằng cách dựa vào<br /> các tài liệu và so sánh với đặc điểm hình thái của cây khảo sát, đồng thời so sánh với loài chuẩn tiêu bản khô ở<br /> Viện Sinh học Nhiệt đới Tp. Hồ Chí Minh.<br /> Kết quả: Hình thái: Các loài này toàn cây có mùi rất thơm, thân vuông. Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập.<br /> Cụm hoa kiểu chùm xim bó ở ngọn cành. Đài hình chuông, trên chia 2 môi 1/4. Tràng chia 2 môi 4/1. Bộ nhị kiểu<br /> 2 trội hướng xuống môi dưới. Đĩa mật ở gốc bầu dạng 4 gờ nạc. Quả bế 4, rốn hơi hẹp ở đáy, đựng trong đài<br /> đồng trưởng màu vàng nâu khô xác. Giải phẫu: Vi phẫu thân non vuông, mô dày góc tập trung nhiều dưới biểu<br /> bì của 4 góc thân; trụ bì hóa mô cứng; tầng sinh bần xuất hiện dưới trụ bì; có thể có sợi libe. Thân, lá, cuống lá<br /> đều có lông tiết và lông che chở đa bào một dãy.<br /> Kết luận: Hình dạng vi phẫu cuống lá và phiến lá của các loài trong chi Ocimum rất khác nhau. Đặc điểm<br /> này góp phần cùng với đặc điểm hình thái để phân biệt các loài trong chi Ocimum.<br /> Từ khóa: Họ Bạc hà, Ocimum, hình thái, giải phẫu, O. tenuiflorum, O. gratissimum, O. basilicum, O.<br /> americanum,O. basilicum var. pilosum<br /> <br /> ABSTRACT<br /> MORPHOLOGICAL AND ANATOMICAL CHARACTERISTICS OF THE SPECIES<br /> IN GENUS OCIMUM (LAMIACEAE) IN VIETNAM<br /> Tran Le Anh Thuy, Truong Thi Dep<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh* Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 378 - 385<br /> Background: Genus Ocimum (Lamiaceae) has four species in Vietnam. These species are used to extract<br /> essential oil, as an cold remedy, diuretic,... Contributing to distinguish species in the genus Ocimum, in this<br /> study we examine the morphological and anatomical characteristics of four species in the genus Ocimum,<br /> including O. tenuiflorum L., O. gratissimum L., O. basilicum L., O. americanum L. and a varietas O. basilicum<br /> var. pilosum (Willd.) Benth.<br /> Research methods: Description and photograph of morphological and anatomical characteristics. The stem,<br /> leaf and petiole sections were stained with carmine alum and iodine green dye. The scientific names of species<br /> were determined by relying on the documents and comparing morphological characteristics of the tree survey,<br /> and compared with herbarium type species in the Tropical Biology Institute Hochiminh city.<br /> Results: Morphology: mostly aromatic herbs, quadrangular stems. Leaves opposite, simple. Inflorescence<br /> <br /> *Bộ môn Thực vật Khoa Dược-Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br /> Tác giả liên lạc: PGS. TS. Trương Thị Đẹp ĐT: 0909513419<br /> Email: trgdep@gmail.com<br /> <br /> 378<br /> <br /> Chuyên Đề Dược Khoa<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> terminal, verticillate-cyme (6 flowers in a verticel) formed raceme. Calyx persistent, 2-lipped 1/4. Corolla 2-lipped<br /> 4/1. 4 stamens, anterior 2 longer, declined on lower corolla lip. Hypogynous disk present. Fruit is 4 dry nutlets<br /> enclosed in the persistent calyx. Anatomy: Young stems usually tetragonal, collenchyma was present usually at<br /> the corners of stem; pericycle form sclerenchyma groups; cork cambium is found within the pericycle; possible<br /> phloem fibers. Stems, leaves and petiole have glandular hairs and range of multicellular hairs.<br /> Conclusion: The petioles and leaves sections of species in the genus Ocimum are very different. This feature<br /> and morphological characteristics contribute to distinguish the species of the genus Ocimum.<br /> Keywords: Lamiaceae, Ocimum, morphology, anatomy, O. tenuiflorum, O. gratissimum, O. basilicum, O.<br /> americanum,O. basilicum var. pilosum<br /> mục tiêu nhằm phân biệt về hình thái và giải<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> phẫu của các loài trong chi Ocimum để tránh<br /> Chi Ocimum họ Bạc hà (Lamiaceae) ở Việt<br /> nhầm lẫn khi thu hái sử dụng cũng như phục<br /> Nam được ghi nhận(9) có 4 loài: O. tenuiflorum<br /> vụ công tác kiểm nghiệm và giảng dạy môn<br /> L. (Hương nhu tía: HNT), O. gratissimum L.<br /> Thực vật dược, chúng tôi đã thu thập 4 loài và<br /> (Hương nhu trắng: HNTr), O. basilicum L.<br /> 1 thứ vừa nêu trên của chi Ocimum để khảo sát<br /> (Húng quế: HQ), O. americanum L. (É hoang:<br /> về đặc điểm hình thái và vi học.<br /> EH); trong đó loài O. basilicum L. có một thứ<br /> VẬTLIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> chuẩn là cây O. basilicum L. và một thứ khác là<br /> O. basilicum var. pilosum (Willd.) Benth. (Húng<br /> - Vật liệu nghiên cứu là mẫu thực vật tươi có<br /> trắng: HTr). Đây là những loài được dùng để<br /> đầy đủ các bộ phận cành, lá, hoa, quả, hạt của<br /> chiết lấy tinh dầu, làm thuốc giải cảm, giải<br /> các loài trình bày ở bảng 1.<br /> (1,3,4,5,6,7,9)<br /> . Với<br /> nhiệt, lợi tiểu, hay làm rau gia vị<br /> Bảng 1: Các loài trong chi Ocimum được khảo sát về hình thái và giải phẫu.<br /> TÊN VIỆT NAM<br /> Hương nhu tía, É đỏ, É tía,<br /> É rừng(1,3,4, 5,6,7,8,9)<br /> <br /> TÊN KHOA HỌC<br /> O. tenuiflorum L.; O. sanctum L.;<br /> O.tomentosum Lamk(2,9)<br /> <br /> Hương nhu trắng, É trắng, Hương O. gratissimum L.,<br /> nhu trắng lá to É lớn lá(1,3,4,5,6,7,8,9) O. arborescens Benth.(2,9)<br /> É hoang, É mỹ châu, É châu Mỹ(8,9) O. americanum L.; O. canum Sims.;<br /> (9)<br /> O. africanum Lour<br /> Húng quế, Húng chó, Húng giổi, O. basilicum L.;<br /> Rau é, É tía, É quế(3,4,5,7,8,9)<br /> O. citriodorum Blanco;<br /> O. americanum auct. non L.(2,9),<br /> Húng trắng, Trà tiên, É trắng, Tiến O. basilicum var.pilosum (Willd.)<br /> thực(4,5,8,9)<br /> Benth.<br /> <br /> - Khảo sát đặc điểm hình thái: Các đặc điểm<br /> hình thái được quan sát bằng mắt thường, kính<br /> lúp hay kính hiển vi quang học; mô tả và chụp<br /> hình các đặc điểm khảo sát. Xác định tên khoa<br /> học của loài bằng cách dựa vào các tài liệu(2,5,6,9)<br /> và so sánh với đặc điểm hình thái của cây khảo<br /> sát. Đồng thời với việc tra khóa, các mẫu nghiên<br /> cứu được so sánh với mẫu type tiêu bản thực vật<br /> khô của từng loài ở Viện Sinh học Nhiệt đới Tp.<br /> Hồ Chí Minh [ngoại trừ cây É hoang (O.<br /> americanum L.) không có mẫu type].<br /> <br /> Chuyên Đề Dược Khoa<br /> <br /> NƠI LẤY MẪU<br /> Long An, Ninh Thuận,<br /> Khánh Hòa, Tp. Hồ Chí<br /> Minh<br /> Lâm Đồng<br /> <br /> SỐ HIỆU MẪU<br /> HNTIA090510,<br /> HNTIA 150610<br /> HNTRANG 160410<br /> <br /> Ninh Thuận<br /> <br /> EH 230610<br /> <br /> Tp. Hồ Chí Minh, Long an<br /> <br /> HQ 120410,<br /> HQ090510<br /> <br /> Ninh Thuận<br /> <br /> HT 230610<br /> <br /> - Khảo sát đặc điểm giải phẫu: Các bộ phận<br /> khảo sát (thân, lá, cuống lá) được cắt ngang<br /> thành lát mỏng bằng dao lam. Thân cây được<br /> cắt ở phần lóng, không cắt sát hay ngay mấu;<br /> phiến lá được cắt ở khoảng 1/3 phía dưới<br /> nhưng không sát đáy phiến, bỏ bớt thịt lá ở hai<br /> bên; cuống lá được cắt gần đáy cuống. Nhuộm<br /> vi phẫu bằng phẩm nhuộm son phèn và lục<br /> iod. Quan sát vi phẫu bằng kính hiển vi quang<br /> học (hiệu Olympus, model CH20) trong nước<br /> <br /> 379<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br /> <br /> hoặc glycerin 50%. Mỗi bộ phận quan sát từ 510 lát cắt.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Đặc điểm hình thái<br /> Các loài khảo sát của chi Ocimum có các đặc<br /> điểm hình thái giống nhau như: Cây phân<br /> nhánh nhiều, thân non vuông, có mùi rất thơm.<br /> Lá: đơn, mọc đối chéo chữ thập. Gân lá hình<br /> lông chim nổi rõ ở mặt dưới. Cụm hoa: thường<br /> gặp kiểu chùm xim bó ở ngọn cành (xim bó 3<br /> hoa có chung 1 lá bắc, mọc đối tạo vòng giả, các<br /> vòng giả tạo thành chùm ở ngọn cành). Hoa<br /> nhỏ, lưỡng tính, không đều. Lá đài 5, dính nhau<br /> bên dưới thành ống hình chuông, trên chia hai<br /> môi 1/4: môi trên dài hơn môi dưới hình trứng<br /> rộng hơi nhọn ở đỉnh, môi dưới 4 thùy tam giác<br /> nhọn với 2 thùy dưới dài và hẹp hơn hai thùy<br /> bên, đồng trưởng. Cánh hoa 5, dính nhau thành<br /> ống ở dưới, trên chia hai môi 4/1. Bộ nhị: 4 nhị<br /> hướng xuống môi dưới, kiểu 2 trội, nhị dài phía<br /> trước, nhị ngắn phía sau, chỉ nhị dạng sợi mảnh<br /> màu trắng đính khoảng giữa ống tràng xen kẽ<br /> với cánh hoa; bao phấn hình bầu dục rộng 2<br /> buồng, nứt dọc, đính giữa, hướng trong; hạt<br /> phấn rời mặt ngoài có vân mạng. Bộ nhụy: Lá<br /> noãn 2, bầu trên hình cầu 2 ô, có vách giả chia<br /> làm 4 ô, mỗi ô 1 noãn đính đáy; một vòi nhụy<br /> nhẵn, dạng sợi đính ở đáy bầu giữa các ô, tận<br /> cùng hai nhánh đầu nhụy dài khoảng 1 mm. Đĩa<br /> mật ở gốc bầu dạng 4 gờ nạc. Quả: bế 4, rốn hơi<br /> hẹp ở đáy, đựng trong đài đồng trưởng màu<br /> vàng nâu khô xác. Vì thế các đặc điểm này sẽ<br /> không lặp lại trong phần mô tả của từng loài.<br /> Hương nhu tía (O. tenuiflorum L.): Cỏ đứng,<br /> cao 0,5-1 m, mùi rất thơm (Hình 1.1). Thân non<br /> màu xanh tía hay tía đậm, có lông. Lá hình bầu<br /> dục, mép răng cưa gần tròn và hơi dợn sóng,<br /> màu xanh tía sậm ở mặt trên, mặt dưới có nhiều<br /> đốm tuyến, nhiều lông ở hai mặt, kích thước 2,55,5 x 1,5-4,5 cm; 5-7 cặp gân phụ; cuống lá dài 23,5 cm, có rãnh cạn ở mặt trên, nhiều lông. Cụm<br /> hoa chùm xim bó dài 4-15 cm ở ngọn cành;<br /> khoảng cách giữa hai vòng giả 1-2 cm. Lá bắc<br /> màu tía hay xanh tía, nhiều lông, hình tim rộng<br /> <br /> 380<br /> <br /> hoặc hình trứng mũi mác, kích thước nhỏ dần về<br /> phía ngọn trục hoa 3-6 x 3-7 mm, cuống rất<br /> ngắn. Cuống hoa màu xanh tía hoặc tía, dài 0,40,6 cm, hơi thẳng góc với trục hoa. Lá đài màu<br /> tía, dài khoảng 2-3 mm. Cánh hoa màu trắng hơi<br /> tím, mặt ngoài có nhiều lông và đốm tuyến màu<br /> vàng, ống dài khoảng 2 mm hơi thắt ở gần đáy,<br /> môi trên 4 thùy cạn đỉnh tròn gần bằng nhau;<br /> môi dưới 1 thùy hình trứng dài hơi khum lòng<br /> thuyền, đỉnh nhọn, bìa hơi nhăn. Nhị trước dài<br /> 0,6-0,7 cm, nhị sau dài 0,3-0,4 cm, cựa lồi không<br /> rõ; bao phấn màu vàng; hạt phấn màu vàng,<br /> kích thước 37,5-42,5 x 20-30 μm; vòi nhụy màu<br /> tím nhạt, dài 0,7-0,8 cm. Quả màu nâu, hình<br /> trứng, dài khoảng 1,2 mm.<br /> Hương nhu trắng (O. gratissimum L.): Cây<br /> bụi nhỡ, cao 0,7-3 m, mùi thơm dịu (Hình 1.3).<br /> Thân non màu xanh nhạt hoặc hơi tía, có lông.<br /> Lá hình trứng-mũi mác, đầu nhọn thường hơi<br /> lệch về một bên, gốc hình nêm men xuống một<br /> phần cuống, kích thước 7-15 x 3,5-7 cm, mép<br /> răng cưa nhọn và khít, 2 mặt lá có lông và đốm<br /> tuyến; 5-7 cặp gân phụ; cuống lá dài 2-5 cm<br /> nhiều lông, có hai đường màu xanh đậm dọc hai<br /> bên. Cụm hoa chùm xim bó dài 10-20 cm ở ngọn<br /> cành; khoảng cách giữa hai vòng giả 0,5-1,5 cm.<br /> Lá bắc hình mác hẹp hơi cong về một bên, kích<br /> thước 0,8-1,2 x 0,2-0,4 cm, không cuống, nhiều<br /> lông, rụng sớm. Cuống hoa ngắn hơn đài, dài 34 mm, có lông. Lá đài xanh nhạt, dài khoảng 4-5<br /> mm, mặt ngoài có nhiều lông và đốm tuyến.<br /> Cánh hoa màu trắng ngà hay vàng nhạt, rìa hơi<br /> tím, mặt ngoài có nhiều lông, ống hình chuông<br /> dài khoảng 3 mm, môi trên 4 thùy với 2 thùy<br /> bên hình bầu dục khoảng 2 x 1,5 mm, 2 thùy sau<br /> gần tròn khoảng 1 x 1mm; môi dưới dài hơn môi<br /> trên, hình bầu dục hơi khum úp vào trong, mặt<br /> ngoài có nhiều lông, kích thước 2,5 x 1,5 mm.<br /> Nhị trước dài 0,4-0,5 cm, nhị sau dài 0,3-0,4 cm<br /> có cựa mang chùm lông màu trắng; bao phấn<br /> màu vàng; hạt phấn đường kính 25-35 µm; vòi<br /> nhụy màu trắng, dài 0,6-0,7 cm. Quả màu nâu,<br /> hình trứng, dài 1,2-1,5 mm.<br /> <br /> Chuyên Đề Dược Khoa<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br /> Húng quế (O. basilicum L.): Cỏ đứng, cao 0,51,2 m, có mùi thơm (Hình 1.5). Thân non màu<br /> xanh có phớt tía hoặc màu tía, rất ít lông. Lá<br /> hình trứng nhọn ở đỉnh, đáy hình nêm, kích<br /> thước 3-8 x 2-5 cm, màu xanh lục đậm mặt trên,<br /> mép răng cưa cạn và thưa, nhiều đốm tuyến; 6-8<br /> cặp gân phụ, ít lông; cuống lá màu xanh nhạt,<br /> dài 2-5 cm, ít lông ngắn. Cụm hoa chùm xim bó<br /> dài 10-30 cm hoặc chùm xim biến dạng (phía<br /> dưới trục hoa phân nhánh phức tạp) hình tháp ở<br /> ngọn cành; khoảng cách giữa hai vòng giả 0,5-2<br /> cm. Lá bắc dạng lá thường, màu xanh tía hoặc<br /> tím sẫm, kích thước nhỏ dần về phía ngọn phát<br /> hoa, khoảng 0,5-1,8 x 0,3-1 cm, có lông, cuống<br /> ngắn, tồn tại. Cuống hoa màu xanh hoặc màu<br /> tía, dài 0,2-0,5 cm, có lông, thường dựng đứng<br /> áp vào trục hoa. Lá đài màu tím sậm hoặc xanh<br /> tía, mặt ngoài có nhiều lông và đốm tuyến, dài<br /> 0,5-0,7 cm. Cánh hoa màu trắng hồng, rìa màu<br /> hồng, ống ngắn 0,3-0,4 cm, môi trên chia 4 thùy<br /> đều gần tròn khoảng 1 x 1 mm; môi dưới hình<br /> trứng ngược, khoảng 4 x 2,5 mm, hơi khum lòng<br /> thuyền, mặt ngoài có túm lông trắng dày và dài,<br /> mép răng cưa và hơi nhăn. Nhị trước dài 0,9-1<br /> cm, nhị sau dài 0,7-0,8 cm có cựa mang túm lông<br /> màu trắng; bao phấn màu trắng sữa chuyển<br /> thành màu vàng nâu khi đã nứt, hạt phấn màu<br /> trắng sữa, đường kính 40-50 µm; vòi nhụy màu<br /> trắng, dài 7-8 mm. Quả màu đen, hình trứng<br /> ngược, dài khoảng 1,2 mm.<br /> Húng trắng [O. basilicum var. pilosum<br /> (Willd.) Benth.]: Cỏ đứng, cao 30-80 cm, nhiều<br /> lông, mùi rất thơm; thân non màu xanh (Hình<br /> 1.4). Lá hình trứng nhọn ở hai đầu, kích thước 36 x 2-3,5 cm, mép hơi răng cưa nhọn và thưa,<br /> màu xanh đậm mặt trên, mặt dưới nhiều lông<br /> nhám và đốm tuyến; 4-8 cặp gân phụ; cuống lá<br /> màu xanh nhạt, dài 1,5-2 cm. Cụm hoa chùm<br /> xim bó dài 15-30 cm ở ngọn cành; khoảng cách<br /> giữa hai vòng giả 1-2,5 cm. Lá bắc dài hơn đài,<br /> màu xanh, dạng lá thường hoặc mũi mác,<br /> thường cong hướng lên, nhiều lông, kích thước<br /> nhỏ dần về phía ngọn phát hoa, khoảng 0,4-2,5 x<br /> 0,2-1,8 cm, thường rụng sớm. Cuống hoa ngắn<br /> 0,4-0,7 cm, màu xanh, thường dựng đứng áp vào<br /> <br /> Chuyên Đề Dược Khoa<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> trục hoa, ngọn hơi cong ra. Lá đài màu xanh,<br /> kích thước khoảng 0,4 x 0,3 cm, có gân dọc, 2<br /> mặt có nhiều lông. Cánh hoa màu trắng, mặt<br /> ngoài có nhiều lông dài và nhiều đốm tuyến,<br /> ống dài khoảng 0,3 cm hơi thắt ở gần đáy, môi<br /> trên 4 thùy cạn gần đều hình hơi tròn; môi dưới<br /> 1 thùy dài hơn môi trên, hình trứng dài hơi<br /> khum lòng thuyền, đỉnh nhọn, mép hơi nhăn.<br /> Nhị trước dài 0,6-0,7 cm, nhị sau dài 0,5-0,6 cm<br /> gốc có cựa mang túm lông; bao phấn màu trắng<br /> sữa; hạt phấn màu trắng sữa, kích thước 45-50 x<br /> 35-42,5 μm; vòi nhụy màu tím nhạt, dài 0,7-0,8<br /> cm. Quả màu đen, hình bầu dục hơi có cạnh, dài<br /> khoảng 1,5 mm.<br /> É hoang (O. americanum L.): Cỏ đứng, cao<br /> 20-50 cm, có lông nhám, mùi rất thơm; thân non<br /> màu xanh (Hình 1.6). Lá hình bầu dục hai đầu<br /> nhọn, kích thước 1,5-2,5 x 0,8-1,8 cm, mặt trên<br /> màu xanh, mặt dưới xanh xám, đốm tuyến và<br /> lông ở 2 mặt lá, mép hơi răng cưa nhọn và thưa;<br /> 4-8 cặp gân phụ; cuống lá màu xanh nhạt, dài<br /> 1,5-2 cm. Cụm hoa chùm xim bó dài 4-15 cm ở<br /> ngọn cành; khoảng cách giữa hai vòng giả 0,5-1<br /> cm. Lá bắc dài hơn đài, màu xanh, dạng lá<br /> thường hoặc có hình mũ i mác, thường cong<br /> hướng lên, nhiều lông, kích thước nhỏ dần về<br /> phía ngọn phát hoa, khoảng 0,2-1,5 x 0,1-1 cm.<br /> Cuống hoa màu xanh, hình trụ ngắn 0,2-0,3 cm.<br /> Lá đài màu xanh, kích thước khoảng 1,5 x 2<br /> mm, có gân dọc, 2 mặt có nhiều lông tơ trắng.<br /> Cánh hoa màu trắng, có lông và nhiều đốm<br /> tuyến ở mặt ngoài, ống dài khoảng 1,5 mm hơi<br /> thắt ở gần đáy, môi trên 4 thùy cạn hình hơi<br /> tròn, hai thùy bên lớn hơn 2 thùy sau; môi dưới<br /> 1 thùy dài hơn môi trên, hình trứng dài hơi<br /> khum lòng thuyền, đỉnh nhọn, mép hơi nhăn.<br /> Nhị trước dài 0,5-0,6 cm, nhị sau dài 0,3-0,4 cm<br /> có cựa mang chùm lông màu trắng; bao phấn<br /> màu trắng; hạt phấn màu trắng, kích thước 4045 x 35-40 μm; một vòi nhụy màu tím nhạt, dài<br /> khoảng 0,7 cm. Quả màu đen, hình trứng hơi có<br /> cạnh, dài khoảng 1 mm.<br /> <br /> 381<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br /> <br /> Đặc điểm giải phẫu<br /> Thân: (Hình 2.3, 2.6, 2.9, 2.12 và 2.15). Vi<br /> phẫu thân non hình vuông. Tế bào biểu bì hình<br /> chữ nhật không đều, lớp cutin mỏng. Trên biểu<br /> bì rải rác có lỗ khí và lông tiết đa bào, lông che<br /> chở đa bào nhiều (HNT, HNTr, HTr, EH) hoặc ít<br /> (HQ). Lông che chở có chân đa bào (do 2 hay<br /> nhiều tế bào biểu bì), đầu nhọn 1 dãy gồm 3-9 tế<br /> bào. Lông tiết nhiều dạng: loại đầu hình tròn<br /> hay bầu dục đơn bào, chân ngắn 1-2 tế bào, và<br /> loại lông tiết đầu tròn hoặc lõm ở giữa gồm 2-8<br /> tế bào, chân rất ngắn. Mô dày góc tế bào hình đa<br /> giác hay gần tròn, không đều, tập trung nhiều ở<br /> bốn góc lồi. Mô mềm vỏ khuyết tế bào hình đa<br /> giác hơi dài hoặc bầu dục nằm ngang, vách<br /> mỏng, ở thân già có xu hướng bị ép dẹp. Nội bì<br /> đai Caspary (HNTr, HTr, EH) hoặc tầng sinh bột<br /> (HQ, HNT). Trụ bì hóa sợi thành từng đám. Ở<br /> thân già, tầng bì sinh xuất hiện dưới trụ bì làm<br /> cho phần vỏ cấp 1 bị đẩy ra ngoài bong tróc<br /> nhiều. Libe 1 thường nằm dưới đám sợi trụ bì.<br /> Libe 2 không liên tục, có thể có sợi libe ở thân già<br /> (HNTr, HQ, EH, HTr). Gỗ 2 nhiều; mạch gỗ 2<br /> kích thước không đều, hình tròn hoặc đa giác,<br /> xếp lộn xộn; mô mềm gỗ bao quanh mạch, hình<br /> đa giác vách dày không đều, tẩm chất gỗ, một số<br /> vách cellulose. Gỗ 1 thành cụm bên dưới gỗ 2,<br /> tập trung nhiều ở 4 góc. Tia tủy nhiều. Mô mềm<br /> tủy đạo, tế bào đa giác gần tròn kích thước lớn<br /> không đều. Tinh bột có thể có hoặc không,<br /> thường trong tế bào mô mềm vỏ và tia tủy; hạt<br /> tinh bột nhỏ, hình tròn dẹp, tụ thành đám.<br /> Cuống lá: Hình 2.1, 2.4, 2.7, 2.10 và 2.13 cho<br /> thấy mặt trên lõm ở giữa (HNT, HTr, HQ, EH)<br /> hoặc hơi lồi (HNTr), mặt dưới lồi (HNT, HTr,<br /> HQ) và thắt eo ở hai bên (HNTr, EH). Biểu bì tế<br /> bào hình chữ nhật, biểu bì trên kích thước bằng<br /> hoặc hơi lớn hơn biểu bì dưới, lớp cutin mỏng có<br /> thể bong tách khỏi biểu bì (HQ, EH). Trên biểu<br /> bì có lỗ khí rải rác, nhiều lông che chở dài (HNT,<br /> HNTr, HTr, EH) hoặc ít lông che chở đa bào<br /> ngắn (HQ) và lông tiết cấu trúc giống như lông<br /> tiết ở thân. Ở cây Húng trắng, biểu bì dễ bong<br /> tróc khỏi lớp mô dày. Mô dày góc, 4-6 lớp dưới<br /> <br /> 382<br /> <br /> biểu bì trên thường tách lớp (HNT, HQ, EH), 1-4<br /> lớp trên biểu bì dưới, tế bào hình đa giác, kích<br /> thước không đều thường lớn hơn tế bào biểu bì<br /> (khoảng 1-3 lần). Mô mềm đạo tế bào đa giác<br /> hay gần tròn, to, không đều. Mô mềm đạo chứa<br /> lục lạp ở hai bên, thường dưới biểu bì có lỗ khí<br /> (HNT, HTr) hay mô mềm khuyết chứa lục lạp ở<br /> phần thắt eo ở hai bên (HNTr, HQ, EH), 1-3 lớp<br /> tế bào đa giác hay gần tròn. Bó dẫn với gỗ ở trên<br /> libe ở dưới xếp thành hình cung liên tục (HTr.<br /> HQ, EH) hay gián đoạn (HNT, HNTr), 2-3 bó<br /> phụ nhỏ (HQ có 2-5 bó) ở hai bên phía trên bó<br /> chính. Mạch gỗ nhỏ, tròn hay đa giác gần tròn,<br /> mỗi dãy có 1-6 (HNT, HQ, EH) hay 1-7 (HNTr,<br /> HTr) mạch. Libe tế bào đa giác nhỏ, không đều,<br /> sắp xếp lộn xộn thành nhiều đám không liên tục<br /> xen kẽ với mô mềm vách cellulose dày. Phía trên<br /> gỗ và dưới libe thường là vài lớp tế bào hình đa<br /> giác nhỏ vách cellulose hơi dày hay mô dày góc<br /> 2-4 lớp tế bào tạo thành cụm phía dưới libe<br /> (HNTr). Tinh bột rải rác trong một vài tế bào mô<br /> mềm đạo phía dưới vùng libe (HTr, HQ) và mô<br /> mềm xen kẽ gỗ (HQ), hạt tinh bột nhỏ hình đa<br /> giác dẹp.<br /> Lá: Gân giữa: Hình 2.2, 2.5, 2.8, 2.11 và 2.14<br /> cho thấy mặt trên phẳng hoặc hơi lồi (HNT,<br /> HTr, HQ), hay lồi (HNTr, EH) và lõm ít ở giữa<br /> (HNTr), mặt dưới lồi nhiều. Biểu bì tế bào hình<br /> chữ nhật, biểu bì trên hơi lớn hơn biểu bì dưới,<br /> tế bào biểu bì dưới khá đều, lớp cutin mỏng có<br /> thể bong tróc khỏi biểu bì (HQ, EH). Biểu bì<br /> thường bong tróc khỏi mô dày (HTr, HQ, EH).<br /> Cả hai lớp biểu bì có lỗ khí, lông che chở và lông<br /> tiết giống như ở thân. Mô dày góc tế bào hình đa<br /> giác gần tròn kích thước không đều, phân bố sát<br /> biểu bì trên nhiều hơn biểu bì dưới, thường tách<br /> lớp (HQ, HTr, EH). Mô mềm đạo tế bào hình<br /> tròn hoặc đa giác gần tròn, kích thước lớn,<br /> không đều. Bó dẫn tương tự như ở cuống lá với<br /> gỗ ở trên libe ở dưới xếp thành hình cung liên<br /> tục (HTr, HQ, EH) hay gián đoạn (HNT, HNTr);<br /> mỗi dãy có 1-6 mạch gỗ; phía trên cung libe gỗ<br /> có thể có vài bó dẫn nhỏ với gỗ ở dưới libe<br /> (HNT, HNTr). Libe tế bào đa giác nhỏ, không<br /> đều, sắp xếp lộn xộn thành nhiều đám không<br /> <br /> Chuyên Đề Dược Khoa<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2