Đánh giá thực trạng năng lực vận động của trẻ tự kỷ mức độ nhẹ và trung bình tại thành phố Đà Nẵng
lượt xem 4
download
Bài viết trình bày việc lựa chọn các nội dung và các tiêu chí ứng dụng đánh giá thực trạng năng lực vận động cho TTK tại thành phố Đà Nẵng; Đánh giá kết quả thực trạng mức độ phát triển năng lực KNVĐ của TTK 3 - 6 tuổi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá thực trạng năng lực vận động của trẻ tự kỷ mức độ nhẹ và trung bình tại thành phố Đà Nẵng
- ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC VẬN ĐỘNG CỦA TRẺ TỰ KỶ MỨC ĐỘ NHẸ VÀ TRUNG BÌNH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ThS. Phan Ngọc Thiết Kế Khoa Giáo dục Thể chất – Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy như phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp phỏng vấn, phương pháp toán học thống kê... đề tài đã lựa chọn được 5 nhóm nội dung kỹ năng vận động (KNVĐ) và 25 tiêu chí để khảo sát đánh giá thực trạng khả năng vận động của trẻ tự kỷ (TTK) mức độ nhẹ và trung bình tại Thành phố Đà Nẵng (TP. ĐN). Thông qua bảng kiểm tra đánh giá TTK nhẹ và trung bình lứa tuổi 3 – 6 tuổi đang học tại các lớp học tại các trung tâm tại TP. ĐN đều chưa có hoặc đang trong giai đoạn hình thành các kỹ năng (KN) trong 5 nhóm KNVĐ. Trong đó, các KN mà trẻ gặp khó khăn nhất là các KN vận động tinh phối hợp tay – mắt; nhóm KN vận động ném, chuyền, bắt; nhóm KN vận động nhảy – bật. Các KN mà trẻ ít gặp khó khăn nhất là các KN trong nhóm KN vận động đi, chạy và thăng bằng và nhóm KN vận động bò, trườn trèo. Từ khóa: Thực trạng; Trẻ tự kỷ; Kỹ năng; Kỹ năng vận động; TP. Đà Nẵng SUMMARY Using routine scientific research methods such as document analysis and synthesis method, pedagogical observation method, pedagogical test method, interview method, statistical mathematical method ... the topic has selected 5 groups of content of motor skills and 25 criteria to survey and assess the status of the motor ability of children with autism at mild and moderate levels in Da Nang city. Through the assessment of mild and average autistic children aged 3 - 6 years old studying in classes in centers in the city. DN has not had or is in the stage of forming skills in 5 groups of working skills. In which, the skills that children have the most difficulty are the skills of fine-grained movement in hand-eye coordination; group of skills to mobilize throwing, passing, catching; group of skills to move to dance - turn on. The skills that children least have difficulty with are the skills in the group of skills to move, run and balance, and the group of skills to move, crawl. Keywords: Current situation; Autistic children; Skill; Motor skills; Danang City 1. ĐẶT VẤN ĐỀ TTK gặp rất nhiều khiếm khuyết đặc biệt là khiếm khuyết về giao tiếp và tương tác xã hội đồng thời trẻ có những rập khuôn, cứng nhắc trong sở thích và hoạt động [4]. Đa số trẻ tự kỷ đều gặp khó khăn về vận động, trong đó có khoảng 1/3 số trẻ thuộc thể ì, khó hoạt hóa được hoạt động vận động của cơ thể trẻ; 2/3 số trẻ thường tăng năng động và khó khăn trong việc tự kiểm soát hành vi của mình; thêm vào đó là vấn đề khó khăn trong khả năng điều hòa cảm giác cơ thể. Vậy, tác động đến vận động là điều đầu tiên cần thực hiện để giúp trẻ giữ cơ thể trong trạng thái cân bằng để có thể hoạt động, học tập và làm việc hiệu quả. Hầu hết trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong việc xác định tính mục đích của hoạt động. Vận động ở trẻ tự kỷ thường tự phát mà chính bản thân trẻ cũng không kiểm soát được. Vận động là kỹ năng nền tảng góp 385
- phần giúp trẻ tự kỷ kiểm soát hành vi, hoạt hóa hành vi – vận động, đẩy nhanh hoặc kiểm soát tốc độ và khả năng tư duy… Quá trình học tập và rèn luyện của trẻ sẽ diễn ra hiệu quả hơn. Vì vậy trong bài báo này chúng tôi tiến hành “Đánh giá thực trạng khả năng vận động của trẻ tự kỷ mức độ nhẹ - trung bình tại thành phố Đà Nẵng” nhằm có cơ sở để tìm ra các giải pháp và xây dựng chương trình tập luyện phù hợp nhằm phát triển khả năng vận động cho trẻ tự kỷ mức độ nhẹ - trung bình tại các cơ sở giảng dạy tại thành phố Đà Nẵng. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp quan sát; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp kiểm tra sư phạm và Phương pháp toán học thống kê. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 Lựa chọn các nội dung và các tiêu chí ứng dụng đánh giá thực trạng năng lực vận động cho TTK tại thành phố Đà Nẵng Qua quá trình tìm hiểu, tổng hợp, thống kê, phân tích sự trùng lặp đã được đăng tải qua các tài liệu tham khảo và kết hợp với đánh giá điều kiện tổ chức tập luyện, thực tế trang thiết bị kiểm tra hiện có của các trường và trung tâm tại TP. ĐN, cũng như đặc điểm của TTK. Cuối cùng đề tài đi đến quyết định lựa chọn các nhóm nội dung phát triển khả năng vận động cho trẻ được sử dụng trong Thông tư Ban hành chương trình Giáo dục Mầm non ngày 24/01/2017 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT [1]. Đề tài đã lựa chọn ra được 5 nhóm nội dung và 50 tiêu chí phù hợp để đánh giá thực trạng năng lực vận động cho TTK tại thành phố Đà Nẵng Sau bước đầu lựa chọn được 5 nội dung và 50 tiêu chí chúng tôi tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi. Tổng số người được hỏi là 20 người gồm các chuyên gia về tâm lý, tâm vận động và các chuyên gia GDTC. Nội dung phỏng vấn là việc xin ý kiến về đánh giá mức độ ưu tiên của các bài tập do chúng tôi bước đầu lựa chọn. Mức độ ưu tiên các bài tập được đánh giá bằng điểm như sau: Ưu tiên 1: 3 điểm, Ưu tiên 2: 2 điểm, Ưu tiên 3: 1 điểm. Các nội dung giáo dục KNVĐ và các tiêu chí có số phiếu tán thành ở mức độ ưu tiên 1 cao, từ 16 trở lên, chiếm trên 60% số phiếu được hỏi. Tổng điểm tương đối cao, trên 50 điểm. Đề tài đã chọn lựa 5 nội dung giáo dục KNVĐ và 50 tiêu chí có tổng điểm từ cao đến thấp. Các nội dung giáo dục KNVĐ và các tiêu chí được chọn có tổng điểm từ 57 điểm trở lên, các nội dung và các tiêu chí được lựa chọn được chúng tôi trình bày ở bảng 1 như sau: Bảng 1: Nội dung và các tiêu chí cụ thể kiểm tra năng lực vận động của TTK Nội dung kiểm tra Mục đích kiểm tra Tiêu chí kiểm tra Kỹ năng vận động Kiểm tra khả năng đi, 1. Đi bộ hoặc chạy chậm có thay đổi tiết tấu đi, chạy và thăng chạy khống chế trọng theo hiệu lệnh. bằng lượng cơ thể và duy trì 2. Đi bộ hoặc chạy chậm theo đường hẹp. thăng bằng của trẻ 3. Đi bộ hoặc chạy chậm theo đường díc dắc. 4. Đi bộ hoặc chạy chậm theo vòng tròn. 5. Đi bộ bằng gót chân 386
- Kỹ năng vận động Kiểm tra khả năng bò, 1. Bò trườn theo hướng thẳng đứng. bò, trườn, trèo trườn, trèo di chuyển từ 2. Bò theo đường díc dắc. mặt phẳng trụ bên này 3. Bò chui qua ống. sang bên kia của cơ thể 4. Bước chân luân phiên lên bậc thang trẻ 5. Bước lên xuống bục cao (30cm). Kỹ năng vận động Kiểm tra khả năng ném, 1. Động tác tung – bắt bóng ném, chuyền và bắt chuyền và bắt bóng của 2. Động tác Đập – bắt bóng trẻ 3. Động tác chuyền bóng 2 tay theo hàng ngang hoặc dọc 4. Ném bóng 1 tay 5. Ném trúng đích nằm ngang bằng một tay (xa 1-1,5m) Kỹ năng vận động Kiểm tra khả năng sức 1. Bật liên tục tại chỗ 3 – 4 lần nhảy – bật mạnh chi dưới của trẻ 2. Bật tiến về phía trước 3 – 4 bước 3. Bật xa 20-25cm 4. Bật nhảy qua dây với độ cao nhất định 5. Nhảy bậc thang bằng cả hai chân Kỹ năng vận động Kiểm tra khả năng phối 1. Xâu 6 hạt tinh phối hợp tay – hợp giữa mắt với tay của 2. Xếp chồng 8 -10 khối không đổ mắt. trẻ 3. Vẽ hình tròn theo mẫu 4. Tự cởi nút áo 5. Cắt theo đường thẳng dài 10cm 2.2 Đánh giá kết quả thực trạng mức độ phát triển năng lực KNVĐ của TTK 3 - 6 tuổi 2.2.1 Các bước tiến hành để đánh giá thực trạng năng lực vận động của trẻ tự kỷ mức độ nhẹ - trung bình Để đánh giá thực trạng năng lực vận động của trẻ tự kỷ mức độ nhẹ - trung bình chúng tôi thực hiện các bước sau đây: Bước 1: Tiến hành lựa chọn khách thể nghiên cứu Chúng tôi tiến hành khảo sát 50 TTK đang theo học tại các lớp tiền tiểu học ở các trung tâm chuyên biệt và một số trường MN hòa nhập tại Đà Nẵng theo bảng phân loại trẻ TTK theo thang độ Cars [7] để phân loại các TTK theo các mức nhẹ và trung bình, nặng và rất nặng để phù hợp với mục đích nghiên cứu. Qua khảo sát, chúng tôi thu thập được các thông tin cơ bản về độ tuổi, giới tính, mức độ tự kỉ của trẻ, được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Bảng phân loại trẻ TTK theo thang độ Cars (n=50) Tuổi Giới tính Phân loại 3-4 4-5 5-6 Nam Nữ Nhẹ và Nặng Rất trung bình nặng 17 19 14 37 13 30 16 4 Nhìn vào bảng trên ta thấy, trong số 50 trẻ có 37 trẻ là trẻ nam và 13 trẻ là trẻ nữ. Dựa trên kết quả đánh giá của các bác sĩ thông qua tìm hiểu hồ sơ học sinh và phân loại theo thang độ, chúng tôi phân chia 50 trẻ này với các mức độ tự kỉ khác 387
- nhau: nhẹ và trung bình có 30 trẻ, nặng có 16 trẻ; rất nặng có 4 trẻ; số trẻ có tuổi nằm trong khoảng 3 - 4 tuổi là 17 trẻ, số trẻ có tuổi nằm trong khoảng 4 – 5 tuổi là 19 trẻ, số trẻ có tuổi nằm trong khoảng 5 – 6 tuổi là 14 trẻ. Bước 2: Tiến hành dùng bảng kiểm tra đánh giá các nội dung và tiêu chí đánh giá KNVĐ của đối tượng đã được chọn Nhóm nội dung và các tiêu chí kiểm tra năng lực vận động của TTK được trình bày cụ thể tại bảng 1 Cách tính điểm: Trong bảng kiểm tra đánh giá các nội dung và tiêu chí kiểm tra KNVĐ dành cho GV giáo dục đặc biệt để đánh giá mức độ KNVĐ của từng trẻ, số điểm đánh giá các KNVĐ được chia theo các mức sau: + 0 điểm: Trẻ không làm được + 1 điểm: Trẻ làm được nhưng phải có trợ giúp, hướng dẫn + 2 điểm: Trẻ tự làm được mà không cần hướng dẫn 2.2.2 Đánh giá kết quả thực trạng mức độ phát triển năng lực KNVĐ của TTK 3 – 6 tuổi Chúng tôi tiến hành đánh giá KNVĐ của 30 trẻ Tự kỷ 3 – 6 tuổi nhẹ và trung bình đang học hòa nhập ở các trường mầm non và trung tâm đặc biệt tại TP. Đà Nẵng. Chúng tôi sử dụng Bảng đánh giá KNVĐ làm công cụ đánh giá tiến hành quan sát các giờ học tâm vận động, giờ chơi trẻ ở trường trong điều kiện bình thường có báo trước và kiểm tra trực tiếp trên trẻ. Sau đó tiến hành thống kê và phân tích kết quả đánh giá. Tổng hợp kết quả khảo sát 30 trẻ ở tất cả các tiêu chí đo được thể hiện trong các bảng sau: Kỹ năng vận động đi, chạy và thăng bằng Chúng tôi tập trung đánh giá ở trẻ Kỹ năng vận động đi, chạy và thăng bằng thông qua các hoạt động hàng ngày và trong giờ học tâm vận động ở trường với các nội dung chính như: Trẻ có biết đi bộ hoặc chạy chậm có thay đổi tiết tấu theo hiệu lệnh/ theo đường hẹp/ theo đường díc dắc/ theo vòng tròn và đi bộ bằng gót chân không? Thống kê kết quả mà trẻ đạt được ở nhóm kỹ năng này như sau. Kết quả đánh giá được thể hiện ở bảng 3. Bảng 3: Bảng phân bố tần xuất điểm đánh giá kỹ năng vận động đi, chạy và thăng bằng Điểm Tần số Tỷ lệ phần trăm Tần xuất tích lũy 0 9 30.0 30.0 1 6 20.0 50.0 2 4 13.3 63.3 3 2 6.7 70.0 4 2 6.7 76.7 5 2 6.7 83.4 6 2 6.7 90.1 7 1 3.3 93.4 8 1 3.3 96.7 9 1 3.3 100.0 Tổng số 30 100 388
- Kết quả bảng 3 cho thấy, điểm của trẻ tập trung trong khoảng từ 0 đến 9 điểm, 1 trẻ đạt 9 điểm chiếm 3,3%, 9 trẻ đạt 0 điểm chiếm 30%. Đặc biệt là ở kỹ năng Đi chạy trong đường hẹp thì trẻ đạt điểm rất thấp. Ở kỹ năng này có 1 bé đạt điểm cao nhất trong nhóm trẻ được khảo sát. Khi kiểm tra trên bé và quan sát bé vui chơi, vận động với các bạn bé đạt được điểm tối đa ở tiêu chí đi bộ hoặc chạy chậm có thay đổi tiết tấu theo hiệu lệnh, theo đường díc dắc, theo vòng tròn và đi bộ bằng gót chân. Nhưng ở tiêu chí đi bộ hoặc chạy chậm theo đường hẹp đạt điểm thấp hơn. Các GV cho biết khi thực hiện các bài tập đánh giá kỹ năng vận đi, chạy, thăng bằng, trẻ chỉ hứng thú với những bài tập có độ khó ở mức trung bình, gần với những hoạt động thường ngày của trẻ. Còn những bài tập đòi hỏi sự tập trung chú ý và thực hiện ở tốc độ chậm thì trẻ tỏ ra thờ ơ và rất khó khăn để thực hiện. Đặc biệt ở bài tập đi trong đường hẹp, trẻ tỏ ra rất căng thẳng để giữ thăng bằng và không va vào cái chụp ở hai bên đường biên. Kỹ năng vận động bò, trườn trèo Để tổng hợp kết quả đo kỹ năng vận động bò, trườn trèo của trẻ, chúng tôi đánh giá trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày ở trường với các nội dung chính như: Trẻ có biết Bò trườn theo hướng thẳng đứng; Bò theo đường díc dắc; Bò chui qua ống; Bước chân luân phiên lên bậc thang; Bước lên xuống bục cao không? Thống kê kết quả mà trẻ đạt được ở nhóm kĩ năng này như sau: Bảng 4: Bảng phân bố tần xuất điểm đánh giá kỹ năng vận động bò, trườn trèo Điểm Tần số Tỷ lệ phần trăm Tần xuất tích lũy 0 8 26.6 26.6 1 5 16.7 43.3 2 3 10.0 53.3 3 3 10.0 63.3 4 2 6.7 70.0 5 2 6.7 76.7 6 3 10.0 86.7 7 2 6.7 93.4 8 1 3.3 96.7 9 1 3.3 100.0 Tổng số 30 100 Kết quả ở bảng trên cho thấy, điểm của trẻ tập trung trong khoảng từ 0 đến 9 điểm, 1 trẻ đạt 9 điểm chiếm 3,3%, 8 trẻ đạt 0 điểm chiếm 26,6%. Đa số trẻ không đạt điểm ở nhóm kỹ năng này có nguyên nhân là tập trung chú ý kém, phân tán chú ý nhanh nên trẻ không biết cách hiểu nội dung giao tiếp, không biết cách bắt chước và hành động của đối tượng. Kỹ năng vận động ném, chuyền, bắt Để tổng hợp kết quả đo Kỹ năng vận động ném, chuyền, bắt của trẻ, chúng tôi trực tiếp kiểm tra trên trẻ và quan sát trẻ tham gia hoạt động chơi và học tập ở trường với các nội dung chính như: Trẻ có biết Động tác tung – bắt bóng; Động tác Đập – bắt bóng; Động tác chuyền bóng 2 tay theo hàng ngang hoặc dọc; Ném bóng 1 tay; Ném 389
- trúng đích nằm ngang bằng một tay (xa 1-1,5m) hay không, thống kê kết quả mà trẻ đạt được ở nhóm kĩ năng này như sau: Kết quả ở bảng 5 cho thấy, điểm của trẻ tập trung trong khoảng từ 0 đến 6 điểm, 1 trẻ đạt 6 điểm chiếm 3,3%, 16 trẻ đạt 0 điểm chiếm 43,3%.. Đa số trẻ không đạt điểm ở nhóm kỹ năng này có nguyên nhân từ ở phần tập trung chú ý kém, bắt chước kém nên trẻ không biết cách luân phiên trong quá trình thực hiện động tác. Bảng 5: Bảng phân bố tần xuất điểm đánh giá kỹ năng vận động ném, chuyền, bắt Điểm Tần số Tỷ lệ phần trăm Tần xuất tích lũy 0 16 53.4 53.4 1 6 20.0 73.4 2 2 6.7 80.1 3 3 10.0 90.1 4 1 3.3 93.4 5 1 3.3 96.7 6 1 3.3 100.0 Tổng số 30 100 Có thể nói ở kỹ năng này với trẻ bình thường là đơn giản nhưng với TTK thì đó là công việc cực kỳ khó khăn. Khi chúng tôi tiến hành quan sát khả năng thực hiện các tiêu chí của trẻ, chúng tôi thấy rằng trẻ rất khó khăn khi thực hiện động tác bằng 2 tay, đặc biệt là khả năng điều khiển để ném bóng vào mục tiêu cố định. Kỹ năng vận động nhảy – bật Chúng tôi tiến hành đánh giá kỹ năng vận động nhảy – bật ở TTK thông qua hoạt động kiểm tra trực tiếp, quan sát trẻ nội dung chính như sau: Trẻ có thực hiện được Bật liên tục tại chỗ 3 – 4 lần; Bật tiến về phía trước 3 – 4 bước; Bật xa 20-25cm; Bật nhảy qua dây với độ cao nhất định; Nhảy bậc thang bằng cả hai chân hay không? Bảng 6: Bảng phân bố tần xuất điểm đánh giá Kỹ năng vận động nhảy – bật Điểm Tần số Tỷ lệ phần trăm Tần xuất tích lũy 0 17 56.8 56.8 1 6 20.0 76.8 2 1 3.3 80.1 3 2 6.7 86.8 4 1 3.3 90.1 5 1 3.3 93.4 6 1 3.3 96.7 7 1 3.3 100.0 Tổng số 30 100 Kết quả ở bảng 6 cho thấy, điểm của trẻ tập trung trong khoảng từ 0 đến 7 điểm, 1 trẻ đạt 7 điểm chiếm 3,3%, 17 trẻ đạt 0 điểm chiếm 56,7%. Khi chúng tôi tiến hành quan sát khả năng thực hiện các tiêu chí của trẻ, chúng tôi thấy rằng ở bài tập bật tiến về phía trước trẻ chỉ đứng tại chỗ rồi bước sải về phía 390
- trước chứ không phải nhảy. Đặc biệt nội dung bật tại chỗ liên tục, trẻ chỉ nhún người, nhấc từng chân lên rồi đặt xuống luân phiên chứ không thực hiện được động tác nhảy hai chân cùng một lúc. Trẻ tỏ ra rất khó khăn trong việc điều khiển phần thân dưới, đặc biệt là phát lực qua việc duỗi chân và đùi. Kỹ năng vận động tinh phối hợp tay mắt Bảng 7: Bảng phân bố tần xuất điểm đánh giá Kỹ năng vận động tinh phối hợp tay mắt Điểm Tần số Tỷ lệ phần trăm Tần xuất tích lũy 0 19 63.3 63.3 1 5 16.7 80.0 2 2 6.7 86.7 3 2 6.7 93.4 4 1 3.3 96.7 5 1 3.3 100.0 Tổng số 30 100 Kết quả ở bảng 7 cho thấy, điểm của trẻ tập trung trong khoảng từ 0 đến 5 điểm, 1 trẻ đạt 5 điểm chiếm 3,3%, 19 trẻ đạt 0 điểm chiếm 63,4%. Ở kỹ năng vận động tinh phối hợp tay mắt, trẻ tỏ ra thờ ơ, chỉ hứng thú và vui vẻ thực hiện mỗi nội dung tự cởi nút áo và nội dung xếp hình, mặc dù vẫn cần có sự giúp đỡ của giáo viên. Các nội dung khác, đặc biệt ở 2 nội dung xâu chuỗi hạt và cắt theo đường thẳng, trẻ thể hiện sự rối loạn tập trung, thiếu kiên trì trẻ thể hiện sự rối loạn tập trung, thiếu kiên trì khi không thực hiện được sau 1-2 lần thử. 3. KẾT LUẬN Thông qua phỏng vấn đề tài đã lựa chọn được 5 nhóm nội dung KNVĐ và 20 tiêu chí ứng dụng đánh giá thực trạng năng lực vận động cho TTK tại thành phố Đà Nẵng. Kết quả thực trạng thông qua bảng đánh giá cho thấy tình trạng khả năng vận động của TTK khi quan sát trong các hoạt động: Ở kỹ năng vận động tinh phối hợp tay mắt, các trẻ tỏ ra thờ ơ, chỉ hứng thú mỗi nội dung xếp hình. Các nội dung khác chỉ thực hiện khi có sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên. Đặc biệt ở 2 nội dung xâu chuỗi hạt và cắt theo đường thẳng, trẻ thể hiện sự rối loạn tập trung, thiếu kiên trì khi không thực hiện được sau 1-2 lần thử. Trẻ lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi, không muốn vận động, khi đi thì tay buông thõng, chân không bước dứt khoát mà lê từng bước, khi ngồi phải dựa vào tường hoặc vào người cô không thẳng trên sàn, các động tác thì rất chậm chạp, trẻ tỏ ra chống đối khi thực hiện các vận động mà trẻ không thích. TTK đang học tại các lớp học tại cá trung tâm đều chưa có hoặc đang trong giai đoạn hình thành các KN trong 5 nhóm nội dung KNVĐ. Trong đó, các KN mà trẻ gặp khó khăn nhất là các KN vận động tinh phối hợp tay – mắt; nhóm KN vận động ném, chuyền, bắt; nhóm KN vận động nhảy – bật. Các KN mà trẻ ít gặp khó khăn nhất là các KN trong nhóm KN vận động đi, chạy và thăng bằng và nhóm KN vận động bò, trườn trèo. 391
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ GD & ĐT, Thông tư Ban hành chương trình Giáo dục Mầm non ngày 24/01/2017 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT. 2. Phan Ngọc Thiết Kế (2020), Nghiên cứu phát triển khả năng vận động ở trẻ tự kỷ thông qua chương trình cá biệt hóa (IEP), đề tài cấp cơ sở của Sở KH & CN TP, Đà nẵng. 3. Trần Thị Lệ Thu (2010), Đại cương Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật trí tuệ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Dương Thiệu Tống (2000), Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 5. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2012), Giáo dục đặc biệt và những thuật ngữ cơ bản, Nxb Đại học Sư Phạm. 6. Greenspan S.I and Wieder S (2006), Engaging Autism, Da Capo, U.S.A 7. Hodgdon L.A (2003), Solving Behavior Ptoblems in Autism, Quirk Roberts Publishing, Michigan, U.S.A. 8. Laura J.Hall (2009) “Autism spectrum disorders – from theory to practice”.Pearson Education, Inc Upper Saddle River, New Jersey U.S.A. Nguồn bài báo: Phan Ngọc Thiết Kế (2020), Nghiên cứu phát triển khả năng vận động ở trẻ tự kỷ thông qua chương trình cá biệt hóa (IEP), thuộc đề tài cấp cơ sở của Sở KH & CN TP. Đà Nẵng. 392
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu lựa chọn phương tiện và đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của Vận động viên Đội tuyển Bóng đá nam Trường Đại học Xây dựng Miền Tây
3 p | 11 | 4
-
Diễn biến năng lực thể chất của học sinh các trường tiểu học lứa tuổi 6-10 một số tỉnh khu vực phía Bắc Việt Nam
4 p | 9 | 4
-
Lựa chọn một số trò chơi vận động nhằm nâng cao thể lực cho nam học sinh khối 10 Trường Trung học phổ thông Chí Linh tỉnh Hải Dương
7 p | 8 | 4
-
Thực trạng thể lực và một số bài tập nhằm phát triển thể lực cho nữ sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Tây Bắc
5 p | 68 | 3
-
Đánh giá thực trạng thể lực của sinh viên khóa 8 trường Đại học Khánh Hòa
7 p | 11 | 3
-
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao thể lực chung của nữ sinh viên Trường Cao đẳng Sơn La
5 p | 15 | 3
-
Đánh giá thực trạng thể lực của nữ học viên Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy theo tiêu chuẩn chiến sĩ công an khỏe
5 p | 8 | 3
-
Lựa chọn và ứng dụng một số chỉ số, test đánh giá thực trạng năng lực thể chất cho sinh viên năm nhất học môn Yoga Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
7 p | 9 | 3
-
Nghiên cứu đánh giá thực trạng thể lực chung của học sinh lứa tuổi 11-12 trường trung học cơ sở Hùng Quan - Đoan Hùng - Phú Thọ
5 p | 49 | 3
-
Lựa chọn test đánh giá thực trạng thể lực cho đội tuyển bóng đá futsal nam Trường Đại học Văn Lang
6 p | 13 | 3
-
Đánh giá thực trạng thể lực chung của sinh viên khóa 7 Trường Đại học Khánh Hòa
6 p | 10 | 2
-
Đánh giá thực trạng năng lực sư phạm thực hành của sinh viên chuyên ngành võ Boxing Ngành Giáo dục thể chất, Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
6 p | 7 | 2
-
Lựa chọn và ứng dụng một số test đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn cho nam VĐV đội tuyển điền kinh chạy 100m trường trung học phổ thông Chuyên Năng khiếu TDTT Nguyễn Thị Định - Tp. Hồ Chí Minh
7 p | 26 | 2
-
Đánh giá thực trạng thể lực chung của học sinh khối 11 trường trung học phổ thông Hồ Nghinh, tỉnh Quảng Nam
5 p | 22 | 2
-
Lựa chọn và ứng dụng các test đánh giá thực trạng sức bền của nam vận động viên đội tuyển Futsal Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng
6 p | 5 | 2
-
Đánh giá thực trạng năng lực khéo léo của nam học sinh đội tuyển bóng đá trường Trung học phổ thông Phan Huy Chú - Thạch Thất - Hà Nội
3 p | 4 | 1
-
Nghiên cứu giải pháp nâng cao thể chất cho nam sinh viên không chuyên Trường Đại học Tây Nguyên
8 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn