Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨC CHẾ CỦA α-MANGOSTIN TỪ VỎ QUẢ<br />
MĂNG CỤT ĐẾN HAI DÒNG TẾ BÀO UNG THƯ PHỔI LU-1 VÀ<br />
UNG THƯ RUỘT KẾT SW480<br />
Lê Minh Trí*, Đoàn Thanh Huyền, Ngô Thị Thúy Phương<br />
Tóm tắt: Hoạt tính chống ung thư của các dẫn suất xanthone trong măng cụt<br />
được đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây do chúng có khả năng ức chế<br />
mạnh sự phát triển của nhiều dòng tế bào ung thư khác nhau như ung thư vú, ung<br />
thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày và đặc biệt là ung thư máu (Moongkarndi<br />
et al. 2004; Kijjoa et al. 2008). Các nghiên cứu của Ee và cộng sự (Ee et al. 2006;<br />
Ee et al. 2008) đã phát hiện thấy dịch chiết n-hexan và chloroform của rễ và vỏ<br />
của măng cụt có hoạt tính gây độc mạnh trên dòng tế bào ung thư máu CEM- SS.<br />
Pedraza và cộng sự (Pedraza-Chaverri et al. 2008b) đã chỉ ra rằng các dẫn xuất<br />
xanthone như α-mangostin, γ-mangostin, mangostanol và garcinone D có hoạt<br />
tính ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư máu với các giá trị IC50 lần lượt<br />
là 4,7; 5,5; 9,6 và 3,2 µg/ml.<br />
Từ khoá: Măng cụt, Ung thư gan, Ung thư phổi,α-mangostin, γ-mangostin.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Măng cụt (Garcinia mangostana L.) thuộc họ Clusiaceae (Guttiferae) được trồng rộng<br />
rãi ở nhiều nước như Malaysia, Indonesia, Philippines và Campuchia.Măng cụt có chứa<br />
nhiều chất hóa học khác nhau như tannin, chất nhựa (resin), pectin và đặc biệt là các dẫn<br />
xuất xanthone, những chất thuộc nhóm chất phenolic (Đỗ Tất Lợi 2000; Ee et al. 2006 ).<br />
Các chất xanthone của vỏ quả măng cụt đã được xác định là: -mangostin, -mangostin, -<br />
mangostin, isomangostin, normangostin, bên cạnh đó còn có các trioxyxanthon,<br />
pyranoxanthon, dihydroxy methyl butenyl xanthon, trihydroxy methyl butenyl xanthon,<br />
pyrano xanthenon. Các chất garcinone A, B, C, D, E, mangostinon, garcimangoson A, B,<br />
C, gartanin, egonol, epicatechin, procyanidin, benzophenon glucosid cũng được phát hiện<br />
nhưng với hàm lượng rất thấp.<br />
Hoạt tính chống ung thư của các dẫn suất xanthone trong măng cụt được đặc biệt quan<br />
tâm trong thời gian gần đây do chúng có khả năng ức chế mạnh sự phát triển của nhiều<br />
dòng tế bào ung thư khác nhau như ung thư vú, ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày<br />
và đặc biệt là ung thư máu (Moongkarndi et al. 2004; Kijjoa et al. 2008). Các nghiên cứu<br />
của Ee và cộng sự (Ee et al. 2006; Ee et al. 2008) đã phát hiện thấy dịch chiết n-hexan và<br />
chloroform của rễ và vỏ của măng cụt có hoạt tính gây độc mạnh trên dòng tế bào ung thư<br />
máu CEM- SS. Pedraza và cộng sự (Pedraza-Chaverri et al. 2008b) đã chỉ ra rằng các dẫn<br />
xuất xanthone như α-mangostin, γ-mangostin, mangostanol và garcinone D có hoạt tính ức<br />
chế sự phát triển của các tế bào ung thư máu với các giá trị IC50 lần lượt là 4,7; 5,5; 9,6 và<br />
3,2 µg/ml.<br />
Nghiên cứu của của Matsumoto và cộng sự (Matsumoto et al. 2003; Matsumoto et al.<br />
2004) cũng phát hiện thấy tác dụng này của các xanthone trên hàng loạt các tế bào ung thư<br />
máu cũng như nhiều dòng tế bào ung thư gan khác nhau. Các tác giả phát hiện thấy có 6<br />
xanthone từ vỏ quả măng cụt có tác dụng ức chế sự phát triển của dòng tế bào ung thư máu<br />
HL-60 ở người trong đó -mangostin có khả năng ức chế hoàn toàn ở nồng độ 10 µM.<br />
Nhóm nghiên cứu của Ho (Ho et al. 2002a)lại phát hiện thấy garcinone E có hoạt tính gây<br />
độc mạnh các tế bào ung thư gan (hepatocellular carcinomas- HCC) và các dòng ung thư<br />
dạ dày.<br />
<br />
<br />
134 L.M. Trí, Đ.T. Huyền, N.T.T. Phương, “Đánh giá khả năng … ung thư ruột kết SW480 .”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Moongkarndi và cộng sự (Moongkarndi et al. 2004) phát hiện thấy dịch chiết methanol<br />
của vỏ quả măng cụt, bộ phận có chứa nhiều - và -mangostin, cũng có khả năng gây độc<br />
tế bào ung thư thông qua việc cảm ứng quá trình apoptosis. Cụ thể là α- mangostin đã tinh<br />
sạch ở nồng độ 20 µM có tác dụng cảm ứng apoptosis ở dòng tế bào ung thư máu HL60<br />
thông qua việc làm thay đổi hình thái tế bào hay thông qua cơ chế phụ thuộc capase-3. Với<br />
cơ chế phụ thuộc capase-3, apoptosis việc tăng cường giải phóng endonuclease-G từ ti thể<br />
và cảm ứng tăng cường biểu hiện một micro iARN có tên miR-143, nhờ đó làm giảm tín<br />
hiệu gây ung thư KRAS (Nakagawa et al. 2007).<br />
Trong một nghiên cứu khác, Nakatani và cộng sự (Nakatani et al. 2004) lại phát hiện<br />
thấy -mangostin gây độc tế bào dòng ung thư não (glioma) ở chuột thông qua việc ức chế<br />
hoạt tính kinase của tổ hợp chất kìm hãm- kappaB, đồng thời làm giảm sự biểu hiện của<br />
gene cyclooxygenase-2, nhờ đó hạn chế quá trình phát triển khối u.<br />
Gần đây, của Akao và cộng sự (Akao et al. 2008 -b) khi đi sâu nghiên cứu về cơ chế<br />
gây độc tế bào của các xanthone đã phát hiện thấy chúng liên quan trực tiếp đến việc làm<br />
dừng chu trình tế bào (cell cycle) với việc ức chế sự biểu hiện của các cyclin cdc2 và p2.<br />
Các tác giả đã chỉ ra rằng phase G1 của chu trình tế bào bị dừng hoạt động bởi α-<br />
mangostin and β-mangostin, còn phase S lại bị dừng hoạt dộng bởi γ-mangostin. Hơn thế<br />
nữa, các tác giả còn chỉ rõ α-mangostin cảm ứng quá trình apoptosis thông qua việc hoạt<br />
hóa liên tiếp con đường tín hiệu cơ bản có tên là MAP kinases và serine/threonine kinase<br />
Akt. Có thể thấy rằng, đích tác dụng lên các tế bào ung thư của các xanthone được cho là<br />
các ti thể. Bằng chứng là hình ảnh ti thể chụp dưới kính hiển vi huỳnh quang cho thấy rõ<br />
chúng đã bị tổn thương do bị truơng lên, bị mất chức năng màng, bị giảm hàm lượng ATP<br />
nội bào, tích lũy nhiều ROS và bị giảm hàm lượng cytochrome c/AIF được giải phóng ra.<br />
Nhìn chung, các nghiên cứu đều cho thấy rằng nhiều dẫn xuất xanthone từ măng cụt, đặc<br />
biệt là các mangostin, có tác dụng ức chế có hiệu quả sự phát triển của nhiều dòng tế bào<br />
ung thư người khác nhau thông qua việc cảm ứng quá trình apotosis.<br />
Bên cạnh cơ chế gây độc tế bào thông qua cảm ứng apoptosis, các chất chống ung thư<br />
còn có thể gây độc thông qua việc tác động trực tiếp lên màng, qua đó làm ly giải tế bào.<br />
Nhiều nghiên cứu về các chất phenol đã chứng minh rằng chúng có khả năng tương tác với<br />
màng tế bào và gây tổn thương màng (Greenberg et al. 2008). Các nhóm OH trong phân tử<br />
các chất này đóng vai trò trong việc tạo liên kết với một số trung tâm tương tác đặc hiệu<br />
kiểu receptor trên màng tế bào ung thư. Khi tương tác được hình thành sẽ làm thay đổi tính<br />
thấm của màng, thay đổi cấu hình và tạo những lỗ thủng trên màng. Kết quả là quá trình ly<br />
giải tế bào xảy ra. Mangostin là những chất thuộc nhóm phenolic có chứa các gốc OH<br />
trong phân tử. Chính các gốc này có vai trò thể hiện hoạt tính sinh học do chúng có thể<br />
tương tác với màng tế bào.<br />
Nakagawa và cộng sự (Nakagawa et al. 2007) đã phát hiện thấy việc cùng xử lý α-<br />
mangostin và 5-FU, một trong những chất điều trị ung thư ruột hiệu quả nhất hiện nay, ở<br />
cùng nồng độ 2,5 µM đã có tác dụng tăng cường ức chế sự phân chia của tế bào ung thư<br />
ruột dòng DLD-1 so với mẫu xử lý riêng rẽ mỗi chất ở các nồng độ 5 µM.<br />
Tương tự, Akao và cộng sự (Akao et al. 2008 -b) cũng nhận thấy rằng α- mangostin có<br />
khả năng ngăn chặn ung thư thực nghiệm trên chuột hiêu quả và đặc biệt có hiệu quả khi<br />
kết hợp với 5-FU để điều trị ung thư ruột. Các tác giả cho rằng có thể dùng chất này để<br />
phòng chống ung thư hay sử dụng dưới dạng liệu pháp kết hợp với thuốc điều trị ung thư<br />
để nâng cao hiệu quả chữa trị. Như vậy, việc sử dụng mangostin cũng như các chất<br />
xanthone như các chất CAM cho những bệnh nhân ung thư là rất có triển vọng. Trên thực<br />
tế, các sản phẩm có chứa xanthone, trong đó, có mangostin, dưới dạng thực phẩm chức<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 51, 10 - 2017 135<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
năng như các nước ép trái măng cụt đã được thị trường hóa để sử dụng với mục đích tăng<br />
cường sực khỏe, chống lão hóa cho con người.<br />
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nguyên liệu: Vỏ quả măng cụt được sử dụng ở dạng khô. Nguyên liệu được chiết<br />
trong các dung môi: ethanol, ether petroleum, chloroform, ethylacetate, acetone bằng cách<br />
ngâm nguyên liệu trong nhiều giờ trong dung môi và chiết hồi lưu bằng socklet.<br />
Các dòng tế bào ung thư:Được Viện kiểm nghiệm dược/ Bộ Y tế cung cấp và thử<br />
nghiệm.<br />
Bảng 1. Danh sách hóa chất chính được sử dụng trong thí nghiệm.<br />
Tên hóa chất Hãng sản xuất (nước)<br />
Cao nấm men, peptone, tris-base ICN (Mỹ)<br />
Chất chuẩn - mangostin Chromadex (Mỹ)<br />
Dichlomethane, methanol, ethanol, ethyl Trung Quốc<br />
acetate, ether petroleum<br />
n-hexane, silica gel, EDTA Scharlau Chemie S.A (Châu Âu)<br />
Peroxidase chuẩn, 3,3´-5,5´ tetramethyl Sigma (Mỹ)<br />
benzidine<br />
Thiobarbituric acid Merck (Pháp)<br />
Huyết thanh bò FBS (Fetal bovine serum), Atlanta Biological (Hoa kỳ)<br />
trypsin, EDTA<br />
Tất cả các hóa chất sử dụng đều có độ tinh sạch (PA).<br />
Phương pháp nuôi cấy tế bào in vitro<br />
Các dòng tế bào ung thư được nuôi cấy dưới dạng đơn lớp trong môi trường nuôi cấy<br />
DMEM với thành phần kèm theo gồm 2 mM L- glutamine, 10 mM HEPES, và 1,0 mM<br />
sodium pyruvate, ngoài ra bổ sung 10% fetal bovine serum – FBS (GIBCO). Tế bào được<br />
cấy chuyển sau 3-5 ngày với tỉ lệ (1:3) và nuôi trong tủ ấm CO2 ở điều kiện 37oC, 5% CO2.<br />
Phép thử sinh học xác định tính độc tế bào (cytotoxic assay)<br />
Phương pháp thử độ độc tế bào in vitro được Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (National<br />
Cancer Institute – NCI) xác nhận là phép thử độ độc tế bào chuẩn nhằm sàng lọc, phát hiện<br />
các chất có khả năng kìm hãm sự phát triển hoặc diệt tế bào ung thư (TBUT) ở điều kiện<br />
in vitro (Monks et al. 1991). Phép thử tiến hành xác định hàm lượng protein tế bào tổng số<br />
dựa vào mật độ quang học (OD – Optical Density) đo được khi thành phần protein của tế<br />
bào được nhuộm bằng Sulforhodamine B (SRB). Giá trị OD máy đo được tỉ lệ thuận với<br />
lượng SRB gắn với phân tử protein, do đó lượng tế bào càng nhiều (lượng protein càng<br />
nhiều) thì giá trị OD càng lớn. Phép thử được thực hiện trong điều kiện cụ thể như sau:<br />
Chất thử (10 l) pha trong DMSO 10% được đưa vào các giếng của khay 96 giếng để<br />
có nồng độ 100 g/ml; 20g/ml; 4 g/ml; 0.8 g/ml.<br />
Trypsin hóa tế bào thí nghiệm để làm rời tế bào và đếm trong buồng đếm để điều chỉnh<br />
mật độ cho phù hợp với thí nghiệm.<br />
Thêm vào các giếng thí nghiệm lượng tế bào phù hợp (trong 190 l môi trường) và để<br />
chúng phát triển trong vòng từ 3-5 ngày.<br />
Một khay 96 giếng khác không có chất thử nhưng có TBUT (180l) sẽ được sử dụng<br />
làm đối chứng ngày 0. Sau 1 giờ, đĩa đối chứng ngày 0 sẽ được cố định tế bào bằng<br />
Trichloracetic acid – TCA.<br />
<br />
<br />
136 L.M. Trí, Đ.T. Huyền, N.T.T. Phương, “Đánh giá khả năng … ung thư ruột kết SW480 .”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Sau giai đoạn phát triển trong tủ ấm CO2, tế bào được cố định vào đáy giếng bằng TCA<br />
trong 30 phút, được nhuộm bằng SRB trong 1 giờ ở 37 oC. Đổ bỏ SRB và các giếng thí<br />
nghiệm được rửa 3 lần bằng 5% acetic acid rồi để khô trong không khí ở nhiệt độ phòng.<br />
Cuối cùng, sử dụng 10 mM unbuffered Tris base để hòa tan lượng SRB đã bám và<br />
nhuộm các phân tử protein, đưa lên máy lắc đĩa lắc nhẹ trong 10 phút và sử dụng máy<br />
ELISA Plate Reader (Bio-Rad) để đọc kết quả về hàm lượng màu của chất nhuộm SRB<br />
qua phổ hấp phụ ở bước sóng 515 nm. Khả năng sống sót của tế bào khi có mặt chất thử sẽ<br />
được xác định thông qua công thức sau:<br />
[OD(chất thử) - OD(ngày 0)] x 100<br />
% sống sót =<br />
OD(đối chứng âm) - OD(ngày 0)<br />
Các phép thử được lặp lại 3 lần để đảm bảo tính chính xác. Ellipticine (Sigma) luôn<br />
được sử dụng như là chất đối chứng dương và được thử nghiệm ở các nồng độ 10 g/ml; 2<br />
g/ml; 0,4 g/ml; 0,08 g/ml. DMSO 10% luôn được sử dụng như đối chứng âm. Giá trị<br />
IC50 (nồng độ ức chế 50% sự phát triển) sẽ được xác định nhờ vào phần mềm máy tính<br />
TableCurve. Chất thử nào có IC50< 20 g/ml (với chất chiết thô, hoặc với phân đoạn hóa<br />
học) hoặc IC50 4 g/ml (với hoạt chất tinh khiết) sẽ được xem là có hoạt tính gây độc tế<br />
bào và có khả năng ức chế sự phát triển hoặc diệt tế bào ung thư (Skehan et al. 1990).<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Hoạt chất -mangostin đã tinh sạch được từ vỏ quả măng cụt Garcinia mangostana L.<br />
ở Việt Nam làm thuốc hỗ trợ điều trị ung thư, trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành<br />
xác định khả năng diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư của hoạt chất α-<br />
mangostin trên hai dòng tế bào ung thư phổi LU-1 và tế bào ung thư ruột kết SW480. Với<br />
phương pháp đã được mô tả ở trên, kết quả cụ thể được trình bày ở bảng 2.<br />
Bảng 2. Kết quả nghiên cứu.<br />
-mangostin ellipticine<br />
% %<br />
Nồng độ OD TB ức chế OD TB ức chế<br />
0,145<br />
100 ug/ml 0,089 101,96 (10 ug/ml) 96,81<br />
0,466<br />
20ug/ml 0,089 101,91 (2 ug/ml) 67,53<br />
1,043<br />
4 ug/ml 0,874 30,19 (0,4 ug/ml) 14,79<br />
1,209<br />
0,8 ug/ml 1,263 -5,34 (0,08 ug/ml) -0,36<br />
IC50 (ug/ml) 5,54 1,25<br />
0 DAY= 0,1102<br />
Ghi chú: OD là giá trị mật độ quang học;<br />
ODTB là giá trị OD trung bình do thí nghiệm lặp lại<br />
Kết quả bảng 2 cho thấy với nồng độ hoạt chất 4 g/ml, hoạt chất α-mangostin đã kìm<br />
hãm được sự sinh trưởng và phát triển của dòng tế bào ung thư phổi LU-1 tương ứng là<br />
30%. Khi nồng độ hoạt chất tăng lên 20 g/ml, đã ức chế được hoàn toàn sự sinh trưởng<br />
và phát triển của dòng tế bào ung thư phổi, đạt tương ứng 101%. Trong khi đó, chất đối<br />
chứng dương ellipticine ở nồng độ 10g/ml đã ức chế được 96,8% (bảng 3).<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 51, 10 - 2017 137<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
Hoạt chất -mangostin đều có hoạt tính diệt hoặc ức chế tế bào ung thư phổi LU-1 phát<br />
triển với giá trị IC50 thấp. Mẫu mangostin thể hiện hoạt tính mạnh với giá trị IC50 = 5,54 g/ml.<br />
Bảng 3. Ảnh hưởng của α-mangostin lên sự phát triển của tế bào ung thư ruột kết SW 480.<br />
-mangostin ellipticine<br />
Nồng độ OD TB %ức chế OD TB %ức chế<br />
0,144<br />
100 ug/ml 0,104 100,96 (10 ug/ml) 98,30<br />
0,680<br />
20 ug/ml 0,123 99,69 (2 ug/ml) 63,30<br />
1,345<br />
4 ug/ml 1,242 26,62 (0,4 ug/ml) 19,88<br />
1,639<br />
0,8 ug/ml 1,781 -8,61 (0,08 ug/ml) 0,69<br />
IC50 (ug/ml) 5,97 1,29<br />
0 day = 0,1182<br />
Ghi chú: OD là giá trị mật độ quang học; OD TB là giá trị OD trung bình do thí nghiệm<br />
lặp lại.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a) Nồng độ 100 g/ml<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
b) Nồng độ 20 g/ml<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
c) Nồng độ 4 g/ml<br />
Hình 1. Khả năng ức chế tế bào ung thư SW 480<br />
của α-mangostin tại các nồng độ khác nhau.<br />
Trên dòng tế bào ung thư ruột kết SW480 ở nồng độ hoạt chất 4 g/ml chỉ ức chế được<br />
26- 60%, nhưng khi tăng nồng độ hoạt chất lên 20 g/ml đã ức chế được 99- 101% sự sinh<br />
trưởng và phát triển của dòng tế bào ung thư ruột kết SW480 (bảng 3). Hoạt chất α -<br />
<br />
<br />
138 L.M. Trí, Đ.T. Huyền, N.T.T. Phương, “Đánh giá khả năng … ung thư ruột kết SW480 .”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
mangostin đều có hoạt tính với giá trị IC50 thấp thể hiện hoạt tính mạnh với giá trị IC50 =<br />
5,97 g/ml. Hình ảnh chụp trên kính hiển vi đo khả năng ức chế tế bào ung thư SW 480<br />
của α-mangostin được minh họa trên hình 1 a) Ở nồng độ 100 g/ml, b) Ở nồng độ 20<br />
g/ml, c) Ở nồng độ 4 g/ml.<br />
Hoạt chất tinh khiết với giá trị IC50 4 g/ml, thì hoạt chất đó có tiềm năng diệt được tế<br />
bào ung thư. Trong nghiên cứu này, hoạt chất γ-mangostin với giá trị IC50= 3,54 g/ml (tế<br />
bào LU-1) và đạt giá trị IC50 = 3,22 g/ml (tế bào ung thư SW 480), chứng tỏ hoạt chất -<br />
mangostin thể hiện hoạt tính mạnh trong việc kìm hãm hoặc ức chế tế bào ung thư phổi<br />
LU-1 và tế bào ung thư ruột kết SW480 với giá trị IC50 thấp. Kết quả trên kính hiển vi điện<br />
tử đã khẳng định thêm khả năng diệt tế bào ung thư của hoạt chất γ-mangostin sau 72 giờ<br />
nuôi cấy ở các nồng độ hoạt chất khác nhau trên hai dòng tế bào ung thư này, ở nồng độ<br />
hoạt chất 20-100 g/ml sau 72 giờ đã ức chế được hoàn toàn sự sinh trưởng và phát triển<br />
tế bào ung thư.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Chế phẩm -mangostin thể hiện hoạt tính mạnh trong việc kìm hãm hoặc ức chế tế bào<br />
ung thư phổi LU-1 và tế bào ung thư ruột kết SW480 với các giá trị tương ứng IC50 = 5,54<br />
g/ml (đối với dòng tế bào ung thư phổi), với giá trị tương ứng IC50 = 5,97 g/ml (đối với<br />
dòng tế bào ung thư ruột kết SW480).<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Chin, Y.; Kinghorn, A.D. Structural characterization, biological effects, and<br />
synthetic studies on xanthones from mangosteen (Garcinia mangostana), a popular<br />
botanical dietary supplement. Mini Rev. Org. Chem. 2008, 5, 355–364.<br />
[2]. Yapwattanaphun, C.; Subhadrabandhu, S.; Sugiura, A.; Yonemori, K.; Utsunomiya,<br />
N. Utilization of some Garcinia species in Thailand. Acta Hort. 2002, 575, 563–570.<br />
[3]. Pedraza-Chaverri, J.; Cárdenas-Rodríguez, N.; Orozco-Ibarra, M.; Pérez-Rojas, J.M.<br />
Medicinal properties of mangosteen (Garcinia mangostana). Food Chem. Toxicol.<br />
2008, 46, 3227–3239.<br />
[4]. Sloan, E.W. Getting ahead of the curve: Phytochemicals. Nutraceutical World 2010,<br />
13, 16–17. 5. Obolskiy, D.; Pischel, I.; Siriwatanametanon, N.; Heinrich, M. Garcinia<br />
mangostana L.: A phytochemical and pharmacological review. Phytother. Res. 2009,<br />
23, 1047–1065. Nutrients 2013, 5 3180<br />
[5]. Walker, E.B. HPLC analysis of selected xanthones in mangosteen fruit. J. Sep. Sci.<br />
2007, 30, 1229–1234.<br />
[6]. Bumrungpert, A.; Kalpravidh, R.W.; Suksamrarn, S.; Chaivisuthangkura, A.;<br />
Chitchumroonchokchai, C.; Failla, M.L. Bioaccessibility, biotransformation, and<br />
transport of α-mangostin from Garcinia mangostana (mangosteen) using simulated<br />
digestion and Caco-2 human intestinal cells. Mol. Nutr. Food Res. 2009, 53 (Suppl.<br />
1), 54–61.<br />
[7]. Gutierrez-Orozco, F.; Chitchumroonchokchai, C.; Lesinski, G.; Suksamrarn, S.;<br />
Failla, M. α-Mangostin: Anti-inflammatory activity and metabolism by human cells. J.<br />
Agric. Food Chem. 2013, 61, 3891–3900.<br />
[8]. Pinto, M.; Sousa, M.; Nascimento, M.S. Xanthone derivatives: New insights in<br />
biological activities. Curr. Med. Chem. 2005, 12, 2517–2538.<br />
[9]. Shan, T.; Ma, Q.; Guo, K.; Liu, J.; Li, W.; Wang, F.; Wu, E. Xanthones from<br />
mangosteen extracts as natural chemopreventive agents: Potential anticancer drugs.<br />
Curr. Mol. Med. 2011, 11, 666–677.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 51, 10 - 2017 139<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
[10].Li, L.; Brunner, I.; Han, A.R.; Hamburger, M.; Kinghorn, A.D.; Frye, R.; Butterweck,<br />
V. Pharmacokinetics of α-mangostin in rats after intravenous and oral application.<br />
Mol. Nutr. Food Res. 2011, 55 (Suppl. 1), 67–74.<br />
[11].Syamsudin, L.; Faizatun, L.; Rahayu, L. HPLC analysis and pharmacokinetic study of<br />
mangostin after orally administration in rats. T. Pharm. Res. 2009, 2, 43–49.<br />
ABSTRACT<br />
STUDYING POSSIBILITY INHIBITION OF α - MANGOSTIN TO<br />
THE TWO LINES CELL LUNG CANCER AND SW480<br />
The mangosteen (Garcinia mangostana) is a tropical fruit native to Southeast<br />
Asia and has long been reported to contain multiple health promoting properties.<br />
This fruit is an abundant source of xanthones, a class of polyphenolic compounds<br />
with a distinctive tricyclic aromatic ring system and is largely responsible for its<br />
biological activities including anti-cancer activity. In cell lung cancer, α-<br />
Mangostin was found to be the most potent with an IC50 value of 5.54 μg/ml and<br />
SW480 is 5.97 μg/ml.<br />
Keywords: Lung cancer, α-mangostin.<br />
<br />
Nhận bài ngày 07 tháng 12 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 10 tháng 5 năm 2017<br />
Chấp nhận đăng ngày 25tháng 10 năm 2017<br />
<br />
<br />
Địa chỉ: Viện Hóa học Vật liệu/ Viện KH&CNQS.<br />
*<br />
Emai: leminhtri1975@yahoo.com.vn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
140 L.M. Trí, Đ.T. Huyền, N.T.T. Phương, “Đánh giá khả năng … ung thư ruột kết SW480 .”<br />