Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ THAY ĐỔI ĐIỆN GIẢI TRONG CẮT ĐỐT NỘI SOI<br />
TUYẾN TIỀN LIỆT QUA NIỆU ĐẠO<br />
Lê Thị Cẩm Thanh*, Nguyễn Thị Thanh**, Nguyễn Văn Ân***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Hấp thu dịch ròng thường xảy ra trong cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt. Biểu hiện của hội chứng này<br />
là rối loạn thần kinh trung ương, tăng thể tích máu, thay đổi điện giải. Nhằm giúp ích việc điều trị hiệu quả hơn<br />
chúng tôi xác định tỉ lệ thay đổi điện giải và hấp thu dịch sau cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt.<br />
Đối tượng & Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả dọc ở 1 nhóm bệnh nhân. Bệnh nhân được chọn<br />
là những trường hợp cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt ở khoa soi niệu bệnh viện Bình Dân. Tất cả bệnh nhân được vô<br />
cảm bằng gây tê tuỷ sống, sử dụng dung dịch Sorbitol 3,3%, kiểm tra những xét nghiệm điện giải đồ trước và<br />
một giờ sau mổ.<br />
Kết quả: Có thay đổi ở mức độ nhẹ trong mức độ Natri và Canxi máu. Kali và Clo không thay đổi. Mối<br />
tương quan với giảm nồng độ Natri máu là tuổi bệnh nhân và trọng lượng tuyến tiền liệt. Những biểu hiện của<br />
hội chứng hấp thu dịch là rối loạn nhịp tim (4,3%), hạ huyết áp (2,8%), nôn và buồn nôn (2,8%).<br />
Kết luận: Sorbitol 3,3% an toàn để sử dụng làm dung dịch ròng.<br />
Từ khóa: Đánh giá thay đổi điện giải, cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt qua niệu đạo.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SERUM ELECTROLYTES OF CHANGE IN TRANSURETHRAL RESECTION OF PROSTATE<br />
Le Thi Cam Thanh, Nguyen Thi Thanh, Nguyen Van An<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 1 - 2014: 378 - 385<br />
Objectives: absorption of the fluid used for bladder irrigating during transurethral resection of prostate<br />
(TURP) may disturb central nervous and circulative systems changes, electrolyte imbalance and lead to clinical<br />
systomsknowns as the transurethral resection syndrome. The purpose of the study to evaluate the changes in<br />
electrolyte in patient who had undergone TURP<br />
Methods: seventy two patients with benign prostatic hypertrophy enrolled in the present study, TURP was<br />
performed as recommended the spinal anesthesia. Sorbitol 3.3% was used as an irrigating fluid for the bladder<br />
washing, laboratory tests were performed before and one hour after surgery<br />
Result: The statistically significant changes were reported in the serum Sodium, Calcium. No changes were<br />
reported in the serum potassium and chlorine. Most of changes were slight increase. Age of patient and weight of<br />
gland used had better correlation with change in sodium level. The common complication werecardiac<br />
arrhythmias (4.3%), hypotesion (2.8%), nausea and vomiting (2.8%).<br />
Conclusion: Sorbitol 3.3% was been shown to be a safe irrigating for TUPP.<br />
Keywords: Fluid and electrolyte balance; Transurethral resection of prostate; Transurethral resection of<br />
prostate syndrome.<br />
(Transurethral resection of prostate-TURP) bắt đầu<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
sử dụng trong những năm 1920(12). Đây là<br />
Cắt đốt nội soi TTL qua niệu đạo<br />
phương pháp ít sang chấn, có nhiều ưu điểm so<br />
* Bệnh viện Quãng Ngãi<br />
**Trường Đại học Y Dược Tp.HCM<br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS.Lê Thị Cẩm Thanh<br />
ĐT: 0907826844<br />
<br />
378<br />
<br />
***Khoa Niệu A, BV Bình Dân<br />
Email: camthanh2683@gmail.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br />
với phẫu thuật mở, nên ngày càng trở nên phổ<br />
biến, chiếm 90% trường hợp, được xem là tiêu<br />
chuẩn vàng cho điều trị tăng sinh lành tính<br />
tuyến tiền liệt(16).<br />
Tại vùng cắt, xảy ra hai hội chứng nguy hiểm<br />
là mất máu và hấp thu dịch trực tiếp vào lòng<br />
mạch hay gián tiếp do đục thủng vỏ bao tuyến<br />
tiền liệt hay vách bàng quang(11,21). Hội chứng<br />
hấp thu dịch sau cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt<br />
(Transurethral resection syndrome - TURs) bao gồm<br />
những triệu chứng tim mạch, hệ thống thần kinh<br />
trung ương, các triệu chứng này từ nhẹ đến nặng<br />
dần là mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, rối loạn<br />
nhịp, tăng huyết áp, nhịp chậm, lú lẫn, hôn mê.<br />
Các triệu chứng này xảy ra cấp tính và nếu<br />
không chú ý có thể dẫn đến nguy cơ tử<br />
vong(10,18,19,29,32).<br />
Theo y văn tỉ lệ hấp thu dịch ròng khoảng<br />
15%(23), tuy nhiên triệu chứng lâm sàng khởi phát<br />
với các dấu hiệu không đặc trưng, đôi khi chỉ<br />
buồn ngủ, buồn nôn, mất định hướng không<br />
gian và thời gian nên dễ bỏ qua nếu không định<br />
lượng Natri máu sau mổ. Trong nhiều nghiên<br />
cứu tỉ lệ giảm Natri máu 11-56%(1,7), tăng Kali<br />
máu 5-16%(8,17). Việc theo dõi, phát hiện và điều<br />
trị hội chứng hấp thu dịch ròng không khó khăn,<br />
nhưng nếu không kịp thời bệnh nhân sẽ hạ Natri<br />
máu nặng, tiến triển nhanh chóng dẫn đến hôn<br />
mê, tổn thương não vĩnh viễn, tử vong(3,13,15). Đặc<br />
biệt đây là nhóm bệnh nhân lớn tuổi gồm nhiều<br />
bệnh kèm như tim mạch, hô hấp, thần kinh,<br />
thận, nội tiết(28)….Vì vậy việc theo dõi các triệu<br />
chứng của hội chứng hấp thu dịch và thay đổi<br />
điện giải rất cần thiết.<br />
Tại bệnh viện Bình Dân, cắt đốt nội soi TTL<br />
qua niệu đạo với số lượng lớn (> 1000 bệnh<br />
nhân/năm), sử dụng dung dịch ròng sorbitol<br />
3,3% là dung dịch nhược trương so với huyết<br />
tương. Vì vậy, chúng tôi luôn theo dõi sát hội<br />
chứng hấp thu dịch và chưa khái quát được tỉ lệ,<br />
mức độ thay đổi điện giải, mặc dù đây là biến<br />
chứng thường gặp trong cắt đốt nội soi TTL.<br />
Nhằm giúp ích cho việc điều trị hiệu quả.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “ Đánh giá<br />
thay đổi điện giải trong cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt<br />
qua niệu đạo” với mục tiêu chính là: Xác định<br />
thay đổi trung bình điện giải trước và sau cắt đốt<br />
và các mục tiêu phụ là (1) Xác định mức độ thay<br />
đổi điện giải; (2) Xác định yếu tố tương quan với<br />
thay đổi điện giải; (3) Xác định tỉ lệ hội chứng<br />
hấp thu dịch.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Bảy mươi hai bệnh nhân cắt đốt nội soi<br />
tuyến tiền liệt bằng dao điện cực tại Bệnh viện<br />
Bình Dân từ tháng 1/2013 đến 5/2013, vô cảm<br />
bằng gây tê tủy sống, sử dụng dung dịch ròng<br />
Sorbitol 3,3%, cố định cột dịch ròng 80cm (từ gốc<br />
dương vật bệnh nhân nhân đến điểm cao của cột<br />
dịch ròng).<br />
Tất cả bệnh nhân được khám tiền mê xem<br />
xét chỉ định và chống chỉ định cắt đốt nội soi<br />
tuyến tiền liệt, làm các xét nghiệm tiền phẫu và<br />
điện giải đồ trước cắt đốt và 1 giờ sau cắt đốt nội<br />
soi. Nghiên cứu này loại ra những bệnh nhân có<br />
các bệnh lí như đái tháo đường, suy thận, sử<br />
dụng thuốc lợi tiểu, sử dụng muối ưu trương<br />
trước cắt đốt, gây mê nội khí quản.<br />
Tất cả những bệnh nhân này được gây tê tủy<br />
sống với hổn hợp bupivacaine 0,5% 5mg và<br />
fentanyl 20mcg. Trong mổ theo dõi nhịp tim,<br />
huyết áp động mạch, các triệu chứng của hội<br />
chứng hấp thu dịch, ghi nhận thời gian cắt đốt,<br />
trọng lượng tuyến tiền liệt, dung tích dịch ròng,<br />
dung tích dịch truyền.<br />
Hội chứng hấp thu dịch định nghĩa Natri<br />
máu ≤ 125 mmol/l và có ít nhất 2 triệu chứng của<br />
hội chứng hấp thu dịch như như buồn nôn, nôn,<br />
đau đầu, đau ngực, tăng huyết áp, hạ huyết áp,<br />
mạch chậm, rối loạn nhịp, lú lẫn, hôn mê(31).<br />
Phân tích dữ liệu bằng Stata 11.0. Các biến<br />
liên tục được biểu diễn bằng giá trị trung bình ±<br />
độ lệch chuẩn (nếu biến có phân phối bình<br />
thường), hoặc trung vị nếu biến không có phân<br />
phối bình thường. Biểu diễn tỉ lệ phần trăm (%)<br />
cho các biến định tính. Các giá trị thứ bậc được<br />
biểu diễn bằng %. Dùng phép kiểm Student’s<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014<br />
<br />
379<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
paired t test so sánh các giá trị trung bình trước<br />
và sau mổ của Natri, Kali, Calci, Clo. Sử dụng<br />
Anova so sánh giá trị trung bình Natri trong các<br />
nhóm phân tầng. Phân tích mối tương quan giữa<br />
các yếu tố và thay đổi điện giải bằng cách tính hệ<br />
số tương quan R (Pairwise correlation). Giá trị p<br />
< 0,05 được xem có ý nghĩa thống kê.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Bảng 1: Đặc điểm chung của bệnh nhân.<br />
T ng s b nh nhân<br />
Tu i(năm)<br />
50-59<br />
60-69<br />
70-79<br />
≥ 80<br />
Cân n ng(kg)<br />
ASA<br />
I<br />
II<br />
III<br />
<br />
72<br />
*<br />
71,5 ± 8,9<br />
8(11,1)<br />
20(27,8)<br />
31(43,0)<br />
13(18,1)<br />
*<br />
58,9 ± 10,3<br />
9(12,5)<br />
59(81,9)<br />
4(5,6)<br />
<br />
- Đa số bệnh nhân thuộc nhóm ASA II<br />
(chiếm 81,9%).<br />
Bảng 2: Yếu tố trong mổ<br />
Y u t trong m<br />
Trung v (nh nh t-l n nh t)<br />
Th i gian c t đ t (phút)<br />
45(15 - 100)<br />
Tr ng lư ng TTL (g)<br />
30(10 - 55)<br />
Dung tích d ch ròng (l)<br />
12(3 - 33)<br />
Dung tích d ch truy n (ml)<br />
350(100 - 950)<br />
<br />
Bảng 3: Thay đổi điện giải trước và sau cắt đốt<br />
Sau<br />
137,4 ± 5,3<br />
3,9 ± 0,5<br />
104,2 ± 4,8<br />
1,1 ± 0,1<br />
<br />
P<br />
0,001<br />
0,11<br />
0,26<br />
0,01<br />
<br />
Thay đổi Natri máu có ý nghĩa thống kê<br />
p=0,001, thay đổi Canxi máu có ý nghĩa thống<br />
kê p=0,01, thay đổi Kali và Clo máu không có<br />
ý nghĩa.<br />
Bảng 4: Tương quan giữa thay đổi Natri trước và<br />
sau cắt đốt với từng yếu tố liên quan<br />
Y ut<br />
Tu i/Natri<br />
<br />
380<br />
<br />
Tương quan<br />
2<br />
R<br />
R<br />
0,44<br />
0,19<br />
<br />
P<br />
0,03<br />
0,001<br />
0,01<br />
0,13<br />
<br />
Xét về mối tương quan cho từng yếu tố tác<br />
động lên giảm nồng độ Natri máu cho kết quả<br />
tuổi và trọng lượng TTL có mối tương quan<br />
trung bình với giảm nồng độ Natri máu. Để giải<br />
thích về nguyên nhân giảm nồng độ Natri máu,<br />
tuổi bệnh nhân giải thích được 19%. Trọng lượng<br />
TTL giải thích được 17%, dung tích dịch ròng<br />
giải thích được 8%, thời gian cắt đốt giải thích<br />
6%, còn lại 50% là do các yếu tố khác. Ngoài ra<br />
dung tích dịch truyền không tương quan với<br />
giảm nồng đo Natri máu.<br />
<br />
Y ut<br />
<br />
- Đa số bệnh nhân tập trung ở nhóm tuổi từ<br />
70 - 79 tuổi (chiếm 43%).<br />
<br />
Trư c<br />
139,6 ± 3,5<br />
4,0 ± 0,4<br />
103,1 ± 4,9<br />
1,2 ± 0,1<br />
<br />
Th i gian c t đ t/ Natri<br />
Tr ng lư ng TTL/ Natri<br />
Dung tích d ch ròng/ Natri<br />
Dung tích d ch truy n/Natri<br />
<br />
Tương quan<br />
2<br />
R<br />
R<br />
0,25<br />
0,06<br />
0,41<br />
0,17<br />
0,29<br />
0,08<br />
0,17<br />
0,00<br />
<br />
Bảng 5: Tương quan giữa thay đổi natri trước và sau<br />
cắt đốt với các yếu tố liên quan<br />
<br />
* Trung bình ± độ lệch chuẩn.<br />
<br />
Lo i đi n gi i<br />
Natri<br />
Kali<br />
Clo<br />
Canxi<br />
<br />
Y ut<br />
<br />
P<br />
0,001<br />
<br />
Tương quan (R)<br />
<br />
P<br />
<br />
Tu i/Natri<br />
Th i gian c t đ t/ Natri<br />
Tr ng lư ng TTL/ Natri<br />
Dung tích d ch ròng/Natri<br />
<br />
0,25<br />
-0,03<br />
0,14<br />
0,12<br />
<br />
0,01<br />
0,65<br />
0,04<br />
0,54<br />
<br />
Xét về mối tương quan chung giữa các yếu tố<br />
với giảm nồng độ Natri máu cho thấy tuổi bệnh<br />
nhân và trọng lượng TTL có tương quan. Các<br />
yếu tố khác như thời gian cắt đốt, dung tích dịch<br />
ròng không có mối tương quan.<br />
Bảng 6: Tương quan giữa thay đổi Kali trước và sau<br />
cắt đốt với từng yếu tố liên quan<br />
Y ut<br />
Tu i/Kali<br />
Th i gian c t đ t/ Kali<br />
Tr ng lư ng TTL/ Kali<br />
Dung tích d ch ròng/ Kali<br />
Dung tích d ch truy n/Kali<br />
<br />
Tương quan<br />
2<br />
R<br />
R<br />
0,05<br />
0,00<br />
0,27<br />
0,07<br />
- 0,06<br />
0,00<br />
0,20<br />
0,04<br />
0,23<br />
0,05<br />
<br />
P<br />
0,85<br />
0,07<br />
0,64<br />
0,10<br />
0,11<br />
<br />
Bảng 7: Tương quan giữa thay đổi Canxi trước và<br />
sau cắt đốt với từng yếu tố liên quan<br />
Y ut<br />
Tu i/Canxi<br />
Th i gian c t đ t/ Canxi<br />
Tr ng lư ng TTL/ Canxi<br />
Dung tích d ch ròng/ Canxi<br />
<br />
Tương quan<br />
2<br />
R<br />
R<br />
0,19 0,36<br />
0,08 0,00<br />
0,22 0,05<br />
0,13 0,02<br />
<br />
P<br />
0,12<br />
0,43<br />
0,05<br />
0,27<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br />
Y ut<br />
Dung tích d ch truy n/Canxi<br />
<br />
Tương quan<br />
2<br />
P<br />
R<br />
R<br />
0,06 0,00 0,52<br />
<br />
Bảng 8: Các triệu chứng của hội chứng hấp thu dịch<br />
Tai bi n và bi n ch ng<br />
<br />
S trư ng h p (%)<br />
<br />
H huy t áp<br />
Tăng huy t áp<br />
Thay đ i nh p tim<br />
Nôn và bu n nôn<br />
Đau đ u<br />
Đau ng c<br />
HCHTDR<br />
T vong<br />
<br />
2(2,8)<br />
0<br />
3(4,2)<br />
2(2,8)<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Thay đổi Natri máu trước và sau cắt đốt<br />
Kết quả của chúng tôi cho thấy thay đổi<br />
Natri máu trước và sau cắt đốt và có ý nghĩa<br />
thống kê p = 0,001, mức độ hạ Natri máu chủ yếu<br />
là mức độ nhẹ (chiếm 25%).<br />
Trong các đặc điểm trước cắt đốt, tuổi bệnh<br />
nhân có mối tương quan trung bình với giảm<br />
nồng độ Natri máu. Tuổi cao, nồng độ Natri máu<br />
giảm càng nhiều và giải thích được 19% nguyên<br />
nhân gây giảm Natri máu. Ở nhóm tuổi cao (≥ 70<br />
tuổi) thay đổi Natri nhiều hơn so với nhóm tuổi<br />
nhỏ hơn, đặc biệt đáng lưu ý là nhóm bệnh nhân<br />
≥ 80 tuổi. Ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi đã có thay<br />
đổi sinh lí, tâm lí, dược động học của quá trình<br />
tích tuổi hoàn toàn khác với người trẻ nên khi có<br />
một ảnh hưởng dù nhỏ cũng gây biến động<br />
lớn(28,27), mà ở đây nguyên nhân trực tiếp là yếu<br />
tố phẫu thuật và thay đổi nước, điện giải. Trong<br />
nghiên cứu của các tác giả khác không đề cập<br />
đến mối tương quan giữa tuổi và giảm nồng độ<br />
Natri máu, có lẻ những yếu tố trước mổ ít được<br />
chú ý hay sự khác nhau này do tuổi thọ trung<br />
bình khác nhau giữa cácquốc gia.<br />
Tiếp theo là trọng lượng TTL có mối tương<br />
quan trung bình với giảm nồng độ Natri máu và<br />
giải thích được 17% nguyên nhân gây giảm nồng<br />
độ Natri máu trong CĐNS. Trong nhóm nghiên<br />
cứu này, chúng tôi thu được kết quả trọng lượng<br />
TTL ≥ 30g giảm nồng độ Natri máu nhiều hơn<br />
nhóm có trọng lượng TTL nhỏ hơn. Điều này<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
tương đương với tác giả Akan(2), sự giảm nồng<br />
độ Natri máu phụ thuộc vào trọng lượng mô<br />
TTL. Tác giả Chen(5) thực hiện trên 39 bệnh nhân,<br />
trọng lượng tuyến tiền liệt 42,5 ± 15,5g, cho thấy<br />
trọng lượng tuyến tiền liệt là yếu tố thứ 2 ảnh<br />
hướng đến giảm nồng độ Natri máu. Trọng<br />
lượng TTL giải thích được 29% nguyên nhân gây<br />
giảm nồng độ Natri máu. Tuy nhiên, trọng<br />
lượng TTL của chúng tôi nhỏ hơn nên mối tương<br />
quan thấp hơn.<br />
Tại bệnh viện Bình Dân, các bác sĩ niệu khoa<br />
mở rộng chỉ định CĐNS trên những bệnh nhân<br />
tăng sinh TTL có kích thước lớn, có bệnh nhân<br />
trọng lượng TTL cắt được 100g. Tuy nhiên, trong<br />
nhóm nghiên cứu này chúng tôi không có<br />
trường hợp nào trọng lượng TTL lớn hơn 60g. Vì<br />
vậy chúng tôi không thể kết luận được trọng<br />
lượng TTL ảnh hưởng như thế nào đến thay đổi<br />
Natri máu trong nhóm bệnh nhân có trọng<br />
lượng TTL lớn hơn 60g, mặc dù đây là vấn đề<br />
quan trọng.<br />
<br />
Về thời gian cắt đốt<br />
- Theo y văn, thời gian cắt đốt là một trong<br />
những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thay<br />
đổi điện giải, thời gian cắt đốt càng dài thay<br />
đổi điện giải và hội chứng hấp thu dịch xảy ra<br />
càng nhiều.<br />
- Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy<br />
thời gian cắt đốt trên 60 phút thì giảm nồng độ<br />
Natri máu nhiều hơn, giải thích được 6% nguyên<br />
nhân giảm nồng độ Natri máu.<br />
- Moorthy(17) thực hiện trên 90 bệnh nhân<br />
chia làm 2 nhóm: 54 bệnh nhân sử dụng glycin<br />
1.5%, 36 bệnh nhân sử dụng nước cất cho thấy<br />
giảm nồng độ Natri máu có ý nghĩa cả 2 nhóm,<br />
thời gian cắt đốt dài (> 45 phút) thay đổi Natri<br />
máu nhiều hơn và các triệu chứng của hội chứng<br />
hấp thu dịch biểu hiện nhiều hơn.<br />
- Gupta(8) nghiên cứu trên 86 bệnh nhân sử<br />
dụng dung dịch glycin 1,5% thời gian cắt đốt<br />
TTL từ 45 phút đến 90 phút cho thấy thời gian<br />
cắt đốt càng dài (> 60 phút) giảm nồng độ Natri<br />
máu càng nhiều và có các biểu hiện của hội<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014<br />
<br />
381<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
chứng hấp thu dịch ròng.<br />
- Chen(5) thực hiện trên 39 bệnh nhân sử<br />
dụng nước cất làm dung dịch ròng, thời gian cắt<br />
đốt 68,9 ± 19,6 phút cho thấy mối tương quan<br />
chặt chẽ giữa giảm nồng độ Natri máu và thời<br />
gian cắt đốt TTL. Thời gian cắt đốt là yếu tố<br />
tương quan nhiều nhất và giải thích được 46%<br />
nguyên nhân gây giảm nồng độ Natri máu. Mối<br />
tương quan này mạnh hơn kết quả của chúng tôi<br />
có thể do thời gian cắt đốt của chúng tôi ngắn<br />
hơn, nên giảm nồng độ Natri máu ít hơn, và mối<br />
liên quan chưa chặt chẽ.<br />
- Điều này tương đương với Dimberg(6) báo<br />
cáo thời gian cắt đốt dài hấp thu dung dịch<br />
nhiều hơn làm tăng nồng độ sorbitol trong máu.<br />
- Tuy nhiên, khi chúng tôi xét về mối tương<br />
quan chung với các yếu tố trong mổ và giảm<br />
nồng độ Natri máu thì yếu tố này ảnh hưởng<br />
không có ý nghĩa thống kê. Điều này tương<br />
đương với Moorthy(17), mặc dù thời gian cắt đốt<br />
là yếu tố thứ ba ảnh hưởng đến giảm nồng độ<br />
Natri máu nhưng xét về mối tương quan chung<br />
thì yếu tố này không ảnh hưởng.<br />
<br />
Về dung tích dịch ròng<br />
- Kết quả thu được cho thấy sử dụng dung<br />
tích dịch ròng càng nhiều thì giảm nồng độ Natri<br />
máu càng nhiều. Dung tích dịch ròng giải thích<br />
được 8% nguyên nhân giảm nồng độ Natri máu,<br />
tương đương với tác giả Gupta(8) sử dụng dung<br />
dịch ròng glycin 1,5%, dung tích dịch ròng sử<br />
dụng từ 2 lít đến 11 lít, giảm nồng độ Natri máu<br />
nhiều khi sử dụng dung tích dịch ròng lớn, đặc<br />
biệt trên 6 lít. Tác giả này cho rằng dung dịch<br />
ròng là yếu tố thứ hai sau chiều cao cột dịch ròng<br />
làm giảm nồng độ Natri máu.<br />
- Nhưng xét về mối tương quan chung giữa<br />
các yếu tố trong mổ và giảm nồng độ Natri máu<br />
thì yếu tố này cũng ảnh hưởng không có ý nghĩa<br />
thống kê.<br />
Dung tích dịch truyền không có mối tương<br />
quan với thay đổi Natri máu.<br />
Hai yếu tố mà chúng tôi chưa thể xác định<br />
được mối tương quan với giảm nồng độ Natri<br />
<br />
382<br />
<br />
máu, nhưng về mặt lí thuyết lại là yếu tố quan<br />
trọng được nhiều nghiên cứu đề cập đến và còn<br />
nhiều bàn cải là chiều cao cột dịch ròng và loại<br />
dịch ròng.<br />
- Trong các nghiên cứu Al – Ali(1) sử dụng<br />
glycin 1,5% chiều cao cột dịch ròng 70cm thời<br />
gian cắt đốt từ 25 – 90 phút thì có 54% bệnh nhân<br />
giảm Natri máu từ 2 – 7 mmol/l. Moorthy(17) cho<br />
rằng chiều cao cột dịch ròng làm thay đổi lượng<br />
Natri máu nhiều nhất, nghiên cứu của chúng tôi<br />
chưa thể xác định được đều này, vì chúng tôi cố<br />
định cột dịch ròng ở mức 80cm.<br />
- Chúng tôi sử dụng dung dịch ròng là<br />
sorbitol 3,3% kết quả cho thấy giảm nồng độ<br />
Natri máu trước và sau cắt đốt có ý nghĩa<br />
thống kê p = 0,001. Điều này tương đương và<br />
không tương đương với tác giả khác thể hiện ở<br />
bảng sau:<br />
Bảng 9: So sánh thay đổi Natri máu<br />
Natri (mEq/l ± ĐLC)<br />
Lo i d ch<br />
ròng<br />
Trư c m<br />
Sau m<br />
Chúng tôi Sorbitol 139,6 ± 3,5 137,4 ± 5,3<br />
3,3%<br />
(2)<br />
Akan<br />
Sorbitol 140,6 ± 0,7 137,4 ± 0,7<br />
mannitol<br />
(2)<br />
Akan<br />
Nư c<br />
137,5 ± 1,1 136,4 ± 1,1<br />
(5)<br />
Chen<br />
Nư c<br />
139,7 ± 2,5 132,5 ± 4,3<br />
(17)<br />
Moorthy<br />
Glycin<br />
145,7 ± 0,7 140,5 ± 1,1<br />
1,5%<br />
Tác gi<br />
<br />
P<br />
0,001<br />
< 0,05<br />
> 0,05<br />
< 0,05<br />
0,015<br />
<br />
- Akan(2) sử dụng dung dịch sorbitol và<br />
mannitol thì giảm nồng độ Natri máu trước và<br />
sau cắt đốt có ý nghĩa thống kê, kết quả này<br />
tương tự như nghiên cứu của chúng tôi. Tuy<br />
nhiên, chúng tôi sử dụng cột dich ròng cao<br />
hơn (80cm) so với (60cm), yếu tố khác là trọng<br />
lượng TTL trung bình của chúng tôi lớn hơn.<br />
Thế nhưng, giảm nồng độ Natri máu trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi ít hơn tác giả này có<br />
thể do dung dịch sorbitol 3,3% ít lợi tiểu thải<br />
Natri hơn dung dịch mannitol - sorbitol nên ít<br />
gây mất Natri.<br />
- Theo tác giả Yousef(31) giảm nồng độ Natri<br />
máu khi sử dụng dung dịch glycin và glucose,<br />
tăng trong nhóm sử dụng muối natriclorua 9‰.<br />
Tuy nhiên hạ Natri máu không chỉ do sự pha<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014<br />
<br />