Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỨC KHỎE<br />
CÁN BỘ TẠI TỈNH VĨNH LONG TRONG 3 NĂM TỪ 2009-2011<br />
Nguyễn Ngọc Long*, Nguyễn Đức Công*, Lưu Thành Giữ**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Xác định tình hình sức khoẻ và đánh giá hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe<br />
cán bộ tại tỉnh Vĩnh Long trong 3 năm từ 2009-2011.<br />
Đối tượng: Gồm 44 cán bộ là thường vụ tỉnh ủy Vĩnh Long qua các thời kỳ (gồm đang làm việc và hưu trí)<br />
và cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý đang nghỉ hưu trên địa bàn Vĩnh Long.<br />
Phương pháp: tiền cứu, mô tả cắt ngang<br />
Kết quả: Bệnh có tỷ lệ thường mắc nhất là tim mạch, rối loạn chuyển hoá lipid, đái tháo đường, gút… Xếp<br />
loại sức khỏe năm 2011 có 37/44 (84%) trường hợp đạt sức khỏe loại khá và trung bình mặc dù trong số đó có đến<br />
26/44 (59,1%) trường hợp là đối tượng đã nghỉ hưu trí. Trong 3 năm đã có 6 trường hợp được chuyển về Bệnh<br />
viện Thống Nhất và những trường hợp này đều đã được can thiệp xử trí hợp lý kịp thời, thành công.<br />
Kết luận: Sự phối hợp giữa Bệnh viện Thống Nhất và Ban bảo vệ sức khỏe tỉnh Vĩnh Long đã góp phần vào<br />
việc giữ ổn định kết quả sức khỏe cán bộ trong diện quản lý.<br />
Từ khóa: Quản lý sức khỏe cán bộ<br />
<br />
ABSTRACT<br />
INITIAL EVALUATION EFFECT OF THE PROTECTION HEALTH CARE OFFICIALS IN VINH LONG<br />
PROVINCE AMONG 3 YEARS FROM 2009-2011<br />
Nguyen Ngoc Long, Nguyen Duc Cong, Luu Thanh Giu.<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 1 - 5<br />
Objectives: Identify the health and evaluate the effective of the management, protection and health care<br />
officials in Vinh Long province among 3 years from 2009-2011.<br />
Subjects: 44 officials of Vinh Long Province (include working and retired)<br />
Methods: Prospective, cross-sectional descriptive<br />
Results: The most of disease is cardiology, lipid metabolism disorders, diabetes, gout ... Health class in 2011<br />
with 37/44 (84%) cases with good and average health though have 26/44 (59.1%) cases were subject to retirement.<br />
In three years there were 6 cases were transferred to the Thong Nhat Hospital and these cases have been treated<br />
rationally intervene promptly and successfully.<br />
Conclusions: The combination of the Thong Nhat Hospital and the Health protection committee of Vinh<br />
Long province has contributed to stabilizing the health outcomes of the management officials.<br />
Keywords: Protection health care officials<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người<br />
và của toàn xã hội. Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe<br />
<br />
cho mọi người là một trong những mục tiêu tốt<br />
đẹp nói lên tính ưu việt của chế độ ta, thể hiện<br />
sự quan tâm chu đáo của Đảng và Nhà nước<br />
đối với sức khỏe cộng đồng(2).<br />
<br />
**Ban bảo vệ CSSK cán bộ tỉnh Vĩnh Long<br />
* Bệnh viện Thống Nhất TP Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Ngọc Long ĐT: 0986703456<br />
Email:nguyenngoclonghcm@yahoo.com.vn<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
1<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh<br />
Vĩnh Long là một trong những đơn vị được<br />
Bệnh viện Thống nhất trực tiếp hỗ trợ công tác<br />
quản lý, bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho cán bộ<br />
thuộc địa phương trong nhiều năm nay. Được<br />
sự quan tâm của Tỉnh ủy - UBND tỉnh, Ban bảo<br />
vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Vĩnh Long đã<br />
phối hợp với Bệnh viện Thống Nhất, định kỳ 3<br />
tháng một lần cử cán bộ có chuyên môn cao trực<br />
tiếp về hỗ trợ công tác khám, điều trị và quản lý<br />
sức khỏe cho cán bộ tại tỉnh nhà.<br />
<br />
Tại Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ<br />
tỉnh Vĩnh Long.<br />
<br />
Việc xác định tình trạng sức khỏe và bệnh tật<br />
thông qua phân tích tình hình cán bộ đến khám<br />
định kỳ là công việc cần thiết giúp cho Ban bảo<br />
vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ địa phương xây<br />
dựng được chương trình kế hoạch hoạt động sát<br />
thực, đề ra những chính sách phù hợp, đầu tư<br />
có chiều sâu và có trọng điểm trong công tác<br />
quản lý, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ(3).<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y<br />
học thông thường.<br />
<br />
Chính vì những lý do thiết thực nêu trên,<br />
chúng tôi thực hiện đề tài: "Đánh giá sơ bộ hiệu<br />
quả công tác quản lý sức khỏe cán bộ tại tỉnh<br />
Vĩnh Long trong 3 năm 2009 - 2011" nhằm mục<br />
tiêu sau:<br />
1. Xác định tình hình sức khoẻ bệnh tật cán bộ<br />
được quản lý tại Ban bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ<br />
tỉnh Vĩnh Long.<br />
2. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và<br />
chăm sóc sức khỏe cán bộ tại tỉnh Vĩnh Long.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Gồm 44 cán bộ thuộc đối tượng là Thường<br />
vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long qua các thời kỳ (gồm<br />
đang làm việc và hưu trí) và cán bộ thuộc diện<br />
Trung ương quản lý đang nghỉ hưu trên địa bàn<br />
Vĩnh Long.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang.<br />
Thời gian nghiên cứu<br />
Trong 3 năm từ năm 2009 - 2011.<br />
Địa điểm nghiên cứu<br />
<br />
2<br />
<br />
Thu thập dữ liệu<br />
Các đối tượng được thu thập số liệu theo<br />
mẫu soạn sẵn.<br />
Nghiên cứu tình hình bệnh tật và các trường<br />
hợp có can thiệp lâm sàng.<br />
<br />
Xếp loại sức khỏe<br />
Theo quy định của Ban bảo vệ chăm sóc sức<br />
khỏe Trung ương.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu<br />
Bảng 1: Phân bố tuổi, giới theo nhóm quản lý<br />
Giới Nam<br />
Nữ<br />
Tổng<br />
Tuổi TB<br />
Nhóm<br />
n(%)<br />
N(%)<br />
N(%)<br />
cán bộ<br />
Đang công tác 16 (88,9%) 2.(1,1%) 18 (40,9) 57,2 ± 3,4<br />
Hưu trí<br />
23 (88,8%) 3 (1,2%) 26 (59,1) 72,8 ± 8,4<br />
Chung<br />
39 (88,6%) 05 (11,4%) 44 (100) 66,5 ±10,3<br />
<br />
Trong tổng số cán bộ thuộc diện quản lý có<br />
88,6% là nam và 11,4% là cán bộ nữ. Có 40,9% là<br />
nhóm cán bộ đang công tác và 59,1% là nhóm<br />
cán bộ đã nghỉ hưu trí.<br />
Tuổi trung bình của cả nhóm quản lý chung<br />
là 66,5 ± 10,3 tuổi.<br />
Tuổi trung bình của nhóm cán bộ đang công<br />
tác 57,2 ± 3,4 tuổi.<br />
Tuổi trung bình của nhóm cán bộ hưu trí<br />
72,8 ± 8,4 tuổi.<br />
Bảng 2: Phân bố theo nhóm tuổi và giới<br />
Giới<br />
Độ tuổi<br />
45 - 55<br />
56 - 60<br />
61 - 70<br />
71 - 80<br />
> 80<br />
Cộng<br />
<br />
n<br />
3<br />
13<br />
8<br />
9<br />
6<br />
39<br />
<br />
Nam<br />
%<br />
6,8<br />
29,6<br />
18,2<br />
20,4<br />
13,6<br />
88,6<br />
<br />
Nữ<br />
n<br />
1<br />
1<br />
2<br />
1<br />
0<br />
5<br />
<br />
%<br />
2,3<br />
2,3<br />
4,5<br />
2,3<br />
0<br />
11,4<br />
<br />
Chung<br />
n<br />
%<br />
4<br />
9,1<br />
14<br />
31,8<br />
10<br />
22,7<br />
10<br />
22,7<br />
6<br />
13,7<br />
44<br />
100<br />
<br />
Độ tuổi là cán bộ đã nghỉ hưu (từ 61 - 80)<br />
chiếm tỷ lệ cao 45,4%, có 6 trường hợp đã trên<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
80 tuổi chiếm 13,7%. Cán bộ đang làm việc có 18<br />
người chiếm 40,9%.<br />
Tuổi thấp nhất là 52 và cao nhất là 82.<br />
<br />
Các bệnh lý thường gặp<br />
Bảng 3: Tình hình bệnh tật của nhóm cán bộ đang<br />
làm việc (n=18)<br />
Năm<br />
<br />
2009<br />
Bệnh<br />
n %<br />
Tăng huyết áp<br />
3 16,7<br />
Thiếu máu cơ tim 8 44,4<br />
Rối loạn nhịp tim<br />
3 16,7<br />
Hội chứng Brugada 1 5,6<br />
Rối loạn mỡ máu 12 66,7<br />
Gan nhiễm mỡ<br />
7 38,9<br />
Gút<br />
4 22,2<br />
Đái tháo đường<br />
1 5,6<br />
Sỏi mật<br />
1 5,6<br />
Sỏi tiết niệu<br />
2 11,1<br />
Viêm gan mạn<br />
1 5,6<br />
Suy tĩnh mạch chân 1 5,6<br />
Thoái hóa khớp<br />
3 16,7<br />
<br />
2010<br />
n %<br />
3 16,7<br />
6 33,3<br />
2 11,1<br />
1 5,6<br />
12 66,7<br />
8 44,4<br />
6 33,3<br />
2 11,1<br />
1 5,6<br />
2 11,1<br />
1 5,6<br />
1 5,6<br />
3 16,7<br />
<br />
2011<br />
n %<br />
3 16,7<br />
5 27,8<br />
2 11,1<br />
1 5,6<br />
13 72,2<br />
8 44,4<br />
6 33,3<br />
2 11,1<br />
1 5,6<br />
3 16,7<br />
1 5,6<br />
1 5,6<br />
3 16,7<br />
<br />
p<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
<br />
Tỷ lệ cán bộ đang làm việc mắc các bệnh tim<br />
mạch chiếm tỷ lệ cao trên 80%, trong đó cao<br />
nhất là bệnh thiếu máu cơ tim và tăng huyết áp.<br />
Tiếp đến là bệnh nội tiết - chuyển hoá như rối<br />
loạn mỡ máu chiếm 66,7%. Sự khác biệt giữa các<br />
nhóm bệnh qua 3 năm không có sự khác biệt có<br />
ý nghĩa thống kê (p>0,05).<br />
Bảng 4: Tình hình bệnh tật của nhóm cán bộ hưu trí<br />
(n=26)<br />
Năm<br />
<br />
2009<br />
Bệnh<br />
n %<br />
Tăng huyết áp<br />
14 50,0<br />
Thiếu máu cơ tim<br />
9 32,1<br />
Rối loạn nhịp tim<br />
2 7,1<br />
Suy tim<br />
2 7,1<br />
Hội chứng Brugada 1 3,6<br />
Viêm gan mãn tính 4 14,3<br />
Xơ gan<br />
0 0<br />
Gan nhiễm mỡ<br />
12 42,8<br />
Sỏi mật<br />
1 3,6<br />
Sỏi tiết niệu<br />
3 10,7<br />
U xơ tiền liệt tuyến 5 17,8<br />
Suy thận<br />
0 0<br />
Đái tháo đường<br />
13 46,4<br />
Gút<br />
14 50,0<br />
<br />
2010<br />
n %<br />
14 50,0<br />
8 28,6<br />
2 7,1<br />
2 7,1<br />
1 3,6<br />
5 17,8<br />
1 3,6<br />
11 39,3<br />
2 7,1<br />
3 10,7<br />
5 17,8<br />
1 3,6<br />
14 50,0<br />
14 50,0<br />
<br />
2011<br />
n %<br />
12 42,8<br />
8 28,6<br />
2 7,1<br />
2 7,1<br />
1 3,6<br />
5 17,8<br />
1 3,6<br />
12 42,8<br />
2 7,1<br />
3 10,7<br />
5 17,8<br />
1 3,6<br />
14 50,0<br />
14 50,0<br />
<br />
p<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
<br />
Năm<br />
Bệnh<br />
Rối loạn mỡ máu<br />
Thoái hóa khớp<br />
Suy tĩnh mạch chân<br />
Ung thư (đã phẫu<br />
thuật)<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
2009<br />
n %<br />
20 71,4<br />
8 28,6<br />
3 10,7<br />
<br />
2010<br />
n %<br />
21 75,0<br />
8 28,6<br />
3 10,7<br />
<br />
2011<br />
p<br />
n %<br />
21 75,0 >0,05<br />
9 32,1 >0,05<br />
3 10,7 >0,05<br />
<br />
2<br />
<br />
2<br />
<br />
2<br />
<br />
7,1<br />
<br />
7,1<br />
<br />
7,1 >0,05<br />
<br />
Tỷ lệ cán bộ hưu trí mắc các bệnh tim<br />
mạch chiếm tỷ lệ cao trên 90%, trong đó bệnh<br />
tăng huyết áp là 50%. Tiếp đến là bệnh nội tiết<br />
- chuyển hoá, rối loạn mỡ máu, đái tháo<br />
đường. Sự khác biệt giữa các nhóm bệnh qua<br />
3 năm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống<br />
kê (p>0,05).<br />
<br />
Các biện pháp can thiệp<br />
Bảng 5: Các biện pháp can thiệp điều trị<br />
Năm<br />
Biện pháp<br />
Điều trị tại địa<br />
phương<br />
Chuyển về BVTN<br />
(can thiệp lâm sàng)<br />
Tổng<br />
<br />
n<br />
<br />
2009<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
2010<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
2011<br />
%<br />
<br />
40<br />
<br />
90,9<br />
<br />
43<br />
<br />
97,7<br />
<br />
43<br />
<br />
97,7<br />
<br />
4<br />
<br />
9,1<br />
<br />
1<br />
<br />
2,3<br />
<br />
1<br />
<br />
2,3<br />
<br />
44<br />
<br />
100<br />
<br />
44<br />
<br />
100<br />
<br />
44<br />
<br />
100<br />
<br />
Đa số các trường hợp được quản lý theo dõi<br />
và điều trị tại địa phương, tất cả các trường hợp<br />
chuyển về Bệnh viện Thống Nhất đều được xử<br />
trí bằng các biện pháp can thiệp lâm sàng.<br />
Bảng 6: Các biện pháp can thiệp lâm sàng<br />
Năm 2009<br />
Bệnh pháp<br />
n<br />
Phẫu thuật ngoại khoa<br />
1<br />
Đặt Stent động mạch vành<br />
2<br />
Đặt máy tạo nhịp tim<br />
1<br />
Tổng<br />
4<br />
<br />
2010<br />
n<br />
0<br />
0<br />
1<br />
1<br />
<br />
2011<br />
n<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
<br />
Năm 2009 có 4 trường hợp được chuyển về<br />
Bệnh viện Thống Nhất và đều được can thiệp<br />
bằng các phương pháp như: 1 trường hợp phẫu<br />
thuật bóc u xơ tiền liệt tuyến, 2 trường hợp được<br />
đặt Stent động mạch vành và 1 trường hợp được<br />
đặt máy tạo nhịp tim.<br />
Năm 2010 và 2011 có 2 trường hợp đặt máy<br />
tạo nhịp.<br />
<br />
Phân loại sức khoẻ cán bộ dựa theo Ban<br />
bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
3<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 7: Xếp loại sức khỏe nhóm cán bộ<br />
Năm<br />
Xếp loại<br />
Loại A<br />
Loại B1<br />
Loại B2<br />
Loại C<br />
Loại D<br />
Tổng<br />
<br />
2009<br />
2010<br />
2011<br />
n<br />
%<br />
n<br />
%<br />
n<br />
%<br />
1 2,3 1<br />
2,3 1<br />
2,3<br />
17 38,6 16 36,3 16 36,3<br />
21 47,7 22 50,0 21 47,7<br />
4 9,1 4<br />
9,1 5 11,4<br />
1 2,3 1<br />
2,3 1<br />
2,3<br />
44 100 44 100 44 100<br />
<br />
p<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
<br />
Xếp loại sức khỏe là B1 và B2 (sức khỏe khá<br />
và trung bình) chiếm tỷ lệ cao trong 3 năm.<br />
Thống kê năm 2011 có đến 37/44 trường hợp đạt<br />
loại B1 và B2 (chiếm 84%), 1 trường hợp Loại A.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm nhóm nghiên cứu<br />
Qua số liệu về đối tượng nghiên cứu, nhận<br />
thấy tỷ lệ đối tượng cán bộ hưu trí cao gấp 2/3 tỷ<br />
lệ cán bộ đang công tác và tỷ lệ cán bộ nam cả 2<br />
nhóm cán bộ đang công tác và hưu trí đều cao<br />
hơn nhiều lần so với nữ.<br />
Về tuổi tác thì tuổi trung bình của nhóm cán<br />
bộ đang công tác là 57,2 ± 3,4 tuổi, nhóm cán bộ<br />
hưu trí là 72,8 ± 8,4 tuổi, chung cho tất cả số đối<br />
tượng trong nghiên cứu là 66,5 ± 10,3 tuổi. Với<br />
số liệu trên cho thấy tuổi tác sẽ có ảnh hưởng<br />
đến sức khỏe, bệnh tật và tình hình sức khỏe<br />
bệnh tật cũng nghiên về xu hướng của người<br />
lớn tuổi.<br />
<br />
Tình hình bệnh tật<br />
Về tình hình cán bộ mắc các bệnh, qua<br />
nghiên cứu nhận thấy bệnh về tim mạch như<br />
tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim chiếm tỷ lệ cao<br />
trong cả 2 nhóm đang công tác và hưu trí, kế<br />
đến là rối loạn mỡ máu, gan nhiễm mỡ, đái tháo<br />
đường, gút… Nhóm hưu trí có tỷ lệ bệnh cao<br />
hơn nhóm đang công tác.<br />
Điều này hoàn toàn phù hợp với mô hình<br />
bệnh tật chung của các đối tượng nhiều tuổi(4).<br />
Với kết quả này cho thấy tỷ lệ bệnh tim mạchchuyển hóa cao là phù hợp với xu hướng bệnh<br />
hiện nay của các nước đang phát triển, đối với<br />
nước ta với phát triển về kinh tế, khoa học kỹ<br />
thuật, sự cải thiện về thu nhập đưa mức sống<br />
nhân dân ngày càng cao cho nên xu hướng bệnh<br />
<br />
4<br />
<br />
cũng thay đổi, các bệnh như tăng huyết áp,<br />
bệnh về mạch vành, bệnh chuyển hóa có chiều<br />
hướng tăng.<br />
Qua nghiên cứu này chúng ta biết được mô<br />
hình bệnh tật của cán bộ tại tỉnh Vĩnh Long, để<br />
từ đó Bệnh viện Thống Nhất trong công tác chỉ<br />
đạo tuyến có chiến lược đào tạo, hỗ trợ nguồn<br />
nhân lực y tế, cũng như các trang thiết bị phục<br />
vụ cho công tác phòng và điều trị bệnh.<br />
<br />
Về các biện pháp can thiệp lâm sàng<br />
Qua 3 năm đã có 6 trường hợp được<br />
chuyển về Bệnh viện Thống Nhất can thiệp<br />
bằng các phương pháp như: 1 trường hợp<br />
phẫu thuật bóc u xơ tiền liệt tuyến, 2 trường<br />
hợp được đặt Stent động mạch vành và 3<br />
trường hợp được đặt máy tạo nhịp. Đây là<br />
những trường hợp đòi hỏi phương tiện và<br />
trình độ kỹ thuật cao thực hiện. Các trường<br />
hợp này đều được điều trị thành công.<br />
Điều này cho thấy sự tăng cường của cán bộ<br />
y tế tuyến trên cho tuyến dưới theo đề án 1816<br />
của Bộ Y tế, đã giúp phát hiện được những<br />
trường hợp khó và có hướng điều trị kịp thời.<br />
Sự hỗ trợ này cần được tăng cường và tiếp tục<br />
duy trì để làm tốt hơn công tác bảo vệ sức khỏe<br />
cán bộ tại địa phương.<br />
<br />
Phân loại sức khỏe<br />
Về phân loại sức khỏe cán bộ theo phân loại<br />
của Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương<br />
thì theo phân loại này sức khỏe được chia ra 5<br />
loại: A, B1, B2, C và D(1). Đa số cán bộ trong<br />
nhóm nghiên cứu có sức khoẻ loại B1 và B2<br />
(năm 2011 chiếm 84%), chỉ có 2,3% xếp loại D.<br />
Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ này phù hợp bởi vì<br />
cán bộ hưu trí tuổi cao sức yếu phần lớn có<br />
nhiều bệnh.<br />
So sánh việc xếp loại sức khỏe trong 3 năm<br />
nhận thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống<br />
kê (p>0,05). Việc giữ ổn định kết quả xếp lại sức<br />
khỏe cán bộ cũng là cơ sở đánh giá hiệu quả của<br />
công tác quản lý, bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán<br />
bộ của Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ<br />
tỉnh Vĩnh Long. Trong 3 năm qua không có<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
trường hợp nào tử vong mặc dù nhóm đối<br />
tượng này đều đã cao tuổi, đó cũng là thành tích<br />
đáng ghi nhận trong công tác bảo vệ sức khỏe<br />
cán bộ tỉnh.<br />
<br />
trường hợp này đều đã được can thiệp xử trí<br />
hợp lý kịp thời, thành công. Đây là bằng chứng<br />
cho sự phối hợp và hỗ trợ kịp thời hiệu quả của<br />
cơ sở chuyên môn tuyến trên.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh<br />
Vĩnh Long đã thực hiện tốt công tác theo dõi,<br />
điều trị ngoại trú cho các đối tượng thuộc diện<br />
quản lý, phối hợp tốt với Bệnh viện Thống Nhất<br />
trong công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe cán bộ.<br />
<br />
Qua đánh giá sơ bộ hiệu quả công tác bảo<br />
vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Vĩnh Long<br />
trong 3 năm từ 2009 đến 2011 chúng tôi có kết<br />
luận như sau:<br />
Bệnh có tỷ lệ thường mắc nhất là Tim<br />
mạch, Rối loạn chuyển hoá lipid, Đái tháo<br />
đường, Gút…<br />
Xếp loại sức khỏe năm 2011 có 37/44 (84%)<br />
trường hợp đạt sức khỏe loại khá và trung bình<br />
mặc dù trong số đó có đến 26/44 (59,1%) trường<br />
hợp là đối tượng đã nghỉ hưu trí.<br />
Trong 3 năm đã có 6 trường hợp được<br />
chuyển về Bệnh viện Thống Nhất và những<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương (2005), Tiêu<br />
chuẩn phân loại sức khoẻ hàng năm. Nhà xuất bản Hà Nội<br />
Ban bảo vệ sức khỏe Trung ương (2006), Sáu mươi năm công tác<br />
bảo vệ sức khỏe cán bộ (1945- 2005), Nhà xuất bản Hà Nội.<br />
Quyết định số 85 - QĐ/BBVCSSK của Ban bảo vệ chăm sóc sức<br />
khỏe cán bộ Trung ương (2009), Về việc kiện toàn các Hội đồng<br />
chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương và các miền.<br />
Sổ tay hướng dẫn Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ của Ban bảo<br />
vệ (2010), chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, Nhà xuất bản<br />
Y học.<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
5<br />
<br />