Đánh giá thực trạng việc thực hiện chương trình GDTC tại trường Đại học Tài chính - Marketing thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 3
download
Để Bộ môn GDTC của trường, cũng như giúp các nhà quản lý giáo dục có nhận thức đúng đắn khách quan về công tác GDTC của nhà trường làm cơ sở tìm kiếm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động GDTC nên tôi chọn nghiên cứu: “Đánh giá thực trạng việc thực hiện chương trình GDTC tại trường ĐH Tài chính Marketing”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá thực trạng việc thực hiện chương trình GDTC tại trường Đại học Tài chính - Marketing thành phố Hồ Chí Minh
- ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GDTC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ThS. Hoàng Đức Quý1, ThS. Dương Văn Phương, ThS. Đặng Văn Giáp2, ThS. Nguyễn Thị Ánh Loan3 1 Trường Đại học TDTT TP.HCM 2 Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 3 Trường Đại học Trà Vinh TÓM TẮT Thực trạng kết quả nghiên cứu về thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ tập luyện nhìn chung là còn thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng, đáp ứng được một phần cơ bản nhu cầu học tập và giảng dạy GDTC của trường; Thực trạng về đội ngũ giảng viên với tổng số lượng 17 giảng viên, đạt tỷ lệ 439,35SV/1 giảng viên là còn thiếu so với quy định là 150SV/ 1GV; Thực hiện nội dung chương trình của trường thực hiện theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT; Thực trạng nhu cầu tập môn thể thao tự chọn cao nhất là môn Võ chiếm tỷ lệ 88,0%, tiếp theo là Bơi lội chiếm 86%, Cầu lông chiếm 82%, Thể dục Aerobic chiếm 78%, Bóng chuyền chiếm 72% Bóng đá 5 người chiếm 66%, Bóng rổ chiếm 58%; Thực trạng thể lực cả nam nữ sinh viên đều chưa đạt theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT. Từ khóa: Thực trạng; GDTC; Chương trình giảng dạy; Đại học Tài chính – Marketing. SUMMARY The current status of research results on the current situation of facilities, training equipment and equipment is generally lacking in both quantity and quality, meeting a basic part of learning and teaching needs. teaching financial education of the school; The reality of teaching staff with a total of 17 lecturers, reaching the rate of 439.35SV / 1 lecturer is lacking compared to the regulation of 150SV / 1GV; Carry out the content of the school's program in accordance with the regulations of the Ministry of Education and Training; The reality of demand for elective sports is the highest: Martial arts accounts for 88.0%, followed by Swimming with 86%, Badminton at 82%, Aerobic exercise with 78%, Volleyball accounting for 72%. Football with 5 people accounts for 66%, Basketball accounts for 58%; The physical status of both male and female students has not met the standards of the Ministry of Education and Training. Keywords: Reality; Financial education; Education program; Financial university marketing 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự phát triển của đất nước, thể dục thể thao đã và đang không ngừng phát triển và là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của nền văn hóa xã hội, trong chính sách phát triển kinh tế xã hội mà Đảng và Nhà nước nhằm đem lại vốn quý nhất cho con người, đó là sức khỏe, qua đó góp phần bồi dưỡng nhân cách đạo đức, tạo môi trường sống lành mạnh,… để phát triển con người một cách toàn diện. Tuy nhiên, thực tiễn giáo dục thể chất trong trường học các cấp ở nước ta hiện nay chưa đáp ứng 694
- nhu cầu vận động và yêu cầu phát triển các tố chất thể lực của cho học sinh. Tại trường ĐH Tài chính Marketing Tp. Hồ Chí Minh, công tác GDTC đã được BGH trường quan tâm tạo điều kiện để phát triển thể chất cho sinh viên. Tuy nhiên hiệu quả đạt được vẫn còn hạn chế. Do vậy, để Bộ môn GDTC của trường, cũng như giúp các nhà quản lý giáo dục có nhận thức đúng đắn khách quan về công tác GDTC của nhà trường làm cơ sở tìm kiếm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động GDTC nên tôi chọn nghiên cứu: “Đánh giá thực trạng việc thực hiện chương trình GDTC tại trường ĐH Tài chính Marketing”. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phỏng vấn bằng phiếu, kiểm tra sư phạm và phương pháp toán thống kê. Khách thể nghiên cứu: - 100 sinh viên Trường đại học Tài chính – Marketing. Trong đó 45 sinh viên đăng ký học môn tự chọn thể dục nhịp điệu, gồm 15 sinh viên nam và 30 sinh viên nữ. 55 Sinh viên học các môn thể thao tự chọn khác của Trường đại học Tài chính – Marketing, gồm 40 sinh viên nam và 15 sinh viên nữ. - 30 giảng viên, huấn luyện viên, nhà quản lý và chuyên gia về công tác GDTC.. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Để tìm hiểu về thực trạng việc thực hiện chương trình Giáo dục thể chất tại Trường Đại học Tài chính – Marketing, nghiên cứu nghiên cứu tiến hành đánh giá theo 06 nội dung sau: Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác Giáo dục thể chất; Thực trạng đội ngũ giảng viên giảng dạy Giáo dục thể chất; Thực trạng về chương trình giảng dạy Giáo dục thể chất; Thực trạng về việc đánh giá môn học giáo dục thể chất; Thực trạng về nhu cầu lựa chọn các môn thể thao tự chọn của sinh viên; Thực trạng thể lực sinh viên trường đại học Tài chính – Marketing. 2.1 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác Giáo dục thể chất tại Trường Đại học Tài chính – Marketing Bảng 1: Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thể dục thể thao của Trường Đại học Tài chính – Marketing Địa điểm Loại sân Số lượng Diện tích Chất lượng Hồ bơi 1 450 m2 Tốt Nhà thi đấu cầu lông 1 420 m2 Khá Nhà tập võ 1 160 m2 Khá Nhà tập bóng bàn 1 80 m2 Trung bình Cơ sở Quận 9 Sân bóng chuyền 2 324 m2 Trung bình Sân bóng rổ 1 420 m2 Trung bình Hố nhảy xa 1 30 m2 Trung bình Sân bóng đá 1 800 m2 Trung bình Sân đa năng 1 484 m2 Trung bình Cơ sở Quận 7 Phòng tập võ và bóng bàn 1 240 m2 Khá Hố nhảy xa 1 30 m2 Trung bình 695
- CS 2C Phổ Quang Phòng tập võ và bóng bàn 1 240 m2 Khá CS 778 Nguyễn Kiệm Sân tennis 2 521,51 m2 Tốt Tổng 12 4.199 m2 Qua bảng 1 ta thấy, Tổng diện tích sân bãi phục vụ cho hoạt động TDTT của Nhà trường là 4.199m2/4769 sinh viên (số lượng SV tuyển sinh năm 2019), thì bình quân mỗi sinh viên có 0,88 m2 chưa đáp ứng với yêu cầu thực tiễn. - Với đặc thù Nhà trường có nhiều cơ sở Đào tạo, sân bãi ở mỗi cơ sở cũng không giống nhau, do đó để đăng ký học phần tự chọn phù hợp và di chuyển đến các địa điểm học tập là vấn đề còn khó khăn và nan giải. - Thực tế số lượng sân bãi nhà tập, phòng tập, hồ bơi hầu hết cũng chỉ mới đạt ở mức trung bình, do vậy chưa đảm bảo phục vụ tốt cho công tác giảng dạy GDTC hiện nay của nhà trường. 2.2 Thực trạng đội ngũ giảng viên giảng dạy Giáo dục thể chất tại Trường Đại học Tài chính – Marketing Tính đến thời điểm cuối năm 2019, đội ngũ giảng viên bộ môn GDTC của trường là 17 giảng viên và được trình bày qua bảng 2 như sau: Bảng 2: Thống kê trình độ chuyên môn của giảng viên giáo dục thể chất Trường Đại học Tài chính – Marketing Môn chuyên sâu Trình độ chuyên môn Tổng TS Tỉ lệ % ThS Tỷ lệ % CN Tỉ lệ % số GV Điền kinh 1 5,26 2 10,52 1 5,26 4 Bơi lội 1 5,26 1 Bóng đá 1 5,26 1 Bóng chuyền 2 10,52 2 Bóng rổ 1 5,26 2 10,52 1 3 Cầu lông 1 5,26 1 Võ thuật 1 5,26 2 10,52 1 3 Thể dục 2 10,52 2 Tổng cộng 3 17,64 13 76,47 1 5,26 17 Qua bảng 2 có thể thấy, đội ngũ giáo viên GDTC của trường hiện có 17 giảng viên gồm có 3 tiến sĩ, 13 thạc sĩ và 1 cử nhân. Như vậy, với số lượng (4.769 SV/17 giảng viên giáo dục thể chất tương đương 439,35 SV/1 giảng viên) là rất thiếu. Do vậy, việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn giáo dục thể chất tại trường nhìn chung vẫn còn gặp nhiều khó khăn. 2.3 Thực trạng về chương trình giảng dạy Giáo dục thể chất tại Trường Đại học Tài chính – Marketing Thực trạng thực hiện chương chương trình giảng dạy Giáo dục thể chất tại Trường Đại học Tài chính – Marketing được trình bày qua bảng 3. 696
- Bảng 3: Cấu trúc chương trình giảng dạy môn giáo dục thể chất tại Trường Đại học Tài chính – Marketing năm học 2018 - 2019 Stt Tên học phần Môn thể thao Số tiết Thời gian TH LT học 1 Điền kinh 24 6 HK1, HK2 Học phần bắt buộc 2 Bơi lội 24 6 HK1, HK2 3 Bóng đá 24 6 HK3, HK4 4 Bóng chuyền 24 6 HK3, HK4 5 Bóng rổ 24 6 HK3, HK4 6 Học phần tự chọn Cầu lông 24 6 HK3, HK4 7 Bóng bàn 24 6 HK3, HK4 8 Vovinam 24 6 HK3, HK4 9 Muay thái 24 6 HK3, HK4 Qua bảng ta thấy: Chương trình giảng dạy giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Tài chính – Marketing được thực hiện theo đúng chương trình khung do Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định, trong đó: - Học phần tự chọn: + Với số lượng 07 môn thể thao cho học phần tự chọn (bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, bóng bàn, Vovinam, Muay thái) đã tương đối đáp ứng được nhu cầu lựa chọn các các môn thể thao yêu thích của sinh viên. - Học phần bắt buộc: + Học phần bắt buộc 1 (30 tiết) với các nội dung sau: Chạy cự ly ngắn (100m), Nhảy xa và bài thể dục tay không 36 động tác. + Học phần bắt buộc 2 (30 tiết) học môn bơi lội (giảng dạy kỹ thuật bơi ếch). 2.4 Thực trạng về việc đánh giá môn học giáo dục thể chất tại Trường Đại học Tài chính – Marketing Trường Đại học Tài chính – Marketing đánh giá kết quả học tập môn học giáo dục thể chất theo 02 tiêu chí là điểm quá trình và điểm thi cuối kỳ. Theo đề cương chi tiết môn học giáo dục thể chất của Khoa Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất, điểm quá trình có trọng số 40 và điểm thi cuối kỳ có trọng số 60 trong tổng điểm của môn học giáo dục thể chất. Trong đó: Điểm quá trình = ½ (Điểm chuyên cần + Điểm kiểm tra giữa kỳ). - Điểm chuyên cần: chiếm 20 tổng số điểm kết thúc học phần. - Điểm kiểm tra giữa kỳ: Chiếm 20 tổng số điểm kết thúc học phần. Với cách xây dựng tiêu chuẩn đánh giá này cũng tương đối hợp lý, vì đánh giá hài hòa được giữa tính chuyên cần và trình độ chuyên môn của người học. Thúc đẩy người học tích cự tham gia các buổi học đầy đủ. 2.5 Thực trạng về nhu cầu lựa chọn các môn TT tự chọn của sinh viên Năm học 2018-2019 nhu cầu lựa chọn các môn thể thao tự chọn của sinh viên trường đại học Tài chính – Marketing được thể hiện qua bảng 4. 697
- Bảng 4: Thực trạng sinh viên đăng ký học các môn thể thao tự chọn Học kỳ Học kỳ Học kỳ Stt Tên học phần Tổng Ghi chú đầu 2019 giữa 2019 cuối 2019 1 Bóng đá 37 0 241 278 Học ngoài 2 Bóng rổ 85 62 516 663 trời 3 Bóng chuyền 84 70 746 900 4 Bóng bàn 290 68 583 941 Học trong 5 Cầu lông 411 72 604 1087 nhà 6 Vovinam 310 123 745 1178 7 Muay Thái 144 73 301 518 Qua kết quả phỏng vấn cho thấy: + Về thực trạng sinh viên đăng ký các môn thể thao tự chọn: sinh viên đăng kí học các môn tự chọn không đồng đều là do phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau như: Cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, sở thích học các môn thể thao của sinh viên, số lượng sinh viên trong …điều này cũng làm hạn chế một số lớp. Thực trạng nhu cầu lựa chọn học các môn thể thao phù hợp của sinh viên Trường Đại học Tài chính – Marketing kết quả lựa chọn các môn thể thao phù hợp được thể hiện qua bảng 5. Bảng 5: Kết quả lựa chọn các môn thể thao phù hợp (n = 3430) TT Môn thể thao Responses Percent of n Percent Cases 1 Bóng đá 5 người 330 9.8% 66.0% 2 Bóng chuyền 360 10.7% 72.0% 3 Bóng rổ 290 8.6% 58.0% 4 Cầu lông 410 12.1% 82.0% 5 Các môn võ 440 13.0% 88.0% 6 Bơi lội 430 12.7% 86.0% 7 Bóng bàn 240 7.1% 48.0% 8 Thể dục (Aerobic) 390 11.4% 78.0% 9 Cờ vua-Cờ tướng 70 2.1% 14.0% 10 Đá cầu 190 5.6% 38.0% 11 Tennis 230 6.8% 46.0% 12 Điền kinh 50 1.5% 10.0% Total 3430 100.0% + Về kết quả lựa chọn các môn thể thao phù hợp: Trong 12 môn thể thao đã liệt kê để các em lựa chọn thì môn võ được các em lựa chọn nhiều nhất với 440 ý kiến, chiếm 88,0%. Các môn còn lại gồm: Bơi lội chiếm tỷ lệ 86%, Cầu lông chiếm tỷ lệ 82%, Thể dục Aerobic chiếm tỷ lệ 78%, Bóng chuyền chiếm tỷ lệ 72% Bóng đá 5 người chiếm tỷ lệ 66%, Bóng rổ chiếm tỷ lệ 58%. Các môn còn lại chiếm tỷ lệ thấp. Không có sinh viên nào có ý kiến lựa chọn thêm các môn khác ngoài danh mục. 698
- 2.6 Thực trạng thể lực sinh viên trường đại học Tài chính – Marketing Để có cơ sở đánh giá chương trình giảng dạy môn thể dục nhịp điệu cho sinh viên nam, nữ Trường đại học Tài chính – Marketing, đề tài tiến hành tổ chức thực nghiệm theo phương thức thực nghiệm so sánh song song. 2.6.1 Kết quả kiểm tra đánh giá thể lực của nữ sinh viên trường đại học Tài chính – Marketing được trình bày qua bảng 6 Bảng 6: Thực trạng kết quả kiểm tra thể lực của nữ sinh viên trường đại học Tài chính – Marketing Chạy Bật xa tại Chạy con Nằm ngửa Lực bóp Chạy tùy Tham 30m chỗ (cm) thoi 4 X gập bụng tay thuận sức 5 phút số XPC (s) 10m (s) (lần) (kg) (m) n=45 n=45 n=45 n=45 n=45 n=45 X 5.675 155.25 12.35 17.25 31.15 690 Sx 0.345 15.02 0.555 1.805 0.76 36.405 Cv 6.275 9.695 4.46 10.625 2.38 5.295 0.03 0.04 0.02 0.05 0.01 0.02 Qua bảng 6 ta thấy, có 5/6 test có độ đồng nhất cao, với hệ số biến thiên Cv% dao động từ 2.38 – 9.695 < 10% và có sai số tương đối < 0.05. Tuy nhiên test Nằm ngửa gập bụng chưa có độ đồng nhất, với hệ số biến thiên Cv% dao động từ 10.625 > 10%. - Khi so sánh với kết quả của Bộ GD&ĐT cho thấy, có 4/6 test gồm: (Chạy 30m XPC; Bật xa tại chỗ; Chạy con thoi 4 X 10m (s); Nằm ngửa gập bụng (lần)) nằm ở mức đạt. Test Lực bóp tay thuận (kg) đạt loại tốt; Riêng test Chạy tùy sức 5 phút (m) thì chưa đạt. Kết quả xếp loại theo tiêu chuẩn thể lực của Bộ GD&ĐT nữ sinh viên trường ĐH Tài chính Marketing xếp loại chưa đạt. 2.6.2 Kết quả kiểm tra đánh giá thể lực của nam sinh viên trường đại học Tài chính – Marketing được trình bày qua bảng 7 Bảng 7: Thực trạng kết quả kiểm tra thể lực của nam sinh viên trường đại học Tài chính – Marketing Chạy 30m Bật xa tại Chạy con Nằm ngửa Lực bóp Chạy tùy Tham XPC (s) chỗ (cm) thoi 4 X gập bụng tay thuận sức 5 phút số 10m (s) (lần) (kg) (m) n=45 n=45 n=45 n=45 n=45 n=45 X 4.915 211.9 10.3 23.55 44.4 849.5 Sx 0.42 22.715 0.925 1.9 1.22 127.6 Cv 8.775 10.76 8.94 7.985 2.805 14.875 Qua bảng 7 ta thấy, có 4/6 test có độ đồng nhất cao, với hệ số biến thiên Cv% dao động từ 2.805 – 8.94 < 10% và có sai số tương đối < 0.05. Còn lại 2/6 test (Bật xa tại chỗ; Chạy tùy sức 5 phút) chưa có độ đồng nhất, với hệ số biến thiên Cv% dao động từ 10.76 – 14.875 > 10%. 699
- - Khi so sánh với kết quả của Bộ GD&ĐT cho thấy 4/6 test (Chạy 30m XPC; Bật xa tại chỗ; Chạy con thoi 4 X 10m (s); Lực bóp tay thuận (kg)) nằm ở mức đạt. Test Nằm ngửa gập bụng (lần) đạt loại tốt; Riêng test Chạy tùy sức 5 phút (m) thì chưa đạt. Kết quả xếp loại theo tiêu chuẩn thể lực của Bộ GD&ĐT nam sinh viên trường ĐH Tài chính Marketing xếp loại chưa đạt. 3. KẾT LUẬN Từ các kết quả nghiên cứu nêu trên có thể rút ra các kết luận sau: 1. Thực trạng cơ sở vật chất của trường hiện nay mới đạt bình quân mỗi sinh viên có 0,88 m2, nên chưa đáp ứng với yêu cầu thực tiễn, thực tế số lượng sân bãi nhà tập, phòng tập, hồ bơi hầu hết cũng chỉ mới đạt ở mức trung bình, do vậy chưa đảm bảo phục vụ tốt cho công tác giảng dạy GDTC hiện nay của nhà trường. 2. Thực trạng đội ngủ giáo viên GDTC của trường hiện có 17 giảng viên, về trình độ có 3 tiến sĩ, 13 thạc sĩ và 1 cử nhân là đảm bảo trình độ chuyên môn cho công tác giảng dạy, xong tỷ lệ giáo viên/ sinh viên đạt 439,35 SV/1 giảng viên, như vậy theo quy định của Bộ tỷ lệ này quá cao, cần bổ sung số lượng giáo viên giảng dạy môn giáo dục thể chất tại trường. 3. Chương trình giảng dạy giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Tài chính – Marketing được thực hiện theo đúng chương trình khung do Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định. Trong đó nội dung bắt buộc thì thực hiện theo quy định, nội dung tự chọn tổ cho 07 môn thể thao gồm (bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, bóng bàn, Vovinam, Muay thái), mỗi môn 30 tiết. 4. Thực trạng kết quả khảo sát 3430 sinh viên trường ĐH Tài chính Marketing về môn thể thao tự chọn. Kết quả cho thấy, môn võ được các em lựa chọn nhiều nhất với 440 ý kiến, chiếm tỷ lệ 88,0%. Các môn còn lại gồm: Bơi lội chiếm tỷ lệ 86%, Cầu lông chiếm tỷ lệ 82%, Thể dục Aerobic chiếm tỷ lệ 78%, Bóng chuyền chiếm tỷ lệ 72% Bóng đá 5 người chiếm tỷ lệ 66%, Bóng rổ chiếm tỷ lệ 58%. 5. Thực trạng kết quả kiểm tra thể lực xếp loại theo tiêu chuẩn thể lực của Bộ GD&ĐT của cả nam và nữ sinh viên trường ĐH Tài chính Marketing đều xếp loại chưa đạt, trong đó 4/6 test ở mức đạt và Test Nằm ngửa gập bụng ở nam đạt loại tốt. Test Nằm ngửa gập bụng (nam), Lực bóp tay thuận (nữ) đạt loại tốt; Riêng test Chạy tùy sức 5 phút ở cả nam và nữ đều chưa đạt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Trưởng Bộ Giáo dục Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 53/2008/QĐ- BGDĐT ngày 18 tháng 09 năm 2008 của và Đào tạo ban hành Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên 2. Chỉ thị số 17-CT/TW. Chỉ thị về phát triển thể dục, thể thao đến năm 2010, ngày 23 tháng 10 năm 2002. 3. Dương Nghiệp Chí (2007), “Thể thao trường học ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới”, Tạp chí Khoa học thể thao, số1, tr.52 – 56, Viện Khoa học thể thao, Hà Nội 700
- 4. Võ Thị Thiên Hương (2009), “Nghiên cứu sự phát triển các tố chất thể lực chung sau một năm tập luyện môn Aerobic cho học sinh trường THPT Nguyễn Thông tỉnh Vĩnh Long”, luận văn cao học. 5. Nguyễn Trung Kiên (2007): “Nghiên cứu một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho vận động viên Aerobic Gymnastic trẻ TP. Hồ Chí Minh” luận văn thạc sĩ giáo dục học. 6. Nguyễn Tiên Tiến và cộng sự (2016), “Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học trong TDTT”, nhà xuất bản Quốc gia TP.HCM. 701
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đánh giá thực trạng việc thực hiện bài tập thúc đẩy quá trình hồi phục sau tập luyện và thi đấu cho nam sinh viên đội tuyển bóng chuyền Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội
9 p | 8 | 5
-
Đánh giá thực trạng trình độ thể lực của nữ sinh viên khối không chuyên Trường Đại học Quy Nhơn trước khi học môn Bóng chuyền trong học phần Giáo dục thể chất 1
8 p | 9 | 3
-
Đánh giá thực trạng thể lực chung của nam sinh viên Trường Đại học luật Hà Nội
6 p | 9 | 3
-
Đánh giá thực trạng phát triển thể lực của nam sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
5 p | 13 | 3
-
Đánh giá thực trạng thể lực chung của sinh viên năm 1 và 2 Trường Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm Đà Nẵng
9 p | 12 | 3
-
Đánh giá thực trạng sử dụng trò chơi vận động và thực trạng thể lực chung của học sinh trường Trung học phổ thông Sơn Động số 3 huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang
4 p | 18 | 3
-
Đánh giá thực trạng thể lực của nữ sinh viên thông qua giờ tập ngoại khóa trong câu lạc bộ thẩm mỹ trường Đại học dân lập Hải Phòng
5 p | 29 | 3
-
Nghiên cứu đánh giá thực trạng nhân lực quản lý câu lạc bộ Golf Việt Nam
7 p | 9 | 3
-
Đánh giá thực trạng một số điều kiện đảm bảo việc thực hiện công tác giáo dục thể chất và đề xuất một số giải pháp ở trường Đại học Phú Yên
6 p | 48 | 3
-
Đánh giá thực trạng sức bền chuyên môn của nam sinh viên chuyên sâu bóng đá trường Đại học Thể dục Thể thao Tp Hồ Chí Minh
5 p | 14 | 3
-
Đánh giá thực trạng kỹ năng và bài tập nâng cao chiến thuật cho học sinh Cờ vua lứa tuổi 5-6 Trường thể thao thiếu niên 10-10 Hà Nội
5 p | 4 | 2
-
Thực trạng việc sử dụng trò chơi vận động trong phát triển thể lực cho học sinh tiểu học khối 3 trường tiểu học Nguyễn Tri Phương, thành phố Hà Nội
5 p | 54 | 2
-
Lựa chọn các test và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của nam sinh viên đội tuyển bóng rổ trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội
6 p | 50 | 2
-
Đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp phòng tránh chấn thương xảy ra khi học môn thể dục Aerobic cho học sinh lớp 10 trường THPT Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ
7 p | 54 | 2
-
Đánh giá thực trạng về các trò chơi vận động phổ cập ở nông thôn và trong các lễ hội truyền thống ở Việt Nam
7 p | 19 | 2
-
Đánh giá thực trạng thể lực sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Phạm Văn Đồng
9 p | 57 | 2
-
Đánh giá thực trạng việc ứng dụng phần mềm Tornelo vào giải thi đấu cờ vua Royalchess Online Competition 2nd
8 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn