TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU<br />
TỚI SỨC KHỎE, BỆNH TẬT CỦA BỘ ĐỘI<br />
TẠI MỘT SỐ ĐỊA BÀN ĐÓNG QUÂN<br />
Hoàng Văn Lương*; Phạm Ngọc Châu*<br />
Nguyễn Tùng Linh*; Nguyễn Văn Chuyên*<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu, phân tích đánh giá ảnh hưởng của thời tiết khí hậu cực đoan do biến đổi khí<br />
hậu tới sức khỏe, bệnh tật của bộ đội tại một số đơn vị quân khu. Sử dụng phương pháp đánh<br />
giá dựa trên hệ số giá trị tương quan tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong một số bệnh do biến đổi khí hậu<br />
(BĐKH). Kết quả cho thấy khu vực chịu hậu quả lớn nhất của BĐKH tới sức khỏe là các đơn<br />
vị ở bắc Trung bộ và Nam bộ. Các đơn vị ở phía bắc có mức độ chịu ảnh hưởng nhẹ hơn.<br />
* Từ khóa: Biến đổi khí hậu; Ảnh hưởng sức khỏe.<br />
<br />
ANALYSIS OF SOME IMPACTS OF CLIMATE CHANGE ON<br />
HEALTH VULNERABLE STATUS OF THE TROOPS<br />
IN SECTORIAL DEPLOYMENT AREAS<br />
SUMMARY<br />
Analysis and evaluation of the impact of extreme weather caused by climate change on<br />
health vulnerable status, diseases of the troops in some sectorial deployment areas. Using<br />
evaluation method based on the correlation coefficient values incidence, mortality caused by<br />
some climate change. The results showed that the area under the most severe consequences<br />
of climate change on health vulnerable status is north-central sectorials. The sectorials in<br />
the north have a low - level impact on health.<br />
* Key words: Climate change; Health vulnerable status<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tình trạng<br />
khí hậu cực đoan do BĐKH ảnh hưởng<br />
tới sức khỏe của cộng đồng, đã cướp đi<br />
<br />
mạng sống của 300.000 người mỗi năm<br />
và ảnh hưởng đến cuộc sống của 300<br />
triệu người trên trái đất do tác động từ<br />
những đợt nắng nóng, lũ lụt và cháy<br />
rừng gây ra [5]. Một số bệnh được xem có<br />
<br />
* Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Phạm Ngọc Châu (chauc4@ymail.com)<br />
Ngày nhận bài: 18/9/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 22/10/2013<br />
Ngày bài báo được đăng: 3/11/2013<br />
<br />
62<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br />
<br />
liên quan chặt chẽ với BĐKH hiện nay<br />
đang hoành hành chủ yếu tại các khu<br />
vực nhiệt đới và cận nhiệt đới như sốt<br />
rét, viêm màng não, sốt xuất huyết... sẽ<br />
lan rộng ra trên phạm vi toàn cầu [2, 3,<br />
4]. Dự kiến đến năm 2080, số người mắc<br />
bệnh sốt rét sẽ tăng thêm 260 - 320 triệu<br />
người và sẽ có 6 triệu người mắc bệnh<br />
sốt xuất huyết [5]. Ngoài ra, BĐKH ảnh<br />
hưởng đến thay đổi hệ sinh thái, gây ra<br />
một loạt yếu tố có thể làm trầm trọng<br />
thêm, tràn lan thêm một loạt những bệnh<br />
mới [5]. Tại Việt Nam, theo khuyến cáo<br />
của Bộ Y tế, khí hậu nóng lên là nguyên<br />
nhân phát sinh 9 bệnh truyền nhiễm<br />
gồm: bệnh cúm A(H1N1), bệnh cúm<br />
A(H5N1), bệnh sốt xuất huyết, bệnh sốt<br />
rét, bệnh tả, bệnh thương hàn, bệnh tiêu<br />
chảy, bệnh viêm não do virut và bệnh<br />
viêm đường hô hấp cấp tính (SARC).<br />
Trong hoạt động quân sự, các cán bộ,<br />
chiến sỹ lực lượng vũ trang luôn phải<br />
hoạt động trong những điều kiện khắc<br />
nghiệt của thời tiết và là đối tượng dễ bị<br />
tổn thương sức khỏe do BĐKH. Do vậy,<br />
việc phân tích xác định các khu vực hoạt<br />
động quân sự chịu nhiều ảnh hưởng sức<br />
khỏe do hậu quả của BĐKH là rất cần<br />
thiết, kết quả nghiên cứu sẽ giúp Ngành<br />
Quân y có cơ sở khoa học để xây dựng<br />
kế hoạch đảm bảo quân y, ứng phó tốt<br />
hơn đối với BĐKH.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá, phân<br />
tích ảnh hưởng của BĐKH tới sức khỏe,<br />
bệnh tật của bộ đội đóng quân trên một<br />
số địa bàn.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Để đánh giá tác động của BĐKH đến<br />
tình trạng dễ tổn thương sức khỏe, bệnh<br />
tật của cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ<br />
trang, nghiên cứu dựa vào xác định hệ<br />
số tương đương của tình trạng mắc, tử<br />
vong do một số bệnh gắn liền với<br />
BĐKH như tiêu chảy, sốt rét, sốt xuất<br />
huyết. Sử dụng phương pháp đánh giá<br />
dựa trên hệ số giá trị tương quan tỷ lệ<br />
mắc, tỷ lệ tử vong một số bệnh do<br />
BĐKH, các chỉ số hậu quả thiên tai như<br />
số người tử vong, bị thương, số công<br />
trình quân sự bị sập, trôi do thiên tai gây<br />
gây ra. Trọng số các chỉ số được lựa<br />
chọn theo bảng sau:<br />
Bảng 1: Trọng số các chỉ số thành<br />
phần đánh giá hậu quả của BĐKH tới<br />
sức khỏe lực lượng vũ trang.<br />
Chỉ số<br />
<br />
Trọng<br />
số<br />
<br />
Số ca mắc tiêu chảy/1.000 quân<br />
<br />
0,20<br />
<br />
Số ca tử vong do tiêu chảy/1.000 quân<br />
<br />
0,05<br />
<br />
Số ca mắc sốt rét/1.000 quân<br />
<br />
0,10<br />
<br />
Số ca tử vong do sốt rét/1.000 quân<br />
<br />
0,05<br />
<br />
Số ca mắc sốt xuất huyết/1.000 quân<br />
<br />
0,15<br />
<br />
Số người tử vong do sốt xuất huyết/<br />
1.000 quân<br />
<br />
0,05<br />
<br />
Số người tử vong do thiên tai/1.000 quân<br />
<br />
0,05<br />
<br />
Số người bị thương do thiên tai/1.000 quân<br />
<br />
0,15<br />
<br />
Số người mất tính do thiên tai/1.000 quân<br />
<br />
0,05<br />
<br />
Tổng số công trình quân sự đổ, sập, trôi/<br />
1.000 quân<br />
<br />
0,10<br />
<br />
Số ca tử vong do đuối nước/1.000 quân<br />
<br />
0,05<br />
<br />
65<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br />
<br />
Nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu<br />
về các chỉ số nêu trên tại những quân<br />
khu trong năm 2012. Sử dụng phương<br />
pháp chuẩn hóa để đồng bộ số liệu và<br />
đưa về các giá trị từ 0 - 1 [1]. Các chỉ số<br />
thành phần được tính theo phương pháp<br />
<br />
cộng đại số. Xử lý số liệu bằng phần<br />
mềm Microsoft Excel và vẽ bản đồ bằng<br />
phần mềm MapInfo Professional. Sau<br />
khi tính toán, phân giá trị thành 10 nhóm<br />
từ cao xuống thấp và hiển thị trên bản đồ<br />
với mức màu khác nhau.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Bảng 2: Phân cấp hậu quả của của BĐKH tới tình trạng dễ tổn thương sức khỏe<br />
bộ đội theo vị trí địa lý.<br />
TRỌNG<br />
SỐ<br />
<br />
TỈNH<br />
<br />
TRỌNG<br />
SỐ<br />
<br />
TỈNH<br />
<br />
TRỌNG<br />
SỐ<br />
<br />
Hải Phòng<br />
<br />
0,00<br />
<br />
Phú Thọ<br />
<br />
0,10<br />
<br />
Điện Biên<br />
<br />
0,33<br />
<br />
Tuyên Quang<br />
<br />
0,00<br />
<br />
Lâm Đồng<br />
<br />
0,13<br />
<br />
Quảng Nam<br />
<br />
0,35<br />
<br />
Hải Dương<br />
<br />
0,01<br />
<br />
Quảng Bình<br />
<br />
0,13<br />
<br />
Trà Vinh<br />
<br />
0,37<br />
<br />
Hưng Yên<br />
<br />
0,02<br />
<br />
Bắc Kạn<br />
<br />
0,14<br />
<br />
Lai Châu<br />
<br />
0,38<br />
<br />
Hà Nam<br />
<br />
0,03<br />
<br />
Bình Dương<br />
<br />
0,16<br />
<br />
Khánh Hòa<br />
<br />
0,40<br />
<br />
Nam Định<br />
<br />
0,04<br />
<br />
Cần Thơ<br />
<br />
0,17<br />
<br />
Ninh Thuận<br />
<br />
0,43<br />
<br />
Thái Nguyên<br />
<br />
0,04<br />
<br />
Hà Giang<br />
<br />
0,18<br />
<br />
Cao Bằng<br />
<br />
0,44<br />
<br />
Hòa Bình<br />
<br />
0,05<br />
<br />
Lào Cai<br />
<br />
0,19<br />
<br />
Bến Tre<br />
<br />
0,45<br />
<br />
Quảng Ninh<br />
<br />
0,05<br />
<br />
Bình Thuận<br />
<br />
0,20<br />
<br />
Kiên Giang<br />
<br />
0,48<br />
<br />
Thanh Hóa<br />
<br />
0,05<br />
<br />
Hậu Giang<br />
<br />
0,21<br />
<br />
Bà Rịa - Vũng Tàu<br />
<br />
0,48<br />
<br />
Lạng Sơn<br />
<br />
0,06<br />
<br />
An Giang<br />
<br />
0,22<br />
<br />
Đắk Nông<br />
<br />
0,48<br />
<br />
Bắc Giang<br />
<br />
0,06<br />
<br />
Đà Nẵng<br />
<br />
0,22<br />
<br />
Đồng Tháp<br />
<br />
0,49<br />
<br />
Nghệ An<br />
<br />
0,06<br />
<br />
Đắk Lắk<br />
<br />
0,22<br />
<br />
Sóc Trăng<br />
<br />
0,50<br />
<br />
Ninh Bình<br />
<br />
0,07<br />
<br />
Thái Bình<br />
<br />
0,23<br />
<br />
Tiền Giang<br />
<br />
0,50<br />
<br />
Thừa Thiên Huế<br />
<br />
0,07<br />
<br />
Quảng Trị<br />
<br />
0,23<br />
<br />
Bình Phước<br />
<br />
0,50<br />
<br />
Tây Ninh<br />
<br />
0,08<br />
<br />
Bình Định<br />
<br />
0,24<br />
<br />
Long An<br />
<br />
0,54<br />
<br />
Cà Mau<br />
<br />
0,08<br />
<br />
Đồng Nai<br />
<br />
0,25<br />
<br />
Bắc Ninh<br />
<br />
0,57<br />
<br />
Sơn La<br />
<br />
0,08<br />
<br />
Hồ Chí Minh<br />
<br />
0,26<br />
<br />
Kon Tum<br />
<br />
0,78<br />
<br />
Yên Bái<br />
<br />
0,09<br />
<br />
Vĩnh Long<br />
<br />
0,26<br />
<br />
Quảng Ngãi<br />
<br />
0,90<br />
<br />
Hà Tĩnh<br />
<br />
0,10<br />
<br />
Gia Lai<br />
<br />
0,27<br />
<br />
Phú Yên<br />
<br />
1,00<br />
<br />
Vĩnh Phúc<br />
<br />
0,10<br />
<br />
Bạc Liêu<br />
<br />
0,29<br />
<br />
TỈNH<br />
<br />
66<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br />
<br />
Các khu vực chịu hậu quả của BĐKH nhiều nhất là Long An, Bắc Ninh, Kon<br />
Tum, Quảng Ngãi và Phú Yên.<br />
Các khu vực chịu ảnh hưởng ít nhất của biến đổi khí hậu là Hải Phòng, Tuyên<br />
Quang, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định và Thái Nguyên.<br />
Bảng 3: Phân cấp hậu của BĐKH tới tình trạng dễ tổn thương sức khỏe bộ đội<br />
theo vị trí đóng quân.<br />
TỈNH/THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC<br />
<br />
SỐ TỈNH<br />
<br />
TRỌNG SỐ<br />
TRUNG BÌNH<br />
<br />
Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Ninh<br />
<br />
6<br />
<br />
0,22<br />
<br />
Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang,<br />
Phú Thọ, Vĩnh Phúc.<br />
<br />
8<br />
<br />
0,17<br />
<br />
Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình,<br />
Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hoà Bình<br />
<br />
9<br />
<br />
0,06<br />
<br />
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,<br />
Thừa Thiên - Huế<br />
<br />
6<br />
<br />
0,11<br />
<br />
An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Thành phố Cần Thơ, Đồng<br />
Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh,<br />
Vĩnh Long<br />
<br />
12<br />
<br />
0,34<br />
<br />
Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh<br />
Hoà, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắc Nông, Ninh Thuận<br />
<br />
11<br />
<br />
0,48<br />
<br />
Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Lâm Đồng,<br />
Long An<br />
<br />
6<br />
<br />
0,28<br />
<br />
Khu vực chịu hậu quả lớn nhất của biến đổi khí hậu tới sức khỏe là các đơn vị ở<br />
bắc Trung bộ và Nam bộ. Các đơn vị ở phía bắc có mức độ chịu ảnh hưởng nhẹ hơn.<br />
BÀN LUẬN<br />
Khí hậu biến đổi có liên quan trực<br />
tiếp và gián tiếp đến đời sống và sức<br />
khỏe cộng đồng ở mọi quốc gia. Việt<br />
Nam là một nước nhiệt đới, có bờ biển<br />
dài và phải chịu ảnh hưởng nghiêm<br />
trọng của biến đổi khí hậu, đặc biệt là<br />
mức nước biển dâng.<br />
<br />
Các đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ<br />
không khí tăng, gây nên những tác động<br />
tiêu cực đối với sức khỏe con người, dẫn<br />
đến gia tăng nguy cơ đối với người mắc<br />
bệnh tim mạch, bệnh thần kinh… Tác<br />
động gián tiếp của BĐKH đến sức khỏe<br />
con người thông qua những nguồn gây<br />
bệnh, làm tăng khả năng bùng phát và<br />
lan truyền các dịch bệnh như bệnh cúm<br />
66<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br />
<br />
A/H5N1, tay chân miệng, tiêu chảy, dịch<br />
tả… BĐKH làm tăng khả năng xảy ra<br />
một số bệnh nhiệt đới như sốt rét, sốt<br />
xuất huyết, viêm não Nhật Bản, làm tăng<br />
tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều<br />
loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang<br />
bệnh (ruồi, muỗi, chuột, bọ chét, ve).<br />
Biến đối khí hậu là một trong những<br />
nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện trở lại<br />
của một số bệnh truyển nhiễm ở vùng<br />
nhiệt đới (sốt rét, sốt dengue, dịch hạch,<br />
dịch tả), xuất hiện một số bệnh truyền<br />
nhiễm mới (SARS, cúm A/H5N1, cúm<br />
A/H1N1), thúc đẩy quá trình đột biến<br />
của virut gây bệnh cúm A/H5N1, cúm<br />
A/H1N1 nhanh hơn.<br />
Hans Joakhim Shelhuber (2007) (Hội<br />
nghị về BĐKH tại Bali) dự báo ảnh<br />
hưởng trực tiếp của hiện tượng thời tiết<br />
cực đoan đã dẫn đến phát triển mạnh mẽ<br />
các bệnh do côn trùng và vi sinh vật gây<br />
ra. Nghiên cứu của WHO (2002) cho<br />
biết, sẽ có ít nhất 150.000 người tử vong<br />
hàng năm vì khí hậu nóng. Họ có thể tử<br />
vong vì các bệnh liên quan đến tim mạch,<br />
tiêu chảy, sốt rét và những bệnh truyền<br />
nhiễm khác hoặc do thiếu thức ăn.<br />
Giáo sư Anthony J McMichael thuộc<br />
Trường Đại học Quốc gia Australia đưa<br />
ra mô hình về lộ trình BĐKH gây ảnh<br />
hưởng tới sức khỏe con người, theo cách<br />
trực tiếp và gián tiếp. Thay đổi khí hậu<br />
còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe con<br />
<br />
người theo nhiều phương diện khác<br />
nhau. WHO cũng dự báo: những bệnh<br />
như sốt xuất huyết và sốt rét trước đây<br />
quan niệm là bệnh ở xứ nhiệt đới sẽ<br />
chuyển lên phía bắc và ngày càng phổ<br />
biến do nhiệt độ tăng. Những đợt nắng<br />
nóng sẽ làm chết nhiều người hơn ở<br />
nhiều vùng trên thế giới (đợt nắng nóng<br />
năm 2003 đã làm chết > 70.000 người<br />
ở châu Âu). Nước khan hiếm dẫn đến<br />
bệnh viêm loét dạ dày và suy dinh<br />
dưỡng tăng gấp bội. Những thiên tai như<br />
lũ lụt rút nhanh do thay đổi bản đò mưa<br />
và tan băng sẽ ngăn cản việc tiêu thoát<br />
nước làm ảnh hưởng đến bệnh tiêu chảy<br />
và nhiểu bệnh tật khác.<br />
Tại Việt Nam, theo một kịch bản<br />
BĐKH, cụ thể mực nước biển dân cao<br />
có thể đe dọa tới nơi sinh sống, điều<br />
kiện sinh hoạt của 17 triệu người.<br />
Những mảnh đất màu mỡ, đầm nuôi<br />
thủy sản và nghề cá bị mất đi, dẫn tới<br />
cộng đoòng dân cư ven biển phải tái<br />
định cư. Điều này có thể làm gia tăng áp<br />
lực lên những nguồn tài nguyên khác.<br />
Bên cạnh đó là tác động của gia tăng<br />
xâm nhập mặn, điển hình như ở khu vực<br />
đồng bằng sông Cứu Long (Thành phố<br />
Hồ Chí Minh, Cà Mau..) và hiện tượng<br />
tăng tốc đọ xói lở bờ biển diễn ra ở<br />
nhiều nơi, mạnh mẽ như ở Cảnh Dương Quảng Bình là 56 m/năm.<br />
67<br />
<br />