Phan Thị Vân và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
62(13): 54 - 57<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ KHẢ NĂNG<br />
KẾT HỢP CỦA MỘT SỐ DÒNG NGÔ THUẦN TẠI THÁI NGUYÊN<br />
Phan Thị Vân*, Nguyễn Thu Thủy, Hoàng Kim Diệu<br />
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thí nghiệm đánh giá khả năng sinh trƣởng, phát triển của 7 dòng ngô thuần TT1, TT2, TT3, TT4,<br />
TT5, TT6, TT7 đƣợc tiến hành vụ đông 2008. Kết quả cho thấy các dòng ngô thuần thí nghiệm<br />
đều thuộc nhóm trung ngày, 2 dòng TT4 và TT7 có khả năng sinh trƣởng, phát triển tốt nhất, đạt<br />
năng suất 35,0 và 35,26 tạ/ha.<br />
Khả năng kết hợp (KNKH) về năng suất của 7 dòng đƣợc đánh giá thông qua 21 tổ hợp lai luân<br />
giao. Kết quả nghiên cứu cho thấy 2 dòng TT4 và TT7 đạt giá trị KNKH chung cao nhất ( ĝi= 6,41<br />
và 6,83). Dòng TT7, TT4 có KNKH riêng tốt với dòng TT1 (Ŝij = 10,11 và 9,01), dòng TT3 có<br />
KNKH riêng tốt với dòng TT2 ( Ŝij = 8,44).<br />
Từ khóa: Dòng thuần, sinh trưởng, phát triển, khả năng kết hợp, ngô<br />
<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong quá trình chọn tạo giống ngô, phát triển<br />
các dòng thuần có tiềm năng sử dụng làm vật<br />
liệu tạo giống là mục tiêu vô cùng quan trọng.<br />
Các dòng thuần chỉ đƣợc sử dụng làm vật liệu<br />
tạo giống khi có khả năng sinh trƣởng, phát<br />
triển tốt và khả năng kết hợp cao. Khả năng<br />
kết hợp của vật liệu tạo giống đƣợc biểu hiện<br />
bằng ƣu thế lai trong các tổ hợp lai mà vật<br />
liệu đó tham gia, chính vì vậy để chọn đƣợc<br />
các vật liệu ƣu tú cho quá trình tạo giống ngô<br />
lai cần tiến hành nghiên cứu đặc điểm hình<br />
thái, khả năng chống chịu và năng suất cũng<br />
nhƣ khả năng kết hợp của các dòng thuần.<br />
Mục tiêu:<br />
Chọn đƣợc các dòng ƣu tú làm vật liệu khởi<br />
đầu trong tạo giống ngô lai.<br />
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ<br />
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Vật liệu nghiên cứu<br />
Vật liệu nghiên cứu gồm 7 dòng ngô thuần<br />
TT1, TT2, TT3, TT4, TT5, TT6, TT7 và 21 tổ<br />
hợp lai nhận từ phƣơng pháp lai luân giao từ<br />
7 dòng thí nghiệm.<br />
Địa điểm và thời gian nghiên cứu<br />
Đề tài đƣợc tiến hành vụ xuân và đông 2008<br />
tại Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.<br />
<br />
<br />
Tel:0912735126, Email: haihoangvan_07@yahoo.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
54<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
- Thí nghiệm đánh giá khả năng sinh trƣởng,<br />
phát triển của dòng thuần đƣợc bố trí 3 lần nhắc<br />
lại theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Diện<br />
tích ô thí nghiệm: 5mx2,8m = 14 m2. Mật độ:<br />
5,7 vạn cây/ha. Khoảng cách: 70cm x 25cm<br />
Phân bón: 2 tấn phân vi sinh + 150N + 90<br />
P2O5 + 90 K2O/ha.<br />
Các chỉ tiêu nghiên cứu đƣợc tiến hành theo<br />
hƣớng dẫn đánh giá của CIMMYT (1998) và<br />
Quy phạm khảo nghiệm giống ngô 10 TCN<br />
341- 2006 [1].<br />
- Đánh giá KNKH của các dòng về năng suất<br />
hạt đƣợc xác định bằng các thí nghiệm lai<br />
luân giao theo phƣơng pháp 4 của B.Griffing<br />
(1956). Phân tích lai luân giao theo Ngô Hữu<br />
Tình và Nguyễn Đình Hiền (1996) [2].<br />
Phương pháp xử lý số liệu<br />
- Các kết quả nghiên cứu đƣợc xử lý thống kê<br />
bằng phần mềm SAS 8.1.<br />
- Tính toán các chỉ tiêu sử dụng hàm Round,<br />
Average, Sum trong Microsoft Exel.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Đặc điểm hình thái và năng suất của các<br />
dòng ngô thí nghiệm<br />
Kết quả bảng 1 cho thấy:<br />
- Các dòng ngô trong thí nghiệm có thời gian<br />
sinh trƣởng trung bình, biến động trong<br />
khoảng thời gian từ 111 - 113 ngày, dòng<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Phan Thị Vân và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
TT5 có thời gian sinh trƣởng dài nhất là 113<br />
ngày, các dòng còn lại có thời gian sinh<br />
trƣởng tƣơng đƣơng nhau (110 - 112 ngày).<br />
- Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng liên<br />
quan đến khả năng quang hợp và khả năng<br />
chống đổ. Chiều cao cây của các dòng ngô<br />
tham gia thí nghiệm biến động từ 100,7 157,8 cm. Dòng TT4 có chiều cao cây cao<br />
nhất (157,8 cm) xếp vào nhóm d, dòng TT1<br />
và TT3 có chiều cao cây đạt 132,32 và 135,34<br />
cm, tƣơng đƣơng nhau xếp vào nhóm c, các<br />
dòng còn lại chiều cao cây đạt từ 100,7 119,41 cm xếp vào nhóm a và ab.<br />
- Chiều cao đóng bắp của các dòng ngô thí<br />
nghiệm biến động từ 34,11 - 96,7 cm. Dòng<br />
TT6 có chiều cao đóng bắp đạt 34,11 cm, thấp<br />
hơn các dòng còn lại chắc chắn ở độ tin cậy<br />
95%, dòng TT4 có chiều cao đóng bắp cao<br />
nhất (96,70 cm) xếp vào nhóm k, các dòng còn<br />
lại có chiều cao đóng bắp biến động từ 58,85 80,16 cm đƣợc xếp vào các nhóm c-h.<br />
- Số lá trên cây là đặc điểm khá ổn định có<br />
quan hệ chặt chẽ với thời gian sinh trƣởng và<br />
đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra<br />
năng suất. Dòng TT5 có số lá đạt 17,57 lá,<br />
xếp vào nhóm a thấp hơn các dòng còn lại<br />
chắc chắn ở độ tin cậy 95%, dòng TT4 và<br />
TT7 có số lá tƣơng đƣơng nhau đạt 19,03 19,60 lá. Các dòng còn lại có số lá biến động<br />
từ 18,33 - 18,77 lá, đều xếp nhóm b.<br />
<br />
62(13): 54 - 57<br />
<br />
Năng suất thực thu của các dòng thí nghiệm<br />
biến động từ 13,83-35,26 tạ/ha. Trong đó<br />
dòng TT4 và TT7 có năng suất tƣơng đƣơng<br />
nhau (đạt 35-35,26 tạ/ha) xếp nhóm c, cao<br />
hơn các dòng còn lại ở độ tin cậy 95%. Dòng<br />
TT1 đạt năng suất thực thu thấp nhất (13,83<br />
tạ/ha), xếp nhóm a. Các dòng còn lại xếp vào<br />
nhóm b có năng suất biến động từ 14,89 16,22 tạ/ha.<br />
Khả năng chống chịu của các dòng trong<br />
thí nghiệm<br />
Khả năng chống chịu là chỉ tiêu quan trọng<br />
trong công tác lai tạo, chọn lọc dòng, giống.<br />
Kết quả theo dõi thí nghiệm đƣợc trình bày ở<br />
bảng 2.<br />
- Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân<br />
làm giảm đáng kể năng suất và sản lƣợng cây<br />
trồng. Nƣớc ta do có khí hậu nóng ẩm nên sâu<br />
bệnh phát sinh, phát triển khá mạnh và phá<br />
hại ở tất cả các mùa vụ trồng ngô trong năm.<br />
Vụ đông năm 2008, xuất hiện trên đồng ruộng<br />
một số loại sâu bệnh nhƣ: sâu đục thân, rệp<br />
hại cờ và bệnh đốm lá.<br />
+ Sâu đục thân xuất hiện và phá hại trên tất cả<br />
các dòng ở thời kỳ ngô 7 - 9 lá và trỗ cờ, tỷ lệ<br />
sâu đục thân biến động từ 8,2 - 29,1%. Trong<br />
đó dòng TT6 có tỷ lệ sâu đục thân thấp nhất<br />
(8,2%), tỷ lệ sâu đục thân cao nhất là dòng<br />
TT3 (29,1%). Các dòng còn lại tỷ lệ sâu đục<br />
thân biến động từ 14,1 - 20,3%.<br />
vụ đông 2008 tại Thái Nguyên<br />
<br />
Bảng 1. Thời gian sinh trƣởng và đặc điểm hình thái của các dòng ngô thuần<br />
vụ đông 2008 tại Thái Nguyên<br />
Dòng<br />
<br />
TGST<br />
(ngày)<br />
<br />
Chiều cao cây (cm)<br />
<br />
Chiều cao đóng<br />
bắp (cm)<br />
<br />
Số lá/cây (cây)<br />
<br />
NSTT<br />
(tạ/ha)<br />
<br />
TT1<br />
<br />
110<br />
<br />
132,32c<br />
<br />
61,86d<br />
<br />
18,37b<br />
<br />
13,83a<br />
<br />
TT2<br />
<br />
112<br />
<br />
119,41ba<br />
<br />
69,07f<br />
<br />
18,33b<br />
<br />
14,89b<br />
<br />
TT3<br />
<br />
111<br />
<br />
135,34c<br />
<br />
80,16h<br />
<br />
18,77b<br />
<br />
15,28b<br />
<br />
TT4<br />
<br />
112<br />
<br />
157,80d<br />
<br />
96,70k<br />
<br />
19,60dc<br />
<br />
35,26c<br />
<br />
TT5<br />
<br />
113<br />
<br />
103,08ab<br />
<br />
58,85c<br />
<br />
17,57a<br />
<br />
16,22b<br />
<br />
TT6<br />
<br />
111<br />
<br />
100,70a<br />
<br />
34,11a<br />
<br />
18,53b<br />
<br />
15,04b<br />
<br />
TT7<br />
<br />
111<br />
<br />
139,62cd<br />
<br />
79,88g<br />
<br />
19,03c<br />
<br />
35,00c<br />
<br />
Ghi chú: a, b, c, d.... là các mức sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.<br />
Bảng 2. Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống đổ của các dòng ngô thuần<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
55<br />
<br />
Phan Thị Vân và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
62(13): 54 - 57<br />
<br />
vụ đông 2008 tại Thái Nguyên (Đơn vị tính: %)<br />
Chỉ tiêu<br />
Dòng<br />
<br />
Sâu đục thân<br />
<br />
Rệp<br />
<br />
Bệnh đốm lá<br />
<br />
Đổ rễ<br />
<br />
Gãy thân<br />
<br />
TT1<br />
<br />
17,0<br />
<br />
3,8<br />
<br />
28,3<br />
<br />
5,7<br />
<br />
3,8<br />
<br />
TT2<br />
<br />
19,7<br />
<br />
10,6<br />
<br />
10,7<br />
<br />
3,6<br />
<br />
0<br />
<br />
TT3<br />
<br />
29,1<br />
<br />
1,8<br />
<br />
70,9<br />
<br />
1,8<br />
<br />
0<br />
<br />
TT4<br />
<br />
20,3<br />
<br />
5,1<br />
<br />
33,9<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
TT5<br />
<br />
15,5<br />
<br />
22,4<br />
<br />
60,3<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
TT6<br />
<br />
8,2<br />
<br />
19,7<br />
<br />
31,2<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
TT7<br />
<br />
14,1<br />
<br />
1,6<br />
<br />
28,1<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
+ Rệp là loại hại chủ yếu trên lá và cờ ngô,<br />
khi cây ngô trỗ cờ rệp chích hút làm lá bao cờ<br />
bạc trắng và khô bao phấn. Vụ đông 2008 rệp<br />
xuất hiện ở tất cả các dòng, tỷ lệ cây bị rệp từ<br />
1,6 - 22,4%. Trong đó dòng TT5 có tỷ lệ rệp<br />
cao nhất (22,4%), dòng TT7 thấp nhất (1,6%).<br />
+ Tỷ lệ nhiễm bệnh đốm lá của các dòng biến<br />
động từ 10,7-70,9%. Dòng TT2 có tỷ lệ<br />
nhiễm bệnh thấp nhất (10,7%), dòng TT5 và<br />
TT3 có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất (60,3 70,9%). Các dòng còn lại có tỷ lệ nhiễm bệnh<br />
đốm lá dao động từ 28,1 - 33, 9%.<br />
- Khả năng chống đổ: Ở nƣớc ta hàng năm<br />
gió bão đã làm giảm từ 10-15% sản lƣợng<br />
ngô (Ngô Hữu Tình, Ngô Minh Tâm, 2002)<br />
[3]. Do đó chọn tạo dòng, giống có khả năng<br />
chống đổ là vấn đề luôn đƣợc các nhà tạo<br />
giống quan tâm. Tỷ lệ đổ gãy tùy thuộc vào<br />
thời điểm bị đổ và vị trí gãy trên cây mà ảnh<br />
hƣởng khác nhau đến năng suất. Các dòng thí<br />
nghiệm có khả năng chống đổ rất tốt, dòng<br />
TT1 có tỷ lệ đổ, gãy cao nhất (5,7% và 3,8%)<br />
dòng TT2, TT3 có tỷ lệ đổ rễ tƣơng ứng là<br />
3,6%, 1,8%.<br />
Đánh giá khả năng kết hợp của các dòng<br />
thuần thí nghiệm<br />
Để đánh giá đƣợc khả năng kết hợp của các<br />
dòng thuần, hai phƣơng pháp đƣợc áp dụng<br />
rộng rãi nhất là lai đỉnh và lai luân giao. Luân<br />
giao là phƣơng pháp hiệu quả nhất để xác<br />
định giá trị của các dòng và các cặp lai (Ngô<br />
Hữu Tình, 2009) [4].<br />
Khả năng kết hợp của dòng đƣợc đánh giá<br />
thông qua các con lai. Chính vì vậy chúng tôi<br />
đã tiến hành lai luân giao 7 dòng thí nghiệm ở<br />
<br />
vụ xuân 2008 để tạo ra 21 tổ hợp lai. Số liệu<br />
bảng 3 cho thấy, khả năng kết hợp của các<br />
dòng ở chỉ tiêu năng suất hạt vụ đông 2008 có<br />
sự khác biệt rất rõ. Khả năng kết hợp chung<br />
(KNKH) của các dòng biến động từ -9,62 đến<br />
6,83. Hai dòng TT4 và TT7 có khả năng kết<br />
hợp chung cao nhất đạt 6,41 và 6,83 cao hơn<br />
các dòng còn lại ở mức tin cậy 99%, dòng<br />
TT1 và dòng TT2 có KNKH chung kém nhất,<br />
đạt giá trị -9,62 và -5,52.<br />
Giá trị khả năng kết hợp riêng của dòng TT7<br />
với dòng TT1 đạt cao nhất ( Ŝij = 10,11),<br />
dòng TT4 có KNKH riêng tốt với dòng TT1 (<br />
Ŝij = 9,01), dòng TT3 có KNKH riêng tốt với<br />
dòng TT2 ( Ŝij = 8,44).<br />
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ<br />
Kết luận<br />
- Các dòng đều thuộc nhóm có thời gian sinh<br />
trƣởng trung bình, có khả năng chống đổ tốt.<br />
Dòng TT4 và TT7 có khả năng sinh trƣởng,<br />
phát triển tốt, đạt năng suất thực thu 35,0 và<br />
61,26 tạ/ha, cao hơn các dòng trong thí<br />
nghiệm .<br />
- Dòng TT4 và TT7 có khả năng kết hợp<br />
chung cao nhất đạt 6,41 và 6,83 cao hơn các<br />
dòng còn lại ở mức tin cậy 99%. Dòng TT4<br />
và TT7 đều có khả năng kết hợp riêng tốt với<br />
dòng TT1, giá trị khả năng kết hợp riêng đạt<br />
10,11 và 9,01.<br />
Đề nghị<br />
Tiếp tục đánh giá khả năng kết hợp của các<br />
dòng ở các vụ tiếp theo để có cơ sở chắc<br />
chắn chọn lọc các dòng ƣu tú làm vật liệu<br />
tạo giống.<br />
<br />
Bảng 3. Giá trị KNKH chung (ĝi) và KNKH riêng Ŝij về tính trạng năng suất của các dòng vụ đông 2008<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
56<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Phan Thị Vân và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
♂<br />
♀<br />
<br />
62(13): 54 - 57<br />
<br />
Ŝij<br />
1<br />
<br />
TT1<br />
<br />
2<br />
-14,31<br />
<br />
TT2<br />
<br />
3<br />
<br />
ĝi<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
-9,57<br />
<br />
9,01<br />
<br />
-1,63<br />
<br />
6,40<br />
<br />
10,11<br />
<br />
-9,62<br />
<br />
8,44<br />
<br />
-1,37<br />
<br />
2,67<br />
<br />
3,57<br />
<br />
0,99<br />
<br />
-5,52<br />
<br />
-2,64<br />
<br />
-0,43<br />
<br />
1,06<br />
<br />
3,14<br />
<br />
1,09<br />
<br />
3,67<br />
<br />
0,38<br />
<br />
-9,03<br />
<br />
6,41**<br />
<br />
-5,23<br />
<br />
0,96<br />
<br />
0,39<br />
<br />
-6,19<br />
<br />
0,41<br />
<br />
TT3<br />
TT4<br />
TT5<br />
TT6<br />
TT7<br />
<br />
6,83**<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn,<br />
2006, “Giống ngô - Quy phạm khảo nghiệm giá trị<br />
canh tác và sử dụng”, tiêu chuẩn ngành 10TCN<br />
341- 2006.<br />
[2]. Ngô Hữu Tình, Nguyễn Đình Hiền, 1996,<br />
“Các phương pháp lai thử và phân tích khả năng<br />
<br />
kết hợp trong các thí nghiệm về ưu thế lai”, NXB<br />
Nông nghiệp, Hà Nội 1996.<br />
[3]. Ngô Hữu Tình, Ngô Minh Tâm, 2002, “Trạng<br />
thái đổ gãy ở ngô, định nghĩa và định hƣớng chọn<br />
tạo giống ngô chống đổ”, Tạp chí Nông nghiệp và<br />
Phát triển nông thôn, 4/2002.<br />
[4]. Ngô Hữu Tình, 2009, “Chọn lọc và lai tạo<br />
giống ngô”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2009.<br />
<br />
SUMMARY<br />
<br />
AN EVALUATION OF GROWTH POTENTIAL, DEVELOPMENT AND<br />
COMBINATION POTENTIAL OF SEVERAL INBRED CORN LINES<br />
AT THAI NGUYEN<br />
<br />
Phan Thi Van , Nguyen Thu Thuy, Hoang Kim Dieu<br />
<br />
College of Agriculture and Forestry – Thai Nguyen University<br />
<br />
The field experient to evaluate the growth potential, development of seven homozygous corn lines<br />
TT1, TT2, TT3, TT4, TT5, TT6, TT7 was carried out in winter crop, 2008. Results from this<br />
experiment show that all homozygous corn lines in this experiment are in a medium duration<br />
group and two corn lines e.g., TT4 and TT7 are the best in terms of growth potential and<br />
development with high yielding of 35.0 and 35.26 quintals per hectare.<br />
The combination potential of these seven homozygous corn lines was evaluated through out 21<br />
combinations of cross-breeding. The results show that two lines, TT4 and TT7, illustrate the<br />
highest potential of joint-combination (ĝi= 6.41 and 6.83). The lines TT7 and TT4 have a good<br />
potential of the pair combination with the line TT1 (Ŝij = 10.11 and 9.01) and the line TT3 has a<br />
good potential of the pair combination with the line TT1( Ŝij = 8.44).<br />
Keywords: Inbred-corn lines, growth, development, combination, corn<br />
<br />
<br />
<br />
Tel: 0912735126, Email: thaihoangvan_07@yahoo.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
57<br />
<br />