intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá tác động của hiệu suất hoạt động logistics tới thương mại điện tử

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đánh giá tác động của hiệu suất hoạt động logistics tới thương mại điện tử bằng việc sử dụng dữ liệu mảng của 137 quốc gia trên thế giới trong giai đoạn 2014- 2018. Mô hình nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu suất logistics, chỉ số tự do kinh tế cũng như sáu nhân tố cấu thành chỉ số hiệu suất hoạt động logistics (LPI) đều có ảnh hưởng tích cực đến thương mại điện tử.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá tác động của hiệu suất hoạt động logistics tới thương mại điện tử

  1. Đánh giá tác động của hiệu suất hoạt động logistics tới thương mại điện tử Trần Mạnh Hà Học viện Ngân hàng Ngày nhận: 20/09/2023 Ngày nhận bản sửa: 02/11/2023 Ngày duyệt đăng: 08/11/2023 Tóm tắt: Nghiên cứu đánh giá tác động của hiệu suất hoạt động logistics tới thương mại điện tử bằng việc sử dụng dữ liệu mảng của 137 quốc gia trên thế giới trong giai đoạn 2014- 2018. Mô hình nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu suất logistics, chỉ số tự do kinh tế cũng như sáu nhân tố cấu thành chỉ số hiệu suất hoạt động logistics (LPI) đều có ảnh hưởng tích cực đến thương mại điện tử. Bên cạnh đó, kết quả cũng cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa logistics và thương mại điện tử, đồng thời hàm ý chính sách rằng với mục tiêu phát triển thương mại điện tử thì chúng ta có thể thực hiện các giải pháp nhằm làm tăng các biến cấu thành chỉ số hiệu suất hoạt động logistics để gia tăng hiệu quả logistics. Từ khóa: Hiệu suất hoạt động Logistics, Thương mại điện tử Measuring the impact of logistics performance on e-commerce Abstracts: This paper aims to investigate the impact of logistics performance on E-commerce by using data from 137 countries worldwide from 2014- 2018. The research model indicates that logistics performance, economic freedom index, as well as the six components that make up the Logistics Performance Index (LPI), all have a positive influence on e-commerce. Furthermore, the results also demonstrate a strong relationship between logistics and e-commerce, suggesting that countries should enhance their logistics performance to expand e-commerce activities, and at the same time imply the policy that with the goal of developing e-commerce, we can implement solutions to increase the variables that make up the logistics performance index to increase logistics efficiency. Keywords: Logistics performance, E-commerce Doi: 10.59276/TCKHDT.2023.11.2591 Tran, Manh Ha Email: hatm@hvnh.edu.vn Banking Academy of Vietnam Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng © Học viện Ngân hàng Số 258- Tháng 11. 2023 178 ISSN 1859 - 011X
  2. TRẦN MẠNH HÀ 1. Giới thiệu cấu thành LPI và chỉ số tự do kinh tế đều có tác động tích cực đến TMĐT. Song song Bối cảnh toàn cầu hoá và việc gia tăng lợi với đó, kết quả cũng cho thấy mối liên hệ thế cạnh tranh giữa các quốc gia đưa hoạt chặt chẽ giữa LPI và TMĐT, đồng thời gợi động logistics trở thành một trong các yếu tố ý rằng các nước nên nâng cao hiệu suất then chốt của thương mại quốc tế. Hiệu quả hoạt động logistics nhằm mở rộng hoạt hoạt động logistics thúc đẩy việc luân chuyển động TMĐT. Nghiên cứu cũng đưa ra các của hàng hoá, đảm bảo tốc độ và an toàn vận gợi ý chính sách trong việc gia tăng hiệu chuyển cũng như giảm thiểu chi phí trong suất logistics, qua đó thúc đẩy TMĐT của giao thương. Theo De Souza và cộng sự mỗi quốc gia. (2007), logistics là một phần trong chuỗi giá Nghiên cứu được trình bày cụ thể như dưới trị trong đó lên kế hoạch, vận hành và kiểm đây: mục 2 tác giả tổng quan các công trình soát một cách hiệu quả dòng luân chuyển nghiên cứu trong cùng chủ đề; mục 3 đề hàng hoá, dịch vụ và thông tin từ nhà cung xuất mô hình mô hình nghiên cứu và kết cấp tới người tiêu dùng. Thông qua việc giải quả thu thập dữ liệu. Kết quả nghiên cứu quyết hiệu quả các vấn đề về vận tải, kho bãi được trình bày trong mục 4 và các kết luận, và đóng gói, hoạt động logistics giúp nâng hàm ý chính sách được tác giả khuyến nghị cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong mục 5. nói riêng và nền kinh tế nói chung. Hoạt động logistics được xem như là một 2. Tổng quan nghiên cứu trong các cấu phần quan trọng nhất trong năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Hiệu Hiệu suất hoạt động logistics và tác động quả hoạt động logistics và cơ sở hạ tầng có của nó đến hiệu quả hoạt động của doanh tác động mạnh mẽ đến việc luân chuyển nghiệp là một chủ đề nghiên cứu nhận hàng hoá giữa các quốc gia. Ngược lại, một được sự quan tâm lớn từ các học giả. hệ thống logistics không hiệu quả sẽ làm Schramm-Klein và Morschett (2006) tập gia tăng chi phí thời gian và tiền bạc, giảm trung vào đánh giá vai trò của hiệu suất vòng quay vốn và qua đó ảnh hưởng tiêu hoạt động logistics và marketing đối với cực đến hiệu quả hoạt động của các chủ kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thể kinh tế (Hausman và cộng sự, 2005). trong lĩnh vực bán lẻ. Phân tích kết quả với Một trong những công cụ để đo lường hiệu 2.500 doanh nghiệp được lựa chọn ngẫu quả logistics là chỉ số hiệu suất hoạt động nhiên từ nhiều quốc gia, nhóm tác giả chỉ logistics (LPI) được công bố bởi World ra tầm quan trọng của sự kết hợp giữa hoạt Bank cho 150 quốc gia. LPI cho phép phân động logistics và marketing đối với doanh tích, đánh giá sự khác biệt giữa các quốc nghiệp bán lẻ. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh gia, cung cấp một góc nhìn tổng quan về mối quan hệ này tác động đến hoạt động các thủ tục hải quan, chi phí hoạt động của doanh nghiệp bán lẻ ở cả mức độ tổ logistics và nền tảng hạ tầng vận tải của chức và liên kết giữa các tổ chức. Nghiên các nền kinh tế. cứu của nhóm tác giả tập trung vào mối liên Sử dụng dữ liệu mảng của 137 quốc gia hệ giữa hoạt động logistics và marketing trên thế giới, tác giả đánh giá tác động trong ngành bán lẻ, tuy nhiên chưa đề cập của hiệu suất hoạt động logistics tới hoạt đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh động thương mại điện tử (TMĐT). Kết quả vực thương mại điện tử. nghiên cứu cho thấy LPI cùng các nhân tố Tiếp đó, nghiên cứu của Joong-Kun Cho Số 258- Tháng 11. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 179
  3. Đánh giá tác động của hiệu suất hoạt động logistics tới thương mại điện tử và cộng sự (2008) tập trung vào việc đánh logistics và TMĐT. giá tác động của hoạt động logistics đối với Nghiên cứu của Ho và cộng sự (2007) phân hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tích cách thức cơ bản để tăng trưởng doanh thương mại điện tử. Từ các dữ liệu thu thập thu từ thương mại điện tử ở cấp quốc gia. thông qua cuộc khảo sát, nhóm tác giả tiến Nhóm tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa hành phân tích để khám phá mối quan hệ biến với dữ liệu thu thập từ các quốc gia giữa hiệu quả hoạt động logistics với kết Châu Âu trong giai đoạn 2000- 2004 và quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả tìm thấy sự khác biệt đáng kể giữa yếu tố nghiên cứu cho thấy hoạt động logistics tăng trưởng nội sinh và ngoại sinh đối với có tác động tích cực đối với kết quả hoạt sự phát triển thương mại điện tử trên quy động kinh doanh của doanh nghiệp trong mô quốc gia. Tuy nhiên, nghiên cứu của thị trường TMĐT. Tuy nhiên, giới hạn nhóm tác giả không có sự tham khảo đến của nghiên cứu là nó chỉ tập trung vào hai yếu tố logistics và không đề cập đến cách nhóm ngành đơn lẻ là bán lẻ máy tính và mà logistics có thể ảnh hưởng đến thương điện tử tiêu dùng. mại điện tử. Đối với quan hệ thương mại song phương, Nghiên cứu của Gomez-Herrera và cộng sự Hausman và cộng sự (2013) tập trung vào (2014) đánh giá về các yếu tố thúc đẩy và đánh giá ảnh hưởng của logistics đối với gây trở ngại cho thương mại điện tử xuyên thương mại song phương toàn cầu. Nghiên biên giới trong Liên minh Châu Âu. Thông cứu sử dụng dữ liệu định lượng chi tiết về qua việc khảo sát người tiêu dùng trực hiệu suất hoạt động logistics liên quan đến tuyến liên quan đến thương mại xuyên biên thời gian, chi phí logistics từ cơ sở dữ liệu giới tại thị trường chung châu Âu, nghiên thứ cấp của World Bank. Sử dụng mô hình cứu đã phân tích rút ra kết luận rằng trong hồi quy, nhóm tác giả chỉ ra những cải tiến TMĐT, chi phí thương mại liên quan đến cụ thể trong hiệu suất logistics (bao gồm khoảng cách vận tải thấp hơn đáng kể so thời gian, chi phí và độ tin cậy) có thể thúc với thương mại truyền thống với cùng loại đẩy dòng chảy thương mại. Tuy nhiên, có hàng hóa. Tuy nhiên, tác giả nhấn mạnh thể thấy rằng nghiên cứu này chưa đề cập rằng mặc dù TMĐT phát triển có tác động đến tác động cụ thể của hiệu suất logistics tích cực trong việc thu hẹp khoảng cách đối với lĩnh vực thương mại điện tử. trong thương mại xuyên biên giới, phạm Nghiên cứu của Kraemer và cộng sự (2005) vi của nghiên cứu chỉ giới hạn trong Liên sử dụng dữ liệu từ cuộc khảo sát quốc gia minh Châu Âu, do đó kết quả có thể không để đánh giá mối quan hệ giữa toàn cầu phản ánh đúng trong bối cảnh toàn cầu. hóa và mức độ ứng dụng TMĐT cũng như Nghiên cứu của Gunasekaran và cộng sự hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. (2001) đề cao vai trò quản lý chuỗi cung Kết quả của nghiên cứu cho thấy toàn cầu ứng như một yếu tố chiến lược quan trọng hóa đã đóng góp vào việc tăng cường mức để tăng cường hiệu quả và đạt được mục độ và phạm vi sử dụng TMĐT, và từ đó, tiêu của tổ chức. Sử dụng nguồn dữ liệu cải thiện hiệu suất của các doanh nghiệp, thứ cấp, tác giả nghiên cứu và đưa ra một làm cho hoạt động của họ hiệu quả hơn. hệ thống đo lường hiệu suất ở cấp chiến Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, chưa có lược, cấp chiến thuật và cấp hoạt động sự kết nối đến lĩnh vực logistics và không trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, mặc dù thấy rõ sự tác động của toàn cầu hóa đối bài viết xem xét yếu tố sự hài lòng của với logistics cũng như mối quan hệ giữa khách hàng đối với các yếu tố này, trong 180 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 258- Tháng 11. 2023
  4. TRẦN MẠNH HÀ ngữ cảnh doanh nghiệp TMĐT, nhóm tác 3.2. Mô tả số liệu giả chưa thực hiện đánh giá chi tiết về mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố trong chuỗi Các số liệu sử dụng trong mô hình được cung ứng. mô tả và thu thập như sau: Có thể thấy rằng việc mở rộng hoạt động Với biến chỉ số hiệu quả logistics (LPI): logistics là một nhu cầu tất yếu để đáp ứng Tác giả đã tiếp cận chỉ số năng lực quốc tốc độ mở rộng nhanh chóng của TMĐT gia về logistics, còn được gọi là chỉ số hiệu tại các quốc gia trên thế giới. Trong khi có quả logistics (LPI- Logistics Performance nhiều nghiên cứu chi tiết và đầy đủ về cả hai Index). Số liệu cho chỉ số này được tổng lĩnh vực logistics và TMĐT, tuy nhiên về hợp từ Ngân hàng Thế giới và bao gồm mối liên hệ giữa logistics và TMĐT cũng ba đợt đánh giá tại các năm 2014, 2016 và như những biện pháp để nâng cao hiệu suất 2018. LPI được xây dựng dựa trên sáu tiêu logistics để thúc đẩy doanh số TMĐT vẫn chí cụ thể: chưa được làm sáng tỏ hoặc chưa được - Hải quan (Customs): đánh giá quá trình phân tích đầy đủ trong các nghiên cứu thông quan, bao gồm tốc độ, sự đơn giản, khả trước đây. Do đó, kế thừa kết quả của các năng dự đoán và khả năng tính toán trước của công trình nghiên cứu trước đây, tác giả đề các bước trong quá trình thông quan. xuất nghiên cứu với kỳ vọng có thể đánh - Hạ tầng (Infrastructure): đánh giá tất giá được tác động của hiệu suất logistics cả yếu tố liên quan đến cơ sở hạ tầng có đến TMĐT tại các quốc gia trên thế giới. tác động đến thương mại và vận tải, ví dụ như sân bay, hệ thống đường, cảng biển, 3. Mô hình nghiên cứu và số liệu phương tiện vận tải,và các cơ sở kho bãi. - Vận tải quốc tế (Internshipment): đo 3.1. Mô hình nghiên cứu lường các chi phí ảnh hưởng đến việc vận tải quốc tế, bao gồm phí cảng, phí đại lý, Dựa trên các nghiên cứu của Warren và chi phí cầu đường, và các chi phí liên quan cộng sự (2013) và Gomez-Herrera và cộng đến kho bãi. sự (2014), nhằm đánh giá tác động của hoạt - Chất lượng dịch vụ logistics (QC): đánh động logistics trong lĩnh vực TMĐT và giá khả năng và chất lượng dịch vụ của các xem xét mối quan hệ giữa chúng, mô hình doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics. nghiên cứu được đề xuất như sau: - Kết nối thông tin (TT): đánh giá khả năng Ecommerceit = β0 + β1LPIit + β2 GDPcapitat theo dõi, nhận diện, lưu vết và truy xuất + β3Overallscoreit + εit (1) thông tin về quá trình vận chuyển và quản Trong đó các biến số được đo lường cụ thể lý hàng hóa. như sau: - Thời gian (Timeliness): đo lường sự tuân - Ecommerceit: biến thương mại điện tử, thủ thời gian trong quá trình vận chuyển được tính bằng logarit cơ số tự nhiên của hàng hóa, từ thời điểm giao hàng đã định. doanh số TMĐT của nước i ở năm t Thêm vào đó, nghiên cứu sử dụng dữ liệu - LPIit: đo lường hiệu suất logistic của nước về GDP bình quân đầu người (GDPcapita) i ở năm t của 137 quốc gia trên toàn thế giới trong - GDPcapitait: GDP bình quân đầu người ba năm 2014, 2016 và 2018 (dữ liệu được nước i năm t trích từ cơ sở dữ liệu World Bank). Bên - Overallscore: Chỉ số đo lường độ tự do cạnh đó, tác giả tích hợp vào bộ chỉ số đo kinh tế của nước i năm t. lường về độ tự do kinh tế để bổ sung cho Số 258- Tháng 11. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 181
  5. Đánh giá tác động của hiệu suất hoạt động logistics tới thương mại điện tử Governmentspending: Chỉ 100 số chi tiêu Chính phủ; FiscalHealth: Chỉ số 80 sức khỏe tài chính; BusinessFreedom: 60 Quyền tự do kinh doanh; LaborFreedom: 40 Quyền tự do lao động; MonetaryFreedom: Tự do 20 tiền tệ; TradeFreedom: Tự do thương mại; 0 2 2.5 3 3.5 4 InvestmentFreedom: Tự do LPI đầu tư; FinancialFreedom: Ecommerce Fitted values Tự do tài chính. Cơ sở dữ Nguồn: Tác giả thiết kế trên phần mềm Stata 16 liệu về doanh số TMĐT, Hình 1. Tương quan giữa Ecommerce và LPI bao gồm các chỉ số TMĐT của 137 quốc gia trong ba biến kiểm soát. Tổng điểm về mức độ tự năm 2014, 2016 và 2018, được tác giả thu do nền kinh tế (Overallscore) gồm 12 cấu thập thông qua hệ thống dữ liệu của World phần: PropertyRights: Chỉ số về quyền sở Bank. hữu; JudicialEffectiveness: Chỉ số về hiệu Mô hình nghiên cứu dựa trên 257 quan sát quả tư pháp; GovernmentIntegrity: Chỉ từ dữ liệu thu thập từ 137 quốc gia trong ba số về mức độ liêm chính của Chính phủ; năm 2014, 2016 và 2018. Thuộc tính thống TaxBurden: Chỉ số về gánh nặng thuế; kê của dữ liệu được trình bày trong Bảng 1. Bảng 1. Mô tả thống kê Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Ecommerce 257 56,66 25,66 3,00 96,50 LPI 257 2,97 0,59 1,87 4,19 GDPcapita 257 16.188,74 21177,49 381,26 116.654,26 OverallScore 257 62,68 9,57 38,20 88,00 Customs 257 2,77 0,60 1,63 4,10 Infrastructure 257 2,84 0,69 1,54 4,28 Intershipments 257 2,93 0,53 1,81 3,99 QC 257 2,91 0,62 1,75 4,19 TT 257 2,98 0,65 1,70 4,24 Timeliness 257 3,35 0,58 2,08 4,43 PropertyRights 257 50,47 23,14 10,00 93,80 JudicialEffectiveness 132 50,29 20,06 11,40 91,50 GovernmentIntegrity 257 45,20 19,93 14,40 92,90 TaxBurden 257 76,51 12,49 39,60 99,80 182 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 258- Tháng 11. 2023
  6. TRẦN MẠNH HÀ Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất GovernmentSpending 257 62,96 22,94 0,00 94,80 FiscalHealth 132 69,64 27,89 0,00 100,00 BusinessFreedom 257 66,42 13,99 29,40 96,30 LaborFreedom 257 59,73 13,24 29,90 92,10 MonetaryFreedom 257 77,26 7,51 44,.00 88,30 TradeFreedom 257 77,78 9,92 49,80 90,00 InvestmentFreedom 257 61,05 21,14 0,00 90,00 FinancialFreedom 257 52,53 18,31 10,00 90,00 Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên phần mềm Stata 16 Quan sát từ Bảng 1 cho thấy một số điểm Cuối cùng, cũng cần nhấn mạnh rằng chỉ số quan trọng trong thuộc tính thống kê của đo lường độ tự do kinh tế với 12 thành phần chuỗi dữ liệu. Cụ thể, các quan sát liên quan cấu thành cũng có độ lệch chuẩn cao, cho đến chỉ số LPI (Logistics Performance thấy sự chênh lệch đáng kể về các chỉ số này Index) có sự phân bố khá đồng đều, với giữa các quốc gia trong mẫu quan sát. độ lệch chuẩn là 0,59 và giá trị trung bình là 2,97. Điều này cho thấy 137 quốc gia 4. Phân tích kết quả nghiên cứu trong mẫu quan sát có sự tương đồng trong chỉ số hiệu suất hoạt động logistics của Thông qua quá trình phân tích dữ liệu dựa họ. Ngoài ra, 6 biến thành phần cấu thành trên phần mềm Stata 16, tác giả đã thu LPI, bao gồm Customs, Infrastructure, được kết quả từ việc thực hiện mô hình hồi International Shipments, Logistics quy về các yếu tố ảnh hưởng đến thương Competence & Service Quality, Tracking mại điện tử (TMĐT). Kết quả chi tiết được & Tracing, Timeliness, và mối liên hệ trình bày trên Bảng 2. giữa chúng cũng được xem xét chi tiết Kết quả Bảng 2 cho thấy Overallscore và và thể hiện trong dữ liệu từ các quốc gia LPI là hai yếu tố có tác động tích cực và trong mẫu. Cụ thể, các biến này có độ lệch đến sự phát triển TMĐT và có ý nghĩa chuẩn tăng dần theo thứ tự: International thống kê. Tăng 1% trong Overallscore dẫn Shipments, Timeliness, Customs, Logistics đến tăng 0,78% trong TMĐT, với mức ý Competence & Service Quality, Tracking nghĩa thống kê 1%. Điều này cho thấy rằng & Tracing, Infrastructure. Điều này cho trong môi trường kinh doanh tự do, trong thấy biến International Shipments có sự đó vốn, hàng hóa và lao động có thể di biến động thấp nhất (chỉ 0,53), tức là khả chuyển tự do và không bị hạn chế, sự phát năng vận chuyển quốc tế giữa các quốc gia triển của TMĐT càng tăng. Một cách giải trong mẫu có sự chênh lệch thấp. Ngược thích đơn giản, khi cá nhân có tự do hoạt lại, biến Infrastructure có độ lệch chuẩn cao động trong việc lao động, sản xuất, tiêu nhất (0,69), cho thấy sự khác biệt lớn về cơ dùng và đầu tư theo ý muốn, hành vi mua sở hạ tầng logistics giữa các quốc gia. Bên sắm trực tuyến và các nhu cầu khác trên cạnh đó, chỉ số GDP bình quân đầu người nền tảng trực tuyến không bị ràng buộc, trong các quan sát là biến có độ lệch chuẩn từ đó thúc đẩy sự phát triển của TMĐT. cao thể hiện sự chênh lệch rất lớn về mức Trong khi đó, biến GDPcapita không có tác độ giàu nghèo giữa các quốc gia trong mẫu. động đáng kể đến TMĐT, nhưng vẫn mang Số 258- Tháng 11. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 183
  7. Đánh giá tác động của hiệu suất hoạt động logistics tới thương mại điện tử Bảng 2. Kết quả hồi quy   (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) BIẾN Ecommerce Ecommerce Ecommerce Ecommerce Ecommerce Ecommerce Ecommerce GDPcapita 0,00*** 0,00*** 0,00*** 0,00*** 0,00*** 0,00*** 0,00*** (0,000) (0,000) (0,000) (0,000) (0,000) (0,000) (0,000) OverallScore 0,78*** 0,79*** 0,85*** 0,91*** 0,85*** 0,87*** 0,74*** (0,132) (0,135) (0,125) (0,138) (0,135) (0,131) (0,137) LPI 19,83*** (1,942) Customs 16,17*** (2,049) Infrastructure 16,94*** (1,700) Intershipments 14,70*** (2,033) QC 17,39*** (1,959) TT 15,90*** (1,871) Timeliness 19.52*** (2,055) Constant -54,38*** -42,57*** -47,94*** -49,00*** -50,98*** -49,52*** -59,63*** (7,903) (8,269) (7,763) (8,851) (7,946) (8.129) (7,753) Số quan sát 257 257 257 257 257 257 257 R-squared 0,720 0,696 0,720 0,692 0,708 0,712 0,732 Trong ngoặc đơn là sai số chuẩn vững. *** p
  8. TRẦN MẠNH HÀ Bảng 3. Kết quả hồi quy theo các bộ phận Nguồn: Kết quả hồi quy dựa trên phần mềm Stata 16 và số liệu mô tả ở trên của chỉ số tự do kinh tế   (1) Timelines có tác động mạnh nhất đối với BIẾN Ecommerce Ecommerce với hệ số tương quan 19,52 với LPI 14,05*** mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy sự ảnh (3,829) hưởng lớn của yếu tố Timelines đến sự phát GDPcapita 0,00** triển của Ecommerce. Vì vậy, để cải thiện (0,000) chỉ số LPI, việc phát triển yếu tố Timelines nên được ưu tiên hàng đầu. Các yếu tố QC PropertyRights 0,51*** và Infrastructure cũng được chỉ ra có ảnh (0,138) hưởng khá tích cực đối với TMĐT. JudicialEffectiveness 0,19 Quan sát trên 132 mẫu trong Bảng 3, kết (0,123) quả hồi quy dựa trên các yếu tố của chỉ số GovernmentIntegrity -0,43*** tự do kinh tế với các biến LPI, GDPcapita (0,128) và 12 biến cấu thành chỉ số tự do kinh tế cho thấy những thông tin sau: Trong số TaxBurden 0,22** này, LPI vẫn là yếu tố có tác động tích cực (0,102) nhất đối với Ecommerce. Khi chỉ số LPI GovernmentSpending -0,18*** tăng 1%, Ecommerce cũng tăng 14,05% (0,053) với mức ý nghĩa thống kê là 1%. Tuy có ý FiscalHealth 0,05 nghĩa về mặt thống kê, GDPcapita vẫn được xem không có ảnh hưởng đến Ecommerce. (0,036) Các biến cấu thành chỉ số tự do kinh tế BusinessFreedom 0,28** cũng có sự ảnh hưởng đến Ecommerce. (0,125) Cụ thể, PropertyRights, TaxBurden, LaborFreedom 0,04 BusinessFreedom, TradeFreedom là (0,078) các yếu tố có tác động tích cực đối với MonetaryFreedom -0,07 Ecommerce và có ý nghĩa thống kê. Trong số này, PropertyRights có ảnh hưởng mạnh (0,160) nhất (hệ số tương quan 0,51, mức ý nghĩa TradeFreedom 0,40** 1%), chỉ ra rằng quyền sở hữu đóng vai (0,172) trò quan trọng như một đòn bẩy mạnh mẽ InvestmentFreedom -0,07 cho sự tăng trưởng doanh thu của thương (0,072) mại điện tử. Các biến TradeFreedom, BusinessFreedom và TaxBurden cũng có FinancialFreedom -0,02 tác động tích cực và ý nghĩa thống kê. (0,087) Ngoài ra, các biến JudicialEffectiveness, Constant -55,10*** FiscalHealth và LaborFreedom cũng có ảnh (15,265) hưởng tích cực đối với Ecommerce, nhưng Observations 132 không đạt mức ý nghĩa thống kê. Trong R-squared 0,853 khi đó, các biến GovernmentIntegrity và GovernmentSpending tác động Trong ngoặc đơn là sai số chuẩn vững *** p
  9. Đánh giá tác động của hiệu suất hoạt động logistics tới thương mại điện tử InvestmentFreedom và FinancialFreedom TMĐT ta có thể tác động làm gia tăng các không có ý nghĩa thống kê, cho thấy rằng nhân tố trên, trong đó ưu tiên đề xuất cho 3 yếu tố tự do tiền tệ, đầu tư và tài chính nhân tố có mức ảnh hưởng lớn đó là khung không có tác động đến sự phát triển hoặc thời gian, vấn đề kiểm soát chất lượng gia tăng doanh số của TMĐT. dịch vụ và yếu tố hạ tầng trong hoạt động logistics. 5. Kết luận và hàm ý chính sách Thứ tư, 12 bộ phận cấu thành của chỉ số đo lường tự do kinh tế vừa có tác động đa Thông qua quá trình phân tích dữ liệu cũng dạng đến TMĐT, trong đó chỉ số về quyền như đánh giá kết quả hồi quy của mô hình, sở hữu trí tuệ có ảnh hưởng lớn nhất đến sự tác giả có một số kết luận và khuyến nghị phát triển của TMĐT. Kết quả này hàm ý chính sách, cụ thể như sau: có thể thông qua sự tác động đến việc nâng Thứ nhất, hiệu suất hoạt động logistics và cao hiệu quả quản lý về quyền sở hữu trí chỉ số tự do kinh tế có ảnh hưởng tích cực tuệ nhằm làm gia tăng ảnh hưởng của chỉ đến Ecommerce và có ý nghĩa thống kê. số tự do kinh tế đến doanh thu TMĐT. Thứ hai, nghiên cứu nhấn mạnh mối quan hệ Việc mở rộng và cập nhật chuỗi dữ liệu sẽ chặt chẽ giữa hiệu suất hoạt động logistics giúp kết quả nghiên cứu có nhiều ý nghĩa và TMĐT, hàm ý hiệu suất logistics càng hơn, do trong các năm gần đây TMĐT có tăng thì TMĐT càng phát triển. Từ đó, vấn sự bùng nổ về doanh thu cũng như tác động đề được đặt ra với các nền kinh tế là cần của nó đến nền kinh tế. Hướng nghiên cứu tăng cường giải pháp phát triển hoạt động tiếp theo có thể tập trung làm rõ các ảnh logistics đáp ứng nhu cầu ngày càng gia hưởng của bất ổn địa chính trị toàn cầu, tăng của TMĐT. được đo lường trong bộ chỉ số tự do kinh Thứ ba, các bộ phận cấu thành chỉ số hiệu tế, đến hiệu quả hoạt động logistics và qua quả hoạt động logistics đều có ảnh hưởng đó tác động đến TMĐT trên quy mô khu tích cực đến TMĐT. Theo đó, để phát triển vực và toàn cầu. ■ hoạt động logistics đáp ứng nhu cầu của *Lời cảm ơn Tác giả gửi lời cảm ơn chân thành tới nhóm giảng viên và sinh viên khoa Kinh doanh quốc tế, Học viện Ngân hàng đã hỗ trợ trong việc thu thập số liệu phục vụ cho nghiên cứu này. Tài liệu tham khảo Capuce, C., & Sheffi, Y. (1994). A review and evaluation of logistics metrics. The lnternational Journal of Logistics Management, 5(2). De Souza, R., Goh, M., Gupta, S. and Lei, L. (2007) An Investigation into the Measures Affecting the Integration of ASEAN’s Priority Sectors: Phase 2: The Case of Logistics. REPSF Project No. 06/001d. Gomez-Herrera, E., Martens, B., & Turlea, G. (2014). The drivers and impediments for cross-border e-commerce in the EU. Information Economics and Policy, 28, 83-96. Gunasekaran, A., Patel, C., & Tirtiroglu, E. (2001). Performance measures and metrics in a supply chain environment. International journal of operations & production Management. Hausman, W., Lee, H.L. and Subramanian, U. (2005) Global logistic indicators, supply chain metrics, and bilateral trade patterns. World Bank Policy Research Working Paper 3773, Washington D.C. Hausman, W. H., Lee, H. L., & Subramanian, U. (2013). The impact of logistics performance on trade. Production and Operations Management, 22(2), 236-252. Joong-Kun Cho, J., Ozment, J., & Sink, H. (2008). Logistics capability, logistics outsourcing and firm performance in an e-commerce market. International journal of physical distribution & logistics management, 38(5), 336-359. Kraemer, K. L., Gibbs, J., & Dedrick, J. (2005). Impacts of globalization on e-commerce use and firm performance: A cross-country investigation. The information society, 21(5), 323-340. Schramm-Klein, H., & Morschett, D. (2006). The relationship between marketing performance, logistics performance and company performance for retail companies. International Review of Retail, Distribution and Consumer Research, 16(02), 277-296 186 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 258- Tháng 11. 2023
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2