Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TẠO HÌNH KHÚC NỐI BỂ THẬN – NIỆU QUẢN<br />
QUA NỘI SOI HÔNG LƯNG THEO KIỂU CẮT RỜI<br />
Nguyễn Đức Duy*, Trần Văn Nguyên**, Tạ Quốc Tri*, Cao Vĩnh Duy*, Võ Xuân Huy*, Tạ Hữu Nghĩa*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu & mục tiêu: Hẹp khúc nối bể thận – niệu quản (KNBT-NQ) là một bệnh lý thường gặp trong niệu<br />
khoa. Điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật với kỹ thuật mổ hở hoặc bằng nội soi, trong đó nội soi hông lưng để tạo<br />
hình khúc nối được sử dụng do ít xâm lấn nhưng có nhược điểm khó thao tác vì phẫu trường hẹp. Chúng tôi trình<br />
bày kết quả phẫu thuật nhằm đánh giá ưu, khuyết điểm và tính hiệu quả của phương pháp.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi nghiên tiến hành nghiên cứu kết quả phẫu thuật trên<br />
15 bệnh nhân được chẩn đoán hẹp KNBT-NQ, với độ tuổi trung bình là 36,26 tuổi, trong đó có 8 nam và 7 nữ.<br />
Kết quả được đánh giá theo tiêu chuẩn tốt, trung bình, xấu.<br />
Kết quả: Thời gian theo dõi trung bình là 18,66 tháng (3-53 tháng), kết quả theo dõi và được đánh giá ở thời<br />
điểm 1 tháng và 3 tháng đạt tốt là 100%. 6 tháng: tốt 55,60%, trung bình 44,40%. Một năm: tốt 42,9%, trung<br />
bình 27,3%. Kết quả chung: tốt 72,7% và trung bình 27,3%. Không có trường hợp nào phải mổ lại. Và không có<br />
biến chứng nghiêm trọng nào.<br />
Kết luận: Phẫu thuật nội soi hông lưng để tạo hình khúc nối bể thận – niệu quản theo kiểu cắt rời cho kết<br />
quả cao, ít tai biến, biến chứng.<br />
Từ khóa: Khúc nối bể thận – niệu quản, nội soi hông lưng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
OUTCOME OF RETROPERITONEAL LAPAROSCOPIC DISMEMBERED PYELOPLASTY<br />
Nguyen Duc Duy, Tran Van Nguyen, Ta Quoc Tri, Cao Vinh Duy, Vo Xuan Huy, Ta Huu Nghia<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 151 - 155<br />
Introduction & Objective: To evaluate the results of retroperitoneal laparoscopic dismembered<br />
pyeloplasty for treating ureteropelvic junction (UPJ) obstruction.<br />
Patients and methods From January 2008 to November 2014, 15 patients underwent retroperitoneal<br />
laparoscopic dismembered pyeloplasty at Can Tho General Hospital. Outcome in terms of good, medium and bad<br />
grade.<br />
Results: At a mean follow-up of 18,66 months (range 3 to 53 months). Resulting: good: 72,7% and Medium:<br />
27,3%. No remarkable intraoperative complication occurred.<br />
Conclusions: the outcome of retroperitoneal laparoscopic dismembered pyeloplasty for treating ureteropelvic<br />
junction (UPJ) obstruction presented a success rate similar to a previously-published open procedure. This<br />
procedure may be considered the first option for the treatment of ureteropelvic junction obstruction.<br />
Key words: ureteropelvic junction (UPJ), retroperitoneal laparoscopic.<br />
nước ở thận. Khi bể thận trướng nước thì thận<br />
MỞ ĐẦU<br />
dễ bị chấn thương và suy giảm chức năng thận.<br />
Bệnh lý khúc nối bể thận – niệu quản<br />
Hẹp KNBT-NQ chủ yếu là ở trẻ sơ sinh,<br />
(KNBT-NQ) có thể hiểu là bế tắc dòng nước tiểu<br />
nhưng vẫn gặp ở trẻ lớn và thanh niên nhưng tỉ<br />
lưu thông từ thận xuống niệu quản, gây trướng<br />
* Khoa Ngoại Thận – Tiết Niệu, BVĐKTP Cần Thơ<br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Nguyễn Đức Duy<br />
ĐT: 0972790793<br />
<br />
Chuyên Đề Thận – Niệu<br />
<br />
Email: drnguyenduy@gmail.com<br />
<br />
151<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
lệ hiếm hơn, bệnh gặp ở nam giới nhiều hơn nữ<br />
giới tỉ lệ 5:2 ở trẻ sơ sinh, bên trái thường nhiều<br />
hơn bên phải, và hẹp cả 2 bên chiếm tỉ lệ 10-15%,<br />
xác suất mắc bệnh là 1:1500 trẻ(1,12).<br />
Biến chứng chủ yếu của bệnh chủ yếu là<br />
nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên và gây thận<br />
mất chức năng. Việc điều trị chủ yếu bằng phẫu<br />
thuật với kỹ thuật mổ hở và nội soi, trong đó<br />
phương pháp được xem là tiêu chuẩn vàng hiện<br />
nay là kỹ thuật tạo hình KNBT-NQ kiểu cắt rời<br />
(Anderson-Hynes) có tỉ lệ thành công từ 8498%(11).<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Mô tả hàng loạt trường hợp<br />
<br />
Quy trình phẫu thuật<br />
Vô cảm: gây mê nội khí quản.<br />
Tư thế bệnh nhân: Nằm nghiêng một góc 900<br />
sang bên đối diện, chân dưới co nhẹ, chân trên<br />
duỗi thẳng được đệm bằng gối mềm. Vùng hông<br />
lưng được độn bằng gối mềm, bàn mổ được gấp<br />
ở vị trí hông lưng để phẫu trường được mở rộng<br />
tối đa.<br />
<br />
Trong bài này chúng tôi báo cáo 15 trường<br />
hợp đã được tạo hình KNBT-NQ qua nội soi<br />
theo kiểu cắt rời tại bệnh viện Đa khoa Thành<br />
phố Cần Thơ để đánh giá những ưu khuyết<br />
điểm của phương pháp này.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả bệnh nhân nhập viện và được chẩn<br />
đoán hẹp KNBT-NQ từ tháng 01/2008 đến<br />
11/2014 tại khoa Ngoại Thận – Tiết niệu BV Đa<br />
khoa thành phố Cần Thơ với các tiêu chuẩn sau:<br />
- Đau hông lưng.<br />
- Có tiểu máu hoặc không.<br />
- Có sốt hoặc không.<br />
- Chạm thận, bập bềnh thận có thể có hoặc<br />
không.<br />
- Cận lâm sàng: Hình ảnh hẹp KNBT-NQ<br />
được xác định trên siêu âm, UIV, CTSCAN.<br />
Sỏi thận đi kèm, chức năng thận giảm (thận<br />
ứ nước độ III trên siêu âm, thận bài tiết kém trên<br />
phim hệ niệu có cản quang hay CTSCAN) không<br />
là yếu tố loại trừ, nhưng những trường hợp này<br />
sẽ được cân nhắc lợi điểm của phẫu thuật.<br />
<br />
Hình 1. Vị trí đặt trocar.<br />
Vị trí trocar: như hình trên, sử dụng 3 trocar,<br />
có thể thêm một trocar thứ tư nếu phẫu trường<br />
hẹp hoặc khoang sau phúc mạc có mỡ nhiều.<br />
Cắt mở cân Gerota, bộc lộ niệu quản bể thận<br />
để tìm vị trí hẹp. Đánh giá xem có mạch máu vắt<br />
ngang hay không, nếu có sẽ tiến hành cắt rời chổ<br />
hẹp + chuyển vị niệu quản.<br />
Cắt bể thận bên trên vị trí hẹp khoảng 1-2cm<br />
tùy theo độ di động của niệu quản và bể thận.<br />
Cắt vát niệu quản phía dưới chổ hẹp khoảng 1<br />
cm, có thể cắt vát miệng niệu quản thêm nếu<br />
thấy hẹp.<br />
Khâu tạo hình mặt dưới theo kiểu nối tận-tận<br />
bằng chỉ Vicryl 4.0 với mũi chỉ rời hoặc khâu vắt<br />
liên tục. Sau khi khâu kín mặt dưới, tiến hành<br />
đặt ống thông JJ 6 hoặc 7 Fr. Khâu kín mặt trên.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
- BN đã phẫu thuật tạo hình trước đó.<br />
<br />
Kiểm tra cầm máu.<br />
<br />
- BN không được áp dụng phương pháp tạo<br />
hình kiểu cắt rời (Anderson-Hynes).<br />
<br />
Đóng các lỗ trocar.<br />
<br />
Đặt dẫn lưu.<br />
<br />
- BN không đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
<br />
152<br />
<br />
Chuyên Đề Thận – Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Hậu Phẫu<br />
<br />
Theo dõi<br />
<br />
Theo dõi mức độ đau, các ống dẫn lưu, số<br />
ngày bệnh nhân có thể ăn uống được, số ngày đi<br />
lại được…<br />
<br />
Bệnh nhân được thăm khám và siêu âm<br />
kiểm tra ở thời điểm 1, 3, 6 tháng và mỗi năm.<br />
<br />
Tiêu chuẩn đánh giá kết quả nghiên cứu<br />
Bảng 1. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả nghiên cứu.<br />
Tốt<br />
Trung bình<br />
Xấu<br />
Triệu chứng Không còn các triệu chứng lâm<br />
Không còn các triệu chứng lâm sàng<br />
Không cải thiện các triệu chứng<br />
lâm sàng<br />
sàng<br />
lâm sàng<br />
Siêu âm<br />
Nhu mô thận tăng, bể thận thu Nhu mô thận không thay đổi, bể thận thu nhỏ Nhu mô thận không tăng, tăng độ<br />
nhỏ so với trước khi phẫu thuật hoặc không đổi so với trước khi phẫu thuật<br />
ứ nước<br />
Phẫu thuật<br />
Không can thiệp gì thêm<br />
Không can thiệp gì thêm<br />
Nội soi xẻ chổ hẹp hoặc phải mổ<br />
lại<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Từ tháng 01 năm 2008 đến tháng 11 năm<br />
2014 có 15 trường hợp được chẩn đoán hẹp<br />
KNBT-NQ được chỉ định PTNS sau phúc mạc để<br />
tạo hình khúc nối kiểu cắt rời.<br />
Độ tuổi trung bình là 36,26 ± 1,41 tuổi (18 - 74<br />
tuổi).<br />
Tỉ lệ nam/nữ: 1,14. Trong đó Nam: 8<br />
(53,50%), Nữ 7 (46,70%).<br />
Thời gian theo dõi trung bình 18,66 ± 1,60<br />
tháng (3 - 53 tháng).<br />
Có 3 TH có sỏi kèm theo (20,00%) và 12 TH<br />
không có sỏi kèm theo.<br />
Kết quả siêu âm: Ứ nước độ I 1 TH (6,70%),<br />
độ II là 8 TH (53,30%) và độ III 6 TH (40,00%).<br />
<br />
Biểu đồ 1. Chuyển mổ hở.<br />
Nhận xét: 4 TH chuyển mổ hở: 1 TH dính<br />
nhiều không thể bóc tách do trước đó 3 tháng có<br />
bị chấn thương thận kín, 2 TH viêm dính nhiều<br />
và 1 TH thủng phúc mạc làm phẫu trường hẹp,<br />
khó thao tác.<br />
<br />
Kết quả phẫu thuật<br />
<br />
Không có TH nào có mạch máu bất thường<br />
vắt ngang bể thận.<br />
Thời gian phẫu thuật trung bình là 142,67 ±<br />
14,70 phút, không có tai biến nào nghiêm trọng<br />
trong và sau khi phẫu thuật.<br />
Tất cả các TH đều được sử dụng 3 trocar để<br />
phẫu thuật.<br />
Chuyển mổ hở:<br />
Biểu đồ 2. Kết quả phẫu thuật.<br />
Nhận xét: theo thời gian, nhận thấy tỉ lệ tốt<br />
giảm dần, tỉ lệ trung bình tăng lên và không có<br />
trường hợp nào cho kết quả xấu.<br />
- 1 tháng: tốt 100%.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận – Niệu<br />
<br />
153<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
- 3 tháng: tốt 100%.<br />
- 6 tháng: tốt 55,60%, trung bình 44,40%.<br />
- 1 năm: tốt 42,90%, trung bình 57,1%.<br />
- Kết quả chung: tốt 72,70%, trung bình<br />
27,30%.<br />
<br />
Tỉ lệ tai biến – biến chứng<br />
Tai biến phẫu thuật<br />
Không có tai biến nào xảy ra trong lúc phẫu<br />
thuật.<br />
Biến chứng:<br />
+ Vết mổ: 1 TH chảy máu vết mổ chiếm<br />
(9,10%), Nhiễm trùng vết mổ 1 TH (9,10%).<br />
+ 1 TH đái máu sau mổ đến ngày hậu phẫu<br />
thứ 2 thì hết.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Bệnh lý hẹp KNBT-NQ là bệnh lý bẩm sinh,<br />
thông thường bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn<br />
sớm, một số trường hợp có thể chẩn đoán ở giai<br />
đoạn bào thai. Những TH được chẩn đoán ở<br />
người lớn cho thấy bệnh diễn tiến âm thầm, phù<br />
hợp với đặc điểm của bệnh là chít hẹp không<br />
hoàn toàn(5).<br />
Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi là 36,26 ± 1,41 tuổi, kết quả này không<br />
có khác biệt so với nghiên cứu của tác giả Ngô<br />
Đại Hải(8). Trong đó nhỏ nhất là 18 tuổi và lớn<br />
tuổi nhất là 74 tuổi. Tỉ lệ Nam/nữ là 1,14.<br />
Thuật ngữ: ứ nước ở thận (hydronephrosis)<br />
được xem là hiện tượng giãn lớn bất thường của<br />
hệ thống đài – bể thận mà có kèm theo tắc nghẽn<br />
hoặc không tắc nghẽn(10). Ngày nay để đánh giá<br />
độ ứ nước ở thận thì siêu âm được xem là<br />
phương tiện chẩn đoán hình ảnh đơn giản, dễ<br />
thực hiện, hiệu quả cao. Trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi, tất cả bệnh nhân đều được áp dụng<br />
phương pháp siêu âm thông thường với kết quả<br />
ứ nước độ I là 1 TH (6,70%), độ II là 8 TH<br />
(53,30%) và độ III là 6 TH (40,00%). Ngoài ra siêu<br />
âm còn giúp phát hiện sỏi thận kèm theo với 3<br />
TH (20,00%).<br />
<br />
154<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
So sánh giữa niệu ký nội tĩnh mạch và<br />
CTScan hệ niệu, theo tác giả Cevdet Kaya(4), tại<br />
một số trung tâm, CTScan hệ niệu là lựa chọn ưu<br />
tiên trong chẩn đoán vì một số ưu điểm sau; cho<br />
thấy được mạch máu vắt ngang cực dưới thận,<br />
giãn niệu quản thứ phát và dính(5). Ngoài ra, một<br />
số bất thường ở thận cũng được phát hiện như:<br />
thận móng ngựa, thận đôi.<br />
Mạch máu cực dưới thận chiếm tỉ lệ 19,6%<br />
những trường hợp phẫu thuật. Tỉ lệ phát hiện<br />
bất thường này qua CTScan là 38-79%(2,6). Tại<br />
bệnh viện ĐKTP Cần Thơ, hầu hết các trường<br />
hợp bệnh lý đường tiết niệu chúng tôi đều sử<br />
dụng MSCTScan để chẩn đoán. Kết quả nghiên<br />
cứu cho thấy không TH nào có mạch máu bất<br />
thường ở cực dưới thận, cũng như bất thường về<br />
giải phẫu như: thận móng ngựa, thận đôi…<br />
Mổ hở tạo hình KNBT-NQ theo phương<br />
pháp Anderson-Hynes được mô tả đầu tiên năm<br />
1949 và trở thành tiêu chuẩn vàng(1). Tỉ lệ thành<br />
công khi theo dõi lâu dài >90%. Kỹ thuật tạo<br />
hình qua nội soi được báo cáo trong thập kỷ qua,<br />
cho đến hiện tại kỹ thuật này được thực hiện<br />
thường xuyên hơn và kết quả được so sánh là<br />
tương đương với mổ hở(11). Với những ưu điểm<br />
như: ít đau sau mổ, thời gian nằm viện ngắn,<br />
thời gian trở lại hoạt động hàng ngày nhanh<br />
hơn(3) và tỉ lệ thành công cao (90-100%) tùy theo<br />
báo cáo(9). Do đó, nhiều nhà niệu khoa xem phẫu<br />
thuật nội soi để tạo hình KNBT-NQ là ưu tiên<br />
lựa chọn hàng đầu.<br />
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi là:<br />
- 1 tháng: tốt 100%.<br />
- 3 tháng: tốt 100%.<br />
- 6 tháng: tốt 55,60%, trung bình 44,40%.<br />
- 1 năm: tốt 42,90%, trung bình 57,1%.<br />
- Kết quả chung: tốt 72,70%, trung bình<br />
27,30%.<br />
Không có tai biến, biến chứng nào nghiêm<br />
trọng xảy ra.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận – Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
KẾT LUẬN<br />
Tạo hình KNBT-NQ theo kiểu cắt rời<br />
(Anderson-Hynes) qua nội soi hông lưng cho tỉ<br />
lệ thành công cao, ít tai biến – biến chứng. Do đó,<br />
là lựa chọn đầu tiên trong điều trị bệnh lý hẹp<br />
KNBT-NQ.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Anderson J.C. & Hynes W. (1949). Retrocaval ureter: A case<br />
diagnosed pre-operatively and treated successfully by a<br />
plastic peration. Br J Urol. 21: 209-214.<br />
Bagley D.H., Liu J.B., Grasso M., Goldberg B.B. (1994).<br />
Endoluminal ultrasound sonography in evaluation of the<br />
obstructed ureteropelvic junction. J Endourol. Pp. 278-292.<br />
Baldwin D.D., Dunbar J.A., Wells N. (2003). Single center<br />
comparison<br />
of<br />
laparoscopic<br />
pyeloplasty,<br />
Acucise<br />
endopyelotomy, and open pyeloplasty. J Endourol. 17: 155160.<br />
Cevdet K., Selahattin C. (2012). Comparison Between<br />
intravenous Urography and Computed Tomography<br />
Urography in diagnosing ureteropelvic junction obstruction.<br />
Nephro-Uro Mon.4(3): 585-586.<br />
Churchill B., Feng W. (2001). Ureteropelvic junction<br />
anomalies: congenital UPJ problems in children. Textbook of<br />
Pediatric Urology: Saunders.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận – Niệu<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
Keeley F.X., Moussa S.A. (1999). A prospective study of<br />
endoluminal Ultrasound versus computerized tomography<br />
angiography for detecting crossing vessels at the ureteropelvic<br />
junction. J Urol. 162: 1938-1941.<br />
Ngô Gia Hy (1982). Tật bẩm sinh: Thận nước. Niệu học. Tập<br />
II, tr. 248-249. Nhà xuất bản Y học TP Hồ Chí Minh.<br />
Ngô Đại Hải (2014). Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau<br />
phúc mạc tạo hình khúc nối niệu quản – bể thận kiểu cắt rời.<br />
Luận án tiến sĩ y học. Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh.<br />
Ost M.C., Kaye J.D., Guttman MJ (2005). Laparoscopic<br />
pyeloplasty versus antegrade endopyelotomy: comparision in<br />
100 patient and a new algorithm for the minimally invasive<br />
treatment of ureteropelvic junction obstruction. Urology. 66(5):<br />
47-51.<br />
Robert H. (1977). Hydronephrosis. Annals of the Royal<br />
College of Surgeons of England. 59: 388-392.<br />
Schuessler W.W., Grune M.T., Tecuanhuey L.V. & Preminger<br />
G.M. (1993). Laparoscopic dismembered pyeloplasty. J Urol.<br />
150: 1795-1799.<br />
Stephen Y. & Nakada M.D. (2012). Management of Upper<br />
Urinary Tract Obstruction, Campbell Walsh Urology 10th,<br />
Saunders, pp. 1122-1149.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
<br />
10/05/2015<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br />
<br />
01/06/2015<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
05/08/2015<br />
<br />
155<br />
<br />