intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá thực trạng chương trình giáo dục thể chất tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

35
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất của sinh viên khóa 18 tại Trường ĐHSPKTVL. Nội dung nghiên cứu gồm các vấn đề: Thực trạng chương trình giáo dục thể chất; thực trạng các điều kiện đảm bảo công tác giáo dục thể chất và thực trạng thể lực của sinh viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá thực trạng chương trình giáo dục thể chất tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long

  1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG ThS. Phùng Văn Thiện1, TS. Nguyễn Văn Hòa2 1 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long 2 Trường Đại học Cần Thơ TÓM TẮT Mục đích nghiên cứu là đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất của sinh viên khóa 18 tại Trường ĐHSPKTVL. Nội dung nghiên cứu gồm các vấn đề: Thực trạng chương trình giáo dục thể chất; thực trạng các điều kiện đảm bảo công tác giáo dục thể chất và thực trạng thể lực của sinh viên. Bằng các phương pháp thường quy. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: Thực trạng chương trình giáo dục thể chất tại trường ĐHSPKTVL được thực hiện đúng với quy định của Thông tư số 12/2018/TT-BLĐTBXH; Thực trạng các điều kiện đảm bảo công tác giáo dục thể chất về cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn của giảng viên còn hạn chế và chúng tôi khảo sát thực trạng thể lực của 100 sv nam và 100 sv nữ sinh viên khóa 44 tại Trường ĐHSPKTVL đều có tỷ lệ chưa đạt chiếm tỷ lệ cao so với tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên của Bộ GD&ĐT. Từ khóa: Thực trạng, công tác giáo dục thể chất, thể lực, sinh viên, Trường ĐHSPKTVL 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long được thành lập theo Quyết định số 2152/QĐ-TTg. Là một trường đại học công lập chuyên đào tạo các ngành thuộc kỹ thuật và công nghệ đóng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung “Trường Đại học SPKT Vĩnh Long đào tạo giáo viên dạy nghề và cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học, sau đại học phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặc biệt là khu vực ĐBSCL Trong đó Trung tâm GDTC & QPAN góp phần với sự phát triển thể chất nâng cao sức khỏe trong nhà trường. Bên cạnh đó còn nhiều hạn chế, đặc điểm sinh viên của trường học nhiều ở phần thực hành luôn ở tư thế “động”. Trường đóng trên địa bàn vùng sông nước nhưng sinh viên không hăng hái tham gia hoạt động thể dục thể thao và rèn luyện thân thể, phát triển thể lực, chưa nhận thức đúng đắn lợi ích của môn học giáo dục thể chất, kết quả học tập chưa cao, cũng như phong trào thể dục thể thao còn thấp. Thể dục thể thao có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ, tăng cường sức khỏe, phát triển và hoàn thiện thể chất con người, góp phần tích cực vào quá trình bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú, lối sống lành mạnh nhằm thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa chung của nhân loại bao gồm những giá trị do con người sáng tạo ra nhằm hoàn thiện về thể chất của con người được gọi là văn hóa thể chất. Bao gồm hệ thống những nguyên lý (lý luận khoa học) và phương pháp (thực hành) rèn luyện sức khỏe của con người. 829
  2. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều văn bản ban hành để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục trong thời kỳ mới. Tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết” Nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long (tên tắt: ĐHSPKTVL), trước tiên cần đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất, thể lực sinh viên để đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học và xây dựng các bài tập phát triển thể lực cho sinh viên tại Trường ĐHSPKTVL. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; phương pháp kiểm tra sư phạm; phương pháp toán học thống kê. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Kết quả nghiên cứu, chúng tôi đánh giá thực trạng về chương trình giáo dục thể chất tại Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long; với 03 nội dung là thực trạng chương trình giáo dục thể chất; thực trạng các điều kiện đảm bảo công tác giáo dục thể chất và thực trạng về thể lực của sinh viên, cụ thể: 2.1 Thực trạng chương trình giáo dục thể chất tại Trường ĐHSPKTVL Trường ĐHSPKTVL chương trình giáo dục thể chất được thực hiện theo Thông tư số 12/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 Ban hành Chương trình môn học Giáo dục thể chất, chi tiết tại bảng 1 Bảng 1: Thực trạng về công tác giáo dục thể chất tại Trường ĐHSPKTVL Lý Thực Kiểm Tổng TT Nội dung thuyết hành tra số (giờ) (giờ) (giờ) (giờ) I GDTC bắt buộc (01 tc) 2 24 4 30 1.1 Đánh giá thể lực sinh viên (theo QĐ số 2 53/2008) 1.2 - Thể dục cơ bản 12 2 14 - Điền kinh 12 2 14 + Chạy ngắn + Đẩy tạ II GDTC TỰ CHỌN (01 tc) 2 24 4 30 2.1 Bóng đá 2 24 4 30 2.2 Bóng chuyền 2 24 4 30 2.3 Cầu lông 2 24 4 30 2.4 Võ tự vệ 2 24 4 30 2.5 Bóng bàn 2 24 4 30 2.6 Điền kinh 2 24 4 30 2.7 Bóng rỗ 2 24 4 30 830
  3. Bảng 1, cho thấy, chương trình giáo dục thể chất tại Trường ĐHSPKTVL thực hiện đúng theo Thông tư số 12/2018/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh Xã hội, gồm 02 phần: phần Giáo dục thể chất chung và phần Giáo dục thể chất tự chọn 2.2 Thực trạng các điều kiện đảm bảo công tác giáo dục thể chất tại Trường ĐHSPKTVL 2.2.1 Thực trạng Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và hoạt động thể thao tại Trường ĐHSPKTVL Nhà trường có 41.187,9m2 có diện tích đất dùng tập luyện: 19.000 m2, khoảng 2m/sv Thực trạng cơ sở vật chất của Trường được thống kê tại bảng 2 như sau: Bảng 2: Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và hoạt động TDTT Đơn vị Kích thước Diện tích Stt Nhà tập, sân tập Số lượng tính (m) (m2) 1 Sân bóng chuyền Sân 02 9 x 18 324 2 Sân bóng rổ Sân 01 15 x 28 420 3 Sân cầu lông Sân 08 6 x 14 672 4 Sân bóng đá Sân 02 mini 5 Phòng bóng bàn Phòng 01 Tổng cộng 1.416 (đã bỏ trụ lưới cl,bc) Bảng 2, cho thấy rằng: trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và các hoạt động thể thao còn hạn chế 2.2.2 Thực trạng đội ngũ giảng viên giáo dục thể chất tại Trường ĐHSPKTVL Thực trạng đội ngũ giảng viên hiện nay có 07 giảng viên, chi tiết bảng 3 dưới đây: Bảng 3: Đội ngũ giảng viên giáo dục thể chất tại Trường ĐHSPKTVL STT Họ và tên Năm Trình độ Chuyên môn Ghi chú sinh 1 Phùng Văn Thiện 1964 Thạc sĩ GD thể chất 2 Nguyễn Thị Hồng Trang 1984 Đại học GD thể chất 3 Diệp Xuân Tài 1988 Thạc sĩ GD thể chất 4 Lưu Duy Chân 1988 Thạc sĩ GD thể chất 5 Huỳnh Hoàng Bửu 1992 Thạc sĩ GD thể chất 6 Võ Ngọc Ngân Thanh 1995 Thạc sĩ GD thể chất 7 Trần Hoàng Thiện 1988 Thạc sĩ GD thể chất Bảng 3. cho thấy đội ngũ cán bộ đạt chuẩn 86%, không đạt chuẩn 1,4% đáp ứng công tác giảng dạy nhưng trình độ chuyên môn còn thấp 831
  4. 2.2.3 Thực trạng tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao cho sinh viên tại ĐHSPKTVL Thực trạng tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao cho sinh viên tại Trường ĐHSPSPKTVK được thống kê ở bảng 4 Bảng 4: Thực trạng tổ chức các Hoạt động thi đấu thể thao cho sinh viên tại Trường ĐHSPKTVL STT Giải thể thao Thời Số Định kỳ Các môn thể thao Phụ ghi điểm lần/năm 1 Giải thể thao truyền Tháng 1 x - Bóng đá thống cấp trường 11 hàng - Bóng chuyền năm - Cầu lông 2 Giải thể thao hội Tháng 1 x - Bóng đá thao sinh viên truyền 01 hàng - Bóng chuyền thống 9/1 hàng năm năm - Điền kinh - Cầu Lông - Bóng Bàn 3 Giải bóng chuyền nữ Tháng 4 X - Bóng Chuyền tỉnh Vĩnh Long hàng 10 hàng năm năm Bảng 4 cho thấy rằng, hàng năm Nhà trường có tổ chức các hoạt động thể dục thể thao nhằm giúp cho Cán bộ, giảng viên, sinh viên tham gia nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa, tác dụng của luyện tập thể dục, thể thao trong việc giữ gìn, nâng cao sức khỏe, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh. Các hoạt động thể thao đáp ứng được nhu cầu cho cán bộ, sinh viên tuy nhiên các nội dung thi đấu chưa phong phú. 2.3 Thực trạng quan điểm của nhà trường Được sự quan tâm lãnh đạo, Đảng ủy, Ban Giám hiệu các nhà trường về công tác GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường. Hiểu rõ sự quan trọng trong việc dạy và học môn Giáo dục thể chất giáo dục thể chất có vai trò hết sức quan trọng góp phần vào việc rèn luyện và đào tạo con người phát triển một cách toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể lực. Trong năm qua nhà trường luôn dành sự quan tâm lớn, đặc biệt là cho đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo nhu cầu giảng cho GDTC, đang tiến hành xây dựng nhà đa năng 800 chỉ ngồi…phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao. 2.4 Thực trạng về thể lực của sinh viên tại ĐHSPKTVL Để đánh giá thực trạng thể lực của sinh viên tại ĐHSPKTVL, chúng tôi tiến hành khảo sát 100 sinh viên nam và 100 sv nữ khóa 18 tại Trường ĐHSPKTVL, kiểm tra theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/9/2008. Kết quả kiểm tra và đánh giá được trình bày ở bảng 5 và 6 832
  5. Bảng 5: So sánh chỉ số thực trạng thể lực của 100 nam sinh viên khóa 18 tại Trường ĐHSPKTVL với tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT Tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT Xếp TT Nội dung các test xsv Không Tốt Đạt loại Đạt 1 Lực bóp tay thuận (Kg) 42.00 > 47,50 >41,4 22 >17 225 > 207 < 207 C. đạt 4 Chạy 30 mét XPC (giây) 5.50 < 4.70 < 5.7 > 5.7 Đạt 5 Chạy con thoi 4x10m (giây) 12.20 < 11.75 < 12.4 >12.4 Đạt 6 Chạy tùy sức 5 phút (m) 975.50 >1060 > 950 < 950 Đạt Kết quả đạt loại tốt: 0 SV chiếm tỷ lệ 0%; Đạt 35 SV chiếm tỷ lệ 35% và không đạt là 65 SV chiếm tỷ lệ 65% Từ kết quả bảng 5 cho thấy thực trạng thể lực của sinh viên khóa 18 tại Trường ĐHSPKTVL có 4/6 test nằm ở mức đạt và 2/6 test chưa đạt. Số liệu thống kê tổng hợp thì số sinh viên loại Tốt: 0 SV chiếm tỷ lệ 0%; số sinh viên Đạt 35 SV chiếm tỷ lệ 35% và số sinh viên Không Đạt là 65 SV chiếm tỷ lệ 65%. Bảng 6: So sánh chỉ số thực trạng thể lực của 100 nữ sinh viên khóa 18 tại Trường ĐHSPKTVL với tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT Tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT Xếp TT Nội dung các test xsv Tốt Đạt K Đạt loại 1 Lực bóp tay thuận (Kg) 27.58 > 31.6 >26,7 19 >16 169 > 153 < 153 Đạt 4 Chạy 30 mét XPC (giây) 6.38 < 5,70 < 6.70 > 6.70 Đạt 5 Chạy con thoi 4x10m (giây) 12.87 < 12.00 < 13.00 >13.00 Đạt 6 Chạy tùy sức 5 phút (m) 903.01 >940 > 870 < 870 Đạt Kết quả đạt loại tốt: 0 SV chiếm tỷ lệ 0%; Đạt 11 SV chiếm tỷ lệ 36.67% và không đạt là 19 SV chiếm tỷ lệ 63.33% Từ kết quả bảng 6 cho thấy thực trạng thể lực của nữ sinh viên khóa 18 tại Trường ĐHSPKTVL có 5/6 test nằm ở mức đạt và 1/6 test chưa đạt. Số liệu thống kê tổng hợp thì số sinh viên loại Tốt: 0 SV chiếm tỷ lệ 0%; số sinh viên Đạt 39 SV chiếm tỷ lệ 39% và số sinh viên Không Đạt là 61 SV chiếm tỷ lệ 61%. Tóm lại: Kết quả đánh giá thực trạng thể lực của cả nam và nữ sinh viên khóa 18 tại Trường ĐHSPKTVL đều có tỷ lệ chưa đạt chiếm tỷ lệ cao so với tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên của BGD&ĐT. Cho nên cần phải có các giải pháp cụ thể để khắc phục, nâng cao thể lực cho sinh viên Trường ĐHSPKTVL 3. KẾT LUẬN 1. Thực trạng chương trình giáo dục thể chất tại trường ĐHSPKTVL được thực hiện đúng với quy định của Thông tư số 12/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; 833
  6. 2. Thực trạng các điều kiện đảm bảo công tác giáo dục thể chất, cho thấy: Cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện phục vụ công tác GDTC và thể thao trường học còn chưa hạn chế; đội ngũ cán bộ đáp ứng công tác giảng dạy nhưng trình độ chuyên môn còn chưa cao; Các hoạt động thể thao đáp ứng được nhu cầu cho cán bộ, sinh viên các nội dung thi đấu chưa phong phú. 3. Thực trạng thể lực 100 sv nam và 100 sv nữ khóa 18 tại Trường ĐHSPKTVL đều có tỷ lệ chưa đạt chiếm tỷ lệ cao (Nam, chiếm tỷ lệ 63.33%, Nữ chiếm tỷ lệ 65%). so với tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên của BGD&ĐT. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 53/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/9/2008, “Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên”, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 2. Bộ Y tế (2003), Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 – thế kỷ XX, Nxb Y học. Hà Nội. 3. Dương Nghiệp Chí, Trần Đức Dũng, Tạ Hữu Hiếu, Nguyễn Đức Văn (2004), Đo lường thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 4. Bộ lao Thương binh Xã hội (2018), Thông tư số 12/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quy định về chương trình giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo bậc Cao đẳng. 5. Thủ tướng chính phủ (2015), Nghị định 11/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định giáo dục thể chất và hoạt động TDTT trong nhà Trường. 6. Lê Văn Lẫm, Vũ Đức Thu, Nguyễn Trọng Hải, Vũ Bích Huệ (2000), Thực trạng phát triển thể chất của học sinh – sinh viên trước thềm thế kỷ 21, Nxb TDTT, Hà Nội tr.155-157. 834
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0