intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá tác dụng của cao lỏng “Tăng dịch chỉ huyết HN” trong phối hợp điều trị sốt xuất huyết Dengue

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Đánh giá tác dụng của cao lỏng “Tăng dịch chỉ huyết HN” trong phối hợp điều trị sốt xuất huyết Dengue nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng có đối chứng trên 60 bệnh nhân từ 15 tuổi trở lên, có chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue và sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá tác dụng của cao lỏng “Tăng dịch chỉ huyết HN” trong phối hợp điều trị sốt xuất huyết Dengue

  1. HỘI NGHỊ KHOA HỌC Y HỌC CỔ TRUYỀN TOÀN QUÂN NĂM 2022 ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA CAO LỎNG “TĂNG DỊCH CHỈ HUYẾT HN” TRONG PHỐI HỢP ĐIỀU TRỊ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE ThS. NGUYỄN THÙY LINH, TS. TRẦN VĂN CHIỂN BS. NGUYỄN QUANG DŨNG, CN. LÊ CHIÊU DƯƠNG Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ThS. DƯƠNG CÔNG NGUYÊN Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức TÓM TẮT: Nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng có đối chứng trên 60 bệnh nhân từ 15 tuổi trở lên, có chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue và sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo. Bệnh nhân được chia đều ngẫu nhiên thành 2 nhóm: nhóm đối chứng điều trị bằng phác đồ nền theo y học hiện đại; nhóm nghiên cứu điều trị bằng phác đồ nền phối hợp với cao lỏng “Tăng dịch chỉ huyết HN” (liều dùng 100 ml/ngày). Kết quả: Liều paracetamol ở nhóm nghiên cứu có xu hướng ít hơn ở nhóm đối chứng, thời gian hết triệu chứng đau đầu ở nhóm nghiên cứu ngắn hơn so với nhóm đối chứng. Bệnh nhân vào viện ngày thứ 3, 4, 5 của bệnh ở nhóm nghiên cứu có số ngày nằm viện trung bình ngắn hơn so với ở nhóm đối chứng, số lượng tiểu cầu có xu hướng giảm dần từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 7 của bệnh. Nhóm chứng có số lượng tiểu cầu thấp hơn nhóm nghiên cứu ở các thời điểm đánh giá sau điều trị (p > 0,05). Nhóm nghiên cứu có chỉ số AST, ALT tại thời điểm ra viện thấp hơn so với nhóm chứng. Kết luận: Phối hợp cao lỏng “Tăng dịch chỉ huyết HN” cùng phác đồ nền điều trị sốt xuất huyết Dengue và sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo làm giảm thời gian sốt, giảm số liều thuốc hạ sốt, cải thiện triệu chứng cơ năng, giảm số ngày nằm viện và ít tác dụng không mong muốn hơn so với điều trị bằng phác đồ nền. Từ khóa: “Tăng dịch chỉ huyết HN”, sốt xuất huyết Dengue. ABSTRACT: A prospective study, controlled clinical trial in 60 patients aged 15 years and older, diagnosed with Dengue hemorrhagic fever and Dengue hemorrhagic fever with warning signs. The patients were randomly divided into two groups: the control group was treated with the background regimen according to modern medicine, and the study group was treated with the background regimen in combination with the liquid paste “Hemostatic medicine HN” (dose of 100 ml/day). Results: The dosage of paracetamol in the study group tended to be less than that in the control group, and the time to relieve headache symptoms was shorter in the study group than in the control group. The patients admitted to the hospital on the 3rd, 4th, and 5th day of the disease in the study group had a shorter mean hospital stay than in the control group, the platelet count tended to decrease gradually from day 1 to day 7 of the disease. The control group had a lower platelet count than the study group at the time of the post-treatment evaluation (p > 0.05). The study group had lower AST, and ALT at the time of hospital discharge compared with the control group. Conclusion: The combination of liquid paste “Hemostatic medicine HN” with the background regimen for treatment of Dengue hemorrhagic fever and Dengue hemorrhagic fever with warning signs to reduce fever duration, reduce the number of antipyretic doses, improve functional symptoms, reduce hospital stays, and fewer adverse events compared with background regimen. Keywords: “Tang dich chi huyet HN” liquid, Dengue fever. Chịu trách nhiệm nội dung: ThS. Nguyễn Thùy Linh, Email: nguyenthuylinh0406@gmail.com Ngày nhận bài: 15/6/2022 ; mời phản biện khoa học: 7/2022; chấp nhận đăng: 15/8/2022. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ. vong nếu không được điều trị đúng và kịp thời. Việt Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh truyền Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ mắc bệnh nhiễm cấp tính, gây dịch do 4 týp virus Dengue gây cao nhất ở khu vực Đông Nam Á. Hiện nay, bệnh ra. Virus được truyền từ người bệnh sang người chưa có vắc-xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều lành chủ yếu do trung gian truyền bệnh chính là trị đặc hiệu và can thiệp chủ yếu là điều trị triệu muỗi Aedes aegypti. Bệnh có thể dẫn đến sốc, tử chứng, hạn chế biến chứng, giảm tỉ lệ tử vong. Tạp chí Y HỌC QUÂN SỰ, SỐ 359 (7-8/2022) 65
  2. HỘI NGHỊ KHOA HỌC Y HỌC CỔ TRUYỀN TOÀN QUÂN NĂM 2022 Trong thực tế lâm sàng, mặc dù đã điều trị phận: phát sốt, phiền khát, tiểu tiện đỏ, ban chẩn đúng theo hướng dẫn, nhưng rất nhiều trường mọc lờ mờ, nếu sốt quá cao có thể nói nhảm, chất hợp bệnh nhân (BN) sốt cao dùng thuốc hạ sốt và lưỡi đỏ tươi, rêu luỡi vàng, mạch sác). các phương pháp khác không hiệu quả hoặc thời - Tiêu chuẩn loại trừ: BN là phụ nữ có thai hoặc gian hạ sốt quá ngắn, không đủ khoảng cách dùng đang cho con bú, BN mắc đồng thời bệnh khác thuốc hạ sốt theo khuyến cáo, làm BN và gia đình đang được điều trị, BN nôn nhiều không uống rất lo lắng. Song song với điều trị bằng thuốc y học được thuốc, BN không tuân thủ quy trình điều trị, hiện đại, kiến thức và kinh nghiệm y học cổ truyền bỏ thuốc quá 1 ngày. ở nước ta cũng có nhiều vị thuốc, bài thuốc điều trị 2.3. Phương pháp nghiên cứu: SXHD cho kết quả tốt. - Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu, so Cao lỏng “Tăng dịch chỉ huyết HN” là sự phối sánh có đối chứng. hợp giữa bài thuốc số 2 trong phác đồ điều trị SXHD của Bộ Y tế (2014) với bài thuốc cổ phương “Tăng - Chia ngẫu nhiên BN thành 2 nhóm mỗi nhóm dịch thang gia giảm”. Để khẳng định tác dụng của 30 BN. chế phẩm cao lỏng “Tăng dịch chỉ huyết HN”, giúp + Nhóm đối chứng: điều trị bằng phác đồ nền các đồng nghiệp có thêm những lựa chọn phương (theo hướng dẫn của Bộ Y tế), gồm dung dịch án điều trị bằng các thuốc phương thuốc cổ truyền, Natriclorid 0,9% 500ml (khi có chỉ định truyền dịch); chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá Paracetamol 500 mg (uống khi sốt ≥ 39oC); Oresol tác dụng của cao lỏng “Tăng dịch chỉ huyết HN” (uống theo nhu cầu). trong phối hợp điều trị SXHD. + Nhóm nghiên cứu: điều trị bằng phác đồ nền, 2. CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG kết hợp cao lỏng “Tăng dịch chỉ huyết HN” (liều PHÁP NGHIÊN CỨU. dùng 100 ml/ngày, chia 2 lần). 2.1. Chất liệu nghiên cứu: Lưu ý: làm xét nghiệm NS1 dương tính trong 5 ngày đầu của bệnh. Liệu trình điều trị phụ thuộc - Chất liệu nghiên cứu: bài thuốc “Tăng dịch chỉ tình trạng từng BN. Tiêu chuẩn ra viện: BN tỉnh táo, huyết HN” (kết hợp bài thuốc số 2 trong phác đồ hết sốt 2 ngày, mạch, huyết áp trong giới hạn bình điều trị SXHD của Bộ Y tế năm 2014 với bài thuốc thường, tiểu cầu > 50.000/mm3. cổ phương “Tăng dịch thang gia giảm”), thành phần gồm Cỏ nhọ nồi 20g, Cối xay (sao vàng) 12g, - Phương pháp đánh giá kết quả: Rễ cỏ tranh 20g, Kim ngân hoa 12g, Sài đất 20g, + Tác dụng hạ sốt: thời gian giữa 2 lần dùng Hòe hoa (sao đen) 10g, Trắc bách diệp 12g, Gừng thuốc hạ sốt Paracetamol liên tiếp, số lần phải sử tươi 6g, Bồ công anh 12g, Đẳng sâm 20g, Sinh địa dụng thuốc hạ sốt Paracetamol, số ngày sốt. hoàng 12g, Mạch môn đông 12g. Các vị được bào + Sự thay đổi các triệu chứng cơ năng: số ngày chế dưới dạng cao lỏng (cao lỏng tỉ lệ 1:2), tại bệnh điều trị trung bình để hết các triệu chứng đau đầu, viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội. đau mỏi cơ khớp, nhức hai hố mắt. Mức độ đau 2.2. Đối tượng nghiên cứu: được đánh giá và theo dõi bằng thang điểm VAS. 60 BN từ 15 tuổi trở lên, điều trị nội trú tại Khoa + Thời gian nằm viện trung bình của BN mỗi Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền nhóm. Hà Nội, từ tháng 8/2019-8/2020. + Sự thay đổi các chỉ số cận lâm sàng: số lượng - Tiêu chuẩn lựa chọn BN: tiểu cầu, hematocrit, AST, ALT. + Theo y học hiện đại: BN có chẩn đoán là SXHD - Xử lí số liệu: số liệu thu thập và xử lí theo hoặc SXHD có dấu hiệu cảnh báo (theo hướng dẫn thuật toán thống kê y sinh học, sử dụng phần mềm chẩn đoán SXHD của Bộ Y tế, năm 2019), có xét SPSS 25.0. nghiệm NS1 dương tính trong 5 ngày đầu của bệnh - Đạo đức nghiên cứu: đề cương nghiên cứu kể từ khi xuất hiện triệu chứng sốt, khởi phát bệnh được thông qua hội đồng khoa học và hội đồng không quá 5 ngày trước vào viện. đạo đức của Bệnh viện Đa khoa y học cổ truyền + Theo y học cổ truyền: BN có chẩn đoán giai Hà Nội và Hội đồng bảo vệ đề cương thạc sĩ của đoạn ôn tà ở vệ - khí - dinh phận (ôn tà ở vệ phận: Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội. phát sốt, hơi sợ gió, sợ lạnh, mạch sác; ôn tà ở Các BN trong nghiên cứu đều được giải thích rõ khí phận: phát sốt, đại tiện táo, nước tiểu vàng, về mục đích nghiên cứu và tự nguyện tham gia chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch sác; ôn tà ở dinh nghiên cứu. 66 Tạp chí Y HỌC QUÂN SỰ, SỐ 359 (7-8/2022)
  3. HỘI NGHỊ KHOA HỌC Y HỌC CỔ TRUYỀN TOÀN QUÂN NĂM 2022 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 3.1. Đánh giá tác dụng hạ sốt: Bảng 1. Số liều Paracetamol trung bình dùng khi nằm viện. Nhóm nghiên cứu(a) Nhóm đối chứng(b) Thời điểm pb-a lúc vào viện n X ± SD n X ± SD Ngày thứ 1, 2 của bệnh(1) 10 2,50 ± 3,08 12 2,28 ± 2,04 > 0,05 Ngày thứ 3, 4, 5 của bệnh (2) 20 0,79 ± 1,56 18 1,18 ± 1,62 > 0,05 Tổng 30 1,25 ± 2,15 30 1,70 ± 1,88 > 0,05 p1-2 > 0,05 > 0,05 Nhóm nghiên cứu có số liều Paracetamol (1,25 ± 2,15 liều) ít hơn so với nhóm đối chứng (1,70 ± 1,88 liều), song khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. 3.2. Sự thay đổi triệu chứng cơ năng: Bảng 2. Số ngày điều trị hết triệu chứng đau. Triệu chứng Nhóm nghiên cứu(a) Nhóm đối chứng(b) pb-a Đau đầu 2,06 ± 1,74 3,46 ± 2,12 < 0,05 Đau hốc mắt 1,30 ± 1,82 0,83 ± 1,64 > 0,05 Đau mỏi cơ khớp 2,5 ± 2,19 3,30 ± 2,10 > 0,05 Thời gian hết đau đầu của nhóm nghiên cứu (2,06 ± 1,74 ngày) ngắn hơn nhóm chứng (3,46 ± 2,12 ngày), khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 3.3. Số ngày nằm viện: Bảng 3. Số ngày nằm viện trung bình Nhóm nghiên cứu(a) Nhóm đối chứng(b) Thời điểm lúc vào viện pb-a n X ± SD n X ± SD Ngày thứ 1, 2 của bệnh(1) 10 6,88 ± 1,64 12 6,07 ± 1,63 > 0,05 Ngày thứ 3, 4, 5 của bệnh(2) 20 5,18 ± 1,29 18 6,31 ± 1,01 < 0,05 Tổng 30 5,63 ± 1,56 30 6,20 ± 1,32 > 0,05 p1-2 < 0,05 > 0,05 BN vào viện ngày thứ 3, 4, 5 của bệnh trong nhóm nghiên cứu có số ngày nằm viện trung bình (5,18 ± 1,29 ngày) ngắn hơn nhóm đối chứng (6,31 ± 1,01 ngày), khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 3.4. Sự thay đổi cận lâm sàng: Bảng 4. Cải thiện số lượng tiểu cầu trung bình. Nhóm nghiên cứu(a) Nhóm đối chứng(b) Tổng Ngày bệnh pb-a n X ± SD n X ± SD n X ± SD Ngày thứ 1 2 165,0 ± 91,9 2 149,5 ± 50,2 4 157,25 ± 61,13 > 0,05 Ngày thứ 2 8 139,6 ± 40,7 14 152,9 ± 53,9 22 148,09 ± 48,97 > 0,05 Ngày thứ 3 16 119,9 ± 42,9 24 104,4 ± 43,3 40 113,75 ± 43,26 > 0,05 Ngày thứ 4 22 95,4 ± 45,0 28 80,4 ± 36,9 50 88,78 ± 41,88 > 0,05 Ngày thứ 5 30 73,5 ± 41,5 30 65,1 ± 31,6 60 69,28 ± 36,83 > 0,05 Ngày thứ 6 26 64,2 ± 60,9 26 53,2 ± 33,8 52 58,17 ± 49,04 > 0,05 Ngày thứ 7 23 59,7 ± 43,5 22 53,4 ± 29,5 45 56,62 ± 37,02 > 0,05 Ngày thứ 8 16 83,5 ± 36,7 20 61,0 ± 38,0 36 73,5 ± 38,44 > 0,05 Tạp chí Y HỌC QUÂN SỰ, SỐ 359 (7-8/2022) 67
  4. HỘI NGHỊ KHOA HỌC Y HỌC CỔ TRUYỀN TOÀN QUÂN NĂM 2022 Số lượng tiểu cầu có xu hướng giảm dần từ xuất huyết dưới da, Kim ngân hoa vị cam, tính ngày thứ 1 đến ngày thứ 7 của bệnh trên BN cả 2 hàn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán phong nhóm. Nhóm đối chứng có số lượng tiểu cầu thấp nhiệt, chủ trị ôn bệnh phát nhiệt ứng dụng trong hơn nhóm nghiên cứu ở các thời điểm đánh giá, sự bệnh truyền nhiễm có sốt, Sài đất có vị khổ, tính khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. lương công năng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm Bảng 5. Sự thay đổi chỉ số AST. có tác dụng hạ sốt, giảm đau, có tính kháng sinh điều trị mụn nhọt, ngứa lở, dị ứng, Rễ Thời điểm Nhóm nghiên cứu(a) Nhóm đối chứng(b) pb-a cỏ tranh có vị ngọt tính hàn, công ngăn Vào viện(1) 67,77 ± 60,6 80,21 ± 78,70 > 0,05 lương huyết, cầm huyết, thanh nhiệt lợi Ra viện (2) 111,3 ± 97,52 113,09 ± 95,49 > 0,05 tiểu. Chủ trị chảy máu cam do huyết nhiệt, nhiệt bệnh khát nước bứt rứt. Cối p1-2 < 0,05 < 0,05 xay là vị thuốc có vị tân cam, tính bình Nhóm nghiên cứu có chỉ số AST tại thời điểm có công năng sơ tán phong nhiệt, minh ra viện thấp hơn so với nhóm đối chứng, song sự mục. Sốt gây hun đốt tân dịch, ngoại tà xâm nhập khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. gây tổn thương chính khí, cao lỏng có Mạch môn Bảng 6. Sự thay đổi chỉ số ALT. dưỡng vị, tư âm nhuận táo; Sinh địa lương huyết thanh nhiệt mà sinh tân dịch. Tác dụng Thời điểm Nhóm nghiên cứu(a) Nhóm đối chứng(b) pb-a phối hợp là tư nhuận, dưỡng dịch, thanh Vào viện(1) 43,07 ± 36,25 83,94 ± 142,63 > 0,05 nhiệt, nhuận tràng. Ra viện(2) 112,69 ± 127,02 136,41 ± 162,34 > 0,05 4.2. Sự thay đổi triệu chứng cơ năng: p1-2 < 0,05 < 0,05 Thời gian hết đau đầu của BN nhóm nghiên cứu (2,06 ± 1,74 ngày) ngắn Nhóm nghiên cứu có chỉ số ALT tại thời điểm hơn so với nhóm đối chứng (3,46 ± 2,12 ngày), ra viện thấp hơn so với nhóm đối chứng, song khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Theo sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. y học cổ truyền, “thông bất thống, thống bất thông”; khi ngoại cảm ôn tà bên ngoài xâm nhập 4. BÀN LUẬN. vào cơ thể, gây kinh lạc bế tắc, không thông mà 4.1. Đánh giá tác dụng hạ sốt: gây đau mình mẩy, nhức hốc mắt, kèm theo ôn Số liều Paracetamol dùng trên BN nhóm nhiệt xâm phạm vào cơ thể, nhiệt khí bốc lên nghiên cứu (1,25 ± 2,15 liều) có xu hướng ít hơn đầu gây đau dầu, đặc biệt đau tăng khi sốt cao. so với nhóm chứng (1,70 ± 1,88 liều), song khác Rễ cỏ tranh có tác dụng thanh nhiệt, điều trị nội biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Quan nhiệt phiền khát, đồng thời lợi niệu, đưa nhiệt niệm của y học cổ truyền về triệu chứng sốt cao độc ra ngoài cơ thể. Hòe hoa, Cỏ nhọ nồi thanh đột ngột trong ôn bệnh thuộc chứng thực nhiệt, nhiệt, lương huyết, chỉ huyết. Các vị thuốc phối do hỏa độc, nhiệt độc gây ra. Sốt cao có thể ảnh ngũ với nhau làm tăng tác dụng của nhau, kinh hưởng đến thần trí, gây hôn mê, nói sảng... Khi mạch trong cơ thể được lưu thông, vì thế BN đó, vừa cần thanh nhiệt tả hỏa, giải độc, đưa ôn có cảm giác dễ chịu sau khi sử dụng thuốc, cải tà nhiệt độc ra ngoài; nếu nhiệt gây bức huyết thiện triệu chứng đau. vong hành, cần dùng các vị thanh nhiệt lương huyết, chỉ huyết để điều trị; hỏa nhiệt thiêu đốt 4.3. Thời gian nằm viện: tân dịch, làm khai mở tấu lí, tân dịch mất qua mồ BN vào viện ngày thứ 3, 4, 5 của bệnh trong hôi, cần sinh tân chỉ khát. Trong cao lỏng tăng nhóm nghiên cứu có số ngày nằm viện trung bình dịch chỉ huyết HN có các vị: Cỏ nhọ nồi, Kim ngân (5,18 ± 1,29 ngày) ngắn hơn so với nhóm đối hoa, Bồ công anh, Sài đất, Hòe hoa, Rễ cỏ tranh chứng (6,31 ± 1,01 ngày), khác biệt có ý nghĩa và Cối xay đều là các vị thuốc âm dược, tính hàn thống kê với p < 0,05. Sự kết hợp cao lỏng “Tăng lương, thuộc vào 3 nhóm thuốc thanh nhiệt tả dịch chỉ huyết HN” với phác đồ nền của y học hỏa, thanh nhiệt giải độc và thanh nhiệt lương hiện đại có tác dụng hạ sốt, giảm thời gian sốt, huyết. Cỏ nhọ nồi theo YHCT có vị cam toan, tính giảm khả năng bệnh chuyển mức độ nặng, cải hàn có tác dụng lương huyết, chỉ huyết chủ trị các thiện các triệu chứng đau... Nhờ đó, giảm thời chứng sốt cao, huyết nhiệt, nhiệt uất bên trong gian nằm viện cho BN ở nhóm nghiên cứu hơn ở gây bức huyết vong hành làm chảy máu cam, nhóm đối chứng. 68 Tạp chí Y HỌC QUÂN SỰ, SỐ 359 (7-8/2022)
  5. HỘI NGHỊ KHOA HỌC Y HỌC CỔ TRUYỀN TOÀN QUÂN NĂM 2022 4.4. Sự thay đổi một số chỉ số cận lâm sàng: trị bằng phác đồ nền phối hợp với cao lỏng “Tăng Trong nghiên cứu này, chúng tôi làm xét nghiệm dịch chỉ huyết HN” (liều dùng 100 ml/ngày), chúng tiểu cầu hằng ngày với tất cả các BN, thấy số lượng tôi nhận thấy: tiểu cầu có xu hướng giảm dần từ ngày thứ 1 đến - Liều Paracetamol ở nhóm nghiên cứu có xu ngày thứ 7 của bệnh. BN nhóm đối chứng có số hướng ít hơn ở nhóm đối chứng, thời gian hết triệu lượng tiểu cầu thấp hơn nhóm nghiên cứu ở các chứng đau đầu ở nhóm nghiên cứu ngắn hơn so thời điểm khảo sát, song khác biệt không có ý nghĩa với nhóm đối chứng. BN vào viện ngày thứ 3, 4, 5 thống kê với p > 0,05. Cơ chế giảm tiểu cầu trong của bệnh ở nhóm nghiên cứu có số ngày nằm viện SXHD do 2 nguyên nhân chính: mẫu tiểu cầu trong trung bình ngắn hơn so với ở nhóm đối chứng. tủy xương bị ức chế trực tiếp bởi virus, gây giảm - Nhóm đối chứng có số lượng tiểu cầu thấp chức năng sản xuất tiểu cầu và gia tăng phá hủy hơn nhóm nghiên cứu ở các thời điểm đánh giá tiểu cầu trong máu ngoại vi. Giảm tiểu cầu do tăng sau điều trị (p > 0,05). Nhóm nghiên cứu có chỉ phá hủy trong SXHD có thể do kết hợp nhiều yếu số AST, ALT tại thời điểm ra viện thấp hơn so với tố gồm sự kích hoạt bổ thể, sự tổn thương tế bào nhóm chứng. biểu mô mạch máu, sự kích hoạt hệ thống đông máu và do chính virus Dengue. Tiểu cầu đóng vai TÀI LIỆU THAM KHẢO: trò trung tâm trong giai đoạn cầm máu ban đầu để 1. Pham H.V, Doan H.T, Phan T.T, Tran Minh hình thành nút tiểu cầu tại vị trí tổn thương. Khi số N.N: Ecological factors associated with dengue lượng tiểu cầu giảm do nhiều nguyên nhân khác fever in a central highlands Province, Vietnam. nhau, quá trình cầm máu và hình thành nút tiểu BMC Infect Dis. 2011;11(1):172. doi:10.1186/1471- cầu sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến xuất huyết. Cao lỏng 2334-11-172. Tăng dịch chỉ huyết HN có vị Hòe hoa chứa rutin có 2. Bộ Y tế (2019), Hướng dẫn chẩn đoán, điều tác dụng làm tăng tỷ lệ tiểu cầu. Ngoài ra cao lỏng trị SXHD, Ban hành kèm theo Quyết định số 3705/ còn có vị Cỏ nhọ nồi, Rễ cỏ tranh cũng có tác dụng QĐ-BYT 2019 của Bộ trưởng Bộ y tế. làm tăng số lượng tiểu cầu, bảo vệ tế bào gan như 3. Nguyễn Nhược Kim (2010), Lí luận y học cổ một số nghiên cứu gần đây đề cập đến. truyền, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, tr. 150-157. Các chỉ số AST, ALT tại thời điểm ra viện của BN nhóm nghiên cứu có xu hướng thấp hơn so với 4. Bộ Y tế (2016), Dược điển Việt Nam V, Nhà nhóm dối chứng, tuy nhiên sự khác biệt không có xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 1085, 1117, 1122, 1118, ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Cao lỏng “Tăng dịch 1221, 1306, 1195, 1357, 1179, 1154, 1164, 1241. chỉ huyết HN” chứa các vị có tác dụng tốt trong việc 5. Nguyễn Nhược Kim (2009), Dược học cổ bảo vệ tế bào gan, như Sài đất, Hòe hoa, Cỏ nhọ truyền, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 35, 66, 68, nồi. Sài đất đã được nghiên cứu có chứa etanolic, 70, 72, 73, 75, 114, 115, 116, 213, 231. tác dụng hồi phục chức năng gan chuột đã bị CCl4 6. Đỗ Tất Lợi (2014), Những cây thuốc và vị làm cho suy trở lại bình thường. Hòe hoa có chứa thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. quercetin và oxymatrin, tác dụng bảo vệ tế bào 72, 75, 86, 219, 282, 287, 298, 366, 601, 715, gan, chống lại tác hại của gốc tự do, các cytokin 811, 837. của phản ứng viêm (nghiên cứu tiêm oxymatrin 7. WHO (2016), Asia RO for S-E Comprehensive vào chuột thực nghiệm trước khi gây nghẽn gan Guideline for Prevention and Control of Dengue chuột 30 phút thì chất này có tác dụng giảm thiểu and Dengue Haemorrhagic Fever, WHO Regional tế bào gan bị hư hại; AST và ALT cũng giảm đáng Office for South-East Asia. kể). Cỏ nhọ nồi cũng có tác dụng bảo vệ tế bào gan, thông qua hạn chế tăng trọng lượng gan, giảm 8. Li H, Yuan G, Jin Y, Li R, Wang L, Wang S hoạt độ AST và ALT, hạn chế tổn thương gan trên (2004), “Experimental study on hemostatic effect of giải phẫu vi thể. Ngoài ra, Cỏ nhọ nồi có chứa chất flos sophorae and its extracts”, Zhongguo Zhongxiyi wedelolactone cho thấy hoạt động chống viêm Jiehe Zazhi Chin J Integr Tradit West Med., 24(11): mạnh, giảm sự tổn thương của tế bào gan gây ra 1007-1009. bởi CCl4 trên chuột thực nghiệm. 9. Mahar S, Prasad A, Datta P.P (2014), 5. KẾT LUẬN. Haemostatic effect of ecliptaalba on albino rabbits, Nghiên cứu 60 BN có chẩn đoán SXHD và 23(2):352-360. SXHD có dấu hiệu cảnh báo, chia ngẫu nhiên thành 10. Abd Kadir S.L, Yaakob H, Mohamed Zulkifli nhóm đối chứng (30 BN) điều trị bằng phác đồ nền R (2013), Potential anti-dengue medicinal plants: a theo y học hiện đại; nhóm nghiên cứu (30 BN) điều review, 67(4): 677-689.  Tạp chí Y HỌC QUÂN SỰ, SỐ 359 (7-8/2022) 69
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0