t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ XÂM LẤN TĨNH MẠCH CỬA<br />
Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN<br />
Dương Quang Huy*; Vũ Minh Thắng*; Đào Đức Tiến**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá mức độ xâm lấn tĩnh mạch cửa (TMC) ở bệnh nhân (BN) ung thư biểu<br />
mô tế bào gan (UTBMTBG). Đối tượng và phương pháp: mô tả cắt ngang 180 BN UTBMTBG<br />
mới phát hiện. Chẩn đoán mức độ huyết khối TMC dựa vào các phương tiện chẩn đoán hình<br />
ảnh (siêu âm, chụp CT đa dãy, chụp hệ mạch gan). Kết quả: 19,4% BN UTBMTBG có huyết<br />
khối TMC với các mức độ Vp1, Vp2, Vp3, Vp4 lần lượt là 11,1%; 5,0%; 4,4%; 3,3%. Mức độ<br />
huyết khối TMC tăng dần ở UTBMTBG thể lan tỏa so với UTBMTBG thể khối (21,3% so với<br />
6,7% ở Vp1-2 và 14,8% so với 4,2% ở Vp3-4; p < 0,05) và theo kích thước của khối u gan<br />
(30,4% ở nhóm u gan > 10 cm so với 4,2% ở nhóm u gan < 5 cm). Kết luận: UTBMTBG có xu<br />
hướng xâm lấn tạo huyết khối TMC cao nhất là UTBMTBG thể lan tỏa và khi khối u phát triển<br />
có kích thước lớn.<br />
* Từ khoá: Ung thư biểu mô tế bào gan; Tĩnh mạch cửa; Độ xâm lấn.<br />
<br />
Determine the Grade of Portal Vein Tumor Thrombus in Patients<br />
with Hepatocellular Carcinoma<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate the grade of portal vein tumor thrombus (PVTT) in patients with<br />
hepatocellular carcinoma (HCC). Subjects and methods: The prospective, cross-sectional<br />
descriptive study was carried out on 180 patients with HCC in Digestive Department of 103<br />
Hospital. PVTT was diagnosed on the basis of imaging studies and was classified into five<br />
grades (Vp0 - Vp4) according to the Liver Cancer Study of Japan (2003). Results: 19,4% of<br />
patients had PVTT and grade Vp1, Vp2, Vp3, Vp4 were 11.1%, 5%, 4.4%, 3.3%, respectively.<br />
The PVTT grade was higher in patients with diffuse HCC (21.3% vs 6.7% for Vp1-2 and 14.8%<br />
vs 4.2% for Vp3-4; p < 0.05) and HCC with large mass size. Conclusion: HCC is high<br />
aggressive so that tumor thrombus formation in the portal vein, especially HCC with diffuse type<br />
and HCC with large mass size.<br />
* Key words: Hepatocellular carcinoma; Portal vein; Grade of thrombus.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ung thư biểu mô tế bào gan là bệnh lý<br />
ác tính thường gặp, đứng hàng thứ 6 trên<br />
thế giới trong các loại ung thư nói chung<br />
<br />
[3, 4]. Bệnh có tiên lượng rất xấu, tỷ lệ<br />
tử vong cao (đứng hàng thứ 3 sau ung<br />
thư phổi và ung thư dạ dày), mặc dù<br />
nhiều chiến lược tầm soát phát hiện sớm,<br />
<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
** Bệnh viện Quân y 175<br />
Người phản hồi (Corresponding): Dương Quang Huy (huyduonghvqy@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 25/07/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 07/11/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 21/11/2016<br />
<br />
82<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br />
<br />
cũng như các biện pháp điều trị hiện đại<br />
được nghiên cứu áp dụng. Một trong<br />
những lý do quan trọng hạn chế phương<br />
pháp trị liệu hiệu quả trong UTBMTBG là<br />
do UTBMTBG có xu hướng xâm lấn vào<br />
mạch máu, nhất là TMC từ rất sớm, từ đó<br />
làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến<br />
chứng (vỡ tĩnh mạch thực quản, suy gan,<br />
hôn mê gan), tăng nguy cơ lan rộng tế<br />
bào ung thư trong gan và là một yếu tố<br />
tiên lượng xấu, rút ngắn thời gian sống<br />
của BN. Nhiều nghiên cứu thông báo tỷ lệ<br />
huyết khối TMC từ 10 - 40% ở thời điểm<br />
chẩn đoán và khoảng 35 - 44% ở thời<br />
điểm ghép gan hoặc khi tử vong [4].<br />
Huyết khối TMC làm giới hạn các<br />
phương pháp điều trị (chống chỉ định<br />
tuyệt đối ghép gan, chống chỉ định tương<br />
đối cho can thiệp qua da), nhưng nhiều<br />
nghiên cứu gần đây chỉ ra việc xác định<br />
mức độ huyết khối TMC rất quan trọng.<br />
Hội Nghiên cứu Ung thư Gan Nhật Bản<br />
đề xuất phân chia mức độ huyết khối<br />
TMC thành 5 mức độ khác nhau, giúp<br />
nhận ra những BN còn áp dụng được<br />
phương pháp điều trị hiệu quả, giúp kéo<br />
dài thời gian sống cho người bệnh [4]. Ở<br />
Việt Nam hiện chưa có nhiều nghiên cứu<br />
đánh giá mức độ xâm lấn TMC ở BN<br />
UTBMTBG. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề<br />
tài này nhằm mục tiêu: Xác định tỷ lệ và<br />
mức độ huyết khối TMC ở BN UTBMTBG.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
180 BN UTBMTBG được chẩn đoán<br />
và điều trị lần đầu tại Khoa Nội Tiêu hóa,<br />
Bệnh viện Quân y 103, thời gian từ tháng<br />
4 - 2010 đến 9 - 2015. Chẩn đoán<br />
UTBMTBG theo hướng dẫn của Hội<br />
<br />
Nghiên cứu Bệnh gan Hoa Kỳ năm 2005<br />
(AASLD) cho các đối tượng:<br />
- Khối u gan kích thước > 2 cm trên<br />
nền gan xơ (đo kích thước u trên siêu âm<br />
hoặc CT-scanner gan).<br />
- Có hình ảnh tăng sinh mạch điển hình<br />
(trên CT-scanner gan hoặc trên phim chụp<br />
động mạch gan) và/hoặc AFP ≥ 200 ng/ml.<br />
Với BN có khối u gan nhưng không<br />
đáp ứng các tiêu chí trên sẽ được sinh<br />
thiết hoặc chọc hút tế bào để chẩn đoán<br />
xác định [3].<br />
Loại khỏi nghiên cứu những BN<br />
UTBMTBG đã được chẩn đoán và can<br />
thiệp điều trị; đang có biến chứng nặng<br />
như hôn mê gan, xuất huyết tiêu hóa, vỡ<br />
khối u gan…<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br />
Tất cả BN nghiên cứu được khám lâm<br />
sàng và chỉ định các xét nghiệm cận lâm<br />
sàng cần thiết để đánh giá chức năng<br />
gan, AFP, tình trạng tăng áp lực TMC và<br />
tình trạng khối u gan.<br />
- Xác định đặc điểm khối u gan trên<br />
siêu âm và CT-scanner 3 thì, gồm: vị trí,<br />
số lượng, kích thước khối u, hình thái<br />
khối u (thể khối hay thể lan tỏa).<br />
+ Thể khối: khối u tăng sinh mạch rõ<br />
so với nhu mô gan lành, động mạch (ĐM)<br />
nuôi u giãn to, bao quanh khối và cho các<br />
nhánh đi vào trung tâm khối; các nhánh<br />
ĐM nuôi gan lành bị chèn ép ra phía<br />
ngoài và giảm kích thước.<br />
+ Thể lan tỏa: cấu trúc cây ĐM gan<br />
vẫn giữ được dạng cơ bản, nhưng ĐM<br />
nuôi u giãn to và tăng sinh hệ mao mạch<br />
khắp khu vực gan ung thư, không có hiện<br />
tượng chèn đẩy mạch máu [3].<br />
83<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br />
<br />
- Đánh giá tình trạng xâm lấn TMC:<br />
thực hiện trên siêu âm, CT-scanner gan<br />
mật 3 thì. Những trường hợp chưa rõ sẽ<br />
bổ sung thêm chụp hệ TMC để chẩn đoán.<br />
+ Hình ảnh huyết khối ung thư TMC<br />
trên siêu âm Doppler màu: hình ảnh xuất<br />
hiện khối hồi âm trong lòng TMC (nhánh<br />
hoặc thân chính) và có tín hiệu dạng sóng<br />
ĐM trong huyết khối trên phổ Doppler.<br />
+ Hình ảnh huyết khối ung thư TMC<br />
trên CT-scanner gan 3 thì được xác định<br />
theo Tublin ME và CS (1997): khối u gan<br />
nằm sát ngay nhánh TMC, xâm lấn rõ tạo<br />
huyết khối trong lòng TMC và sau tiêm<br />
thuốc cản quang có hình ảnh tăng tỷ<br />
trọng của huyết khối (mạch tân tạo trong<br />
huyết khối) [7].<br />
+ Hình ảnh huyết khối TMC trên phim<br />
chụp mạch: chụp hệ TMC qua chụp ĐM<br />
thân tạng (TMC hiện hình khi thuốc cản<br />
quang từ ĐM lách hồi lưu qua tĩnh mạch<br />
lách về TMC) hoặc chụp ĐM mạc treo<br />
tràng trên (thuốc cản quang hồi lưu qua<br />
tĩnh mạch mạc treo tràng trên về TMC).<br />
Hình ảnh huyết khối TMC là phần TMC bị<br />
hẹp lòng hoặc bị cắt cụt hoàn toàn không<br />
thấy dòng chảy.<br />
Phân mức độ huyết khối TMC theo Hội<br />
Nghiên cứu Ung thư Gan Nhật Bản<br />
(2003) [4], bao gồm:<br />
+ Vp0: không có huyết khối trong lòng<br />
TMC.<br />
+ Vp1: có sự hiện diện của huyết khối<br />
ở nhánh xa, nhưng không xâm lấn đến<br />
nhánh TMC thứ hai.<br />
+ Vp2: hiện diện huyết khối ở phân<br />
nhánh thứ hai của hệ TMC.<br />
+ Vp3: hiện diện huyết khối ở nhánh<br />
thứ nhất của hệ TMC (nhánh cửa phải<br />
hoặc nhánh cửa trái).<br />
84<br />
<br />
+ Vp4: huyết khối ở thân chính của<br />
TMC và/hoặc nhánh TMC bàng hệ đến<br />
thùy gan có khối u.<br />
* Xử lý số liệu: theo chương trình<br />
SPSS 20.0 với các thuật toán thống kê<br />
phù hợp.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm chung nhóm nghiên<br />
cứu (n = 180).<br />
Hầu hết BN trong nghiên cứu là nam<br />
giới (152/180 BN = 84,4%), tỷ lệ nam/nữ<br />
là 5,4/1. Tuổi trung bình 53,4 ± 14,6, lứa<br />
tuổi hay gặp nhất là 41 - 60 tuổi (104 BN<br />
= 57,8%), tiếp theo < 40 tuổi (40 BN =<br />
22,2%) và > 60 tuổi (36 BN = 20%). Kết<br />
quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu<br />
trong nước [1, 2].<br />
2. Đặc điểm khối u gan trên chẩn<br />
đoán hình ảnh.<br />
Bảng 1:<br />
Đặc điểm khối u và mức độ<br />
xơ gan<br />
Vị trí u<br />
(n = 180)<br />
Hình thái u<br />
(n = 180)<br />
Kích thước u<br />
(với u thể khối)<br />
(n = 119)<br />
<br />
Số BN Tỷ lệ<br />
(n)<br />
(%)<br />
<br />
Gan phải<br />
<br />
116<br />
<br />
64,4<br />
<br />
Gan trái<br />
<br />
12<br />
<br />
6,7<br />
<br />
Gan phải và trái<br />
<br />
52<br />
<br />
28,9<br />
<br />
Thể khối<br />
<br />
119<br />
<br />
66,1<br />
<br />
Thể lan tỏa<br />
<br />
61<br />
<br />
33,9<br />
<br />
< 5 cm<br />
<br />
24<br />
<br />
20,2<br />
<br />
5 - 10 cm<br />
<br />
72<br />
<br />
60,5<br />
<br />
> 10cm<br />
<br />
23<br />
<br />
19,3<br />
<br />
Đa số BN có khối u ở gan phải<br />
(64,4%), 6,7% có u khu trú ở gan trái và<br />
28,9% ở cả 2 thùy gan. Phân bố khối u ở<br />
gan phải trong nghiên cứu của chúng tôi<br />
phù hợp với nhiều nghiên cứu trong và<br />
ngoài nước [1, 2, 6].<br />
Theo phân loại UTBMTBG, có 3 hình<br />
thái đại thể: thể nhân, thể khối và thể lan<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br />
<br />
tỏa [3]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, 2<br />
hình thái cơ bản được xác định cho mỗi<br />
BN trên chẩn đoán hình ảnh (CT-scanner<br />
ổ bụng và chụp cây ĐM gan) là thể khối<br />
(66,1%) và thể lan tỏa (33,9%). Huỳnh<br />
Đức Long (2000) cũng gặp 30,0% thể lan<br />
tỏa trong số 201 BN UTBMTBG được<br />
điều trị bằng phương pháp gây nghẽn<br />
mạch kết hợp tiêm thuốc hoá trị (TOCE)<br />
[1]. Tuy nhiên, nghiên cứu của Lê Văn<br />
Trường (2006) cho kết quả cao hơn với<br />
44,4% BN ung thư gan thể lan tỏa [2].<br />
<br />
nhau, tùy thuộc vào phương pháp chẩn<br />
đoán. Theo thông báo lần thứ 18 của Hội<br />
Nghiên cứu Ung thư Gan Nhật Bản<br />
(2010) trên 17.455 BN UTBMTBG kết<br />
hợp nhiều phương pháp chẩn đoán hình<br />
ảnh khác nhau phát hiện tỷ lệ huyết khối<br />
TMC là 13,1% với các mức độ Vp1, Vp2,<br />
Vp3, Vp4 lần lượt là 3,0%; 2,8%; 3,9% và<br />
3,3%. Tuy nhiên, qua phẫu thuật và<br />
nghiên cứu trên các mảnh sinh thiết gan<br />
ở 25.066 BN UTBMTBG, tỷ lệ phát hiện<br />
huyết khối TMC cao hơn, đạt 26,0% với<br />
các mức độ xâm lấn Vp1, Vp2, Vp3, Vp4<br />
lần lượt là 19,0%; 3,1%; 2,6% và 1,4%<br />
[5]. Nghiên cứu của Pirisi và CS (1998)<br />
[6] trên 72 BN UTBMTBG được mổ tử thi,<br />
có tới 44% trường hợp phát hiện có huyết<br />
khối TMC.<br />
<br />
3. Tỷ lệ và mức độ xâm lấn TMC ở<br />
BN UTBMTBG.<br />
Vp0: 145 BN (80,6%), Vp1: 12 BN<br />
(11,1%), Vp2: 9 BN (5%), Vp3: 8 BN<br />
(4,4%), Vp4: 6 BN (3,3%). 19,4% BN<br />
UTBMTBG được phát hiện có tình trạng<br />
xâm lấn tạo huyết khối ung thư trong hệ<br />
TMC trên các phương tiện chẩn đoán<br />
hình ảnh (siêu âm, CT-scanner gan 3 thì<br />
và chụp mạch gan), trong đó tỷ lệ huyết<br />
khối theo các mức độ Vp1, Vp2, Vp3, Vp4<br />
lần lượt là 11,1%; 5,0%; 4,4%; 3,3%. Tỷ<br />
lệ phát hiện huyết khối TMC ở BN<br />
UTBMTBG ở nhiều nghiên cứu khác<br />
<br />
Tỷ lệ tạo huyết khối TMC có xu hướng<br />
cao nhất ở Vp1, giảm dần và thấp nhất ở<br />
Vp4. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc<br />
điểm tiến triển và xâm lấn của<br />
UTBMTBG, thường xâm lấn vào các<br />
nhánh nhỏ TMC sát gần khối u nhất, sau<br />
đó mới phát triển dần theo TMC ra các<br />
phân nhánh lớn hơn [3].<br />
<br />
Bảng 2: Mối liên quan giữa mức độ xâm lấn TMC với một số đặc điểm khối u.<br />
Đặc điểm khối u<br />
Hình thái u<br />
<br />
Vp0<br />
<br />
Vp1-2<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Thể khối (n = 119)<br />
<br />
106<br />
<br />
89,1<br />
<br />
8<br />
<br />
6,7<br />
<br />
5<br />
<br />
4,2<br />
<br />
Thể lan tỏa (n = 61)<br />
<br />
39<br />
<br />
63,9<br />
<br />
13<br />
<br />
21,3<br />
<br />
9<br />
<br />
14,8<br />
<br />
p<br />
Kích thước u<br />
(u thể khối)<br />
(n = 119)<br />
<br />
Vp3-4<br />
<br />
< 0,05<br />
< 5 cm (n = 24)<br />
<br />
23<br />
<br />
95,8<br />
<br />
1<br />
<br />
4,2<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
5 - 10 cm (n = 72)<br />
<br />
67<br />
<br />
93,1<br />
<br />
3<br />
<br />
4,2<br />
<br />
1<br />
<br />
2,8<br />
<br />
> 10 cm (n = 23)<br />
<br />
16<br />
<br />
69,6<br />
<br />
4<br />
<br />
17,4<br />
<br />
3<br />
<br />
13,0<br />
<br />
Chúng tôi phân chia mức độ huyết<br />
khối TMC thành 2 loại là huyết khối nhánh<br />
nhỏ (Vp1, Vp2) (BN có mức độ xâm lấn<br />
<br />
này vẫn có thể thực hiện được các biện<br />
pháp điều trị triệt để như phẫu thuật hoặc<br />
đốt nhiệt siêu cao tần) và huyết khối<br />
85<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br />
<br />
nhánh lớn (Vp3, Vp4) không còn chỉ định<br />
phẫu thuật [4, 5]. Kết quả cho thấy có mối<br />
liên quan giữa một số đặc điểm khối u với<br />
mức độ huyết khối TMC: BN UTBMTBG<br />
thể lan tỏa có tỷ lệ huyết khối cao hơn rõ<br />
so với tỷ lệ huyết khối TMC ở BN<br />
UTBMTBG thể khối (21,3% so với 6,7% ở<br />
Vp1-2 và 14,8% so với 4,2% ở Vp3-4; p <<br />
0,05), đồng thời u gan thể khối kích thước<br />
càng lớn thì tỷ lệ và mức độ xâm<br />
lấn/huyết khối TMC càng nhiều (30,4% ở<br />
nhóm u gan > 10 cm so với chỉ 4,2% ở<br />
nhóm u gan < 5 cm).<br />
KẾT LUẬN<br />
Nghiên cứu 180 BN UTBMTBG mới<br />
được phát hiện, đánh giá mức độ xâm<br />
lấn/huyết khối TMC bằng các phương<br />
pháp chẩn đoán hình ảnh, kết quả cho<br />
thấy:<br />
- Tỷ lệ xâm lấn/huyết khối ung thư<br />
trong hệ TMC là 19,4%, trong đó tỷ lệ<br />
huyết khối theo các mức độ Vp1, Vp2,<br />
Vp3, Vp4 lần lượt là 11,1%; 5,0%; 4,4%;<br />
3,3%.<br />
- Có mối liên quan giữa một số đặc<br />
điểm khối u với mức độ huyết khối TMC:<br />
tỷ lệ huyết khối TMC ở UTBMTBG thể lan<br />
tỏa cao hơn rõ so với UTBMTBG thể khối<br />
(21,3% so với 6,7% ở Vp1-2 và 14,8% so<br />
với 4,2% ở Vp3-4; p < 0,05) và u gan thể<br />
khối kích thước càng lớn thì tỷ lệ và mức<br />
<br />
86<br />
<br />
độ xâm lấn/huyết khối TMC càng nhiều<br />
(30,4% ở nhóm u gan > 10 cm so với chỉ<br />
4,2% ở nhóm u gan < 5 cm).<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Huỳnh Đức Long. Ứng dụng phương<br />
pháp gây nghẽn mạch kết hợp với tiêm thuốc<br />
hóa trị (TOCE) trong điều trị ung thư gan<br />
nguyên phát: báo cáo 201 trường hợp tại<br />
Bệnh viện Chợ Rẫy. Thời sự Y Dược học.<br />
2000, 10, tr.233-237.<br />
2. Lê Văn Trường. Nghiên cứu điều trị<br />
UTBMTBG kích thước > 5 cm bằng phương<br />
pháp tắc mạch hóa dầu chọn lọc. Luận án<br />
Tiến sỹ Y học. Học viện Quân y. 2006.<br />
3. Textbook of Hepatology. Tumour of the<br />
Liver. 2005, pp.1424-1461.<br />
4. Liver Cancer Study Group of Japan. The<br />
general rules for the clinical and pathological<br />
study of primary liver cancer. Second English<br />
edition. Tokyo: Kanehara & Co., Ldt. 2003.<br />
5. Ikai I, Kudo M, Arii S, Omata M et al.<br />
Report of the 18th follow-up survey of primary<br />
liver cancer in Japan. Hepatol Res. 2010, 40,<br />
pp.1043-1069.<br />
6. Pirisi M, Avellini C, Fabris C et al. Portal<br />
vein thrombosis in hepatocellular carcinoma:<br />
age and sex distribution in an autopsy study. J<br />
Cancer Res Clin Oncol. 1998, 124 (7),<br />
pp.397-400.<br />
7. Tublin ME, Dodd GD, Baron RL. Benign<br />
and malignant portal vein thrombosis:<br />
Differentiation by CT charaterictics. AJR.<br />
1997, p.168.<br />
<br />