Đỗ Ngọc Tuấn<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
89(01/2): 89 - 93<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM TÊ<br />
TRONG NẮN CHỈNH GÃY KÍN ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY DI LỆCH<br />
Đỗ Ngọc Tuấn<br />
Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Châm cứu giảm đau và châm giảm đau trong ngoại khoa đã được áp dụng ở một số cơ<br />
sở quân, dân y và ở một số cơ sở y học nước ngoài [4] . Và đã có tỷ lệ thành công đáng khích lệ.<br />
Riêng đối với châm tê giảm đau trong nắn chỉnh gãy kín đầu dưới xương quay di lệch chưa có<br />
tổng kết cụ thể. Nhằm kế thừa phát huy kinh nghiệm của nền YHCT và đánh giá hiệu quả của<br />
phương pháp giảm đau bằng châm tê với loại thủ thuật kéo nắn chỉnh cho loại gãy này.<br />
Mục tiêu:<br />
1. Đánh giá khả năng giảm đau bằng phương pháp điện châm tê trong nắn chỉnh gãy kín đầu dưới<br />
xương quay di lệch.<br />
2. Theo dõi các tác dụng không mong muốn của phương pháp điện châm tê trong nắn chỉnh gãy<br />
kín đầu dưới xương quay di lệch.<br />
Phương pháp: Tiến cứu ( thử nghiệm lâm sàng). Được tiến hành tại khoa BM1 Viện quân y 103.<br />
BN nghiên cứu được chia 2 nhóm:32 BN châm tê và 32BN tiêm thuốc tê. Bệnh nhân được chẩn<br />
đoán gãy Pouteau- Colles và được kéo nắn chỉnh hình tại khoa 2004.<br />
Kết quả: qua 32 được vô cảm bằng phương pháp điện châm tê sử dụng 2 huyệt Hợp cốc và Khúc<br />
trì kết quả đạt loại A: 43,8%; loại B 37,5%; loại C 18,7%. Chưa có thất bại. Với vô cảm bằng tiêm<br />
tê loại A: 56,2%; loại B: 43,8%, không có loại C và D. Các chỉ số huyết áp và tần số mạch không<br />
có sự thay đổi trước và sau châm tê, chỉ thay đổi tần số thở, thay đổi ngưỡng đau trước và sau<br />
châm tê (p < 0,05). Có sự khác biệt bằng giảm đau giữa châm tê và tiêm tê (p < 0,05).<br />
Kết luận:<br />
1. Bằng phương pháp châm tê hai huyệt Hợp cốc và Khúc trì đảm bảo nắn chỉnh thành công 96,8%<br />
trường hợp gãy đầu dưới xương quay di lệch Loại A: 43,8%; loại B: 37,5%; loại C: 18,7%; không<br />
đạt: 0%. Phương pháp châm tê đã nêu làm ngưỡng đau tăng lên với hệ số giảm đau K = 1,49.<br />
2. Phương pháp châm tê giảm đau hỗ trợ kéo nắn gãy đầu dưới xương quay di lệch chưa thấy xảy<br />
ra biến cố và biến chứng không mong muốn.<br />
Từ khóa:<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Từ năm 1970 thừa kế châm tê phẫu thuật<br />
Nguyễn Tài Thu và Hoàng Bảo Châu đã tổng<br />
kết 92% mổ bằng châm tê thành công [1,2,3].<br />
Tuy nhiên, để đánh giá vai trò của từng yếu tố<br />
can thiệp trong điều trị gãy đầu dưới xương<br />
quay, cho đến nay chưa thấy công trình khoa<br />
học nào nghiên cứu cụ thể. Và để thừa kế tính<br />
ưu việt của châm tê chúng tôi đặt vấn đề<br />
nghiên cứu châm tê để nắn chỉnh điều trị loại<br />
gãy này.<br />
MỤC TIÊU<br />
1. Đánh giá khả năng giảm đau bằng phương<br />
pháp điện châm tê trong nắn chỉnh gãy kín<br />
đầu dưới xương quay di lệch.<br />
*<br />
<br />
2. Theo dõi các tác dụng không mong muốn<br />
của phương pháp điện châm tê trong nắn<br />
chỉnh gãy kín đầu dưới xương quay di lệch.<br />
ĐỐÍ TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Phương tiện nghiên cứu<br />
- Kim châm: Kim hào châm - Máy điện<br />
châm xung nhọn và xung vuông<br />
- Dụng cụ tiêm, thuốc chống shock, thuốc tê.<br />
Đối tượng nghiên cứu:<br />
* Gồm 62 bệnh nhân > 14 tuổi, được chẩn đoán<br />
lâm sàng và X quang: gãy kín Pouteau – Colles,<br />
gãy di lệch đầu dưới xương quay di lệch.<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: Tất cả các bệnh<br />
nhân tuổi từ 14 trở lên, bị gãy Pouteau – Colles<br />
89<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đỗ Ngọc Tuấn<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
và gãy kín đầu dưới xương quay di lệch. Thời<br />
gian không quá 6 ngày kể từ khi bị chấn thương<br />
gãy xương và. Tình nguyện, được giải thích cặn<br />
kẻ về phương pháp vô cảm.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ khỏi diện nghiên cứu:<br />
Gãy hở đầu dưới xương quay. Gãy xương<br />
bệnh lý.Gãy cả đầu dưới xương trụ kết hợp.<br />
Kèm theo tổn thương: mạch máu, rách da; tổn<br />
thương thần kinh; tổn thương nội tạng hoặc<br />
kèm đa chấn thương và có choáng. Dưới 14<br />
tuổi và người cao tuổi sức khỏe kém. Bị gãy<br />
xương trên 7 ngày sau khi gãy. Mắc các bệnh<br />
xơ gan, suy thận, bệnh tim, nghiện ma tuý,<br />
nhiễm HIV, phụ nữ có thai, cao huyết áp, tâm<br />
thần phân liệt, yếu, suy nhược, liệt nửa<br />
người...Bệnh nhân và thủ thuật viên không<br />
đồng ý chấp nhận phương pháp châm tê.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Đề tài tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng. tuyển<br />
chọn ngẫu nhiên, có so sánh với nhóm chứng,<br />
theo dõi và đánh giá kết quả. Phương pháp<br />
nghiên cứu cụ thể gồm các giai đoạn:<br />
Tổng số đối tượng nghiên cứu là 62 bệnh<br />
nhân gồm 2 nhóm:<br />
Nhóm nghiên cứu gồm 32 bệnh nhân châm<br />
tê. Nhóm đối chứng gồm 32 với vô cảm bằng<br />
phương pháp tiêm tê ổ gãy.<br />
Nghiên cứu châm tê vô cảm hỗ trợ trong<br />
nắn chỉnh hình gãy kín đầu dưới xương<br />
quay.<br />
Nguyên tắc chọn huyệt trong châm tê<br />
* Theo học thuyết kinh lạc: kinh lạc đi qua<br />
vùng nào thì chữa bệnh tại vùng đó và theo<br />
Kinh đại trường đi dọc theo xương quay.<br />
Huyệt châm: Hợp cốc và Khúc trì.<br />
Công thức huyệt châm tê:<br />
Nguyên tắc châm: phải châm kim đúng huyệt<br />
đạt cảm giác đắc khí, bệnh nhân cảm thấy<br />
căng tức nhẹ, nặng vừa phải, không đau tại<br />
chỗ châm kim. Nối dây dương vào huyệt Hợp<br />
cốc; dây âm vào huyệt Khúc trì. Kích thích<br />
lên huyệt:.Dạng xung kích thích: xung<br />
Blocking.Cường độ: Ban đầu = 1µA (bệnh<br />
nhân chịu kích thích dễ dàng). Tăng dần<br />
cường độ 5 phút 1 lần, mỗi lần tăng 1 đến 1,5<br />
<br />
89(01/2): 89 - 93<br />
<br />
µA cho đạt đến 10 µA. Nhờ sự thích ứng với<br />
kích thích bệnh nhân dễ dàng chịu được kích<br />
thích với cường độ 10 µA.Tần số: Từ 5 đến<br />
30 Hz (300 đến1800 xung/ phút). Thời gian:<br />
20 đến 30 phút để đạt độ tê cần thiết. Chỉ một<br />
thầy thuốc chuyên trách làm điện châm tê<br />
Bước 3: Kiểm tra mức độ giảm đau: Test<br />
giảm đau bằng panh không mấu cặp vào da<br />
vùng gãy, bấm vào nấc 2 mà bệnh nhân<br />
không đau là có thể tiến hành nắn chỉnh.<br />
Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả châm tê hỗ trợ<br />
giảm đau trong nắn chỉnh hình gãy đầu dưới<br />
xương quay [1,2,3]<br />
Loại A (tốt): Nắn chỉnh thuận lợi, người bệnh<br />
không thấy đau hoặc hơi đau nhưng chịu<br />
được, mạch, huyết áp và nhịp thở bình thường<br />
hoặc ít thay đổi (mạch thay đổi < 10<br />
nhịp/phút; huyết áp thay đổi 0,05<br />
<br />
P<br />
< 0,05<br />
> 0,05<br />
<br />
Bảng 2. Sự biến đổi của nhịp thở nhóm châm tê và nhóm gây tê<br />
Nhịp thở<br />
Bệnh nhân<br />
Nhóm nghiên cứu n=32<br />
Nhóm chứng n=32<br />
P<br />
<br />
Thời điểm đo<br />
Trước khi nắn chỉnh<br />
Sau khi nắn chỉnh<br />
21,9 ( 3,22<br />
23,5 ( 3,21<br />
21,9 ( 1,54<br />
23,2 ( 1,76<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
<br />
P<br />
< 0,001<br />
< 0,001<br />
<br />
Bảng 3. Sự biến đổi của huyết áp động mạch nhóm châm tê và nhóm gây tê<br />
Huyết áp<br />
Bệnh nhân<br />
Nhóm nghiên cứu n=32<br />
Nhóm chứng n=32<br />
P<br />
<br />
Tối đa<br />
Tối thiểu<br />
Tối đa<br />
Tối thiểu<br />
<br />
Thời điểm đo<br />
Trước khi nắn chỉnh<br />
Sau khi nắn chỉnh<br />
118,6 ( 15,5<br />
117,8 ( 13,2<br />
74,5 ( 11,16<br />
73,1 ( 10,16<br />
121,5 ( 11,39<br />
117,6 ( 12,75<br />
75,8 ( 6,72<br />
74,0 ( 6,15<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
<br />
p<br />
< 0,001<br />
< 0,001<br />
< 0,001<br />
< 0,001<br />
<br />
Phân bố kết quả của châm tê và tiêm tê giảm đau khi nắn chỉnh gãy kín đầu dưới xương quay<br />
di lệch<br />
Bảng 4. Sự thay đổi ngưỡng đau trong nhóm châm tê<br />
Ngưỡng đau<br />
Bệnh nhân<br />
Nhóm châm tê n = 32<br />
<br />
Thời điểm<br />
Trước nắn chỉnh<br />
Sau nắn chỉnh<br />
216,3 ( 44,82<br />
323,1 ( 75,93<br />
<br />
p<br />
< 0,001<br />
<br />
Hệ số giảm đau K (Đs / Đt) = 1,49. (P < 0,001)<br />
Bảng 5. Kết quả giảm đau của 2 nhóm nghiên cứu<br />
Nhóm<br />
Kết quả<br />
Loại A<br />
Loại B<br />
Loại C<br />
Loại D<br />
<br />
Nhóm nghiên cứu<br />
N<br />
%<br />
14<br />
43,8<br />
12<br />
37,5<br />
6<br />
18,7<br />
0<br />
0,0<br />
<br />
Nhóm chứng<br />
N<br />
%<br />
18<br />
56,3<br />
14<br />
43,8<br />
0<br />
0,0<br />
0<br />
0,0<br />
<br />
p<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
91<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đỗ Ngọc Tuấn<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
89(01/2): 89 - 93<br />
<br />
Bảng 6. Tác động không mong muốn của 2 phương pháp vô cảm<br />
Nghiên cứu<br />
<br />
Nhóm<br />
Kết quả<br />
Choáng<br />
Chảy máu<br />
Gãy kim<br />
Nhiễm khuẩn<br />
P<br />
<br />
n<br />
1<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Về kỹ thuật châm kim :Kỹ thuật châm kim<br />
nói chung và châm kim trong châm tê nắn<br />
chỉnh gãy đầu dưới xương quay nói riêng, kỹ<br />
thuật châm là yếu tố quyết định chínhắc khí..<br />
Phải châm đúng huyệt và đạt cảm giác dau<br />
Về lượng kích thích và chế độ kích thích<br />
các huyệt : Qua thực tiễn cho thấy lượng kích<br />
thích và chế độ kích thích các huyệt đóng vai<br />
trò quan trọng đối với kết quả châm tê cho dù<br />
kỹ thụât châm có tốt. Lượng kích thích phải<br />
phù hợp sát với từng bệnh nhân cụ thể như<br />
tuổi, người béo, người gày và làm cho bệnh<br />
nhân hết đau. sử dụng cường độ xuất phát ban<br />
đầu là 1 µ A (để bệnh nhân chịu kích thích dễ<br />
dàng). Cứ 5 phút tăng dần cường độ 2 µ A<br />
cho đến khi đạt tới 10 µ A (micro amper).<br />
Tần số sử dụng ban đầu từ 5 tăng dần cho tới<br />
30 Hz thì thấy rằng bệnh nhân dễ chịu và có<br />
kết quả hơn<br />
Về thời gian kích thích : sau điện châm 5 –<br />
10 phút bệnh nhân có cảm giác tức nặng.<br />
Được 25 – 30 phút thì cảm giác đau hết hoàn<br />
toàn bên tay gãy. Khi nắn chỉnh rút hết kim ở<br />
tay gãy chỉ còn lưu kim bên tay lành . sau khi<br />
châm tê được 25 – 30 phút bệnh nhân mới đạt<br />
mức vô cảm cần thiết để tiến hành nắn chỉnh<br />
và có thể đủ thời gian để kích thích hệ thống<br />
giảm đau trong cơ thể hoạt động, để các tế<br />
bào thần kinh tham gia vào quá trình chống đau<br />
tiết ra các chất để ngăn chặn cảm giác đau.<br />
Về sự thay đổi của mạch trong châm tê<br />
giảm đau nắn gãy kín đầu dưới xương<br />
quay di lệch : Các kết quả thay đổi tần số<br />
mạch có thay đổi khi châm tê và liên quan<br />
đến thủ thuật, chỉ số mạch có giảm sau khi<br />
nắn chỉnh so với trước châm tê (P < 0,05),<br />
nhưng đều thay đổi trong giới hạn cho phép.<br />
<br />
Chứng<br />
%<br />
3,1<br />
0,0<br />
0,0<br />
0,0<br />
<br />
n<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
%<br />
0,0<br />
0,0<br />
0,0<br />
0,0<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Không có trường hợp nào mạch giảm hay<br />
tăng > 20 nhịp/phút.<br />
Về sự thay đổi của nhịp thở trong châm tê<br />
giảm đau nắn chỉnh gãy đầu dưới xương<br />
quay di lệch : tần số nhịp thở đều thay đổi<br />
trong giới hạn cho phép, sau nắn chỉnh nhịp<br />
thở của cả hai nhóm nghiên cứu và nhóm<br />
chứng đều thay đổi (P < 0,001). Chúng tôi<br />
cũng không gặp bệnh nhân nào có nhịp thở<br />
thay đổi > 5 nhịp / phút. Tuy nhiên giữa hai<br />
nhóm nghiên cứu không có sự khác biệt<br />
(P > 0,05).<br />
Về sự thay đổi của huyết áp động mạch<br />
trong châm tê giảm đau nắn chỉnh gãy đầu<br />
dưới xương quay di lệch huyết áp động<br />
mạch của nhóm tiêm tê và nhóm châm tê đều<br />
thay trước khi điện châm và sau khi điện<br />
châm ( P < 0,05) nhưng sự thay đổi này<br />
cũng nằm trong giới hạn cho phép. Sự khác<br />
biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê<br />
(P > 0,05). Chúng tôi cũng không gặp trường<br />
hợp nào huyết áp tăng > 20 mmHg. . Sự thay<br />
đổi này đều nằm trong giới hạn cho phép [1,2] .<br />
Bàn về kết quả giảm đau của phương pháp<br />
điện châm tê trong nắn chỉnh gãy kín kín<br />
đầu dưới xương quay di lệch<br />
- Kết quả giảm đau của phương pháp điện<br />
châm tê trong nắn chỉnh gãy kín kín đầu dưới<br />
xương quay di lệch khi sử dụng hai huyệt<br />
Hợp cốc và Khúc trì có tỷ lệ thành công, loại<br />
A 14/32 (43,8%), loại B 12/32 (37,5%), loại<br />
C 6/32 (18,7%), không có thất bại. Sự khác<br />
biệt về kết quả giữa hai nhóm châm tê và tiêm<br />
tê có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).<br />
Về sự thay đổi ngưỡng đau trong châm tê<br />
hai huyệt Hợp cốc và Khúc trì<br />
Cường độ kích thích nhỏ nhất cũng có thể gây<br />
được cảm giác đau được gọi là ngưỡng đau.<br />
<br />
92<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đỗ Ngọc Tuấn<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu đo ngưỡng đau trên bảng<br />
3.18 thì thấy hệ số giảm đau K = 1,49, nghĩa<br />
là sau khi điện châm ngưỡng đau tăng lên rõ<br />
rệt so với trước điện châm 1,49 lần. Sự khác<br />
biệt này có ý nghĩa thống kê (P < 0,001).<br />
KẾT LUẬN<br />
- Châm tê hai huyệt Hợp cốc và Khúc trì đảm<br />
bảo nắn chỉnh thành công 96,8% thành công.<br />
Loại A 43,8%, loại B 37,5%, loại C 18,7%.<br />
Loại không đạt không có.<br />
- Mạch, nhịp thở, huyết áp động mạch của<br />
bệnh nhân được nắn chỉnh gãy đầu dưới<br />
xương quay bằng phương pháp châm tê giao<br />
động ở mức cho phép.<br />
- Phương pháp châm tê làm thay đổi ngưỡng<br />
đau cho bệnh nhân, làm cho ngưỡng đau tăng<br />
cao với hệ số giảm đau K = 1,49 và P < 0,001.<br />
- Ưu điểm của phương pháp: kỹ thuật tương<br />
đối đơn giản, giảm đau tương đối tốt, an toàn<br />
không có tác dụng phụ.<br />
<br />
89(01/2): 89 - 93<br />
<br />
- Nhược điểm của phương pháp: giảm đau<br />
chưa hoàn toàn và thời gian chờ đợi còn lâu<br />
(20 – 30 phút).<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1].Hoàng Bảo Châu (1979), Nghiên cứu về châm<br />
tê ở Việt nam 1969 – 1978, Tạp chí y học Việt<br />
nam 1979 số 5 tập 96, tr. 1 – 13.<br />
[2].Nguyễn Tài Thu, Hoàng Bảo Châu, Trần<br />
Quang Đạt (1984), Châm tê trong ngoại<br />
khoa.NXB Y học - Hà nội 1984.<br />
[3]. Thu Nguyen Tai (1984), Sémiologie,<br />
thérapeutique et analgésie en acupuncture,<br />
Institute national d’acupuncture du Vietnam.<br />
[4].Acupunture anesthesia research group.<br />
(August 1984), “Clinical study on supplementary<br />
medication<br />
for<br />
cesarean<br />
section<br />
under<br />
acupuncture anesthesia”, The second national<br />
symposium on acupuncture and moxibustion and<br />
acupuncture anesthesia, Beijing China obs. and<br />
gyn. hospital, Vol. 232, pp. 212.<br />
<br />
*<br />
<br />
*<br />
<br />
93<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />