intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp kéo giãn cột sống trong điều trị hội chứng thắt lưng hông do thoát vị đĩa đệm, tại Bệnh viện Quân y 109

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hội chứng thắt lưng hông (HCTLH) là bệnh hay gặp trong cộng đồng do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó, khoảng 80% do thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) cột sống thắt lưng (CSTL). Bài viết tập trung trình bày đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp kéo giãn cột sống trong điều trị hội chứng thắt lưng hông do thoát vị đĩa đệm, tại Bệnh viện Quân y 109.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp kéo giãn cột sống trong điều trị hội chứng thắt lưng hông do thoát vị đĩa đệm, tại Bệnh viện Quân y 109

  1. HỘI NGHỊ KHOA HỌC Y HỌC CỔ TRUYỀN TOÀN QUÂN NĂM 2022 ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP KÉO GIÃN CỘT SỐNG TRONG ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẮT LƯNG HÔNG DO THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 109 BS. BÙI VĨNH AN Bệnh viện Quân y 109 TÓM TẮT: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng mở, tiến cứu, so sánh trước và sau điều trị, có đối chứng trên 60 bệnh nhân hội chứng thắt lưng hông do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, gồm 30 bệnh nhân (nhóm nghiên cứu) điều trị bằng phương pháp điện châm kết hợp kéo giãn cột sống thắt lưng và 30 bệnh nhân (nhóm đối chứng) điều trị bằng phương pháp điện châm đơn thuần, tại Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Quân y 109, từ tháng 9/2019 đến tháng 9/2020. Kết quả: Sau 20 ngày điều trị, điểm đau VAS nhóm nghiên cứu giảm nhiều hơn so với nhóm đối chứng; độ giãn cột sống thắt lưng, chỉ số Lasègue, tầm vận động gấp trung bình, tầm vận động duỗi trung bình, tầm vận động nghiêng trung bình, chức năng sinh hoạt hằng ngày ở bệnh nhân nhóm nghiên cứu tăng so với nhóm đối chứng (khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05). Kết quả điều trị chung sau điều trị 20 ngày, thấy 96,7% bệnh nhân nhóm nghiên cứu đạt kết quả rất tốt và tốt, 63,3% bệnh nhân nhóm đối chứng đạt kết quả rất tốt và tốt (khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05). Không trường hợp nào gặp tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị. Từ khóa: Hội chứng thắt lưng hông, thoát vị đĩa đệm, cột sống thắt lưng. ABSTRACT: Open clinical intervention study, prospective, compare before and after treatment with control group on 60 patients diagnosed hip spine syndrome due to herniated lumbar disc, 30 patients in study group were treated electro-acupuncture combined with lumbar spinal traction and 30 patients in control group were treated electro-acupunture, in Department of Traditional Medicine, at the 109 Military Hospital, from September 2019 to September 2020. Results: After 20 days treatment, the VAS score in the study group decreased more than in the control group; lumbar spinal elongation, Lasègue index, average folding range of movement, average stretching range of movement, average incliation range of movement, daily living function in patients in the study group increased more than in the control group (the difference was statistically significant with p < 0,05). Overall treatment result after 20 days, in the study group: very good and good 96.7% and in the control group: 63.3% very good and good (with p < 0,05). There were no cases of adverse effects on during treatment. Keywords: Hip spine syndrome, herniated disc, lumbar spine. Chịu trách nhiệm nội dung: BS. Bùi Vĩnh An, SĐT: 0962455998. Ngày nhận bài: 12/6/2022; mời phản biện khoa học: 7/2022; chấp nhận đăng: 20/8/2022. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ. hợp xoa bóp, vật lí trị liệu và gần đây là điện trường Hội chứng thắt lưng hông (HCTLH) là bệnh châm kết hợp kéo giãn CSTL… hay gặp trong cộng đồng do nhiều nguyên nhân Từ năm 2019, Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện gây nên, trong đó, khoảng 80% do thoát vị đĩa Quân y 109 phát triển ứng dụng thêm nhiều kĩ đệm (TVĐĐ) cột sống thắt lưng (CSTL). Bệnh thuật vật lí trị liệu - phục hồi chức năng và kết thường gặp ở nam nhiều hơn nữ và đa số ở độ hợp với các kĩ thuật y học cổ truyền trong điều trị tuổi lao động. bệnh nhân (BN), trong đó có kĩ thuật kéo giãn cột Theo y học cổ truyền, HCTLH có bệnh danh sống trên máy Red Leaf. Để tổng kết kinh nghiệm, “Yêu cước thống” thuộc chứng tý. Đã có nhiều góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, chúng tôi nghiên cứu điều trị hội chứng thắt lưng hông bằng thực hiện đề tài này nhằm đánh giá tác dụng của phương pháp y học cổ truyền, như dùng thuốc cổ điện châm kết hợp kéo giãn CSTL trong điều trị truyền, châm cứu, xoa bóp... Đồng thời, điều trị kết HCTLH do TVĐĐ CSTL và các tác dụng không hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại, như kết mong muốn của phương pháp này, tại Bệnh viện hợp điện châm với kéo giãn CSTL, điện châm kết Quân y 109. 32 Tạp chí Y HỌC QUÂN SỰ, SỐ 359 (7-8/2022)
  2. HỘI NGHỊ KHOA HỌC Y HỌC CỔ TRUYỀN TOÀN QUÂN NĂM 2022 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Đánh giá kết quả điều trịthời điểm ngày thứ 10 2.1. Đối tượng nghiên cứu: (D10) và ngày thứ 20 (D20), so sánh với trước điều trị (D0) và so sánh giữa nhóm nghiên cứu với nhóm 60 BN chẩn đoán xác định HCTLH do TVĐĐ chứng, gồm: hiệu quả giảm đau (theo thang điểm CSTL, điều trị tại Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện VAS); độ giãn CSTL (nghiệm pháp Schober); mức độ Quân y 109, từ tháng 9/2019-9/2020. chèn ép rễ dây thần kinh (nghiệm pháp Lasègue); tầm Loại trừ BN dưới 18 tuổi; BN TVĐĐ vào thân đốt vận động CSTL (gấp, duỗi, nghiêng); cải thiện chức sống; BN có tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc toàn năng CSTL trong sinh hoạt hằng ngày (theo bộ câu thân; BN có hội chứng đuôi ngựa hoặc liệt chi dưới; hỏi Oswestry Lowback Pain Disability Questionaire). BN có chỉ định phẫu thuật; BN có HCTLH không do - Đánh giá hiệu quả điều trị chung: TVĐĐ; BN có kèm theo viêm cột sống dính khớp, Kahler, lao cột sống, ung thư, loãng xương typ I, + Loại A: kết quả điều trị rất tốt, tổng điểm sau typ II; BN có chấn thương gây xẹp lún, gãy cung điều trị giảm hơn 80% so với trước điều trị. sau…; BN không tuân thủ quy định điều trị, dừng + Loại B: kết quả điều trị tốt, tổng điểm sau điều hoặc bỏ điều trị 2 ngày trở lên. trị giảm từ 65-80% so với trước điều trị. 2.2. Phương pháp nghiên cứu: + Loại C: kết quả điều trị trung bình, tổng điểm - Thiết kế nghiên cứu: can thiệp lâm sàng mở, sau điều trị giảm từ 50% đến dưới 65% so với tiến cứu, có đối chứng, so sánh trước - sau điều trị. trước điều trị. - Chẩn đoán HCTLH do TVĐĐ CSTL: + Loại D: kết quả điều trị kém, tổng điểm sau điều trị giảm dưới 50% so với trước điều trị. + Lâm sàng: biểu hiện ít nhất 1 triệu chứng của hội chứng cột sống (đau CSTL, co cơ cạnh - Đạo đức: nghiên cứu được hội đồng đạo đức sống, biến dạng cột sống, có điểm đau cột sống bệnh viện thông qua. Mọi thông tin về BN được bảo mật và chỉ phục vụ mục đích khoa học. và cạnh CSTL; hạn chế tầm vận động CSTL) và ít nhất 1 triệu chứng của hội chứng rễ thần kinh - Xử lí số liệu: bằng phương pháp thống kê y (rối loạn cảm giác, teo cơ, giảm hoặc mất phản xạ học, sử dụng phần mềm Excel. gân xương). 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN. + Cận lâm sàng: chụp cộng hưởng từ CSTL có - Đánh giá cải thiện mức độ đau sau điều trị: hình ảnh TVĐĐ CSTL thể ra sau ở các mức độ phình - lồi đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm. - Chia ngẫu nhiên 60 BN thành 2 nhóm (tương đồng về tuổi, giới tính, thời gian mắc bệnh và mức độ đau): nhóm nghiên cứu (30 BN), điều trị bằng phương pháp điện châm kết hợp kéo giãn CSTL và nhóm đối chứng (30 BN), điều trị bằng phương pháp điện châm. - Các bước thực hiện: + Bước 1: khám, ghi nhận lâm sàng tất cả BN. + Bước 2: làm các xét nghiệm cơ bản trước Biểu đồ 1. Mức độ đau qua các thời điểm. điều trị, gồm huyết học (hồng cầu, bạch cầu, Kết quả nghiên cứu cho thấy, điểm đau VAS cả tiểu cầu, huyết sắc tố, máu lắng), sinh hóa máu hai nhóm đều giảm sau 10 ngày và 20 ngày điều (Ure, Creatinin, AST, ALT); chụp cộng hưởng trị, khác biệt trước và sau điều trị có ý nghĩa thống từ hoặc chụp cắt lớp vi tính CSTL; đo mật kê với p < 0,05. Sau 20 ngày điều trị thấy điểm độ xương. VAS nhóm NC (giảm từ 6,2 ± 0,89 điểm xuống còn + Điều trị BN từng nhóm theo phác đồ của Khoa 0,97 ± 0,56 điểm) giảm nhiều hơn so với nhóm ĐC và theo dõi, ghi nhận biến đổi triệu chứng bệnh, (giảm từ 6,03 ± 1,00 điểm xuống còn 2,83 ± 0,83 các tác dụng không mong muốn nếu có. điểm), khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05. Bảng 1. Chênh lệch điểm đau VAS trước và sau điều trị giữa nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng. Nhóm nghiên cứu(1) Nhóm đối chứng(2) Chênh lệch p1-2 Điểm VAS Tỉ lệ % Điểm VAS Tỉ lệ % ΔD0-D10 2,73 ± 0,13 44,0 1,87 ± 0,11 31,0 < 0,05 ΔD0-D20 5,23 ± 0,73 86,9 3,2 ± 0,13 53,1 < 0,05 Tạp chí Y HỌC QUÂN SỰ, SỐ 359 (7-8/2022) 33
  3. HỘI NGHỊ KHOA HỌC Y HỌC CỔ TRUYỀN TOÀN QUÂN NĂM 2022 Sau điều trị 10 ngày và 20 ngày, nhóm nghiên cứu có điểm đau trung bình giảm nhiều hơn so với nhóm đối chứng, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. - Đánh giá cải thiện về độ giãn CSTL sau điều trị: Biểu đồ 2. Độ giãn CSTL tại các thời điểm. Độ giãn CSTL sau điều trị tăng ở cả hai nhóm; nhóm nghiên cứu tăng nhiều hơn nhóm đối chứng cả thời điểm sau điều trị 10 ngày và 20 ngày, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bảng 2. Chênh lệch độ giãn CSTL trước và sau điều trị. Nhóm nghiên cứu(1) Nhóm đối chứng(2) Chênh lệch p1-2 Schober Tỉ lệ % Schober Tỉ lệ % ΔD0-D10 1,7 ± 0,1 14,4 1,07 ± 0,15 9,2 < 0,05 ΔD0-D20 2,53 ± 0,16 21,5 1,77 ± 0,14 15,2 < 0,05 Kết quả nghiên cứu thấy sau điều trị 10 ngày và 20 ngày, nhóm nghiên cứu có độ giãn CSTL trung bình tăng nhiều hơn so với nhóm đối chứng, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bảng 3. So sánh độ giãn CSTL của 2 nhóm sau 20 ngày điều trị. Độ giãn CSTL Nhóm nghiên cứu(1) Nhóm đối chứng(2) p1-2 Số BN Tỉ lệ % Số BN Tỉ lệ % ≥ 14 cm 24 80,0 14 46,7 Schober 13 cm 6 20,0 14 46,7 < 0,05 12 cm 0 0,0 2 6,6 Sau 20 ngày điều trị thấy độ giãn CSTL ≥ 14cm ở nhóm nghiên cứu (80,0%) cao hơn so với nhóm đối chứng (46,7%), khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05. - Đánh giá cải thiện mức độ chèn ép rễ dây thần kinh (nghiệm pháp Lasègue) sau điều trị: Biểu đồ 3. Sự cải thiện nghiệm pháp Lasègue sau điều trị. Kết quả cho thấy, chỉ số Lasègue cải thiện ở nhóm nghiên cứu nhiều hơn so với nhóm đối chứng, khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05. 34 Tạp chí Y HỌC QUÂN SỰ, SỐ 359 (7-8/2022)
  4. HỘI NGHỊ KHOA HỌC Y HỌC CỔ TRUYỀN TOÀN QUÂN NĂM 2022 Bảng 4. Chênh lệch chỉ số Lasègue trước và sau điều trị. Nhóm nghiên cứu(1) Nhóm đối chứng(2) Chênh lệch p1-2 Lasègue Tỉ lệ % Lasègue Tỉ lệ % ΔD0-D10 14,9 ± 1,0 28,7 11,97 ± 1,52 22,2 > 0,05 ΔD0-D20 24,23 ± 1,08 46,6 19,3 ± 1,47 35,9 < 0,05 Sau điều trị 10 ngày, chỉ số Lasègue trung bình của nhóm nghiên cứu tăng hơn nhóm đối chứng, nhưng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Sau điều trị 20 ngày,chỉ số Lasègue trung bình của nhóm nghiên cứu tăng hơn rõ rệt so với nhóm đối chứng, khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05. + Cải thiện tầm vận động CSTL sau điều trị: Bảng 5. Cải thiện tầm vận động gấp CSTL trước và sau điều trị. Nhóm Nhóm nghiên cứu(1) Nhóm đối chứng(2) p1-2 D0 (± SD) (°) 56,27 ± 2,68 55,13 ± 3,89 > 0,05 D10 (± SD)(°) 64,33 ± 4,02 62,73 ± 3,77 > 0,05 D20 (± SD)(°) 74,17 ± 4,51 68,7 ± 4,1 < 0,05 ΔD0-D10 8,07 ± 3,98 7,6 ± 4,1 > 0,05 ΔD0-D20 17,9 ± 4,47 13,57 ± 5,31 < 0,05 pD0-D10 < 0,05 < 0,05 pD0-D20 < 0,05 < 0,05 Sau điều trị 10 ngày và 20 ngày, tầm vận động gấp trung bình nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng đều khác biệt có ý nghĩa thống kê so với thời điểm trước điều trị (p < 0,05). Đặc biệt, tầm vận động gấp trung bình nhóm nghiên cứu tăng nhiều hơn so với nhóm đối chứng sau 10 ngày và 20 ngày điều trị. Nhưng tại thời điểm sau điều trị 10 ngày thì sự chênh lệch không có ý nghĩa thống kê, với p > 0,05; tại thời điểm sau điều trị 20 ngày thì sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05. Bảng 6. Cải thiện tầm vận động duỗi CSTL trước và sau điều trị. Nhóm Nhóm nghiên cứu(1) Nhóm đối chứng(2) p1-2 D0 (± SD)(°) 20,13 ± 1,01 19,73 ± 0,98 > 0,05 D10 (± SD)(°) 23,67 ± 1,42 22,4 ± 1,5 < 0,05 D20 (± SD)(°) 26,57 ± 2,16 24,23 ± 1,28 < 0,05 ΔD0-D10 3,53 ± 1,46 2,67 ± 1,47 < 0,05 ΔD0-D20 6,43 ± 1,85 4,5 ± 1,78 < 0,05 pD0-D10 < 0,05 < 0,05 pD0-D20 < 0,05 < 0,05 Sau điều trị 10 và 20 ngày, tầm vận động duỗi cả 2 nhóm tăng so với trước điều trị, khác biệt với p < 0,05. Tại thời điểm sau điều trị 10 và 20 ngày, tầm vận động nhóm nghiên cứu tăng nhiều hơn so với nhóm đối chứng, khác biệt với p < 0,05. Bảng 7. Cải thiện tầm vận động nghiêng CSTL trước và sau điều trị. Nhóm Nhóm nghiên cứu(1) Nhóm đối chứng(2) p1-2 D0 (± SD)(°) 22,7 ± 0,84 22,37 ± 0,85 > 0,05 D10 (± SD)(°) 26,23 ± 1,04 25,03 ± 0,89 < 0,05 D20 (± SD)(°) 30,2 ± 1,22 27,4 ± 1,77 < 0,05 ΔD0-D10 3,53 ± 1,41 2,67 ± 1,03 < 0,05 ΔD0-D20 7,5 ± 1,46 5,03 ± 1,97 < 0,05 pD0-D10 < 0,05 < 0,05 pD0-D20 < 0,05 < 0,05 Sau điều trị 10 và 20 ngày thấy tầm vận động nghiêng tăng ở cả hai nhóm so với trước điều trị, khác biệt với p < 0,05. Tại thời điểm sau điều trị 10 và 20 ngày, tầm vận động nghiêng ở nhóm nghiên cứu tăng nhiều hơn so với nhóm đối chứng, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tạp chí Y HỌC QUÂN SỰ, SỐ 359 (7-8/2022) 35
  5. HỘI NGHỊ KHOA HỌC Y HỌC CỔ TRUYỀN TOÀN QUÂN NĂM 2022 - Cải thiện chức năng sinh hoạt hằng ngày qua bộ câu hỏi Oswestry: Bảng 8. Phân loại chức năng sinh hoạt hằng ngày trước và sau điều trị. Thời điểm Nhóm nghiên cứu(1) Nhóm đối chứng(2) đánh giá Khá Trung bình Kém Tốt Khá Trung bình Kém Tốt Số BN 0 0 22 8 0 0 21 9 D0 Tỉ lệ % 0 0 73,3 26,7 0 0 70,0 20,0 Số BN 6 21 3 0 0 3 22 5 D10 Tỉ lệ % 20,0 70,0 10,0 0 0 10,0 73,3 16,7 Số BN 22 8 0 0 18 12 0 0 D20 Tỉ lệ % 73,3 26,7 0 0 60,0 40,0 0 0 p < 0,05 < 0,05 p1-2 pD10> 0,05; pD20< 0,05 Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự thay đổi về - Tác dụng không mong muốn: sau 20 ngày điều phân loại chức năng sinh hoạt hằng ngày của BN trị, không ghi nhận trường hợp nào gặp tác dụng ở hai nhóm sau 10 và 20 ngày điều trị. Trong đó, không mong muốn. nhóm nghiên cứu xu hướng thay đổi tốt hơn nhóm 4. KẾT LUẬN. đối chứng, nhưng khác biệt không có ý nghĩa sau Nghiên cứu tại Khoa Y học cổ truyền, Bệnh 10 ngày điều trị (p > 0,05) và khác biệt có ý nghĩa viện Quân y 109, từ tháng 9/2019-9/2020, chúng sau 20 ngày điều trị (p < 0,05). tôi thấy điều trị HCTLH do TVĐĐ CSTL bằng điện - Kết quả điều trị chung: châm kết hợp với kéo giãn CSTL cho kết quả tốt + Kết quả chung sau điều trị 10 ngày: hơn so với điều trị bằng điện châm đơn thuần. Đây là phương pháp điều trị kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền có hiệu quả và an toàn. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Đặng Ngọc Huy, Bùi Quang Tuyển, Nguyễn Hùng Minh (2008), “Đặc điểm giải phẫu cột sống liên quan đến bệnh thoát vị đĩa đệm”, Tạp chí Y học thực hành, 608 + 609, 35-36. 2. Hồ Hữu Lương (2001), Đau thắt lưng và thoát Biểu đồ 4. Kết quả chung sau điều trị 10 ngày. vị đĩa đệm, NXB Y học, Hà Nội, tr. 105-106. Khác biệt về kết quả điều trị sau 10 ngày giữa 2 3. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2011), Đau vùng thắt nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 . lưng và đau thần kinh tọa: Bệnh học cơ xương + Kết quả chung sau điều trị 20 ngày: khớp nội khoa, Nhà xuất bản Giáo dục, tr. 154. 4. Nguyễn Nhược Kim, Trần Quang Đạt (2008), Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 199- 202 . 5. Trần Thúy, Phạm Duy Nhạc, Hoàng Bảo Châu (2011), Bài giảng y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 126-128. 6. Cục quản lí khám chữa bệnh, Bộ Y tế (2014), Biều đồ 5. Kết quả điều trị chung sau 20 ngày. Hướng dẫn quy trình kĩ thuật chuyên ngành phục Sau 20 ngày điều trị, nhóm NC có 96,7% BN đạt hồi chức năng, tr. 55-56. kết quả rất tốt và tốt; nhóm ĐC có 63,3% BN đạt 7. Khoa Y học cổ truyển, Trường Đại học Y Hà kết quả rất tốt và tốt. Khác biệt có ý nghĩa thống kê Nội (2012), Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền, với p < 0,05. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 177-182.  36 Tạp chí Y HỌC QUÂN SỰ, SỐ 359 (7-8/2022)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2