intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá sự hài lòng của người dân về chủ trương phát triển sản xuất nông nghiệp đô thị tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Chia sẻ: Liễu Yêu Yêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

21
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Đánh giá sự hài lòng của người dân về chủ trương phát triển sản xuất nông nghiệp đô thị tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp" nhằm đánh giá sự hài lòng của người dân Thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp về chủ trương phát triển sản xuất nông nghiệp đô thị. Từ những nghiên cứu trước và qua ý kiến các chuyên gia thì xác định được 10 nhân tố tham gia. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá sự hài lòng của người dân về chủ trương phát triển sản xuất nông nghiệp đô thị tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

  1. ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐÔTHỊ TẠI THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP Nguyễn Thị Văn Chương1 1. Email: chuongntv@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã tiến hành phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, tập trung phát triển các loại hình nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp đô thị. Đồng thời tiến hành tập huấn cho các hộ nông dân về chủ trương phát triển nông nghiệp đô thị của thành phố. Nghiên cứu này đánh giá sự hài lòng của người dân Thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp về chủ trương phát triển sản xuất nông nghiệp đô thị. Từ những nghiên cứu trước và qua ý kiến các chuyên gia thì xác định được 10 nhân tố tham gia. Kết quả nghiên cứu phản ánh chủ trương phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đáp ứng được nguyện vọng từ một bộ phận người dân tham gia khảo sát. Từ khóa: nông nghiệp đô thị, đo lường sự hài lòng, phát triển sản xuất nông nghiệp 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thành phố Cao Lãnh (gọi tắt là Thành phố) là một trong bốn đô thị quan trọng vùng trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long và là đô thị trung tâm của tỉnh Đồng Tháp. Thành phố có vai trò đầu tàu kinh tế là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật của tỉnh. Về lĩnh vực nông nghiệp, Thành phố xác định phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, tập trung phát triển các loại hình nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp đô thị, đổi mới và phát triển các loại hình sản xuất và dịch vụ tại khu vực nông thôn. Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn ngày càng tăng về chất lượng sản phẩm, giá trị sản xuất năm 2019 đạt 1.267 tỷ đồng, tăng 394 tỷ so với cuối năm 2015 (873 tỷ đồng), tương đương 45,13%. Bước vào thời kỳ công nghiệp 4.0, các thành tựu khoa học phát triển cùng áp dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp vừa là cơ hội cũng là một thách thức lớn. Trước thực tế áp lực đô thị hóa đang diễn ra dẫn đến các vùng sản xuất nông nghiệp manh mún, diện tích bị thu hẹp dần, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Để cụ thể hóa mục tiêu nói trên và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đồng thời sắp xếp, cấu trúc lại không gian các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, Thành phố đã có chủ trương lập đề án phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, tăng cường ứng dụng khoa học – kỹ thuật để tạo nhiều sản phẩm nông nghiệp độc đáo, an toàn, có giá trị gia tăng cao phục vụ nhu cầu của Thành phố và xuất khẩu, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang làm kinh tê nông nghiệp. Do vậy việc đánh giá sự hài lòng về chủ trương phát triển sản xuất nông nghiệp đô thị thành phố Cao Lãnh là cần thiết và cấp bách. 65
  2. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN Sự hài lòng của người dân (khách hàng) lần đầu tiên được biết đến từ thập niên 70 của Day và Hunt (1979). Đây là vấn đề cơ bản trong nhiều nghiên cứu khác nhau để khái quát hóa vấn đề này như của Oliver (1980, 1981, 1999) cho rằng mô hình kỳ vọng – cảm nhận là một trong những cách tiếp cận thông dụng để hiều về sự hài lòng. Đây là trạng thái tâm lý mà khách hàng cảm nhận khi những kỳ vọng của họ được thỏa mãn hoặc vượt sự mong đợi về sản phẩm hay dịch vụ được cung cấp. Theo Brown (1992), sự hài lòng của khách hàng là một trạng thái trong đó những gì khách hàng cần, muốn và mong đợi ở sản phẩm và gói dịch vụ được thỏa mãn hay vượt quá sự thỏa mãn, kết quả là có sự mua hàng lập lại, lòng trung thành của khách hàng với nhà cung cấp dịch vụ. Theo Kotlor (2011), sự thỏa mãn hay hài lòng của khách hàng là mức độ của trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ với những kỳ vọng của khách hàng. Mức độ hài lòng phụ thuộc vào sự khác biệt kết quả thu được từ sản phẩm với những kỳ vọng. Theo Quyết định 217-QĐTW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt nam và các tổ chức chính trị - xã hội. UBMTTQ Việt Nam cùng các đoàn thể chính trị - xã hội cần thực hiện đánh giá các chủ trương, chính sách, dự án trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Qua đó kiến nghị, đề xuất các giải pháp phù hợp, thiết thực để nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả các chủ trương, chính sách khi được ban hành, đảm bảo sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Thông qua hoạt động giám sát của Mặt trận TQVN và các đoàn thể chính trị - xã hội giúp cho Chính phủ, chính quyền và ngành chức năng các cấp điều chỉnh các nội dung và chính sách trong xây dựng nông thôn, hỗ trợ nông dân phù hợp hơn và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Đồng thời, tạo thêm kênh thông tin tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân liên quan đến tinh thần trách nhiệm, thái độ giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình giải quyết công việc cho tổ chức, cá nhân. Sự đổi mới về phương pháp, phong cách; phát huy vai trò lãnh đạo với những nhiệm vụ trọng tâm, các mục tiêu, giải pháp phù hợp bảo đảm phân công rõ thời gian, rõ việc, rõ trách nhiệm trong phối hợp giải quyết những vấn đề dân sinh, chăm lo đời sống nhân dân. Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả những bức xúc chính đáng, tạo sự đồng thuận trong xã hội. Những kết quả đó đã góp phần củng cố lòng tin của nhân dân; phát huy tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo trong nhân dân đối với sự phát triển của các địa phương trong thời kỳ mới. Lý thuyết phát triển nông nghiệp đô thị: Nông nghiệp đô thị được hiểu là sự kết hợp giữa nông nghiệp đô thị và nông nghiệp. Nông nghiệp đô thị là nền nông nghiệp sản xuất các nông sản hàng hóa dựa vào các vùng đất và mặt nước nằm xen kẽ, rải rác trong các khu đô thị và trong các vùng ngoại ô của đô thị. Nông nghiệp sinh thái là nền nông nghiệp dựa trên phương thức sản xuất giảm sử dụng các hóa chất, tăng ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch và công nghệ sinh học để nâng cao năng suất, độ an toàn của sản phẩm và sự bền vững về môi trường sinh thái. Nông nghiệp đô thị là nền nông nghiệp kết hợp hài hòa giữa nền nông nghiệp đô thị và nền nông nghiệp sinh thái. J.H.Von Thunen (1826) trong “The Isolated State with Respect to Agriculture and Political Economy” (Nông nghiệp và kinh tế chính trị trong nhà nước cô lập); tác giả Nugent (2000) với “The Impact of Urban Agriculture on the Household and Local Economies” (Ảnh hưởng của nông nghiệp đô thị đối với các hộ gia đình và các nền kinh tế địa 66
  3. phương); FAO (2007) trong nghiên cứu “Profitability and sustainability of urban and peri-urban agriculture” (Lợi nhuận và tính bền vững của nông nghiệp đô thị và ven đô); tác giả Nguyễn Đăng Nghĩa và Mai Thành Phụng (2011) trong “Nông nghiệp đô thị và ven đô thị”; tác giả Hồ Cao Việt (2013) trong “Cơ sở khoa học của các hình thái phát triển nông nghiệp đô thị và vận dụng cho Đồng bằng sông Cửu Long” (Bùi Thanh Tuấn, 2018). Lý thuyết phát triển nông nghiệp bền vững: Giữa phát triển nông nghiệp với môi trường tự nhiên, sự nghèo đói và môi trường nhân văn ở nông thôn, nhất là nông thôn ngoại thành của các thành phố có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau. Nguyên nhân của mất cân bằng sinh thái không phải do phát triển nông nghiệp mà là do phương thức thực hiện của còn người gây ra. Cả phương thức quảng canh và phương thức thâm canh thiếu khoa học đều dẫn đến suy thái môi trường và giảm sản lượng nông nghiệp trong dài hạn, trong khi dân số liên tục tăng, hệ quả là thất nghiệp và nghèo đói trong nông thôn xuất hiện. Nghiên cứu vấn đề này có các tác giả: J.H.Von Thunen (1826); các tác giả như Sinclair (1967), Boal (1970), Bryant (1973) trong những nghiên cứu của mình đã cho thấy, một điểm chung của nông nghiệp ngoại thành (hay nông nghiệp đô thị) thường phát triển thành các vành đai xanh bao quanh các thành phố. Tác giả Hồ Cao Việt (2013; tác giả Trần Quốc Việt (2014) trong “Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh - Phân tích từ góc độ địa lí kinh tế và sinh thái” cũng đã xác định, cơ sở để hình thành vành đai nông nghiệp của các thành phố, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh. (Bùi Thanh Tuấn, 2018). Từ các lý thuyết về phát triển nông nghiệp đô thị bền vững đồng thời phải đánh giá được sự hài lòng của người dân về các chủ trương phát triển trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp phải căn cứ vào (1) bối cảnh cụ thể của địa phương; (2) sự đồng tình của các các cấp quản lý, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức cộng đồng, các cá thể kinh doanh, các đơn vị tài trợ; (3) công tác quản trị như sách lược có phù hợp với địa phương, chính sách đề ra có phù hợp với chính sách đất đai; (4) tính đa ngành đó là các chính sách đề ra có thúc đẩy thủ công nghiệp, công nghiệp gia đình, dịch vụ du lịch của địa phương; (5) cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất có được thúc đẩy đâu tư, có tiếp cận thúc đẩy công nghệ thông tin; (6) các chính sách có thúc đẩy việc liên kết giữa đô thị với nông thôn, có khai thác tốt vấn đề di dân trong và ngoài tỉnh, có sự phân chia rõ ràng và hợp lý giữa nông nghiệp đô thị và nông nghiệp nông thôn; (7) chính sách có cung cấp hoạt động giáo dục cho chương trình phát triển nông nghiệp đô thị, đảm bảo điều kiện chăm sóc sức khỏe cơ bản đối với người tham gia trong chương trình phát triển nông nghiệp đô thị, có xây dựng vốn xã hội để phát triển nông nghiệp đô thị, có thúc đẩy phát triển cộng đồng thông qua phát triển nông nghiệp đô thị; (8) Các chính sách đề ra đưa vấn đề về giới vào chương trình phát triển nông nghiệp đô thị tại địa phương hay không; (9) Các chính sách đề ra giải quyết vấn đề về gia tăng dân số thông qua chương trình phát triển nông nghiệp đô thị; (10) đảm bảo tính bền vững môi trường thông qua chương trình phát triển nông nghiệp đô thị và khả năng phục hồi môi trường thông qua chương trình phát triển nông nghiệp đô thị. 3. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Phát triển sản xuất nông nghiệp thành phố Cao Lãnh theo hướng nông nghiệp đô thị với trọng tâm bố trí sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, có thế mạnh và lợi thế phát triển của từng tiểu vùng sinh thái nông nghiệp; hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung có khả năng ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học để kêu gọi đầu tư, tiến tới trở thành là trung tâm sản 67
  4. xuất sản phẩm nông nghiệp đô thị, giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng cao, an toàn, bảo vệ môi trường, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường; đồng thời gắn với phát triển du lịch sinh thái mang đặc trưng thành phố. Đưa Cao Lãnh trở thành Thành phố có nền nông nghiệp đô thị hiện đại, an toàn là điểm đến lý tưởng cho mọi người. Chủ trương này nhằm thực hiện 27 văn bản của các cơ quan Trung ương; 43 văn bản của tỉnh Đồng Tháp đã ban hành và đang có hiệu lực thi hành về lĩnh vực nghiên cứu (Hoàng Mạnh Dũng và nnk., 2020). Theo Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc, hơn ba tỷ người trên thế giới hiện đang sinh sống ở các vùng nông thôn tại các nước đang phát triển, chiếm phần lớn người nghèo của thế giới. Cuộc sống của họ gặp rất nhiều khó khăn do thiếu việc làm, chất lượng giáo dục và cơ sở hạ tầng yếu kém, cơ hội tiếp cận thị trường và các dịch vụ bị hạn chế. Nông thôn ở các khu vực kém phát triển trên thế giới ngày nay đối mặt với những thách thức và cơ hội mới mà trước đây các nước phát triển chưa từng gặp phải. Những thách thức mới gồm môi trường quốc tế đầy phức tạp và mang tính cạnh tranh cao, dân số nông thôn phát triển nhanh, áp lực trước những thách thức do ảnh hưởng của nguồn tài nguyên môi trường đang cạn kiệt và tác động xấu của biến đổi khí hậu. Vì thế, chiến lược phát triển nông thôn hiệu quả là hết sức cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn diện và bền vững. (Cục Thông tin KH&CN quốc gia, 2016). Hình 1: Mô hình phát triển nông nghiệp mới cho các nước phát triển (Cục Thông tin KH&CN quốc gia, 2016) 68
  5. Mô hình phát triển nông nghiệp mới đối với các nước đang phát triển trong thế kỷ 21 nhấn mạnh sự cần thiết của chiến lược trong bối cảnh cụ thể và nhằm mục đích tối đa hóa sửa đổi và bổ sung chính sách. Chiến lược phải mang tính đa ngành, tập trung không chỉ vào ngành nông nghiệp mà còn ngành công nghiệp nông thôn và dịch vụ, không chỉ khu vực nông thôn mà cả mối liên kết nông thôn - thành thị. Chiến lược phải mang tính đa tác nhân và đa cấp, liên quan đến quy mô không chỉ trong quốc gia mà còn tại chính quyền địa phương và khu vực cũng như tư nhân, các nhà tài trợ quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và các cộng đồng nông thôn. Những chiến lược này giải thích cho những thách thức về nhân khẩu học, mang đến cho phụ nữ quyền và vai trò quan trọng hơn trong các quyết định kinh tế và trở nên toàn diện và bền vững. Sau cùng, việc tăng cường năng lực quản trị là rất cần thiết cho việc phát triển và thực hiện chiến lược. Bài viết chọn mô hình phát triển nông nghiệp mới cho các nước phát triển của FAO để đo lường sự hài lòng về chủ trương phát triển sản xuất nông nghiệp đô thị tại thành phố Cao Lãnh trước khi bắt tay vào triển khai thực hiện. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính: Bài viết thu thập tài liệu chính thức, các báo cáo khoa học, luận án tiến sĩ, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng có liên quan đến chủ điểm nghiên cứu. Nghiên cứu định tính xác lập mô hình nghiên cứu đề xuất làm cơ sở cho tổ chức nghiên cứu và báo cáo kết quả. Sau quá trình tổng hợp thông tin thứ cấp, bài viết chọn thang đo về mô hình phát triển nông thôn mới cho các nước phát triển của FAO sử dụng nhằm đo lường sự hài lòng về chủ trương phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. - Phương pháp kế thừa các nghiên cứu đã có nhằm chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã có; các tài liệu thứ cấp có giá trị về mặt khoa học và thực tiễn có liên quan đến phát triển ngành nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn thành phố Cao Lãnh. 4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng: Tập trung thu thập dữ liệu sơ cấp và giải quyết quan hệ trong lý thuyết cũng như nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch. Do nghiên cứu đề cập đến các tiêu chí phát triển nông thôn mới nên người tham gia khảo sát phải am hiểu về lĩnh vực này là tại địa điểm nghiên cứu. Từ đó, mức độ chính xác và mức độ tin cậy mới hàm chứa giá trị khoa học. Ngoài ra, bài viết còn sử dụng phương pháp cắt ngang và phương pháp đối chuẩn để bàn luận về chủ đề nghiên cứu. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng với dữ liệu sơ cấp được tổng hợp bằng phần mềm Excel 2010.Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu phi xác suất theo đánh giá chủ quan kết hợp sự thuận tiện trong điều tra. Phương pháp định lượng thông qua khảo sát điều tra thực hiện vào tháng 6 đến tháng 9/2020. Cỡ mẫu khảo sát là 60 phiếu với phân bổ mẫu khảo sát gồm 30 phiếu cho 8 phường:1, 2, 3, 4, 6, 11, Mỹ Phú, Hòa Thuận thuộc khu vực nội thành; 30 phiếu 7 xã: Hòa An, Mỹ Ngãi, Mỹ Tân, Mỹ Trà, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Tịnh Thới thuộc khu vực ngoại thành. Thành phần vấn viên là những hộ nông dân đã được tập huấn về chủ trương phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Kết quả phiếu thu về và đủ điều kiện để phân tích dữ liệu là 50 phiếu (Hoàng Mạnh Dũng và nnk., 2020). 4.3 Xử lý và phân tích dữ liệu Trên cơ sở thu thập thông tin từ phiếu khảo sát, số phiếu hợp lệ được tiến hành mã hóa và làm sạch. Sau đó nhập vào phần mềm SPSS 20.0 để xử lý thống kê, tính toán các yếu tố và 69
  6. chỉ số thành phần. Phân tích các dữ liệu thống kê về tính giá trị trung bình, min, max, độ xiên, độ nhọn bằng phần mềm SPSS 20.0. Ngoài ra, nghiên cứu tiến hành tính giá trị trung bình theo LAT […] như sau: Trong đó: xi là mức thành quả thực tế được đánh giá tại tổ chức. a là giá trị tốt nhất; b là giá trị xấu nhất. (Fatma Pakdil and Karen Moustafa Leonard, 2014). 5. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Nhìn chung, kết quả về sự hài lòng đối với chủ trương phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đạt được sự đồng thuận rất cao là 85,43%. Đây là điểm nhấn quan trọng làm nền tảng cho hướng đi đúng đắn của chính quyến các cấp tại Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Đạt được sự đồng thuận của người dân về chủ trương phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố Cao Lãnh là yếu tố thuận lợi vô cùng quan trọng. Tuy nhiên để biến chủ trương thành hiện thực cần tổ chức triển khai thực hiện các hàm ý chính sách như sau: Về bối cảnh: Hiện nay, nông nghiệp Việt Nam vẫn là một ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế, cung cấp trực tiếp lương thực, thực phẩm cho người dân; cung cấp, sử dụng một số yếu tố đầu vào - đầu ra cho ngành công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, nông nghiệp đô thị được sản xuất dựa trên không gian tại nội và ngoại thành, có sự kết nối chặt chẽ với hệ thống kinh tế - xã hội và sinh thái đô thị. Do vậy, làm sáng rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn trong phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng bền vững là yêu cầu khách quan, thật sự cần thiết nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội và môi trường của Thành phố phát triển trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và hội nhập quốc tế. Các nội dung cần nghiên cứu bao gồm: Sự tăng trưởng của nông nghiệp đô thị; (2) Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị theo hướng bền vững; (3) Nâng cao hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp đô thị. Trên cơ sở đó, xác định những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp đô thị tại Thành phố Cao Lãnh trong thời gian tới. (Bùi Thanh Tuấn, 2018) Về tiêu chí quản trị: Xây dựng một chiến lược dài hạn về chủ trương phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Tầm nhìn của chiến lược này cần hướng đến năm 2050. Trên cơ sở xây dựng chiến lược từng giai đoạn với hệ thống mục tiêu vừa sức để hoàn thành một chặng đường phát nhằm phát huy đầy đủ năng lực quản trị tổng thể ở tất cả các cấp. Chính quyền địa phương cần bố trí nguồn lực và cơ chế cho việc tổ chức lấy kiến về sự hài lòng của người dân đối với kết quả xây dựng nông nghiệp mới. Thực tế hiện nay, ở một số địa phương còn gặp khó khăn về kinh phí tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến của nhân dân về xây dựng nông nghiệp mới, mặc dù nội dung này đã được quy định rõ trong Quyết định 2540/QĐ- TTg ngày 30 tháng 12 năm 2016 về việc Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới; địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới Giai đoạn 2016 - 2020 của Thủ tướng Chính phủ, tuy nhiên chưa được quy 70
  7. định cụ thể trong các Thông tư hướng dẫn sử dụng kinh phí về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới hoặc các văn bản hướng dẫn để các địa phương áp dụng trong quá trình triển khai thực hiện. Về tiêu chí đa ngành: Nông nghiệp luôn là ngành cơ bản ở các nước đang phát triển và cũng cần thúc đẩy các hoạt động phi nông nghiệp và tạo việc làm trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Thách thức quản trị và phát triển kinh tế - xã hội liên quan chặt chẽ tới nhau, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Phát triển chỉ có thể diễn ra nếu một địa phương có các thể chế hiệu quả. Nếu các cơ quan hành chính cấp địa phương, khu vực hoặc quốc gia không có khả năng phối hợp và triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao, đây sẽ là trở ngại cho tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, chống tham nhũng, cải thiện đầu ra xã hội và giải quyết tất cả các vấn đề khác mà các nước đang phát triển phải đối mặt. Thách thức quản trị bao gồm việc thành lập cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cấp chính quyền, dân chủ, kiểm soát tham nhũng, trao quyền cho địa phương và xây dựng năng lực. Những cải tiến trong các lĩnh vực này vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với việc thu hẹp khoảng cách nông thôn - thành thị. Khu vực nông thôn thường bị tụt hậu so với các vùng khác do sự bất lực của chính quyền trong kiểm soát và quản lý các nguồn lực địa phương một cách hiệu quả. Sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ phi nông nghiệp ở nông thôn có thể làm chậm lại sự di cư nông thôn-thành thị, từ đó giảm bớt áp lực môi trường ở các thành phố lớn, đem lại thu nhập đồng đều hơn. Trên khắp các nước đang phát triển, phần lớn các hộ gia đình nông thôn đã dựa vào các nguồn phi nông nghiệp, chiếm ít nhất một phần thu nhập và thời gian của họ. 1 Bối cảnh 0.8800 2 Tính đa cấp và đa 11 Sự hài lòng 0.8700 0.8600 tác nhân 0.8500 0.8400 10 Tính bền vững 0.8300 3 Quản trị 0.8200 0.8100 0.8000 0.7900 Series1 9 Nhân khẩu học 4 Đa ngành 8 Giới tính 5 Cơ sở hạ tầng 6 Liên kết đô thị và 7 Tính bao quát nông thôn Hình 2: Kết quả về sự hài lòng đối với chủ trương phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp 71
  8. Về tiêu chí cơ sở hạ tầng: Cải thiện cơ sở hạ tầng cả cứng và mềm để giảm chi phí giao dịch và tăng cường mối liên kết nông nghiệp đô thị là một phần quan trọng của mọi chiến lược ở các nước đang phát triển. Điều này bao gồm những cải thiện trong kết nối xuyên suốt khu vực nông thôn và thành phố thứ cấp, cũng như trong việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục và y tế. Các nghiên cứu cho thấy rằng những nước phát triển tốt đã có những tiến bộ đáng kể trong thu hẹp khoảng cách nông thôn-đô thị về cơ sở hạ tầng cứng và mềm. Cơ sở hạ tầng cứng bao gồm các dịch vụ công cơ bản như nước, vệ sinh môi trường, năng lượng, điện, giao thông (đường bộ, đường sắt, cầu cống, sân bay, bến cảng,...) và công nghệ thông tin truyền thông. Cơ sở hạ tầng mềm gồm các tổ chức con người để duy trì các tiêu chuẩn xã hội và kinh tế cốt lõi trong một quốc gia, chẳng hạn như y tế, giáo dục, vốn xã hội, và các hệ thống tài chính, quy định, luật pháp và chính trị. Cơ sở hạ tầng cứng và mềm cùng nhau tạo thành nền tảng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Cơ sở hạ tầng bền vững và phân phối đồng đều làm tăng năng suất bằng cách giúp các hộ gia đình tiết kiệm thời gian và năng lượng vào việc sở hữu các dịch vụ thiết yếu cơ bản và cải thiện nguồn nhân lực thông qua y tế và giáo dục. Việc cung cấp các dịch vụ cơ bản thường có lợi cho phụ nữ, giúp họ giảm bớt các công việc như kiếm nước hay nhiên liệu, thay vào đó họ sẽ có thể theo đuổi các hoạt động tạo ra thu nhập. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng tạo ra các việc làm phi nông nghiệp cho người dân nông thôn, tạo ra nhu cầu cho đầu vào và sản phẩm trung gian, thúc đẩy nhu cầu về lao động trong các lĩnh vực này, và thúc đẩy tăng trưởng theo vô số cách (ví dụ, tạo điều kiện cho việc tiếp thị và bán các mặt hàng nông nghiệp, cho phép các nhà máy mở rộng sản xuất với nguồn cung năng lượng đáng tin cậy). Về tiêu chí liên kết đô thị-nông thôn. Sinh kế nông nghiệp phụ thuộc vào hoạt động của các trung tâm đô thị tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ và công nghệ mới; tiếp xúc với những ý tưởng mới; và việc làm tạm thời hoặc thậm chí công việc lâu dài. Các chiến lược phát triển nông nghiệp thành công không đối xử với khu vực nông thôn như là các thực thể cô lập, mà là một phần của một hệ thống gồm cả các khu vực nông thôn và thành thị. Việc tồn tại “sự chênh lệch nông thôn” giữa các nước phát triển và đang phát triển không thể coi như một lời giải thích cho trình độ phát triển kinh tế khác nhau ở hai vùng: nông thôn không đồng nghĩa với lạc hậu. Nhiều nước có thu nhập cao có những vùng nông thôn rộng lớn, chẳng hạn như Đan Mạch, tuy nhiên vai trò của những vùng nông thôn này lại rất khác với vai trò tiêu chuẩn của vùng nông thôn ở các nước đang phát triển. Vấn đề ở đây là loại hình hoạt động kinh tế đang được thực hiện, cùng với mức năng suất, giá trị gia tăng tạo ra, cung cấp các dịch vụ công, cơ hội việc làm, và khả năng phát triển kết nối nông thôn- thành thị. Ở vùng nông thôn ở các nước phát triển, nông nghiệp có năng suất cao hơn rất nhiều và không nhất thiết là nguồn thu nhập chủ yếu, thay vào đó, kinh tế địa phương có xu hướng hỗ trợ các hoạt động giá trị gia tăng cao hơn và được đặc trưng hóa bởi các quá trình kinh tế - xã hội phức tạp hơn. Mặt khác, ở vùng nông thôn ở các nước đang phát triển, các hoạt động kinh tế sơ cấp lại là nguồn tạo việc làm cơ bản, công nghệ hiện đại hạn chế, thiếu cơ sở hạ tầng, vốn con người thấp. Về tiêu chí tính toàn diện: Chính sách của Chính quyền địa phương cần nhắm mục tiêu rõ ràng vào giảm nghèo và bất bình đẳng ở nhiều phương diện (y tế và dinh dưỡng, giáo dục, cơ sở hạ tầng cứng và mềm, tạo việc làm) và tránh việc loại trừ các nhóm nhất định. Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG), được đưa ra bởi Liên Hợp Quốc và các tổ chức phát triển quốc tế lớn trong năm 2050 giải quyết những vấn đề phát triển xã hội bức xúc nhất tồn tại ở các nước đang phát triển, đồng thời huy động hỗ trợ phát triển nước ngoài từ các nước phát triển. 72
  9. MDG đã được cộng đồng phát triển quốc tế ủng hộ rộng rãi. Các mục tiêu giảm nghèo cụ thể, bao gồm các chủ đề phát triển xã hội và tính đa chiều định hướng nỗ lực toàn cầu để đáp ứng tám mục tiêu phát triển đến năm 2015. Ngày 25 tháng 9 năm 2015, Hội nghị thượng đỉnh LHQ về PTBV đã thông qua văn kiện “Chuyển đổi thế giới của chúng ta: Chương trình nghị sự 2030 vì sự PTBV” với 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu về PTBV toàn cầu (SDGs). Trong số các SDGs đặt ra đến năm 2030, có đến 05 mục tiêu liên quan trực tiếp đến vấn đề tài nguyên, môi trường và BĐKH: (i) Đảm bảo việc tiếp cận nước sạch và cải thiện điều kiện vệ sinh cho tất cả mọi người (SDG 6); (ii) Đảm bảo mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững (SDG 12); (iii) Ứng phó với BĐKH và các tác động (SDG 13); (iv) Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển (SDG 14); (v) Quản lý tài nguyên rừng bền vững, chống sa mạc hóa, chống xói mòn đất, mất đa dạng sinh học (SDG 15). Việt Nam cũng đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia vì sự PTBV đến 2030, với 17 mục tiêu (VSDGs) đến 2030, được cụ thể hóa băng 115 chỉ tiêu cụ thể (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2019). Về tiêu chí giới tính: Cải thiện sinh kế nông thôn cần tính đến vai trò quan trọng của phụ nữ trong phát triển nông thôn, bao gồm cả quyền sở hữu của họ và khả năng kiểm soát và triển khai các nguồn lực. Thu hẹp khoảng cách giới trong nông nghiệp đô thị sẽ là một lợi ích quan trọng đối với ngành nông nghiệp. Phụ nữ có quyền tiếp cận các nguồn lực sản xuất bình đẳng như nam giới sẽ làm tăng sản xuất nông nghiệp thêm 20-30%. Điều này có thể giúp nâng cao sản lượng ngành nông nghiệp ở các nước đang phát triển thêm 4%, và giảm khoảng 100-150 triệu người đói ăn (FAO, 2011). Thế nhưng khoảng cách này không chỉ tồn tại trong nông nghiệp, với tỉ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động ở các nước đang phát triển đang thua kém các nước phát triển. Ở các nước đang phát triển, nông thôn được coi là tình trạng mặc nhiên. Tuy đã có sự đô thị hóa lớn trong thập niên vừa qua, nhưng các nước đang phát triển vẫn chủ yếu là nông nghiệp và nghèo đói vẫn tập trung chủ yếu ở các khu vực này. Nông nghiệp sử dụng phần lớn dân số ở độ tuổi lao động và cũng tạo ra tỉ lệ tổng giá trị gia tăng cao hơn so với các nước phát triển. Sự trái ngược này hoàn toàn đúng của ngành dịch vụ, với các nước đang phát triển tụt hậu so với nền kinh tế dựa trên dịch vụ và tri thức của những nước phát triển hơn. Nhìn chung, sự tiếp cận không đầy đủ và thiếu bình đẳng với các dịch vụ giáo dục và y tế đang góp phần tạo nên một vòng tròn luẩn quẩn cho cả phụ nữ và trẻ em: càng ít được tiếp cận với giáo dục, đồng nghĩa với việc kiến thức càng hạn chế, làm cho khả năng lây truyền bệnh cao, tỷ lệ tử vong ở trẻ cao, nguồn vốn nhân lực, năng suất lao động và thu nhập thấp đều thấp. Về tiêu chí nhân khẩu học: Mức sinh cao và dân số già đi nhanh chóng là hai trong số những thách thức liên quan nhất mà nông thôn ở các nước đang phát triển hiện nay đang phải đối mặt. Mặc dù chúng có các tác động chính sách khác nhau, nhưng giải quyết những thách thức này sẽ bao hàm sự điều phối tốt giữa các chính sách giáo dục, y tế và bảo trợ xã hội, cũng như kế hoạch hóa gia đình. Trong những năm 1970, phát triển kinh tế không còn đơn thuần là tăng trưởng kinh tế mà còn là giải quyết đói nghèo và bất bình đẳng. Các lý thuyết phát triển đã bắt đầu tập trung vào các tác động tiêu cực của sự can thiệp của các nước phát triển ở các nước đang phát triển, đồng thời thúc đẩy sự tự chủ của các nước đang phát triển. Do những cách thức tiếp cận dựa trên tăng trưởng trước đây đã thất bại trong việc xóa đói giảm nghèo, các cách tiếp cận phát triển nông thôn tập trung trực tiếp vào việc đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân. Phương pháp tiếp cận nhu cầu cơ bản cũng xuất hiện vào những năm 1970. Phương pháp này lần đầu tiên được Quốc hội Mỹ giới thiệu vào năm 1973 khi cơ quan này chỉ đạo USAID xem xét nhu cầu cơ bản của 73
  10. những người nghèo nhất ở các nước đang phát triển. Tiền đề cơ bản của phương pháp này là việc giải quyết các nhu cầu cơ bản ở mức độ cao là khả thi ở những khu vực có mức thu nhập bình quân đầu người tương đối thấp. Nó đòi hỏi chính phủ phải can thiệp bằng cách chuyển hướng cả sản xuất và tiêu thụ để xóa bỏ những thiếu thốn phát sinh từ việc thiếu hàng hóa và dịch vụ cơ bản và tối đa hóa giá trị phúc lợi hiện tại, cũng như hướng đến nỗ lực của các cơ quan viện trợ nước ngoài. Tuy nhiên, giống như cách tiếp cận phát triển nông thôn tích hợp, mục tiêu quá lớn và vượt ra ngoài tầm với của năng lực kỹ thuật và hành chính hiện có. Việc đo đạc tính toán tác động là một thử thách khác. Phương pháp nhu cầu cơ bản cũng không tạo ra thặng dư thực phẩm chắc chắn và rất khó để hài hòa giữa huy động người dân địa phương và xây dựng các tổ chức có khả năng huy động nguồn lực của địa phương để phát triển. Về tiêu chí tính bền vững. Việc đưa tính bền vững môi trường vào các chiến lược phát triển nông nghiệp đô thị không nên hạn chế ở sự phụ thuộc cao của người dân nông thôn vào tài nguyên thiên nhiên cho sinh kế và tăng trưởng, mà còn tính dễ bị tổn thương của họ đối với biến đổi khí hậu và các mối đe dọa từ khan hiếm năng lượng, lương thực và nước ngọt. Những vấn đề môi trường và kinh tế xã hội trở nên quan trọng với sự xuất hiện của quá trình phát triển bền vững (vào những năm 1990). Ngoài ra, Ngân hàng Thế giới và Khuôn khổ phát triển toàn diện của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (CDF) và Văn bản Chiến lược Giảm nghèo (PRSP) thể hiện những nỗ lực để xây dựng một lý thuyết phát triển toàn diện nhằm giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế. CDF và PRSP có tính chất dựa vào quốc gia, định hướng kết quả, toàn diện và dài hạn. Chúng bao gồm một loạt các yếu tố từ kinh tế, xã hội, con người đến môi trường và quản trị. PRSP là một tài liệu hoạt động dựa trên CDF và được thiết kế cho mỗi quốc gia, dựa trên bối cảnh và nhu cầu cụ thể của từng quốc gia. Quá trình phát triển nông thôn thường được gộp thành vấn đề chủ đề xuyên suốt. Cách tiếp cận Phát triển dựa vào cộng đồng (CBD) là một phần quan trọng trong Khuôn khổ phát triển toàn diện, cho phép các cộng đồng có thể kiểm soát trực tiếp các quyết định dự án trọng điểm, bao gồm quản lý và sử dụng quỹ. Đây là một biến thể mới của phương pháp tiếp cận CBD với mục tiêu tăng cường tính bền vững, hiệu quả, quản trị, nhân rộng và toàn diện của những nỗ lực phát triển trong khi bổ sung các hoạt động khu vực tư nhân và khu vực công. CBD lựa chọn các vấn đề xã hội làm điểm mấu chốt để phát triển, tin rằng việc xây dựng nguồn lực con người và xã hội có thể giải quyết vấn đề đói nghèo (Mansuri và Rao, 2004; Saraceno, 2014). 6. KẾT LUẬN Đo lường sự hài lòng đối với chủ trương phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp là một trong những hình thức đóng góp vào cơ chế kiểm soát QLNN. Qua đó tác động, định hướng các đối tượng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Đóng góp từ bên ngoài này không có tính cưỡng chế nhà nước mà kết quả được thể hiện dưới dạng hàm ý chính sách thông qua dư luận xã hội gửi “thông điệp” đến chính quyền địa phương hướng đến mục tiêu bảo đảm quản lý nhà nước được sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả, ngăn ngừa và hạn chế tình trạnh lạm quyền, tham nhũng QLNN. Một chủ trương đúng đắn cần đạt được sự đồng thuận của người dân tại địa phương. Kết quả nghiên cứu phản ánh chủ trương phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đáp ứng được nguyện vọng từ một bộ phận người dân tham gia khảo sát. 74
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Fatma Pakdil and Karen Moustafa Leonard (2014). Criteria for a lean organisation: development of a lean assessment tool. International Journal of Production Research Taylor & Francis, Vol 52. No. 15, 4587-4607 2. Bộ Chính trị (2013). Quyết định 217-QĐTW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt nam và các tổ chức chính trị - xã hội, Hà Nội. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2019). Các mục tiêu thiên niên kỷ (MDGs) và mục tiêu PTBV đến 2030 (SDGs). Truy xuất ngày từ http://www.monre.gov.vn/Pages/cac-muc-tieu-thien-nien-ky- (mdgs)-va-muc-tieu-ptbv-den-2030-(sdgs).aspx 4. Bùi Thanh Tuấn (2018). Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành tại Hà Nội (Luận án tiến sĩ). Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Hà Nội 5. Cục Thông tin KH&CN quốc gia (2016). Mô hình phát triển nông thôn mới trong thế kỷ 21 - Công cụ cho các nước đang phát triển. Truy xuất ngày 25/8/2019 từ https://vista.gov.vn/vn-uploads/tong- luan/2016/tl9_2016.pdf 6. Hoàng Mạnh Dũng và Lê Thanh Huy (2020). Xác lập mô hình nông nghiệp đô thị tại Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Công thương, số 6 - Tháng 4/2020. Hà Nội 7. Hoàng Mạnh Dũng và Lê Thanh Huy (2020). 50 phiếu khảo sát về phát triển nông nghiệp đô thị tại Thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp 8. Thủ tướng Chính phủ (2018). Nghị quyết số 122/NQ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) của tỉnh Đồng Tháp. 9. Ủy ban nhân dân thành phố Cao lãnh (2019). Quyết định số 248/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Cao Lãnh về phê duyệt khái toán chi phí xây dựng Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp đô thị thành phố Cao Lãnh đến năm 2030. 75
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1