Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, Số 3S (2015) 125-138<br />
<br />
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến ngập lụt<br />
lưu vực sông Nhật Lệ, Việt Nam<br />
Nguyễn Xuân Hậu1,*, Phan Văn Tân2<br />
1<br />
<br />
Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam,<br />
18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội<br />
2<br />
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội<br />
Nhận ngày 26 tháng 6 năm 2015<br />
Chỉnh sửa ngày 28 tháng 7 năm 2015; Chấp nhận đăng ngày 6 tháng 8 năm 2015<br />
<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày một số kết quả đánh giá tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến<br />
ngập lụt lưu vực sông Nhật Lệ. Mô hình khí hậu khu vực RegCM4 được sử dụng để hạ quy mô<br />
động lực sản phẩm của mô hình toàn cầu CCAM theo các kịch bản phát thải khí nhà kính (KNK)<br />
mới (đường nồng độ đại diện - RCP) của IPCC là RCP4.5 và RCP8.5. Lượng mưa 3 ngày cực đại<br />
(Rx3day) của RegCN4 theo các chu kỳ xuất hiện 10, 50 và 100 năm, sau đó được sử dụng như đầu<br />
vào cho mô hình thủy văn HEC-HMS để mô phỏng dòng chảy lũ cho điều kiện khí hậu hiện tại<br />
(1980-1999) và tương lai (giữa thế kỷ 21, 2046-2065 và cuối thế kỷ 21, 2080-2099). Mô hình thủy<br />
lực HEC-RAS kết hợp với modul HEC-GeoRAS được sử dụng để xây dựng bản đồ diện và độ sâu<br />
ngập lụt với biên là lưu lượng tính được từ HEC-HMS và mực nước biển dâng (NBD) theo các<br />
kịch bản tương ứng. So sánh giá trị của các đặc trưng ngập lụt gồm Rx3day, lưu lượng dòng chảy<br />
đỉnh lũ (Qp), diện và độ sâu ngập giữa điều kiện khí hậu tương lai và hiện tại (giai đoạn nền) cho<br />
thấy biến đổi khí hậu có tác động mạnh mẽ và là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng cả về tần suất và<br />
mức độ ngập lụt trên lưu vực sông này.<br />
Từ khóa: Biến đổi khí hậu, đánh giá tác động, bản đồ ngập lụt, Nhật Lệ, HEC-HMS, HEC-RAS,<br />
RegCM4.<br />
<br />
sông là hiện tượng phức tạp, chịu ảnh hưởng<br />
bởi tính chất bề mặt đệm, đặc điểm khí hậu<br />
cũng như điều kiện kinh tế - xã hội [2]. Sự thay<br />
đổi của các điều kiện này có thể tác động đến cả<br />
tần suất và độ lớn của lũ lụt. Trong các điều<br />
kiện đó, khí hậu được xem là nhân tố có vai trò<br />
ảnh hưởng lớn nhất đến lũ lụt trên hầu hết các<br />
hệ thống sông.<br />
<br />
1. Mở đầu∗<br />
Lũ lụt là một trong những dạng thiên tai gây<br />
thiệt hại to lớn về tài sản và con người trên<br />
phạm vi toàn cầu và đang có xu hướng gia tăng<br />
[1, 2]. Trong những thập nhiên cuối của thế kỷ<br />
20, lũ lụt đã làm chết khoảng 100.000 người và<br />
ảnh hưởng đến 1,4 tỷ người [1]. Lũ lụt trong<br />
<br />
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng do ảnh<br />
hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH), một số<br />
nơi có lượng giáng thuỷ giảm trong khi một số<br />
<br />
_______<br />
∗<br />
<br />
Tác giả liên hệ, ĐT: (+84) 912069975<br />
Email: haunxpt@vnmn.vast.vn<br />
<br />
125<br />
<br />
126 N.X. Hậu, P.V. Tân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, Số 3S (2015) 125-138<br />
<br />
nơi khác lượng giáng thủy đã gia tăng [3]. Sự<br />
biến đổi trong chế độ giáng thuỷ ngoài việc làm<br />
thay đổi vòng tuần hoàn nước còn kéo theo<br />
những thay đổi về độ lớn và tần suất lũ lụt [4].<br />
Menzel và cs (2002) [5] đã minh chứng rằng<br />
bất cứ sự thay đổi nhỏ nào trong chế độ nhiệt và<br />
mưa cũng có thể dẫn đến những tác động mạnh<br />
mẽ đến quá trình lũ lụt. Ngoài ra, ngập lụt còn<br />
trở nên nghiêm trọng hơn khi có sự kết hợp với<br />
mực NBD ở các lưu vực sông ven biển.<br />
Đánh giá tác động của BĐKH đối với lũ lụt<br />
cũng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và<br />
thường dựa trên hai cách tiếp cận chính là: (1)<br />
sử dụng các công cụ thống kê phân tích sự biến<br />
đổi trong các chuỗi thời gian số liệu quan trắc<br />
khí tượng thủy văn [6-10]; và (2) dự tính những<br />
biến đổi trong tương lai của đặc trưng lũ lụt dựa<br />
trên việc kết hợp mô hình khí hậu với các mô<br />
hình thủy văn - thủy lực [3, 11]. Theo M.J.<br />
Booij (2005) [12] bài toán đánh giá BĐKH đối<br />
với lũ lụt không thể thuần tuý dựa trên phương<br />
pháp thống kê, bởi vì lũ lụt là hiện tượng cực<br />
đoan mà phân bố của chúng có thể thay đổi<br />
trong tương lai và cần phải được dự tính. Cách<br />
tiếp cận mô hình hóa (2) được nhiều tác giả sử<br />
dụng, hầu hết các kết quả nghiên cứu đều được<br />
tổng quan và có thể tìm thấy trong các báo cáo<br />
của IPCC [3, 11, 13]. Hướng tiếp cận này dựa<br />
trên việc sử dụng kết quả dự tính khí hậu từ các<br />
mô hình khí hậu toàn cầu (GCM) sau đó kết<br />
hợp với các mô hình thủy văn-thủy lực để xem<br />
xét sự biến đổi liên các đặc trưng ngập lụt. Ở<br />
quy mô toàn cầu BĐKH gây nên sự gia tăng cả<br />
về mức độ và tần suất [14], [15]. Ở quy mô khu<br />
vực mức độ tác động là khác nhau và cần thiết<br />
phải có các đánh giá chi tiết. Đây là hướng đang<br />
ngày được hoàn thiện với việc nâng cao độ<br />
phân giải cho các GCM hay hạ quy mô bằng<br />
các mô hình khí hậu khu vực (RCM) để phù<br />
hợp với các mô hình thủy văn quy mô nhỏ.<br />
Lũ lụt trên các lưu vực sông ở Việt Nam nói<br />
chung, miền Trung Việt Nam nói riêng, thường<br />
<br />
gây ra bởi mưa lớn cực đoan. Những năm ngần<br />
đây đã có một số công trình nghiên cứu đánh<br />
giá tác động của BĐKH đến lũ lụt cho các lưu<br />
vực sông Việt Nam theo hướng tiếp cận (2) và<br />
cũng đã thu được một số thành tựu quan trọng<br />
[16-24]. Tuy nhiên, đa số các công trình này<br />
chủ yếu đánh giá sự biến đổi của lưu lượng<br />
dòng chảy với quy mô thời gian lớn (dòng chảy<br />
năm hay mùa). Chỉ có một số công trình đánh<br />
giá tác động đến diện và độ sâu ngập lụt [16,<br />
22, 23]. Các công trình này cũng chỉ thực hiện<br />
cho một số lưu vực sông lớn và chưa có công<br />
trình nào thực hiện cho lưu vực sông Nhật Lệ,<br />
nơi phải hứng chịu những thiệt hại nặng nề mỗi<br />
mùa lũ hàng năm.<br />
Bài báo này trình bày một số kết quả đánh<br />
giá tác động của BĐKH đến các đặc trưng ngập<br />
lụt cho lưu vực sông Nhật Lệ, Quảng Bình.<br />
Mục 2 của bài báo sẽ mô tả về vùng nghiên cứu<br />
và nguồn số liệu sử dụng cho đánh giá. Phương<br />
pháp nghiên cứu được trình bày trong mục 3.<br />
Kết quả và thảo luận về tác động của BĐKH<br />
đến từng đặc trưng ngập lụt trên lưu vực được<br />
trình bày trong mục 4 . Cuối cùng, một số kết<br />
luận được đưa ra ở mục 5.<br />
<br />
2. Vùng nghiên cứu và nguồn số liệu<br />
2.1. Vùng nghiên cứu<br />
Lưu vực sông Nhật Lệ nằm ở phía nam của<br />
tỉnh Quảng Bình, Việt Nam, có diện tích<br />
khoảng 2.647 km2 [25], là hệ thống sông lớn<br />
thứ hai của tỉnh, sau hệ thống sông Gianh ở<br />
phía bắc. Vùng hạ lưu là nơi tập trung đông dân<br />
cư, trong đó, đông nhất là khu vực ven biển,<br />
điển hình là thành phố Đồng Hới nơi có mật độ<br />
dân số cao gấp 6 lần so với toàn tỉnh. Các<br />
huyện đồng bằng và ven biển chiếm đến 85%<br />
dân cư của cả tỉnh, dân số cũng tập trung đông<br />
hơn ở ven sông. Hai bên bờ sông chịu ảnh<br />
<br />
N.X. Hậu, P.V. Tân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, Số 3S (2015) 125-138<br />
<br />
hưởng mạnh mẽ của ngập lụt cũng chính là nơi<br />
có mật độ dân số cao nhất trên lưu vực.<br />
Mùa lũ trên sông Nhật Lệ gồm 4 tháng liên<br />
tục từ tháng IX đến tháng XII trùng với thời kỳ<br />
mùa mưa trên lưu vực. Mưa gây lũ thường bị<br />
chi phối bởi các hình thế thời tiết gây mưa lớn<br />
<br />
127<br />
<br />
như bão, áp thấp nhiệt đới, không khí lạnh, dải<br />
hội tụ nhiệt đới và các nhiễu động khác như<br />
sóng đông.... Mức độ mưa lũ lớn trở nên<br />
nghiêm trọng hơn khi có sự tác động kết hợp<br />
giữa các hình thế gây mưa này.<br />
<br />
Hình 1. Vùng nghiên cứu, lưu vực sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam<br />
<br />
Do đặc điểm lưu vực có địa hình phần lớn là<br />
đồi núi dốc, sông suối lại ngắn, thượng nguồn<br />
dốc nên khi xuất hiện mưa lớn thì nước tập<br />
trung nhanh, lũ lên nhanh và đổ dồn về hạ lưu<br />
thoát ra biển. Tuy nhiên, không như các hệ thống<br />
sông khác lượng nước thường đổ thẳng ra biển<br />
qua nhiều cửa thoát. Hệ thống sông Nhật Lệ chỉ<br />
có một cửa thoát duy nhất (cửa Nhật Lệ) và<br />
dòng chảy lũ cũng không thể đổ thẳng ra biển<br />
do gặp phải một dãy cồn cát khá cao (30-40 m)<br />
như một con đê chạy song song với đường bờ<br />
(Hình 1). Ngoài ra, do phần địa hình vùng hạ<br />
lưu thấp lại có dạng lòng chảo, phần lớn có độ<br />
cao địa hình thấp hơn mực nước biển (0,8-1 m)<br />
nên khi có mưa lớn, nhất là mưa trong bão, kết<br />
hợp thủy triều dâng cao, nước bị ứ lại, thoát ra<br />
<br />
biển rất chậm [26]. Do đó, ngoài tính chất lũ<br />
lớn và nhanh ở thượng lưu thì ở vùng hạ lưu<br />
Nhật Lệ còn chịu ngập úng dài ngày trên diện<br />
rộng.<br />
2.2. Nguồn số liệu<br />
Số liệu quan trắc lượng mưa ngày các năm<br />
1976 và 1999 tại các trạm Đồng Hới, Kiến<br />
Giang, Lệ Thủy, Cẩm Lý kết hợp với số liệu<br />
lưu lượng dòng chảy ngày quan trắc tại trạm<br />
Kiến Giang được sử dụng làm bộ dữ liệu phục<br />
vụ hiệu chỉnh và kiểm định mô hình. Số liệu<br />
mưa giờ gồm: lượng mưa từng giờ một tại trạm<br />
Đồng Hới, mưa từng 6 giờ một tại các trạm<br />
Kiếng Giang, Lệ Thủy, mưa từng 12 giờ một tại<br />
<br />
128 N.X. Hậu, P.V. Tân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, Số 3S (2015) 125-138<br />
<br />
trạm Cẩm Lý, Việt Trung từ ngày 23/10/1999<br />
đến ngày 07/11/1999 được sử dụng làm đầu vào<br />
cho các mô hình thủy văn – thủy lực để xây<br />
dựng bản đồ ngập lụt cho trận lũ lớn lịch sử<br />
năm 1999. Số liệu điều tra diện tích bị ngập lụt<br />
các xã trong trận lũ năm 1999 từ dự án hỗ trợ<br />
hệ thống quản lý thiên tai tại Việt Nam (Bộ<br />
NN&PTNN phối hợp với UNDP thực hiện năm<br />
2004) được sử dụng để kiểm nghiệm diện tích<br />
ngập lụt.<br />
Sản phẩm dự tính mưa từ mô hình khí hậu<br />
khu vực RegCM phiên bản 4 (RegCM4) [27]<br />
theo các kịch bản trung bình RCP4.5 và cao<br />
RCP4.8 cho các giai đoạn nền (1980-1999),<br />
giữa thế kỷ 21 (M21) và cuối thế kỷ 21 (E21)<br />
được sử dụng cho mô hình thủy văn. Mực NBD<br />
dự tính tương ứng với các kịch bản và giai đoạn<br />
theo báo cáo thứ 5 của IPCC [28] được sử dụng<br />
như biên mực nước tại cửa ra của lưu vực cho<br />
mô hình thủy lực.<br />
Hạ quy mô<br />
<br />
RCP4.5<br />
RCP8.5<br />
<br />
CCAM<br />
<br />
Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng bộ cơ sở<br />
dữ liệu (CSDL) GIS gồm các lớp thông tin về:<br />
hành chính, giao thông, hiện trạng sử dụng đất,<br />
thảm phủ, thổ nhưỡng, thủy hệ, mô hình số địa<br />
hình (DEM) phục vụ các phân tích, tính toán,<br />
ước lượng thông số địa cho lưu vực được kế<br />
thừa từ các công trình [29, 30]. Tư liệu ảnh vệ<br />
tinh Landsat ETM chụp ngày 11/11/1999 từ<br />
http://landsat.usgs.gov/ được sử dụng để đánh<br />
giá khả năng mô phỏng về diện ngập của mô hình.<br />
<br />
3. Phương pháp<br />
Trên Hình 2 đưa ra 4 bước chính trong<br />
cách tiếp cận mô hình hóa được sử dụng trong<br />
nghiên cứu này, gồm: (1) Hạ quy mô; (2) Mô<br />
phỏng dòng chảy; (3) Mô phỏng ngập lụt và;<br />
(4) Phân tích thống kê.<br />
<br />
Mô phỏng dòng chảy<br />
<br />
Hạ quy mô<br />
động lực<br />
(RegCM4)<br />
<br />
Số liệu quan<br />
trắc khí hậu<br />
<br />
Mô phỏng ngập lụt<br />
<br />
Phân tích thống kê<br />
Chuỗi dữ liệu mưa<br />
<br />
HEC-HMS<br />
HEC-RAS<br />
& HECGeoRAS<br />
<br />
Số liệu quan<br />
trắc thủy văn<br />
<br />
Chuỗi dữ liệu dòng<br />
chảy<br />
Diện, độ sâu ngập lụt<br />
<br />
Dấu vết lũ<br />
lịch sử<br />
<br />
Hình 2. Phương pháp luận áp dụng cho nghiên cứu (nguồn: [4])<br />
<br />
Trong bước đầu tiên (1), mô hình RegCM4<br />
được sử dụng như là công cụ hạ quy mô động<br />
lực sản phẩm dự tính của mô hình toàn cầu<br />
CCAM [31] theo hai kịch bản RCP4.5 và<br />
RCP8.5 của IPPC để nhận được số liệu mưa dự<br />
tính ở độ phân giải ngang cao hơn (20x20km).<br />
Bước (2), lượng mưa ngày của RegCM4 được<br />
dùng để phân tích, tính toán các tần suất xuất<br />
<br />
hiện 1%, 2% và 10% cho Rx3day mà nó được<br />
sử dụng làm đầu vào cho mô hình thủy văn tập<br />
trung một chiều HEC-HMS [32] để tính toán,<br />
mô phỏng quá trình mưa-dòng chảy trên lưu<br />
vực. Bước (3), kết quả lưu lượng dòng chảy<br />
trên mỗi nhánh sông từ HEC-HMS và mực<br />
NBD được sử dụng làm biên lưu lượng và mực<br />
nước cho mô hình thủy lực HEC-RAS [33] để<br />
<br />
N.X. Hậu, P.V. Tân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, Số 3S (2015) 125-138<br />
<br />
diễn toán dòng chảy ổn định một chiều trong<br />
sông. Bề mặt nước dưới dạng lưới liên tục được<br />
tính toán trong HEC-RAS dựa trên việc giải<br />
phương trình năng lượng cho dòng chảy ổn<br />
định một chiều qua mỗi mặt cắt trên sông [33].<br />
Sau đó, phần mở rộng HEC-GeoRAS của HECRAS trong GIS được sử dụng như giao diện kết<br />
nối cho phép phân tích không gian 3D để mô phỏng<br />
và hiển thị kết quả diện và độ sâu vùng ngập.<br />
Việc mô phỏng vùng ngập luôn tồn tại tính<br />
không chắn chắc, ngoài nguyên nhân từ các mô<br />
hình dự tính khí hậu còn do các mô hình thủy<br />
văn thủy lực liên quan đến cấu trúc, thông số<br />
mô hình, độ chính xác của dữ liệu địa hình, và<br />
nguồn số liệu đầu vào [34]. Do đó, cần thiết<br />
phải thực hiện hiệu chỉnh và kiểm nghiệm để<br />
giảm tính không chắc chắn cũng như đánh giá<br />
được khả năng mô phỏng của các mô hình trong<br />
các bước thực hiện. Khả năng mô phỏng của<br />
mô hình được đánh giá qua chỉ số hiệu quả mô<br />
hình NSE (Nash–Sutcliffe) [35], hệ số tương<br />
quan (R), sai số tuyệt đối trung bình (MAE), sai<br />
số quân phương (RMSE); Ở bước cuối cùng (4),<br />
mức độ tác động của BĐKH sẽ được làm rõ dựa<br />
trên việc so sánh chuỗi số liệu lượng mưa, dòng<br />
chảy, diện và độ sâu ngập trong giai đoạn tương<br />
lai M21 và E21 với giai đoạn nền.<br />
<br />
129<br />
<br />
4. Kết quả và thảo luận<br />
4.1. Khả năng mô phỏng của mô hình<br />
Trên Hình 3 đưa ra kết quả so sánh đường<br />
quá trình lưu lượng dòng chảy tính toán từ<br />
HEC-HMS với số liệu quan trắc tại trạm Kiến<br />
Giang năm 1999. Theo đó, mô hình đã mô<br />
phỏng khá tốt đường quá trình dòng chảy. Mô<br />
hình đã bắt khá rõ nét các đỉnh lũ, với chỉ số<br />
NSE đạt 0,83; R đạt 0,92; MAE đạt 20,1 (m3/s);<br />
RMSE đạt 31,6 (m3/s). Kết quả đánh giá khả<br />
năng mô phỏng dòng chảy của mô hình là phù<br />
hợp với các nghiên cứu trước đây [36-39].<br />
Trên Hình 4 thể hiện kết quả so sánh giữa<br />
diện tích tính toán từ HEC-RAS và HECGeoRAS với diện ngập thống kê của các xã bị<br />
ngập trong trận lũ tháng 11/1999. Theo đó, mô<br />
hình đã mô phỏng được diện tích ngập của các<br />
xã trong trận lũ này với mức độ tương quan tốt,<br />
R đạt 0,83. Tuy nhiên, diện tích các xã bị ngập<br />
theo tính toán có xu hướng lớn hơn diện ngập<br />
thống kê với MAE là 226 ha. Điều này có thể một<br />
phần do nguồn số liệu diện ngập thống kê được<br />
điều tra vào năm 2004 từ nhiều nguồn khác nhau<br />
của địa phương khi trận lũ đã qua đây được 5 năm<br />
nên khó có thể đảm bảo phản ánh chính xác diện<br />
tích ngập thực tế trên lưu vực.<br />
<br />
Hình 3. Đường quá trình lưu lượng ngày theo số liệu quan trắc và kết quả tính toán từ mô hình năm 1999 tại<br />
trạm thủy văn Kiến Giang.<br />
<br />