intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá tiềm năng phát triển của một số cây trồng chính cho sản xuất nhiên liệu sinh học ở Việt Nam

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

125
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cây cao lương là cây có nhiều tiềm năng cho sản xuất nhiên liệu sinh học (NLSH) ở nước ta cần được nghiên cứu và đánh giá tính thích ứng và ưu thế của nó trên các vùng sinh thái khác nhau. Các cây trồng cung cấp dầu sinh học (BD) ở Việt Nam là rất đa dạng những nhóm cây trồng như cây cọ dầu, dừa, cây trẩu, cây sở là những cây có tiềm năng tốt cung cấp BD cho phát triển Nhiên liệu sinh học. Ngoài việc xác định các cây trồng trên cần có các nghiên cứu đồng bộ các giải pháp khác khác như chính sách, đầu tư, thị trường để bảo đảm cho phát triển nhiên liệu sinh học ở nước ta một cách bền vững khuyến khích được sản xuất nông nghiệp phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá tiềm năng phát triển của một số cây trồng chính cho sản xuất nhiên liệu sinh học ở Việt Nam

Lê Văn Hưng<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 95(07): 49 - 58<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH<br /> CHO SẢN XUẤT NHIÊN LIỆU SINH HỌC Ở VIỆT NAM<br /> Lê Văn Hưng*<br /> Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học - Tổng cục Môi trường<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Kết quả đã chỉ ra được một số cây trồng chính có khả năng cho sản xuất nhiên liệu sinh học ở<br /> nước ta. Cây trồng có khả năng cung cấp cho sản xuất xăng sinh học(BE), là khá phong phú nhưng<br /> những cây trồng chính có nhiều ưu thế cho sản xuất BE phục vụ cho sản xuất nhiên liệu sinh học<br /> chỉ có như: sắn, mía là có tiềm năng cao.<br /> Cây cao lương là cây có nhiều tiềm năng cho sản xuất nhiên liệu sinh học (NLSH) ở nước ta cần<br /> được nghiên cứu và đánh giá tính thích ứng và ưu thế của nó trên các vùng sinh thái khác nhau.<br /> Các cây trồng cung cấp dầu sinh học (BD) ở Việt Nam là rất đa dạng những nhóm cây trồng như<br /> cây cọ dầu, dừa, cây trẩu, cây sở là những cây có tiềm năng tốt cung cấp BD cho phát triển Nhiên<br /> liệu sinh học.<br /> Ngoài việc xác định các cây trồng trên cần có các nghiên cứu đồng bộ các giải pháp khác khác như<br /> chính sách, đầu tư, thị trường để bảo đảm cho phát triển nhiên liệu sinh học ở nước ta một cách<br /> bền vững khuyến khích được sản xuất nông nghiệp phát triển.<br /> Từ khóa: nhiên liệu sinh học, xăng sinh học, xăng ethanol - BE, dầu sinh học- BD, cây trồng<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Vấn đề an ninh năng lượng đang là vấn đề lớn<br /> mà các quốc gia đang chú ý tìm các nguồn<br /> năng lượng thay thế cho nguyên liệu hóa<br /> thạch đang cạn dần… Trên thế giới, nhiên<br /> liệu sinh học (NLSH) đã được sản xuất và<br /> đưa vào sử dụng thay thế nhiên liệu hoá thạch<br /> từ rất lâu [7]. Hiện khoảng hơn 50 nước đang<br /> khai thác và sử dụng nhiên liệu sinh học ở các<br /> mức độ khác nhau. Mục tiêu chính là thay thế<br /> nhập khẩu, đảm bảo an ninh năng lượng,<br /> giảm phát thải khí nhà kính - yếu tố chính gây<br /> lên biến đổi khí hậu, tăng cường bảo vệ môi<br /> trường, hỗ trợ cho nền kinh tế xanh, tạo điều<br /> kiện cho ngành nông lâm nghiệp phát triển<br /> bền vững.[1,6] Hơn nữa, xăng sinh học là<br /> nguồn nhiên liệu rẻ tiền giúp giảm chi tiêu<br /> cho người tiêu dùng. Sản xuất và sử dụng<br /> xăng sinh học tạo công ăn việc làm cho nông<br /> dân, người trồng và cung cấp nguyên liệu thô<br /> cho ngành công nghiệp sản xuất xăng sinh<br /> học. NLSH gồm xăng sinh học (BEBioethanol…) và dầu sinh học (BD biodiesel) hiện đang được xem là nguồn nhiên<br /> liệu quan trọng thay thế một phần nguồn<br /> nhiên liệu hóa thạch truyền thống vốn đang<br /> trên đà cạn kiệt và gây nhiều ô nhiễm cho môi<br /> *<br /> <br /> Tel:0912 149724<br /> <br /> trường. NLSH là loại nhiên liệu sạch, tái tạo<br /> được, có thể bị phân hủy bởi tác nhân sinh<br /> học và không gây hại môi trường. Xăng sinh<br /> học được sản xuất bằng cách thủy phân<br /> (xenlulo, tinh bột… thành đường) sau đó<br /> được lên men và chưng cất. Sử dụng xăng<br /> sinh học giúp giảm lượng dầu nhập khẩu, tiết<br /> kiệm ngoại tệ và giúp ổn định an ninh năng<br /> lượng [1,6]. Ở Việt Nam, Thủ tướng chính<br /> phủ đã có Quyết định 177, ngày 20/07/2007<br /> phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh<br /> học đến 2015 và tầm nhìn đến 2025”[9], đặt<br /> ra nhiệm vụ hình thành ngành công nghiệp<br /> năng lượng sinh học Việt Nam. Tuy nhiên,<br /> phát triển sản xuất NLSH phụ thuộc vào<br /> nhiều yếu tố. Trong đó, nguyên liệu, thị<br /> trường và năng lực công nghệ có ý nghĩa<br /> quyết định đến tiềm năng phát triển và sản<br /> xuất công nghiệp này.<br /> Bài báo này tập trung phân tích tiềm năng<br /> cung cấp của một số cây trồng chính cho phát<br /> triển nguyên liệu phục vụ cho ngành NLSH ở<br /> nước ta. Đóng góp thêm cơ sở khoa học phục<br /> vụ cho các chương trình tiếp theo về nhiên<br /> liệu sinh học để đạt mục tiêu đến năm 2015<br /> đạt sản lượng xăng ethanol (BE) và dầu thực<br /> vật - biodiesel (BP) là 250 nghìn tấn; năm<br /> 2020, Việt Nam sẽ sản xuất được khoảng 5 tỷ<br /> lít xăng E10 và 500 triệu lít dầu sinh học<br /> 49<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Lê Văn Hưng<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> biodiesel B10/năm; 2025 đạt 1,8 triệu tấn, đáp<br /> ứng được 5% nhu cầu xăng trong nước (9).<br /> PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN<br /> 1. Phương pháp kế thừa: thu thập, phân tích<br /> xử lý các số liệu thống kê, các dẫn liệu điều<br /> tra, nghiên cứu, thông tin khoa học đã có từ<br /> trước tới nay.<br /> 2. Phương pháp phân tích nội nghiệp: phân<br /> nhóm cơ sở dẫn liệu, thông tin để phân tích,<br /> tổng hợp, đánh giá.<br /> 3. Phương pháp ngoại suy: là kéo dài quy luật<br /> đã hình thành trong quá khứ để làm dự báo<br /> cho tương lai. Thông tin cung cấp cho<br /> phương pháp ngoại suy là số liệu về động thái<br /> của đối tượng dự báo trong quá khứ qua một<br /> số năm nhất định.<br /> 4. Phương pháp chuyên gia: là phương pháp<br /> dựa trên ý kiến của các chuyên gia tại các Hội<br /> thảo tham vấn, theo phiếu điều tra...<br /> KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> Một số cây trồng nông nghiệp chính cho<br /> cung cấp đường, tinh bột ở nước ta.<br /> Theo Báo cáo tình hình sản xuất của Ngành<br /> nông nghiệp trong Chiến lược phát triển năm<br /> 2009 [2] cho thấy trong các cây trồng như lúa,<br /> ngô, mía, sắn, khoai lang, khoai tây, củ cải<br /> đường, cao lương ngọt...thì các cây trồng<br /> nông nghiệp chính có khả năng trong sản xuất<br /> NLSH được xem xét để xác định các cây<br /> trồng có tiềm năng nhất được thể hiện trong<br /> bảng 1.<br /> <br /> 95(07): 49 - 58<br /> <br /> - Cây ngô (Zea mays L.):<br /> Điều kiện tăng nhanh diện tích và sản lượng<br /> ngô đã hội đủ các yếu tố: (i) nhu cầu thị<br /> trường trong nước rất lớn. Riêng nhu cầu ngô<br /> làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi<br /> thời kỳ 2005 – 1010 khoảng 5, 0 triệu tấn/<br /> năm, thời kỳ 2010 – 2020 tăng lên 9 – 10<br /> triệu tấn /năm; (ii) đã có nhiều giống ngô<br /> năng suất cao, phù hợp với các vùng sinh thái<br /> được đưa vào sản xuất; và (iii) các vùng sản<br /> xuất ngô hàng hoá tập trung cùng với thời vụ<br /> và hệ thống canh tác đã được xác định.<br /> Diện tích gieo trồng ngô toàn quốc năm 2006<br /> dự kiến đạt trên 1,0 triệu ha tiếp tục được mở<br /> rộng lên khoảng 1,2 triệu ha vào năm 2010 và<br /> tăng lên 1,5 triệu ha vào năm 2020. Thời kỳ<br /> 2006 – 2010, tốc độ tăng năng suất ngô dự<br /> kiến đạt 5,54%/năm (mức đạt được trong thời<br /> kỳ 2000 - 2003). Đến năm 2010, năng suất<br /> bình quân đạt 5,5 tấn/ha, sản lượng ngô cả<br /> nước đạt 5,54 triệu tấn. Tốc độ tăng năng suất<br /> dự kiến 2,1%/ năm trong thời kỳ 2010-2020,<br /> năng suất bình quân năm 2020 đạt xấp xỉ 6, 0<br /> tấn/ha, sản lượng ngô của cả nước đạt mức 8,<br /> 90 triệu tấn vào năm 2020. Từ năm 2010, về<br /> cơ bản Việt Nam có thể tự cân đối cung cầu<br /> về ngô bằng nguồn sản xuất trong nước. Như<br /> vậy cây ngô là cây phát triển tốt ở nước ta<br /> nhưng thực tế sản xuất hiện nay chưa đáp ứng<br /> đủ cho nhu cầu phát triển chăn nuôi và cho<br /> các xu hướng sử dụng khác đặc biệt cho<br /> NLSH.<br /> <br /> Bảng 1. Phát triển cây nguyên liệu cho sản xuất Ethanol<br /> Cây nguyên liệu<br /> 1. Cây ngô<br /> <br /> 2. Cây mía<br /> <br /> 3. Cây sắn<br /> <br /> Đơn vị<br /> <br /> 2008<br /> <br /> 2010<br /> <br /> 2015<br /> <br /> 2020<br /> <br /> Ngàn ha<br /> <br /> 1.140<br /> <br /> 1.140<br /> <br /> 1.200<br /> <br /> 1.300<br /> <br /> Tạ/ha<br /> <br /> 39,8<br /> <br /> 41,2<br /> <br /> 50,0<br /> <br /> 57,7<br /> <br /> Ngàn tấn<br /> <br /> 4.531<br /> <br /> 4.700<br /> <br /> 6.000<br /> <br /> 7.500<br /> <br /> Ngàn ha<br /> <br /> 271<br /> <br /> 300<br /> <br /> 300<br /> <br /> 300<br /> <br /> Tạ/ha<br /> <br /> 595,6<br /> <br /> 630<br /> <br /> 720<br /> <br /> 850<br /> <br /> Ngàn tấn<br /> <br /> 16.117<br /> <br /> 18.900<br /> <br /> 21.600<br /> <br /> 25.500<br /> <br /> Ngàn ha<br /> <br /> 544<br /> <br /> 500<br /> <br /> 450<br /> <br /> 400<br /> <br /> Tạ/ha<br /> <br /> 167,2<br /> <br /> 170<br /> <br /> 189<br /> <br /> 225<br /> <br /> Ngàn tấn<br /> <br /> 9.090<br /> <br /> 8.500<br /> <br /> 8.500<br /> <br /> 9.000<br /> <br /> Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn[2]<br /> <br /> 50<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Lê Văn Hưng<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 95(07): 49 - 58<br /> <br /> Hình 1: Diễn biến năng suất và diện tích trồng mía từ niên vụ 1994-1995 đến 2007-2008<br /> (Quang NV, 2009- Trung tâm nghiên cứu mía đường)<br /> <br /> - Cây mía (Saccharum barberi):<br /> Cây mía có diện tích trồng trọt bình quân<br /> hàng năm vào khoảng 300.000 ha, cho sản<br /> lượng bình quân 16.5 triệu tấn đủ để sản xuất<br /> trên 1 triệu tấn đường, đáp ứng nhu cầu tiêu<br /> dùng đường trong nước. Năng suất mía ngày<br /> càng cải thiện trong những năm qua từ 42<br /> tấn/ha năm 1995 lên 51,8 tấn/ha năm 2005 và<br /> 54,8 tấn/ha năm 2007 (Hình 1) [10]. Định<br /> hướng đến năm 2015, năng suất mía đạt 6570 tấn/ha. Riêng vùng mía miền Tây Nam bộ,<br /> năng suất mía hiện nay đã đạt 100-110 tấn/ha.<br /> Nhiều hộ sản xuất và nhiều kết quả thí<br /> nghiệm đã đạt năng suất 150 tấn/ha. Cá biệt,<br /> có ruộng đạt 200 tấn/ha. Điều đó chứng tỏ,<br /> tiềm năng năng suất của mía trên đất Tây<br /> Nam bộ rất cao.<br /> Trên cả nước, niên vụ 2007-2008 trồng<br /> khoảng 300 ngàn ha mía, năng suất bình quân<br /> đạt hơn 50 tấn/ha, sản lượng khoảng trên 15<br /> triệu tấn. So với thế giới và các nước trong<br /> khu vực như Trung Quốc (80 tấn/ha), Thái<br /> Lan (70 tấn/ha), năng suất mía của Việt Nam<br /> thấp hơn. Chất lượng nguyên liệu của Việt<br /> Nam mới đạt 10 CCS, cũng thấp hơn các<br /> nước (khoảng 13 CCS). Về mặt kinh tế, thân<br /> mía chứa khoảng 80-90% nước dịch, trong<br /> dịch có chứa khoảng 16-18% đường. Mía là<br /> cây nguyên liệu quan trọng của công nghiệp<br /> đường, dịch đường qua chế biến thu được<br /> đường kết tinh, tinh khiết. Ngoài sản phẩm<br /> <br /> đường, những phụ phẩm chính của cây mía<br /> bao gồm: Bã mía chiếm 25-30% trọng lượng<br /> mía đem ép. Trong bã mía chứa trung bình<br /> 49% là nước, 48% là xơ (trong đó chứa 4555% cellulose) 2,5% là chất hoà tan (đường).<br /> Bã mía có thể dùng làm nguyên liệu đốt lò,<br /> hoặc làm bột giấy, ép thành ván dùng trong<br /> kiến trúc, cao hơn là làm ra Furfural là<br /> nguyên liệu cho ngành sợi tổng hợp. Trong<br /> tương lai, bã mía có thể là nguyên liệu đầu<br /> vào quan trọng của công nghiệp ethanol từ<br /> xenllulo. Mật gỉ chiếm 3-5% trọng lượng đem<br /> ép. Thành phần mật gỉ trung bình chứa 20%<br /> nước, đường saccaro 35%, đường khử 20%,<br /> tro 15%, protein 5%, sáp 1%, ... Từ mật gỉ<br /> cho lên men chưng cất rượu rum, sản xuất<br /> men các loại. Một tấn mật gỉ cho một tấn men<br /> khô hoặc các loại axit axetic, hoặc có thể sản<br /> xuất được 300 lít tinh dầu và 300 lít rượu (3,3<br /> kg rỉ một lít cồn).<br /> Mía phân bố rộng ở các tỉnh miền Trung như<br /> Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Phú Yên và các tỉnh<br /> Đông Nam Bộ như Tây Ninh, Đồng Nai, và<br /> một số tỉnh Nam Bộ. Mía thường được trồng<br /> từ tháng 10 đến tháng 2 hàng năm, diện tích<br /> lá gấp 4-5 lần diện tích đất giúp tránh xói mòn<br /> đất cho các vùng đồi trung du. Hơn nữa, mía<br /> là cây rễ chùm và phát triển mạnh trong tầng<br /> đất từ 0-60cm. Một ha mía tốt có thể có 13-15<br /> tấn rễ, sau khi thu hoạch, bộ rễ để lại trong<br /> đất cùng với bộ lá là chất hữu cơ quý làm<br /> 51<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Lê Văn Hưng<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> tăng độ phì của đất. Việt Nam định hướng<br /> phát triển phát triển cây mía, đến năm 2020<br /> đưa tổng diện tích trồng khoảng 300.000 ha,<br /> năng suất mía bình quân đạt 80 tấn/ha, chữ<br /> đường bình quân 12 CCS, sản lượng mía đạt<br /> 24 triệu tấn.<br /> Theo Bộ NN&PTNT, theo đó, tổng nhu cầu<br /> tiêu thụ đường năm 2010 của Việt Nam ước<br /> tính vào khoảng 1,51 triệu tấn. Đến năm 2020<br /> sản xuất đuờng đáp ứng đủ cho tiêu dùng<br /> trong nuớc và xuất khẩu, mức sản xuất<br /> khoảng 2,1 triệu tấn, trong đó đuờng luyện:<br /> 1,5 triệu tấn, đuờng trắng 500.000 tấn, đuờng<br /> thủ công 100.000 tấn. Như vậy, hiện tại lượng<br /> đường sản xuất trong nước từng bước sẽ đáp<br /> ứng được yêu cầu tiêu thụ trong nước và sẽ có<br /> dư thừa một phần cho xuất khẩu và NLSH ở<br /> nước ta trong những năm sau (2,5).<br /> - Cây sắn(Manihot esculenta Crantz):<br /> Diện tích, năng suất, sản lượng sắn Việt Nam<br /> trong hơn 10 năm qua (1996 - 2008) có chiều<br /> hướng gia tăng, đặc biệt tăng nhanh những<br /> năm gần đây khi thị trường Trung Quốc có<br /> nhu cầu lớn. Năm 2008, diện tích sắn toàn<br /> quốc đạt 557 ngàn ha, năm 2009 tăng lên 560<br /> ngàn ha, năng suất củ tươi bình quân 16,7<br /> tấn/ha, sản lượng khoảng 9 triệu tấn sắn tươi<br /> năm[8]. Sắn là cây trồng có khả năng thích<br /> nghi với nhiều vùng khí hậu và thổ nhưỡng<br /> khác nhau. Đặc biệt, nhiều khu vực khô hạn,<br /> thiếu nước nhiều cây trồng khác không trồng<br /> được hoặc giảm năng suất thì sắn vẫn phát<br /> triển tốt. Các chuyên gia đánh giá, sắn có thể<br /> là cây trồng của thời kỳ biến đổi khí hậu. Mặt<br /> trái của cây sắn, là khả năng làm nghèo, bạc<br /> màu đất, độ che phủ thấp có khả năng gây sói<br /> lở, mất đất nếu không có biện pháp canh tác<br /> thích hợp.<br /> Năm 2008, Gia Lai có diện tích trồng lớn<br /> nhất, 61 nghìn ha tăng so với năm 2007 là gần<br /> 10 nghìn ha. Tây Ninh là tỉnh có diện tích lớn<br /> thứ 2 với 49,2 nghìn ha sắn (năm 2008),<br /> nhưng đứng đầu toàn quốc về sản lượng với<br /> hơn 1200 nghìn tấn/năm, tiếp đến là Gia Lai,<br /> Bình Phước, Kontum, Đồng Nai, Bình Thuận,<br /> <br /> 95(07): 49 - 58<br /> <br /> Đăk Lắk, Đăk Nông, Nghệ An, Quảng Ngãi.<br /> Vùng trồng sắn tập trung lớn nhất là 8 tỉnh<br /> duyên hải Trung trung bộ và Tây Nguyên,<br /> chiếm 70% sản lượng sắn cả nước. Sắn là cây<br /> trồng có hiệu quả kinh tế cao, dễ trồng, dễ bảo<br /> quản, cây của người nghèo. Thu nhập trồng<br /> sắn khoảng 15-20 triệu ha /năm, với 2 vụ một<br /> năm. Năm 2009, cây sắn lần đầu tiên được<br /> đưa vào nhóm cây xuất khẩu chủ lực của Việt<br /> Nam với kim ngạch gần 1 tỷ USD/năm. Theo<br /> chiến lược ngành trồng trọt đến năm 2015,<br /> phát triển sắn không được khuyến khích mở<br /> rộng. Tuy vậy, diện tích sắn vẫn tiếp tục tăng<br /> do nhu cầu thị trường đang tăng lên, hiện đã<br /> vượt qua mức 450 ngàn ha được quy hoạch<br /> cho 2015. Theo Quy hoạch của ngành đến<br /> năm 2020, Bộ Nông nghiệp không khuyến<br /> khích mở rộng diện tích sắn mà ủng hộ sản<br /> xuất theo hướng bền vững, duy trì diện tích<br /> hiện có và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống<br /> và phương thức canh tác để tăng năng suất.<br /> - Quỹ đất để phát triển cây sắn (đất chưa sử<br /> dụng và đất cây khác kém hiệu quả) đủ để<br /> phát triển theo phương án quy hoạch là 473, 1<br /> ngàn ha vào năm 2010(2), trong đó: vùng tập<br /> trung trồng sắn công nghiệp có 268, 4 ngàn<br /> ha, được bố trí như sau: cả nước là 473,1<br /> ngàn ha, sản xuất theo vùng tập trung là 268,4<br /> ngàn ha; ĐB sông Hồng 9 ngàn ha, Trung du<br /> miền núi phía Bắc 115,7 ngàn ha, Bắc Trung<br /> Bộ 59,1 ngàn ha, duyên hải Nam Trung Bộ 55<br /> ngàn ha, Tây Nguyên 84,3 ngàn ha, Đông<br /> Nam Bộ 133,0 ngàn ha, đồng bằng sông Cửu<br /> Long 17,0 ngàn ha.<br /> Quỹ đất bố trí cho trồng sắn có tính cho cả đất<br /> để luân canh với các cây trồng ngắn ngày<br /> khác nhằm đảm bảo canh tác sắn bền vững,<br /> đặc biệt là những nơi đất dốc.<br /> - Với quỹ đất bố trí cho trồng sắn đảm bảo<br /> diện tích, năng suất, sản lượng sắn tương ứng<br /> là 275, 5 ngàn ha, 178, 1 tạ/ha và 6, 69 triệu<br /> tấn vào năm 2010, trong đó: vùng tập trung<br /> trồng sắn công nghiệp phục vụ chế biến xuất<br /> khẩu đạt các con số tương ứng là: 198, 7 ngàn<br /> ha, 239, 5 tạ/ha và 4, 76 triệu tấn, cụ thể ở các<br /> vùng như sau:<br /> <br /> 52<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Lê Văn Hưng<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 95(07): 49 - 58<br /> <br /> DT (1000 ha)<br /> <br /> NS (tạ/ha)<br /> <br /> SL (1000 tấn)<br /> <br /> Cả nước<br /> <br /> 198,7<br /> <br /> 239,5<br /> <br /> 4.759,3<br /> <br /> Trung du MNBB<br /> <br /> 29,9<br /> <br /> 192,1<br /> <br /> 573,7<br /> <br /> Bắc Trung Bộ<br /> <br /> 32,7<br /> <br /> 215,5<br /> <br /> 705,6<br /> <br /> Duyên Hải NTB<br /> <br /> 24,5<br /> <br /> 221,9<br /> <br /> 543,1<br /> <br /> Tây Nguyên<br /> <br /> 38,8<br /> <br /> 229,6<br /> <br /> 890,7<br /> <br /> Đông Nam Bộ<br /> <br /> 67,3<br /> <br /> 283,6<br /> <br /> 1.908,7<br /> <br /> Đồng Bằng SCL<br /> <br /> 5,5<br /> <br /> 250<br /> <br /> 137,5<br /> <br /> Bảng 2. Diện tích và sản lượng sắn của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010 và kế hoạch đến năm 2020(2)<br /> Chỉ tiêu<br /> <br /> Đơn vị<br /> <br /> S¾n<br /> <br /> 1000 ha<br /> Tạ/ha<br /> 1000 tấn<br /> <br /> 237.6<br /> 83.6<br /> 1,986.3<br /> Năm<br /> 2011<br /> <br /> 425.5<br /> 157.8<br /> 6,716.2<br /> Năm<br /> 2012<br /> <br /> 475.2<br /> 163.8<br /> 7,782.5<br /> Năm<br /> 2013<br /> <br /> 495.5<br /> 165.3<br /> 8,192.8<br /> Năm<br /> 2014<br /> <br /> 557.7<br /> 168.5<br /> 9,395.9<br /> Năm<br /> 2015<br /> <br /> 550.0<br /> 170.0<br /> 9,350.0<br /> <br /> 490.0<br /> 190.0<br /> 9,310.0<br /> <br /> 470.0<br /> 200.0<br /> 9,400.0<br /> <br /> 450.0<br /> 209.0<br /> 9,400.0<br /> <br /> 420.0<br /> 224.0<br /> 9,400.0<br /> <br /> 400.0<br /> 235.0<br /> 9,400.0<br /> <br /> 380.0<br /> 300.0<br /> 11,400.0<br /> <br /> -Diện tích<br /> -Năng suất<br /> -Sản lượng<br /> <br /> Chỉ tiêu<br /> 2.2<br /> S¾n<br /> <br /> -Diện tích<br /> - Năng suất<br /> -Sản lượng<br /> <br /> Đơn vị<br /> 1000 ha<br /> Tạ/ha<br /> 1000 tấn<br /> <br /> Năm<br /> 2005<br /> <br /> Năm<br /> 2006<br /> <br /> Năm<br /> 2007<br /> <br /> Năm<br /> 2008<br /> <br /> TH<br /> năm<br /> 2009<br /> <br /> Năm<br /> 2000<br /> <br /> Ước<br /> TH<br /> năm<br /> 2010<br /> 500.0<br /> 180.0<br /> 9,000.0<br /> <br /> Năm 2020<br /> <br /> (Nguồn: CLNNNVN 2009)[2]<br /> Bảng 3. Một số giống sắn cao sản của Việt Nam [7]<br /> <br /> Với sản lượng sắn của các vùng tập trung,<br /> đảm bảo cho 54 nhà máy với tổng công suất<br /> 3.935 tấn sản phẩm tinh bột /ngày hoạt động<br /> từ 8 - 9 tháng /năm.<br /> Sản lượng sắn của cả nước năm 2009 đạt trên<br /> 9,3 triệu tấn. Với tỷ trọng sắn cho xuất khẩu<br /> khoảng 48,6%, dùng làm thức ăn gia súc<br /> 22,4%, chế biến thủ công 16,8%, chỉ có<br /> <br /> 12,2% dùng tiêu thụ tươi. Với diện tích như<br /> hiện nay được duy trì khoảng 500 ngàn ha<br /> không mở rộng thêm với các giải pháp về<br /> giống (sử dụng các giống có năng suất cao, có<br /> tỷ lệ chất khô, tinh bột cao), kỹ thuật canh tác<br /> hợp lý (canh tác trồng xen với cây bộ đậu, có<br /> che phủ…). Như vậy, cây sắn là cây được lựa<br /> chọn cho sản xuất xăng sinh học bởi nó đáp<br /> ứng được các tiêu chí lựa chọn như: năng suất<br /> 53<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2