Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018<br />
<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ TÍNH AN TOÀN CỦA CƠ SỞ Y TẾ TP. HỒ CHÍ MINH<br />
TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NĂM 2019<br />
Đặng Văn Chính*, Phạm Kim Anh, Phùng Đức Nhật**, Dương Thị Minh Tâm*<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Biến đổi khí hậu gây nên sự gia tăng của các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai cả về tần<br />
số và cường độ. Bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lớn, nắng nóng, tố lốc là thiên tai gây thiệt hại về con người và sức<br />
khỏe cộng đồng, có thể tạo nên các khó khăn cho việc tiếp nhận điều trị của các bệnh viện(5). Việc tiến hành đánh<br />
giá điều kiện cơ sở vật chất khám chữa bệnh của các bệnh viện về tính an toàn trong việc ứng phó với tác động<br />
của BĐKH lên sức khỏe là điều cần thiết.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tính an toàn của cơ sở y tế trước tác động của biến đổi khí hậu.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, từ 11/2018 đến 7/2019.<br />
Kết quả nghiên cứu: Có 22 bệnh viện (BV) được điều tra, gồm 4 nhóm: bệnh viện tuyến bộ ngành, tuyến<br />
thành phố, bệnh viện quận huyện công lập và bệnh viện tư nhân. Các bệnh viện đa số đạt các tiêu chí của bệnh<br />
viện an toàn về vị trí xây dựng và khả năng tiếp cận. Tuy nhiên, vẫn có một số BV không đạt về các tiêu chí của<br />
bệnh viện an toàn về thiết kế và kết cấu, chủ yếu là mật độ xây dựng (13,6%), về chống hỏa hoạn (18,2%), và<br />
chống động đất, gió bão ở cấp tối đa (18,2%). Các bệnh viện cũng có tỉ lệ không an toàn về tiêu chí phi kết cấu của<br />
bệnh viện an toàn về an toàn mái, trần và cửa ra vào, dao động từ 4,5% đến 22,7%. Các hệ thống kỹ thuật hạ<br />
tầng: điện, nước, khí vẫn còn có nơi chưa đạt. Ngoài ra, BV còn thiếu tài liệu thông tin giáo dục truyền thông cho<br />
người bệnh và nhân viên về những việc cần làm trong tình huống khẩn cấp/thảm họa (13,6%).<br />
Kết luận: Khảo sát sơ bộ tại 22 bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh theo 4 nhóm: các bệnh viện thuộc<br />
tuyến bộ/ngành, các bệnh viện tuyến thành phố, tuyến quận huyện, tư nhân đang hoạt động tại TP. Hồ Chí<br />
Minh cho thấy mức độ đáp ứng về an toàn bệnh viện là chưa cao. Mức độ quan tâm của lãnh đạo bệnh viện về an<br />
toàn bệnh viện còn chưa cao.<br />
Từ khóa: bệnh viện an toàn, biến đổi khí hậu<br />
ABSTRACT<br />
ASSESSEMENT OF HOSPITAL SAFETY IN HO CHI MINH CITY<br />
IN RESPONSE TO CLIMATE CHANGE IN 2019<br />
Dang Van Chinh, Pham Kim Anh, Phung Duc Nhat, Duong Thi Minh Tam<br />
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 367 – 373<br />
Background: Climate change caused an increase of extreme climate and natural calamity both in frequency<br />
and severity. Storm, flooding, drought, heavy rain, extreme hot, whirlwind are natural calamity that affect human<br />
health and community health and cause difficulties in admission to hospitals of patients(5). A study on assessment<br />
of hospitals’ infrastructure on its safety towards responding to affect of climate change on health is neccesary.<br />
Objective: Study the safety of health care facilities on affect of climate change.<br />
Method: descriptive sectional study, from November 2018 till July 2019.<br />
Results: there were 22 hospitals under studied, including 4 categories: central, city, district, private<br />
hospitals. Most of hospitals reached the standards of hospital’s safety on location and accessibility. However, there<br />
<br />
*Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh **Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
Tác giả liên lạc: Ts.Phùng Đức Nhật ĐT: 0918103404, Email: nhatPhD@pnt.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
368 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
were some hostipals did not meet the requirement of standards for hospital safety on design and structure, mainly<br />
on construction density (13.6%), on fire safety (18.2%), and on safety about earthquake and storm on its<br />
maximum level (18,2%). Hospitals also did not meet the requirement of standards on non-structural criteria on<br />
safety of roof, ceiling, and doors with proprotion from 4.5% to 22.7%. The system of technical infrastructure such<br />
as electricity, water supply, gas supply did not meet requirement of standards in some hospitals. Besides, some<br />
hospitals were also lack of appropriate information and education materials for patients and health care staff to<br />
guide tham on what should they do in emergency cases and in disaster (13.6%).<br />
Conclusion: A preliminary study of 22 hospitals in Ho Chi Minh city in 4 categories: central, city, district,<br />
private hospitals found that hospital safety is not high as requested. Concern of leaders of hospitals on hospital<br />
safety is also not very high.<br />
Keywords: hospital safety, climate change<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ viện về tính an toàn trong việc ứng phó với tác<br />
động của BĐKH lên sức khỏe là điều cần thiết,<br />
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một yếu tố nguy<br />
từ đó kịp thời có các kế hoạch phòng chống và<br />
cơ đe dọa sức khỏe cộng đồng ở nhiều nước trên<br />
can thiệp hiệu quả.<br />
thế giới. Tác động của BĐKH lên sức khỏe cộng<br />
đồng thông qua ba phương cách: tác động trực Câu hỏi nghiên cứu: Cơ sở hạ tầng y tế tại<br />
tiếp, tác động gián tiếp và tác động thông qua TP. Hồ Chí Minh có an toàn trong các tình huống<br />
các yếu tố liên quan đến sự thay đổi kinh tế xã do biến đổi khí hậu như thiên tai thảm họa?<br />
hội và hệ thống y tế(8). Mục tiêu<br />
Ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu Khảo sát tính an toàn của cơ sở y tế trước tác<br />
(IPCC) dự báo các hiện tượng thời tiết khắc động của biến đổi khí hậu.<br />
nghiệt sẽ diễn ra thường xuyên hơn. Hạn hán và ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU<br />
lũ lụt hiện đã là tác nhân chính gây ra các thảm Đối tượng nghiên cứu<br />
hoạ liên quan đến khí hậu hiện đang liên tục gia<br />
Dân số mục tiêu<br />
tăng. Nhiệt độ tăng quá 2°C sẽ đẩy nhanh quá<br />
trình mực nước dâng lên, dẫn đến việc mất phần Tất cả các bệnh viện tuyến bộ ngành, tuyến<br />
lớn nơi cư trú của người dân các nước như thành phố, bệnh viện quận huyện công lập và<br />
Bangladesh, Ai Cập và Việt Nam và nhấn chìm bệnh viện tư nhân đang hoạt động tại TP.Hồ<br />
một số đảo quốc nhỏ(3). Chí Minh<br />
Sự gia tăng của các hiện tượng khí hậu cực Dân số chọn mẫu<br />
đoan và thiên tai cả về tần số và cường độ do Những bệnh viện công lập, bệnh viện tư<br />
BĐKH là mối đe dọa thường xuyên, trước mắt nhân được chọn nghiên cứu<br />
và lâu dài đối với tất cả các lĩnh vực, các vùng và Tiêu chí chọn vào<br />
các cộng đồng. Bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lớn, Các bệnh viện thuộc tuyến bộ/ngành, các<br />
nắng nóng, tố lốc là thiên tai xảy ra hàng năm ở bệnh viện tuyến thành phố, tuyến quận huyện,<br />
nhiều vùng trong cả nước, gây thiệt hại về con tư nhân đang hoạt động tại TP.Hồ Chí Minh.<br />
người và sức khỏe cộng đồng, có thể tạo nên các<br />
Tiêu chí loại ra<br />
khó khăn cho việc tiếp nhận điều trị của các<br />
bệnh viện(5). Những cơ quan quản lý y tế, Trung tâm<br />
không giường bệnh, những bệnh viện tư nhân<br />
Với những tác động tiêu cực của BĐKH và<br />
thuộc chuyên khoa thẩm mỹ và các bệnh<br />
nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe tiềm ẩn tại thành<br />
viện/khu điều trị thuộc Sở Y tế quản lý nhưng<br />
phố Hồ Chí Minh việc tiến hành đánh giá điều<br />
đang hoạt động ngoài TP. Hồ Chí Minh.<br />
kiện cơ sở vật chất khám chữa bệnh của các bệnh<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 369<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu Bộ công cụ gồm 4 nhóm tiêu chí lớn như sau:<br />
Thiết kế nghiên cứu (1) Tiêu chí kết cấu và phi kết cấu liên quan<br />
Nghiên cứu cắt ngang mô tả. đến kiến trúc;<br />
Thời gian nghiên cứu (2) Tiêu chí phi kết cấu liên quan đến hệ<br />
thống trang thiết bị công trình đảm bảo cho<br />
Từ 11/2018 đến 7/2019.<br />
người sử dụng;<br />
Địa điểm nghiên cứu<br />
(3) Tiêu chí chức năng liên quan đến chính<br />
Các bệnh viện tại TP. Hồ Chí Minh. sách và nhân lực;<br />
Cỡ mẫu (4) Tiêu chí chức năng liên quan đến trang<br />
Chọn mẫu thuận tiện. Giai đoạn từ tháng 5 thiết bị.<br />
đến tháng 7/2019 chọn được 22 bệnh viện trong Xử lý và phân tích dữ kiện<br />
đó có bốn nhóm bệnh viện: bệnh viện trung Tất cả bộ câu hỏi được rà soát và làm sạch số<br />
ương, bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện quận liệu trước khi nhập liệu. Thông tin bị thiếu sẽ<br />
huyện, bệnh viện tư nhân. được thu thập bổ sung thông qua điện thoại<br />
Phương pháp thu thập dữ liệu hoặc email. Sử dụng phần mềm Epidata 3.1 để<br />
Tập huấn cho các thành viên nhóm nghiên nhập số liệu. Sau khi hoàn thành nhập liệu sẽ<br />
cứu hiểu và nắm rõ phương pháp đánh giá bộ chuyển toàn bộ số liệu sang phần mềm Stata 12.0<br />
công cụ thu thập đánh giá tính an toàn của cơ sở để phân tích số liệu.<br />
y tế. Các cuộc đánh giá sẽ được thực hiện đồng KẾT QUẢN<br />
thời bằng phương pháp điều tra mặt đối mặt và<br />
Kết quả phân tích dữ liệu từ 22 bệnh viện đã<br />
kết hợp với quan sát trực tiếp.<br />
điều tra được trình bày như sau.<br />
Khảo sát tính an toàn của cơ sở y tế trước tác<br />
Bảng 1. Thông tin về phân loại bệnh viện (n=22)<br />
động của biến đổi khí hậu: Số liệu được thu thập<br />
Loại bệnh viện Tần số Tỉ lệ<br />
thông qua bộ công cụ đánh giá bệnh viện an Tuyến trung ương 2 9,1%<br />
toàn trong tình huống khẩn cấp và thảm họa ban Tuyến thành phố 10 45,5%<br />
hành kèm theo Quyết định số 4695/QĐ – BYT Tuyến quận huyện 5 22,7%<br />
ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y Chuyên khoa, tư nhân 5 22,7%<br />
tế. Bộ công cụ này được chỉnh sửa phù hợp với Nghiên cứu có đủ 4 nhóm bệnh viện cần<br />
bối cảnh của Việt Nam theo bộ công cụ của Tổ điều tra. Tỉ lệ cao nhất là bệnh viện tuyến<br />
chức Y tế Thế giới .<br />
(5)<br />
thành phố (45,5%) (Bảng 1).<br />
Bảng 2. Các tiêu chí của bệnh viện an toàn về vị trí xây dựng và khả năng tiếp cận (n=22)<br />
Đạt Đạt chưa đầy Không<br />
Vị trí xây dựng công trình và khả năng tiếp cận các bệnh viện<br />
n, (%) đủ n, (%) đạt n, (%)<br />
a. Các công trình của bệnh viện không xây dựng ở những khu vực dễ gặp hiểm họa<br />
22 (100)<br />
(Ví dụ: Gần sông, nhánh sông hay hồ nước có thể làm xói mòn móng của tòa nhà)<br />
b. Có biện pháp giảm thiểu rủi ro cho các công trình của bệnh viện trong khu vực dễ gặp<br />
21 (95,5) 1 (4,5)<br />
hiểm họa (Như xây dựng hệ thống thoát nước, đê bao, tường rào…)<br />
c. Tiện lợi giao thông, và có đủ xe vận chuyển cấp cứu để có thể tiếp cận được cộng<br />
21 (95,5) 1 (4,5)<br />
đồng (Quan sát thực địa; số xe cứu thương)<br />
d. Không ở gần nơi có nguy cơ ô nhiễm môi trường (quá ồn, khói bụi, hôi thối, ngập nước,<br />
19 (86,4) 3 (13,6)<br />
gần đường xe lửa, kho hàng, sân chơi trẻ em, sân bay, nhà máy, nhà máy rác thải).<br />
e. Phù hợp với quy hoạch tổng thể của địa phương 21 (95,5) 1 (4,5)<br />
f. Đường dẫn vào bệnh viện thông thoáng. 22 (100)<br />
g. Có nhiều hơn một tuyến đường dẫn đến bệnh viện, có lối vào và lối ra bệnh viện riêng biệt. 16 (72,7) 6 (27,3)<br />
h. Có bảng chỉ dẫn rõ ràng và được đặt ở các vị trí thích hợp & được chiếu sáng ban đêm 19 (86,4) 2 (9,1) 1 (4,5)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
370 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Kết quả cho thấy vẫn còn bệnh viện chưa có chiếu sáng ban đêm (4,5%). Tuy nhiên, 100%<br />
biện pháp giảm thiểu rủi ro cho các công trình bệnh viện không xây dựng ở những khu vực dễ<br />
của bệnh viện trong khu vực dễ gặp hiểm họa gặp hiểm họa (Ví dụ: Gần sông, nhánh sông hay<br />
(4,5%) và có bệnh viện chưa có bảng chỉ dẫn rõ hồ nước có thể làm xói mòn móng của tòa nhà).<br />
ràng và được đặt ở các vị trí thích hợp & được (Bảng 2).<br />
Bảng 3. Các tiêu chí của bệnh viện an toàn về thiết kế và kết cấu (n=22)<br />
Đạt Đạt chưa đầy Không đạt<br />
Thiết kế<br />
n,(%) đủ n,(%) n,(%)<br />
a. Các công trình của bệnh viện được thiết kế có hình dáng đơn giản và cân đối về<br />
21 (95,5) 1 (4,5)<br />
chiều ngang và chiều dọc (VD: tổng thể tòa nhà có hình vuông hay hình chữ nhật)<br />
b. Mật độ xây dựng nhỏ hơn hoặc bằng 35% tổng diện tích đất. 12 (54,5) 7 (31,8) 3 (13,6)<br />
c. Các công trình bệnh viện ở gần khu vực có nguy cơ động đất thì phải tính toán để<br />
công trình đạt mức kháng chấn tối thiểu lớn hơn 1 cấp so với quy định cho khu vực địa 18 (81,9) 1 (4,5) 3 (13,6)<br />
lý đó<br />
d. Bố trí đường dốc có chiều dài không vượt quá 9m, có tay vịn ở những nơi phù hợp,<br />
độ dốc tối đa 12%, thuận tiện cho việc vận chuyển người bệnh nằm giường và cho 20 (91,9) 2 (9,1)<br />
người tàn tật sử dụng.<br />
e. Số tầng cao của các công trình trong bệnh viện phù hợp với quy hoạch của khu vực. 22 (100)<br />
Kết cấu<br />
a. Không có điểm nứt vỡ trên các thành phần của kết cấu (Không có các điểm nứt vỡ<br />
18 (81,8) 2 (9,1) 2 (9,1)<br />
trên cột, dầm, sàn, tường chịu lực)<br />
b. Các kết cấu được xây dựng bằng các vật liệu có khả năng chịu lửa trong vòng 2h. 17 (77,3) 1 (4,5) 4 (18,2)<br />
c. Các thành phần về kết cấu của tòa nhà (móng, cột, dầm, sàn, kèo…) được tính toán<br />
15 (68,2) 3 (13,6) 4 (18,2)<br />
chống được động đất, gió bão ở cấp tối đa.<br />
d. Tường và cửa kính chịu được tốc độ gió bão cấp tối thiểu đạt cấp 12 (Sử dụng kính<br />
13 (59,1) 5 (22,7) 4 (18,2)<br />
chịu lực an toàn, cửa đẩy ngang hoặc cửa lật..bản lề có khả năng cố định)<br />
Các kết quả không đạt là khá cao về các tiêu Bệnh viện phải là nơi an toàn cho bệnh nhân<br />
chí của bệnh viện an toàn về thiết kế và kết cấu, khi có tình huống khẩn cấp, bão lũ, thiên tai,<br />
các vi phạm có thể kể: mật độ xây dựng (mức tỉ thảm họa. Mức độ chưa đảm bảo an toàn của các<br />
lệ vi phạm là 13,6%), có điểm nứt vỡ trên kết cấu bệnh viện là khá cao. Mái nhà chưa tối ưu để<br />
chịu được sức gió (18,2%) hoặc với gió bão cấp<br />
(9,1%), kết cấu không được xây dựng bằng các<br />
12 (13,6%). An toàn về cửa cũng chưa được coi<br />
vật liệu có khả năng chịu lửa trong vòng 2h<br />
trọng, với 22,7% không tuân thủ được qui định<br />
(18,2%) và các kết cấu của tòa nhà (móng, cột,<br />
Khóa lắp trong các phòng bệnh nhân chỉ có thể<br />
dầm, sàn, kèo…) không được tính toán để có thể sử dụng loại khóa từ bên ngoài hành lang để cho<br />
chống được động đất, gió bão ở cấp tối đa.. phép bệnh nhân thoát hiểm từ phòng chỉ thông<br />
(18,2%), tường và kính cửa không chịu được gió qua một thao tác đơn giản, mà không cần dùng<br />
bão tối đa (18,2%) (Bảng 3). đến chìa khóa (Bảng 4).<br />
Bảng 4: Các tiêu chí phi kết cấu của bệnh viện an toàn về an toàn mái, trần và cửa ra vào (n=22)<br />
Đạt Đạt chưa đầy Không<br />
An toàn mái<br />
n,(%) đủ n,(%) đạt n,(%)<br />
a. Hệ thống mái được thiết kế để chịu được gió bão cấp 12 (Tiêu chuẩn cấp báo bão Việt Nam) 16 (72,7) 3 (13,6) 3 (13,6)<br />
b. Đối với các tòa nhà ở những khu vực hay bị bão sử dụng Mái bằng, Mái có độ dốc nhỏ<br />
14 (63,6) 4 (18,2) 4 (18,2)<br />
hơn hoặc bằng 30° (tối ưu để chịu đựng được lực gió)<br />
c. Mái được liên kết chắc chắn và an toàn. 16 (72,8) 5 (22,7) 1 (4,5)<br />
An toàn trần<br />
a. Trần bê tông, không bị dột và nứt 19 (86,4) 3 (13,6)<br />
b. Các trần treo làm bằng các vật liệu không phải bê tông phải được liên kết chắc chắn<br />
17 (77,3) 4 (18,2) 1 (4,5)<br />
và không có các dấu hiệu nứt hoặc bong tróc các mảng liên kết<br />
An toàn cửa và lối vào<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 371<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018<br />
<br />
Đạt Đạt chưa đầy Không<br />
An toàn mái<br />
n,(%) đủ n,(%) đạt n,(%)<br />
a. Các vật liệu làm cửa là các vật liệu chống được gió bão , chống cháy (VD: gỗ có sơn<br />
15 (68,2 5 (22,7) 2 (9,1)<br />
chống cháy, cửa sử dụng kính chịu lực)<br />
b. Cửa phải được liên kết chắc chắn với khung cửa và tường và sử dụng bản lề cố định được 20 (91,9 2 (9,1)<br />
c. Cửa ra vào các phòng đảm bảo dễ đóng mở và có chốt an toàn 20 (91,9 1 (4,5) 1 (4,5)<br />
d. Khóa lắp trong các phòng bệnh nhân chỉ có thể sử dụng loại khóa từ bên ngoài hành<br />
lang để cho phép bệnh nhân thoát hiểm từ phòng chỉ thông qua một thao tác đơn giản, 13 (59,1) 4 (18,2) 5 (22,7)<br />
mà không cần dùng đến chìa khóa.<br />
e. Cửa lối ra cầu thang hay lối thoát hiểm được thiết kế luôn ở chế độ đóng và dễ mở ra<br />
16 (72,7) 2 (9,1) 4 (18,2)<br />
ngoài khi cần thiết.<br />
f. Trên các cửa thoát hiểm cần có biển hướng dẫn như: LỐI THOÁT HIỂM/EXIT 20 (91,9) 2 (9,1)<br />
Bảng 5: Các tiêu chí phi kết cấu của bệnh viện an toàn liên quan đến hệ thống trang thiết bị công trình đảm bảo<br />
an toàn cho người sử dụng: các hệ thống kỹ thuật hạ tầng: điện, nước, khí (n=22)<br />
Đạt Đạt chưa đầy Không đạt<br />
1. Hệ thống điện<br />
n,(%) đủ n,(%) n,(%)<br />
a. Nhà để máy phát điện được xây dựng chắc chắn và ở khu vực thuận tiện đảm bảo<br />
16 (72,7) 4 (18,2) 3 (13,6)<br />
trong trường hợp xảy ra sự cố vẫn duy trì hoạt động.<br />
b. Máy phát điện có chế độ ngắt/chuyển mạch tự động 18 (81,8) 2 (9,1) 2 (9,1)<br />
c. Chiếu sáng đủ ở tất cả các khu vực của bệnh viện bao gồm cả sân bệnh viện 18 (81,9) 4 (9,1) -<br />
d. Đèn ở lối thoát hiểm phải sáng và có pin dự phòng 18 (81,9) 4 (9,1) -<br />
2. Hệ thống cung cấp nước<br />
a. Bể chứa nước có sức chứa tối thiểu đáp ứng được nhu cầu trong vòng ba ngày. 13 (59,1) 6 (27,3) 3 (13,6)<br />
b. Có nguồn nước dự trữ: ví dụ như giếng, cơ sở cấp nước địa phương, bể nước di<br />
15 (68,2) 4 (18,2) 3 (13,6)<br />
động hay xe cứu hỏa<br />
3. Hệ thống khí y tế<br />
a. Nhà khí trung tâm cách ly với công trình chính, có hệ thống thông gió tốt, đảm bảo<br />
16 (72,7) 3 (13,6) 3 (13,6)<br />
an toàn cháy nổ.<br />
b. Bình chứa khí phải có niêm phong an toàn nguyên vẹn của nhà cung cấp, có tem<br />
19 (86,4) 1 (4,5) 2 (9,1)<br />
quy định chủng loại khí.<br />
c. Ống dẫn khí y tế gắn trên tường phải có vỏ bảo vệ, có hướng chỉ chiều dòng khí. 19 (86,4) 1 (4,5) 2 (9,1)<br />
d. Có bình oxi dự trữ dùng trong trường hợp sơ tán người bệnh trong trường hợp khẩn cấp 17 (77,3) 3 (13,6) 2 (9,1)<br />
4. Hệ thống thoát hiểm trong tình huống khẩn cấp<br />
a. Có đèn chiếu sáng tại các lối thoát hiểm trong tình huống khẩn cấp 16 (72,7) 5 (22,7) 1 (4,5)<br />
b. Các thiết bị chiếu sáng trong truờng hợp khẩn cấp, mất điện chung duy trì được độ<br />
15 (68,2) 6 (27,3) 1 (4,5)<br />
chiếu sáng trong thời gian ít nhất 1 giờ<br />
c. Có bảng hướng dẫn thoát hiểm có đèn sáng. 15 (68,2) 5 (22,7) 2 (9,1)<br />
Bảng 6: Các tiêu chí phi kết cấu của bệnh viện an toàn liên quan đến an toàn và an ninh cho con người (n=22)<br />
Đạt Đạt chưa đầy Không đạt<br />
An toàn và an ninh cho nhân viên và người bệnh<br />
n,(%) đủ n,(%) n,(%)<br />
a. Các lối ra vào được chỉ dẫn chi tiết bởi các biển báo và đèn chiếu sáng 20 (90,9) 2 (9,1)<br />
b. Có bảo vệ tuần tra liên tục 24/24 giờ 21 (95,5) 1 (4,5)<br />
c. Có thiết bị camera theo dõi dọc hành lang và khu vực tập trung đông bệnh nhân<br />
19 (86,4) 3 (13,6)<br />
trong bệnh viện<br />
d. Có đồ bảo hộ cá nhân (găng tay, khẩu trang và áo choàng) cho từng khu vực trong<br />
17 (77,3) 5 (22,7)<br />
bệnh viện<br />
e. Có trang thiết bị khử khuẩn 19 (86,4) 2 (9,1) 1 (4,5)<br />
f. Có tài liệu thông tin giáo dục truyền thông cho người bệnh và nhân viên về những<br />
15 (68,2) 4 (18,2) 3 (13,6)<br />
việc cần làm trong tình huống khẩn cấp/thảm họa<br />
Để bệnh viện hoạt động trong hoàn cảnh hoạt động tốt, ngay cả trong tình huống khẩn<br />
phải ứng phó các trường hợp khẩn cấp, các hệ cấp. Mức độ không đạt các tiêu chí về điện (máy<br />
thống kỹ thuật hạ tầng: điện, nước, khí, phải phát điện không có chế độ ngắt/chuyển mạch tự<br />
động) là 9,1%. Không có bể cấp nước (13,9%) và<br />
<br />
<br />
372 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
không có nguồn dự trữ nước (13,9%). Thậm chí, đơn giản, không cần đến chìa khóa. Một nghiên<br />
còn thiếu đèn chiếu sáng lối thoát hiểm (4,5%) và cứu do Viện Y tế công cộng TP.HCM thực hiện<br />
thiếu bảng hướng dẫn thoát hiểm có đèn sáng năm 2016 cũng cho thấy việc ứng phó tác động<br />
(9,1%) (Bảng 5). của biến đổi khí hậu nhóm bệnh viện ngoại<br />
Khi xảy ra thảm họa, thiên tai việc đảm bảo thành có số lượng tiêu chí đạt cao hơn nhóm<br />
an toàn cho con người gồm cả người bệnh và bệnh viện nội thành, cụ thế nhóm tiêu chí kết<br />
nhân viên y tế là rất quan trọng. kết quả của các cấu và phi kết cấu liên quan đến kiến trúc thì<br />
bệnh viện là khá tốt, chỉ có 13,6% thiếu các tài bệnh viện huyện Củ Chi đạt 100%, bệnh viện<br />
liệu thông tin giáo dục truyền thông cho người huyện Nhà Bè đạt 93,2%, trong khi đó bệnh viện<br />
bệnh và nhân viên về những việc cần làm trong tuyến nội thành đạt cao nhất 77,9%(6).<br />
tình huống khẩn cấp/thảm họa (Bảng 6). Bênh viện cần chuẩn bị sẵn sàng cho ứng<br />
BÀN LUẬN phó các trường hợp khẩn cấp. Các hệ thống kỹ<br />
thuật hạ tầng: điện, nước, khí, … phải hoạt động<br />
Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ bệnh viện ở các vị<br />
tốt, ngay cả trong tình huống khẩn cấp. Nghiên<br />
trí có nguy cơ, chưa có biện pháp giảm thiểu rủi<br />
cứu này phát hiện tỉ lệ không đạt do máy phát<br />
ro cho các công trình của bệnh viện trong khu<br />
điện không có chế độ ngắt/chuyển mạch tự động<br />
vực dễ gặp hiểm họa là 4,5%, thấp hơn nhiều so<br />
là 9,1%. Không có bể cấp nước (13,9%) và không<br />
với nghiên cứu về đánh giá tính dễ tổn thương<br />
có nguồn dự trữ nước (13,9%). Thiếu đèn chiếu<br />
của cơ sở y tế đối với thiên tai (bão, lụt và sạt lở<br />
sáng lối thoát hiểm (4,5%), thiếu bảng hướng<br />
đất) được tiến hành tại 4 Quảng Trị, Quảng<br />
dẫn thoát hiểm có đèn sáng (9,1%). Nghiên cứu<br />
Nam, Quảng Ngãi và Kon Tum của tác giả Hà<br />
năm 2011 về sự chuẩn bị của bệnh viện trong<br />
Văn Như với gần 51% cơ sở y tế nằm ở khu vực<br />
việc ứng phó các trường hợp khẩn cấp ở Mỹ (lấy<br />
thấp hoặc gần sông, suối có nguy cơ ngập lụt và<br />
số liệu năm 2008), gần như tất cả các bệnh viện<br />
18% ở vị trí có nguy cơ sạt lở đất(1).<br />
đã có kế hoạch đáp ứng cho chất thải hoá học,<br />
Về các yếu tố dễ bị tổn thương, dù vẫn còn<br />
thiên tai, dịch bệnh, và sự cố sinh học. Do đó xây<br />
tỉ lệ chưa đạt như (18,2%) bệnh viện có các kết dựng một bệnh viện an toàn trong trường hợp<br />
cấu của tòa nhà không thể chống được động khẩn cấp và thảm họa là điều cấp thiết trong xã<br />
đất, gió bão ở cấp tối đa, … Và 18,2% bệnh<br />
hội hiện đại(4).<br />
viện có tường và kính cửa không chịu được<br />
Đánh giá về tiêu chí phi kết cấu của bệnh<br />
gió bão tối đa. Con số này vẫn thấp hơn so với<br />
viện an toàn liên quan đến an toàn và an ninh<br />
nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Ánh tại 7 bệnh<br />
cho con người cho thấy tỉ lệ đạt chưa đầy đủ<br />
viện huyện và thành phố tỉnh Quảng Bình cho<br />
hoặc chưa đạt vẫn còn yếu về chiếu sáng cho<br />
thấy 100% bệnh viện đều không đảm bảo an<br />
thoát hiểm, bảo vệ tuần tra liên tục 24/24, thiếu<br />
toàn khi có tình huống khẩn cấp và thảm họa<br />
camera. Về vật dụng, còn thiếu đồ bảo hộ cá<br />
xảy ra. Có nhiều yếu tố dễ bị tổn thương đang<br />
nhân theo từng khu vực, trang thiết bị khử<br />
tồn tại ở hầu hết các bệnh viện(2). Tuy nhiên,<br />
khuẩn, tài liệu hướng dẫn cách ứng phó cho con<br />
thành phố Hồ Chí Minh hiếm có khả năng gặp<br />
người khi có tình huống khẩn cấp/thảm họa. Các<br />
gió, bão nguy cấp như Quảng Bình.<br />
yếu tố này có thể làm cho bệnh viện ngưng hoạt<br />
Một số tiêu chí về kết cấu và phi kết cấu động hoặc hoạt động kém hiệu quả. Tại khu vực<br />
chưa đạt, như mái nhà chưa tối ưu để chịu được châu Mỹ, người ta ước tính rằng một bệnh viện<br />
sức gió (18,2%) hoặc với gió bão cấp 12 (13,6%). không hoạt động sẽ khiến 200.000 người không<br />
An toàn về cửa: có 22,7% không tuân thủ qui được chăm sóc sức khỏe. Các biện pháp can<br />
định Khóa lắp trong các phòng bệnh nhân cho thiệp ngăn chặn sự tổn thất về chức năng sẽ ít<br />
phép bệnh nhân thoát hiểm qua một thao tác tốn kém hơn nhiều so với việc khắc phục hậu<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 373<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018<br />
<br />
quả của cả bệnh viện sau thảm họa. Do đó, điều nhân viên về những việc cần làm trong tình<br />
quan trọng là phải xác định mức độ an toàn của huống khẩn cấp/thảm họa. Những thiếu sót dễ<br />
bệnh viện nếu thảm họa xảy ra(7). khắc phục như nêu trên cho thấy mức độ quan<br />
KẾT LUẬN tâm của lãnh đạo bệnh viện về an toàn bệnh viện<br />
còn chưa cao.<br />
Ở nhiều quốc gia, bệnh viện (BV) là nơi trú<br />
ẩn cuối cùng cho các nạn nhân gặp thiên tai cần KIẾN NGHỊ<br />
sự chăm sóc. Tuy nhiên, tư liệu ghi nhận cho Theo Quyết định số 4695/QĐ-BYT ngày 21<br />
thấy các cơ sở y tế và nhân viên y tế là một trong tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế, các<br />
những thương vong lớn của các trường hợp bệnh viện cần định kỳ rà soát và báo cáo về an<br />
khẩn cấp, thiên tai và các cuộc khủng hoảng toàn bệnh viện. Việc này cần được chấn chỉnh và<br />
khác. Chính vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thực hiện nghiêm túc.<br />
đã đưa ra chương trình bệnh viện an toàn nhằm Cần sự quan tâm cao hơn của lãnh đạo bênh<br />
đảm bảo các mục tiêu như: cho phép các bệnh viện trong công tác đảm bảo an toàn bệnh viện.<br />
viện hoạt động liên tục và cung cấp mức độ Đưa văn hóa an toàn bệnh viện thành một tiêu<br />
chăm sóc sức khỏe thích hợp và bền vững trong chí phấn đấu của bệnh viện.<br />
và sau các trường hợp khẩn cấp và thiên tai, bao<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
gồm cả biến đổi khí hậu. Bệnh viện cũng phải<br />
1. Hà Văn Như (2011). "Đánh giá thiệt hại cơ sở y tế do bão<br />
đảm bảo rằng nhân viên được đào tạo có sẵn để Ketsana, tháng 9 năm 2009 tại bốn tỉnh Miền Trung và Tây<br />
cung cấp điều trị một cách chất lượng và công Nguyên". Tạp chí Y học Thực hành, 9(782):54-56.<br />
2. Lê Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Quang Huy, Vũ Quang Hiếu và<br />
bằng cho những thương vong và số người sống cộng sự (2016). "Đánh giá bệnh viện an toàn trong tình huống<br />
sót trong trường hợp khẩn cấp, thiên tai và các khẩn cấp và thảm họa tại tỉnh Quảng Bình năm 2015". Y học<br />
cuộc khủng hoảng khác. Thành Phố Hồ Chí Minh - Chuyên đề Y tế Công cộng, 5(S20):402-<br />
411.<br />
Khảo sát sơ bộ tại 22 bệnh viện tại thành phố 3. Ling HY, Huaiping Z, Nawi Ng, Ching NL, Joacim R (2012).<br />
Hồ Chí Minh theo 4 nhóm: các bệnh viện thuộc "Forecast of Dengue Incidence Using Temperature and<br />
Rainfall". PLoS Negl Trop Dis, 6(11):e1908.<br />
tuyến bộ/ngành, các bệnh viện tuyến thành phố, 4. Richard WN, Iris MS (2011). "Hospital Preparedness for<br />
tuyến quận huyện, tư nhân đang hoạt động tại Emergency Response: United States, 2008". National Health<br />
TP.Hồ Chí Minh cho thấy mức độ đáp ứng về an Statistics Reports, 37:1-16.<br />
5. Tran ND (2015). "Characterizing the relationship between<br />
toàn bệnh viện là chưa cao. temperatureand mortality in tropical and subtropical cities: a<br />
Kết quả không đạt là khá cao về các tiêu chí distributed lag non-linear model analysis in Hue, Viet Nam,<br />
2009 2013". Global Health Action, pp.34-76.<br />
của bệnh viện an toàn về thiết kế và kết cấu. Các 6. Viện Y tế công cộng TP. HCM (2016). "Đánh giá sơ bộ tác động<br />
kết cấu có thể không an toàn trong tình huống của biến đổi khí hậu lên các vấn đề sức khỏe một số quận huyện<br />
tại thành phố Hố Chí Minh ". Đề Tài Cấp Thành phố Hồ Chí Minh,<br />
lửa cháy, chống động đất, gió bão. Các thiết kế<br />
pp.12-98.<br />
và kết cấu của mái nhà, trần nhà, các cửa và lối 7. WHO (2008). "Hospital safety index guide for evaluators". World<br />
ra vào cũng chưa đảm bảo an toàn hoàn toàn. Health Organization, p.13-15.<br />
8. Woodward A, Smith KR, Campbell-Lendrum D (2014).<br />
Một số bệnh việc chưa đạt mức an toàn với các "Climate change and health: on the latest IPCC report". Lancet,<br />
hệ thống kỹ thuật hạ tầng: điện, nước, khí… 383(9924):1185-9.<br />
Thậm chí, còn thiếu đèn chiếu sáng lối thoát<br />
hiểm và thiếu bảng hướng dẫn thoát hiểm có Ngày nhận bài báo: 15/08/2019<br />
đèn sáng. Bệnh viện cũng thiếu các tài liệu thông Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019<br />
tin giáo dục truyền thông cho người bệnh và Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
374 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng<br />