Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ GIẢI PHẪU MỘT SỐ LOÀI<br />
TRONG CHI SOLANUM L. Ở VIỆT NAM<br />
Trần Thị Thu Thủy, Liêu Hồ Mỹ Trang*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Solanum L. là chi lớn nhất và đặc trưng của họ Cà (Solanaceae). Đề tài bước đầu khảo sát đặc<br />
điểm hình thái và giải phẫu của 7 loài có ở Việt Nam: S. americanum Mill., S. coagulans Forssk., S. diphyllum<br />
L., S. melongena L. var. esculentum Ness. cultivar Bride và cultivar Kermit., S. pseudocapsicum L., S. spirale<br />
Roxb. và S. torvum Sw..<br />
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả các đặc điểm hình thái và giải phẫu. Xác định tên khoa học dựa trên các<br />
khóa định loài và mẫu tiêu bản khô được lưu trữ tại Viện Sinh học nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh.<br />
Kết quả: Chi Solanum L. có một số đặc điểm đặc biệt như: Cây cỏ hay gỗ nhỏ. Lá đơn, mọc so le ở dưới và<br />
từng đôi ở đoạn mang hoa. Cụm hoa ngoài nách lá. Hoa đều, lưỡng tính hay đôi khi có thêm hoa đực, mẫu 5. Đài<br />
hợp. Tràng hình bánh xe. Nhị đính trên ống tràng, bao phấn xếp chụm thành một ống quanh vòi nhụy, mở bằng<br />
lỗ ở đỉnh. Lá noãn 2, đặt lệch, dính nhau thành bầu trên có 2 ô, thai tòa lồi. Quả mọng, hạt hình dĩa, mầm cong.<br />
Lông che chở đa bào thẳng hay phân nhánh. Libe quanh tủy hiện diện. Tinh thể calci oxalat dạng cát.<br />
Kết luận: Có thể nhận diện các loài trong chi Solanum L. dựa trên đặc điểm hình thái và giải phẫu.<br />
Từ khóa: Solanum, hình thái, giải phẫu.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
MORPHOLOGICAL AND ANATOMICAL CHARACTERISTICS OF SOME SPECIES<br />
IN GENUS SOLANUM L. IN VIETNAM<br />
Tran Thi Thu Thuy, Lieu Ho My Trang<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 476 - 480<br />
Objectives: Solanum L. is the biggest and specific genus of the family Solanaceae. Our subject is<br />
researching morphological and anatomical characteristics of 7 species in Viet Nam such as: S. americanum Mill.,<br />
S. coagulans Forssk., S. diphyllum L., S. melongena L. var. esculentum Ness. cultivar Bride và cultivar Kermit.,<br />
S. pseudocapsicum L., S. spirale Roxb. and S. torvum Sw..<br />
Research methods: Description of morphological and anatomical characteristics. The scientific names of<br />
species were determined by using the keys to species and comparing with herbarium type species in the Tropical<br />
Biology Institute HoChiMinh City.<br />
Results: The genus Solanum L. are herbs or small trees. Leaves simple, alternate below, but becoming paired<br />
towards the inflorescence. Inflorescences extra-axillary. Flowers bisexual or sometimes andromonoecious,<br />
actinomorphic, 5-merous. Corolla rotate or stellate. Stamens inserted high in corolla tube; anthers often connivent<br />
around style, dehiscing by apical pores. Ovary 2 locular with enlarged placentae; ovules axile, numerous. Berries<br />
mostly juicy; seeds discoid, embryo strongly curved. Hairs simple, branched, or stellate. Internal phloem present.<br />
The calci oxalate crystals in gtain of sand.<br />
Conclusion: Distinguishing the species of the genus Solanum L. relies on morphological and anatomical<br />
characteristics.<br />
*Khoa Dược Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: ThS. Liêu Hồ Mỹ Trang<br />
ĐT: 0909269326<br />
<br />
476<br />
<br />
Email: lieuhomytrang@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Keywords: Solanum, morphology, anatomy.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Solanum L. là chi lớn nhất và đặc trưng của<br />
họ Cà (Solanaceae) với 1000-2000 loài (trong<br />
tổng số 3000-4000 loài trong họ) phân bố trên<br />
toàn thế giới, trong đó 30 loài có ở Việt Nam(5).<br />
Trên thế giới, cũng như ở Việt Nam, đã có rất<br />
nhiều nghiên cứu về chi Solanum ở nhiều lĩnh<br />
vực: thực vật học, sinh học, y dược học,… cho<br />
thấy đây là một chi quan trọng. Đề tài được thực<br />
hiện để góp phần bổ sung vào nguồn tài liệu về<br />
Thực vật Dược, phục vụ cho công tác giảng dạy<br />
và nghiên cứu.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Mẫu vật dùng để nghiên cứu là mẫu tươi<br />
gồm các bộ phận: rễ, thân, lá, hoa và quả của các<br />
loài trong chi Solanum L.. Nghiên cứu được tiến<br />
hành qua các giai đoạn:<br />
- Thu thập 3-5 mẫu cây cho mỗi loài. Chụp<br />
hình và ghi nhận đặc tính sinh thái. Mô tả đặc<br />
điểm hình thái và giải phẫu các bộ phận, minh<br />
họa bằng các hình chụp và các hình vẽ.<br />
- Xác định tên khoa học các loài dựa trên<br />
theo các khóa định loài trong chi Solanum trong<br />
các tài liệu(1,2,3,4,5), đối chiếu với mẫu tiêu bản khô<br />
lưu trữ tại Viện Sinh học nhiệt đới TP. HCM.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Khảo sát bước đầu trên 8 mẫu: Solanum<br />
americanum Mill. (Lù lù đực, Hột mít), S.<br />
coagulans Forssk. (Cà gai), S. diphyllum L. (Cà<br />
hai lá), S. melongena L. var. esculentum Ness.<br />
(Cà tím) cultivar Bride và cultivar Kermit, S.<br />
pseudocapsicum L. (Cà sơri), S. spirale Roxb. (Cà<br />
xoắn, Chanh trường), S. torvum Sw. (Cà dại<br />
hoa trắng).<br />
<br />
Đặc điểm chung<br />
Hình thái<br />
Cây cỏ hay gỗ nhỏ. Lá đơn, mọc so le; đoạn<br />
mang hoa có hiện tượng lôi cuốn lá nên mỗi<br />
mấu có một đôi gồm một lá to và một lá nhỏ<br />
mọc thành góc 900; đáy phiến không đối xứng.<br />
Cụm hoa ngoài nách lá. Hoa đều, lưỡng tính,<br />
mẫu 5. Lá đài 5, dính nhau ở phía dưới, tiền khai<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />
van. Cánh hoa 5, tràng hình bánh xe, tiền khai<br />
van. Nhị 5, rời, dài bằng nhau, đính trên ống<br />
tràng và xếp xen kẽ cánh hoa; bao phấn xếp<br />
chụm vào nhau thành một ống thẳng đứng bao<br />
quanh vòi nhụy, mở bằng lỗ ở đỉnh và có thể<br />
kéo dài thành một khe mở ngắn khi bao phấn<br />
già. Lá noãn 2, đặt lệch so với mặt phẳng đối<br />
xứng của hoa, dính nhau thành bầu trên có 2 ô,<br />
mỗi ô nhiều noãn, đính noãn trung trụ, thai tòa<br />
lồi; vòi nhụy 1, vượt ra khỏi bao phấn. Quả<br />
mọng có đài tồn tại hay đồng trưởng; hạt nhiều,<br />
hình dĩa, mầm cong.<br />
<br />
Cấu tạo giải phẫu<br />
Rễ: Nội bì khung Caspary rõ. Trụ bì có sợi<br />
hay tế bào mô cứng rải rác, vách dày hay mỏng.<br />
Gỗ cấp 2 chiếm tâm; tia ruột rõ. Gỗ cấp 1 không<br />
phân biệt được hay xếp thành bó dưới gốc tia<br />
ruột. Tinh thể calci oxalat dạng cát rất nhiều<br />
trong tế bào mô mềm và libe. Thân: Biểu bì với<br />
lớp cutin mỏng, phẳng hay có răng cưa nhỏ,<br />
thường mang lông che chở và lông tiết. Lông che<br />
chở đa bào thẳng hay phân nhánh. Lông tiết<br />
gồm chân 1 (2) tế bào và đầu nhiều tế bào. Hạ bì<br />
gồm 1-2 lớp tế bào xếp chừa những khuyết nhỏ.<br />
Mô dày góc. Mô mềm vỏ gồm những lớp tế bào<br />
xếp chừa những đạo hay khuyết nhỏ. Sợi hay tế<br />
bào mô cứng vách dày nhiều hay ít, thường xếp<br />
thành từng cụm, ít khi riêng lẻ. Libe và gỗ cấp 2<br />
xếp thành vòng liên tục. Libe quanh tủy luôn<br />
hiện diện, là những cụm nhỏ phía dưới gỗ cấp 1,<br />
phía dưới có hay không có những cụm sợi mô<br />
cứng. Mô mềm ruột gồm những tế bào xếp chừa<br />
những đạo hay khuyết nhỏ. Tinh thể calci oxalat<br />
dạng cát rất nhiều trong tế bào mô mềm và libe.<br />
Lá: Biểu bì, lông che chở và lông tiết tương tự<br />
như ở thân. Hạ bì liên tục dưới biểu bì trên, gián<br />
đoạn ở biểu bì dưới. Mô dày góc. Libe và gỗ xếp<br />
thành hình vòng cung ở giữa, gỗ xếp ở trên và<br />
libe ở dưới. Libe quanh tủy là những cụm nhỏ ở<br />
phía trên gỗ cấp 1. Sợi mô cứng dưới libe và trên<br />
libe quanh tủy. Phiến lá có cấu tạo dị thể không<br />
đối xứng. Mô giậu một lớp tế bào. Tinh thể calci<br />
oxalat dạng cát rất nhiều trong tế bào mô mềm<br />
và libe (Hình 1 và 2).<br />
<br />
477<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
1a<br />
<br />
2a<br />
<br />
3a<br />
<br />
4a<br />
<br />
1b<br />
<br />
2b<br />
<br />
3b<br />
<br />
4b<br />
<br />
Hình 1. Cấu tạo giải phẫu của Solanum americanum Mill.<br />
1: Rễ (a: vi phẫu, b: tế bào mô cứng), 2: Thân (a: vi phẫu, b: gỗ cấp 1 và libe quanh tủy), 3: Cuống lá (a: vi phẫu, b: tế<br />
bào chứa calci oxalat), 4: Lá (a: vi phẫu, b: một phần cung libe gỗ)<br />
<br />
1a<br />
<br />
2a<br />
<br />
3a<br />
<br />
4a<br />
<br />
1b<br />
<br />
2b<br />
<br />
3b<br />
<br />
4b<br />
<br />
Hình 2 Cấu tạo giải phẫu của Solanum melongena L. var. esculentum Ness<br />
1: Rễ (a: vi phẫu, b: tế bào mô cứng), 2: Thân (a: vi phẫu, b: gỗ cấp 1 và libe quanh tủy), 3: Cuống lá (a: vi phẫu, b: tế<br />
bào chứa calci oxalat), 4: Lá (a: vi phẫu, b: một phần cung libe gỗ)<br />
<br />
Những điểm khác biệt<br />
- Hình thái: Các mẫu khảo sát có thể chia<br />
thành 3 nhóm:<br />
<br />
478<br />
<br />
Nhóm 1 (S. americanum, S. diphyllum, S.<br />
spirale và S. pseudocapsicum): Lá có kích thước<br />
nhỏ, thường dài < 10 cm và ngang < 5 cm; đáy<br />
phiến kéo dài xuống cuống, không đối xứng; bìa<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
thường nguyên. Hoa nhỏ, đường kính hoa nở<br />
thường < 1cm. Tất cả hoa trong cụm hoa cùng<br />
một loại, lưỡng tính; hai lá noãn đặt xéo so với<br />
<br />
A1<br />
<br />
B1<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
mặt phẳng đối xứng, bầu 2 ô, vòi nhụy vươn dài<br />
ra khỏi ống tạo bởi các bao phấn (Hình 3).<br />
<br />
A2<br />
<br />
A3<br />
<br />
B2<br />
B3<br />
Hình 3. Solanum americanum Mill. (A) và Solanum spirale Roxb. (B)<br />
<br />
A4<br />
<br />
B4<br />
<br />
1: đôi lá, 2: hoa, 3: vòi nhụy vươn khỏi ống bao phấn, 4: mặt cắt ngang của bầu<br />
<br />
A1<br />
<br />
B1<br />
<br />
A2<br />
<br />
A3<br />
<br />
A4<br />
<br />
A5<br />
<br />
B2<br />
B3<br />
B4<br />
B5<br />
Hình 4. Solanum coagulans Forssk. (A) và S. melongena L. var. esculentum Ness (B)<br />
<br />
1: lá, 2: hoa lưỡng tính, 3: hoa đực, 4: lỗ mở ở đỉnh bao phấn, 5: hoa đực mở, 6: mặt cắt ngang của bầu<br />
<br />
Nhóm 2 (S. coagulans, S. melongena): Lá có<br />
kích thước to, thường dài > 10 cm và ngang > 5<br />
cm; hai bên đáy phiến lệch nhau một đoạn; bìa<br />
có thùy hình lông chim. Hoa to, đường kính hoa<br />
nở thường > 2 cm, màu tím, bầu noãn có vách<br />
giả chia thành nhiều ô. Hoa trong cụm hoa có<br />
hai loại: 1 hoa ở gốc sẽ phát triển thành quả, gắn<br />
trực tiếp vào thân, to, bầu noãn to và vòi nhụy<br />
vươn dài ra khỏi ống tạo bởi các bao phấn (hoa<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />
lưỡng tính); 3-4 hoa còn lại (hoa ngọn) họp<br />
thành chùm ngắn trên một cuống riêng, không<br />
tạo quả, hơi nhỏ hơn, bầu noãn nhỏ và vòi nhụy<br />
ngắn ẩn bên trong ống tạo bởi các bao phấn (hoa<br />
đực) (Hình 4).<br />
Nhóm 3 (S. torvum): Trung gian giữa hai<br />
nhóm trên. Lá có kích thước to, thường dài > 10<br />
cm và ngang > 5 cm; hai bên đáy phiến lệch<br />
<br />
479<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nhau một đoạn; bìa có thùy hình lông chim. Hoa<br />
to, đường kính hoa nở thường > 1cm nhưng < 2<br />
cm, màu trắng. Tất cả hoa trong cụm hoa cùng<br />
một loại, lưỡng tính. Bầu cấu tạo bởi hai lá noãn<br />
<br />
1<br />
<br />
dính nhau, phía trên bầu 2 ô, phía gốc đôi khi<br />
bầu có 4 ô; vòi nhụy vươn dài ra khỏi ống tạo<br />
bởi các bao phấn (Hình 5).<br />
<br />
2<br />
3<br />
Hình 5. Solanum torvum Sw.<br />
<br />
4<br />
<br />
1: cành có đôi lá và hoa, 2: hoa, 3: vòi nhụy vươn khỏi đỉnh ống bao phấn, 4: mặt cắt ngang gốc bầu<br />
<br />
- Cấu tạo giải phẫu nhìn chung chỉ vài khác<br />
biệt về lông che chở: Lông đa bào thẳng, 3-4 tế<br />
bào (Hình 6.1: S. americanum) hay 2 tế bào (Hình<br />
6.2: S. diphyllum). Lông dạng như cây phân<br />
nhánh, trục giữa gồm 2-nhiều tế bào xếp chồng<br />
lên nhau theo hàng dọc; nhánh thường ngắn và<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
cong, gồm 1-2 (3-4) tế bào (Hình 6.3: S.<br />
pseudocapsicum). Lông dạng gồm chân và đầu;<br />
chân gồm 2-nhiều tế bào xếp chồng lên nhau<br />
theo hàng dọc; đầu gồm các tế bào tập trung ở<br />
đỉnh và mọc tỏa thành hình sao (Hình 6.4: S.<br />
melongena và 6.5: S. torvum).<br />
<br />
3<br />
4<br />
Hình 6. Một số dạng lông che chở<br />
<br />
5<br />
<br />
1: Solanum americanum, 2: S. diphyllum, 3: S. pseudocapsicum L., 4: S. melongena, 5: S. torvum Sw.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
Chi Solanum L. có một số đặc điểm đặc trưng<br />
về hình thái và giải phẫu; các đặc điểm này giúp<br />
xác định chi. Những điểm khác biệt giữa các loài<br />
về hình thái và lông che chở có thể được sử<br />
dụng để nhận định loài.<br />
<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
480<br />
<br />
(Deysson G. (1965), Eléments d’ anatomie des plantes vasculaires,<br />
SEDES, Paris, pp. 230-231.<br />
Bonati G. (1992), Solanacées In Flore générale de l’Indo-Chine,<br />
Tome IV, Fasicule 1-3, Masson et Cie Editeurs, Paris, pp. 313330.<br />
http:// eFloras. org (Solanaceae In Flora of China, Vol. 17).<br />
Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, Quyển II, NXB Trẻ,<br />
Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 755-770.<br />
Võ Văn Chi (2004), Từ điển thực vật thông dụng, Tập II, NXB<br />
Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội, tr. 2293-2301.<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />