Hoàng Văn Vịnh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
107(07): 57 - 61<br />
<br />
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN<br />
CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI CÓ TRIỂN VỌNG TẠI THÁI NGUYÊN<br />
Hoàng Văn Vịnh1*, Phan Thị Vân2<br />
2<br />
<br />
1<br />
Văn phòng Tỉnh ủy tỉnh Hà Giang<br />
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thí nghiệm nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của 8 giống ngô lai có triển vọng được<br />
thực hiện vụ Đông 2012 và Xuân 2013 và giống đối chứng NK4300. Kết quả cho thấy thời gian<br />
sinh trưởng của các giống thí nghiệm là 107-119 ngày (vụ Đông 2012) và 117-124 ngày (vụ Xuân<br />
2013), phù hợp với cơ cấu luân canh vụ Xuân và Đông tại Thái Nguyên. Giống KK11-6 khả năng<br />
chống đổ kém nhất, đánh giá điểm 2-3. Các giống còn lại đều có khả năng chống đổ tốt, đánh giá<br />
điểm 1-2. Giống KK11-3, KK11-11 có khả năng chống chịu sâu đục thân rất tốt đánh giá điểm 1<br />
tương đương với giống đối chứng. Năng suất thực thu của các giống thí nghiệm đạt 60,95- 84,12<br />
tạ/ha (vụ Đông 2012) và 61,53- 78,95 tạ/ha (vụ Xuân 2013). Giống KK11-11 năng suất thực thu<br />
đạt 78,95-84,12 tạ/ha cao hơn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại năng suất<br />
thực thu đạt 60,95-78,93 (vụ Đông 2012) và 61,53-72,77 tạ/ha (vụ Xuân 2013) tương đương với<br />
giống đối chứng NK4300.<br />
Từ khóa: Sinh trưởng, phát triển, ngô lai, vụ xuân, vụ đông, Thái Nguyên<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Cây ngô (Zea mays L.) có vai trò hết sức quan<br />
trọng trong cơ cấu cây lương thực của tỉnh<br />
Thái Nguyên, vì vậy ngô được trồng ở nhiều<br />
vùng sinh thái khác nhau và đa dạng về mùa<br />
vụ gieo trồng. Năm 2011, diện tích trồng ngô<br />
của Thái Nguyên là 18,6 nghìn ha, năng suất<br />
đạt 43,3 tạ/ha, sản lượng 80,6 nghìn tấn, tăng<br />
so với năm 2005 với các giá trị tương ứng là<br />
17,0%, 24,8% và 46,3% (Tổng cục thống kê,<br />
2013)[4]. Sản xuất ngô ở Thái Nguyên<br />
thường gặp hạn và rét đầu vụ Xuân và cuối vụ<br />
Đông, vì vậy cần xác định thời vụ hợp lý giữa<br />
các cây trồng trong công thức luân canh và<br />
chọn giống mới phù hợp với từng mùa vụ.<br />
Mục tiêu: Xác định được giống ngô lai có<br />
tiềm năng năng suất cao, chống chịu tốt phù<br />
hợp với các mùa vụ trồng ngô của tỉnh Thái<br />
Nguyên.<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Vật liệu nghiên cứu<br />
Vật liệu nghiên cứu gồm 8 giống ngô do Viện<br />
nghiên cứu ngô lai tạo và giống NK4300 (đối<br />
chứng). Giống NK4300 do Công ty Sygenta<br />
Việt Nam nhập từ Thái Lan có khả năng chịu<br />
hạn và chống đổ khá, năng suất trung bình 5060 tạ/ha.<br />
*<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu được tiến hành theo<br />
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Khảo<br />
nghiệm giá trị canh tác và sử dụng giống ngô<br />
(QCVN 01-56 – 2011) của Bộ Nông nghiệp<br />
và Phát triển Nông thôn [1]. Thí nghiệm được<br />
bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh gồm 9<br />
công thức, 3 lần nhắc lại, xung quanh có dải<br />
bảo vệ. Diện tích ô thí nghiệm 14 m2.<br />
Nghiên cứu được thực hiện vụ Đông 2012 và<br />
Xuân 2013 tại Thái Nguyên.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của<br />
các giống ngô thí nghiệm (bảng 1)<br />
Các giống thí nghiệm có thời gian gieo đến<br />
trỗ cờ, tung phấn, phun râu biến động từ 5159 ngày (vụ Đông 2012) và 71-78 ngày (vụ<br />
Xuân 2013). Vụ Đông 2012 giai đoạn đầu<br />
nhiệt độ cao, ẩm độ thích hợp nên tốc độ sinh<br />
trưởng của các giống thí nghiệm nhanh hơn<br />
so với vụ Xuân 2013. Khoảng cách tung<br />
phấn, phun râu của các giống thí nghiệm biến<br />
động 0-3 ngày, khá thuận lợi cho quá trình<br />
thụ phấn, thụ tinh hình thành hạt.<br />
<br />
Tel: 0124 9526666<br />
<br />
57<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Hoàng Văn Vịnh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
107(07): 57 - 61<br />
<br />
Bảng 1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống ngô thí nghiệm<br />
Đơn vị tính: ngày<br />
Gieo – trỗ cờ<br />
Giống<br />
KK11-1<br />
KK11-3<br />
KK11-4<br />
KK11-5<br />
KK11-6<br />
KK11-8<br />
KK11-9<br />
KK11-11<br />
NK4300(đ/c)<br />
P<br />
CV% =<br />
LSD05 =<br />
<br />
Đông<br />
2012<br />
56<br />
54<br />
55<br />
53<br />
55<br />
53<br />
51<br />
53<br />
53<br />