HIỆU QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA PHẪU THUẬT PHACO<br />
PHỐI HỢP LASIK ĐIỀU TRỊ CẬN THỊ NẶNG<br />
TRẦN THỊ PHƯƠNG THU, TRẦN HẢI YẾN,<br />
PHAN HỒNG MAI, PHẠM THỊ BÍCH THỦY, ĐINH TRUNG NGHĨA<br />
<br />
Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá tính hiệu quả và độ chính xác của hai phương pháp phối<br />
hợp trong điều trị cận thị nặng qua sự phục hồi thị lực (TL) và khúc xạ (KX), đánh giá<br />
tính an toàn của phẫu thuật (PT). Phương pháp nghiên cứu: Từ 8/2004 đến 4/2007,<br />
tại bệnh viện Mắt TP HCM, nghiên cứu can thiệp loạt ca không đối chứng gồm 61 mắt<br />
cận thị nặng được điều trị theo 3 thì PT: thì 1 tạo vạt giác mạc bằng microkeratome, thì<br />
2 sau đó 1 tháng PT phaco lấy TTT và đặt IOL, thì 3 sau đó 3 tháng lật vạt và cắt gọt<br />
nhu mô giác mạc nền bằng laser excimer điều trị độ KX còn lại. Phân tích KX trước và<br />
sau 3 thì mổ, TL có kính trước mổ và sau mổ, TL không kính sau mổ, tỉ lệ biến chứng<br />
sau mổ. Thời gian theo dõi trung bình là 15,60 ± 6,62 tháng (6 – 32). Kết quả: KX<br />
trước mổ trung bình -17,95 ± 3,92D và sau mổ +0,08 ± 0,52D. Tỉ lệ độ cầu tương<br />
đương trong phạm vi ± 0.5D là 79.7%, ± 1D là 94.9%. TL có kính trước mổ trung bình<br />
0.61 ± 0.21 (thập phân) hay 0.25 ± 0.20 (logMAR). Sau mổ, TL không kính trung bình<br />
0.77 ± 0.24 hay 0.14 ± 0.18, TL có kính trung bình 0.82 ± 0.23 hay 0.11 ± 0.17. So với<br />
trước mổ, 41.0% mắt TL có kính không thay đổi, 57.4% tăng ít nhất 1 hàng và 1.6%<br />
giảm 1 hàng. Chỉ số hiệu quả 1.45, chỉ số an toàn 1.34. Một mắt (1.6%) tăng nhãn áp<br />
sau mổ phaco 1 tuần. Trong 26 mắt đục bao sau (42.6%), 7 mắt cần laser capsulotomy<br />
(11.5%). Một mắt (1.6%) biểu mô xâm lấn dưới vạt nhẹ. Không trường hợp nào bong<br />
võng mạc. Kết luận: PT phaco phối hợp LASIK ở bệnh nhân (BN) cận thị nặng cho kết<br />
quả KX và TL rất tốt, hiếm có biến chứng nặng. Đây là phương pháp hiệu quả, chính<br />
xác và an toàn cho người cận thị nặng không thể điều trị bằng LASIK đơn thuần.<br />
<br />
I.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hiện nay có nhiều loại phẫu thuật<br />
điều trị cận thị nặng giúp BN không lệ<br />
thuộc kính gọng hoặc kính tiếp xúc. Ba<br />
phương pháp chủ yếu là laser in situ<br />
keratomileusis (LASIK), đặt IOL bảo tồn<br />
thể thủy tinh (TTT) (phakic IOL) hoặc<br />
PT phaco lấy TTT. LASIK hiện đang là<br />
PT hàng đầu điều trị cận thị vì tính chính<br />
xác cao và thời gian hồi phục nhanh.1<br />
Tuy nhiên đối với cận thị nặng, giác mạc<br />
<br />
không đủ dày để áp dụng phương pháp<br />
này, khả năng thoái triển sau mổ cao,<br />
tăng nguy cơ xuất hiện dãn phình giác<br />
mạc, loạn thị không đều và chất lượng thị<br />
giác sau mổ giảm do hình thể giác mạc bị<br />
biến đổi sâu sắc. PT đặt IOL bảo tồn<br />
TTT cũng là phương pháp điều trị cận thị<br />
nặng hiệu quả, kết quả ổn định (không<br />
thoái triển), và bảo tồn khả năng điều tiết<br />
của BN. Tuy nhiên, phương pháp này<br />
<br />
53<br />
<br />
cũng có thể có một số biến chứng như<br />
mất dần tế bào nội mô, nguy cơ tăng<br />
nhãn áp, đục TTT và không còn ý nghĩa<br />
bảo tồn khả năng điều tiết nếu BN đã có<br />
lão thị. Ngoài ra, PT này cũng chỉ mang<br />
tính tạm thời, sẽ phải lấy kính ra khi BN<br />
mổ lấy TTT đục. PT lấy TTT với kỹ<br />
thuật tán nhuyễn bằng siêu âm nhằm mục<br />
đích điều trị cận thị nặng cũng là PT hiệu<br />
quả, an toàn, thời gian hồi phục ngắn, kết<br />
quả ổn định. Tuy nhiên, đối với BN có<br />
loạn thị giác mạc, nhất là loạn thị độ cao,<br />
thì hiện vẫn chưa có kính nội nhãn toric<br />
cho BN cận thị, do đó không thể điều<br />
chỉnh hoàn toàn hết tật khúc xạ (KX) ở<br />
những BN này. Hơn nữa, độ chính xác<br />
trong điều trị KX bằng PT phaco không<br />
thể so sánh với laser excimer. Nghiên<br />
cứu năm 2007 của Trần Thị Phương Thu<br />
về PT phaco điều trị cận thị nặng với<br />
loạn thị giác mạc không quá 3D cho kết<br />
quả KX 45,45% trong khoảng 0,5D,<br />
78,18% trong khoảng 1,0D. Như vậy<br />
không ít BN chưa đạt được chính thị do<br />
các nguyên nhân khách quan và chủ quan<br />
khi tính công suất IOL. Những năm gần<br />
đây, khoa Khúc xạ bệnh viện Mắt TP.<br />
HCM tiếp nhận ngày càng nhiều BN cận<br />
thị nặng kèm loạn thị giác mạc, không<br />
thể điều trị hoàn hảo bằng phương pháp<br />
LASIK hoặc phakic IOL hoặc PT phaco<br />
đơn thuần. Để kết quả điều trị KX được<br />
chính xác với mức cao nhất, chúng tôi<br />
tiến hành nghiên cứu phối hợp PT phaco<br />
điều chỉnh thô độ KX cầu ban đầu và<br />
LASIK điều chỉnh chính xác độ loạn thị<br />
giác mạc và độ cầu còn lại trên BN cận<br />
thị nặng. Nghiên cứu này nhằm đánh giá<br />
tính hiệu quả và độ chính xác của hai<br />
phương pháp phối hợp trong điều trị cận<br />
<br />
thị nặng qua sự phục hồi thị lực (TL) và<br />
KX, đánh giá tính an toàn của phẫu<br />
thuật.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG<br />
PHÁP<br />
2.1. Tiêu chuẩn chọn BN<br />
Các BN được chọn nghiên cứu với<br />
tiêu chuẩn cận thị nặng từ -8,0D trở lên,<br />
giác mạc quá mỏng không điều trị hết độ<br />
bằng PT LASIK, có nhu cầu bỏ kính<br />
gọng hoặc kính tiếp xúc, TL sau chỉnh<br />
kính tối thiểu 0,3 (hệ thập phân), không<br />
đục TTT hoặc đục không ảnh hưởng TL.<br />
Loại trừ các BN nhược thị sâu với TL<br />
sau chỉnh kính ≤ 0,2, mắt độc nhất, kèm<br />
đục TTT đáng kể gây giảm TL (đục<br />
nhân, đục dưới bao sau), lệch TTT, dây<br />
chằng zinn yếu, có bệnh lý mắt khác ảnh<br />
hưởng TL như bệnh lý giác mạc, glôcôm,<br />
viêm màng bồ đào, bong võng mạc hay<br />
nguy cơ bong võng mạc, bệnh hoàng<br />
điểm, bệnh lý thị thần kinh.<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu: thử nghiệm<br />
lâm sàng không đối chứng. Các BN được<br />
khám mắt toàn diện tại khoa Khúc xạ<br />
gồm đo TL, nhãn áp, KX chủ quan và<br />
khách quan, khám sinh hiển vi, khám đáy<br />
mắt với giãn đồng tử. BN được khảo sát<br />
bản đồ định khu giác mạc bằng Orbscan<br />
II khảo sát loạn thị giác mạc, đo các<br />
thông số nhãn cầu bằng IOL Master, siêu<br />
âm B khảo sát phần sau nhãn cầu. Công<br />
suất IOL được tính theo công thức<br />
SRK\T với KX mục tiêu -1D đối với IOL<br />
dương và -2D đối với kính nội nhãn âm.<br />
Đối với BN được phát hiện có thoái hóa<br />
nguy cơ bong võng mạc ở võng mạc<br />
ngoại vi (thoái hóa dạng bờ rào, lỗ rách)<br />
<br />
54<br />
<br />
sẽ được điều trị laser dự phòng trước khi<br />
tiến hành PT phaco ít nhất 2 tuần.Các<br />
BN được tiến hành PT theo 3 thì. Thì 1 tạo vạt giác mạc bằng microkeratome<br />
M2 (Moria) với bề dày vạt dự kiến 120<br />
micron dưới nhỏ tê tại chỗ. Sau mổ, BN<br />
được dùng thuốc nhỏ kháng sinh, kháng<br />
viêm corticoid 1 tuần và nước mắt nhân<br />
tạo trong 1 tháng. Thì 2 sau 1 tháng - PT<br />
phaco với máy Legacy 20000 và đặt kính<br />
nội nhãn Acrysof (Alcon) hoặc Bigbag<br />
(IOL Tech). Quy trình PT gồm: tiêm tê<br />
hậu cầu hoặc nhỏ tê, tạo đường mổ giác<br />
mạc rìa phía thái dương 3,2mm, xé bao<br />
trước liên tục 5mm, thủy tách và hút<br />
nhân theo kỹ thuật chip and flip, đặt kính<br />
nội nhãn mềm trong bao. Sau mổ, BN<br />
được dùng thuốc nhỏ kháng sinh, kháng<br />
viêm corticoid 4 tuần. Thì 3 sau 3 tháng<br />
– sau khi đo KX chủ quan để xác định độ<br />
KX còn lại, BN được lật vạt và cắt gọt<br />
nhu mô nền bằng laser excimer<br />
LADARVision 4000 (Alcon) hoặc<br />
Technolas 217Z100 (Bausch & Lomb),<br />
với đường kính vùng laser quang học từ<br />
6,0 đến 6,5 mm. Sau mổ BN được dùng<br />
tiếp tục kháng sinh, kháng viêm 1 tuần,<br />
nước mắt nhân tạo trong ít nhất 3 tháng.<br />
BN được tái khám 1 ngày, 1tuần, 1 tháng<br />
sau thì tạo vạt; 1 ngày, 1-2 tuần, 1 tháng<br />
<br />
sau PT phaco; 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3<br />
tháng, 6 tháng, 1 năm, 2 năm sau laser<br />
thì 3. Các thông số cần thu thập sau mổ ở<br />
lần tái khám 1 ngày và 1-2 tuần gồm TL<br />
không kính và các biến chứng sớm; lúc 1<br />
tháng sau phaco, 1 tháng, 3 tháng, 6<br />
tháng, 1 năm, 2 năm sau laser gồm: TL<br />
không kính và có chỉnh kính, KX chủ<br />
quan, các biến chứng muộn (đục bao sau,<br />
bong võng mạc).<br />
III.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu<br />
Trong thời gian từ 8/2004 đến<br />
4/2007 có 61 mắt của 36 BN được khảo<br />
sát có 12 nam và 24 nữ, tuổi trung bình<br />
33,75 ± 8,85 (18 – 49), 31 mắt phải và 30<br />
mắt trái. Thời gian theo dõi trung bình<br />
15,60 ± 6,62 tháng (6 – 32). Độ cầu<br />
tương đương (SE) trung bình trước mổ 17,95 ± 3,92D (-8,63 đến -26,5D). Loạn<br />
thị giác mạc trung bình 2,36 ± 1,03 D<br />
(0,3 – 4,70D). TL có chỉnh kính trước<br />
mổ 0,61 ± 0,21 (0,1 – 1,0) (hệ thập phân)<br />
hay 0,25 ± 0,20 (1,0 – 0,0) (hệ logMAR).<br />
Trục nhãn cầu trung bình 30,44 ±<br />
1,80mm (26,01 – 34,33). Công suất IOL<br />
từ -7,0 đến +12,0D. 54 mắt (88,6%) đặt<br />
IOL Acrysof MA, 6 mắt (9,8%) Acrysof<br />
SN, 1 mắt (1,6%) Bigbag.<br />
<br />
Bảng 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu<br />
Trung bình ± độ lệch chuẩn<br />
Tuổi<br />
33,75 ± 8,85<br />
Thời gian theo dõi (tháng)<br />
15,60 ± 6,62<br />
Trục nhãn cầu (mm)<br />
30,44 ± 1,8<br />
KX SE (D)<br />
-17,95 ± 3,92<br />
Loạn thị giác mạc (D)<br />
2,36 ± 1,03D<br />
TL có kính (thập phân)<br />
0,61 ± 0,21<br />
3.2.<br />
<br />
Khoảng<br />
18 – 49<br />
6 – 32<br />
26,01 – 34,33<br />
-8,63 đến -26,5<br />
0,3 – 4,70D<br />
0,1 – 1,0<br />
<br />
Sau PT phaco 3 tháng, KX cầu<br />
<br />
Kết quả khúc xạ<br />
<br />
55<br />
<br />
tương đương trung bình là +0,54 ± 1,04D<br />
(-2,75 đến +4,25), 47,5% mắt có KX cầu<br />
tương đương trong khoảng ± 0,5D,<br />
73,8% trong khoảng ±1D và 93,4% trong<br />
khoảng ± 2D. Sau laser 1 tháng KX cầu<br />
tương đương trung bình là +0,01D ±<br />
0,47D (-0,88 đến +1,75), sau 3 tháng<br />
+0,03 ± 0,46D (-0,75 đến +1,88), sau 6<br />
3<br />
<br />
tháng -0,04 ± 0,34 (-0,75 đến +0,88), sau<br />
1 năm -0,06 ± 0,5D (- 1,75 đến 0,75) và<br />
ở lần khám cuối cùng +0,08 ± 0,52D (1,75 đến +1,88) (biểu đồ 1). Sau laser,<br />
79,7% mắt có độ KX cầu tương đương<br />
trong khoảng ± 0,5D, 94,9% trong<br />
khoảng ± 1D và 100% trong khoảng ±<br />
2D. (biểu đồ 2).<br />
<br />
0.01<br />
<br />
0.03<br />
<br />
-0.04<br />
<br />
1 tháng<br />
<br />
3 tháng<br />
<br />
6 tháng<br />
<br />
0.08<br />
<br />
-0.06<br />
<br />
Độ khúc xạ (D)<br />
<br />
0<br />
-3<br />
<br />
trước m ổ<br />
<br />
12 tháng cuối cùng<br />
<br />
-6<br />
-9<br />
<br />
SE<br />
<br />
-12<br />
-15<br />
<br />
-17.95<br />
<br />
-18<br />
-21<br />
<br />
Biểu đồ 1. Khúc xạ cầu tương đương sau laser<br />
100.0%<br />
<br />
100%<br />
80%<br />
<br />
94.9%<br />
79.7%<br />
<br />
60%<br />
40%<br />
20%<br />
0%<br />
+/-0.5D<br />
<br />
+/-1D<br />
<br />
+/-2D<br />
<br />
SE sau m ổ<br />
<br />
Biểu đồ 2. Độ cầu tương đương sau mổ<br />
tháng 0,73 ± 0,25 (0,1 – 1,0) hay 0,17 ±<br />
0,22 (1,0 – 0,0), sau 1 năm 0,74 ± 0,29<br />
(0,1 – 1,2) hay 0,18 ± 0,24 (1,0 – -0,08)<br />
và lần khám cuối cùng 0,77 ± 0,24 (0,1 –<br />
1,2) hay 0,14 ± 0,18 (1,0 – -0,08). Tỉ lệ<br />
đạt TL không kính sau mổ từ 0,5 và 0,8 ở<br />
<br />
3.3.<br />
<br />
Thị lực<br />
TL không kính trung bình sau laser<br />
1 tháng 0,77 ± 0,21 (0,3 – 1,2) (thập<br />
phân) hay 0,13 ± 0,13 (0,52 – -0,08)<br />
(logMAR), 3 tháng 0,73 ± 0,24 (0,2 –<br />
1,2) hay 0,17 ± 0,17 (0,7 – -0,08), sau 6<br />
<br />
56<br />
<br />
lần khám cuối cùng 93,4% và 52,4%.<br />
TL có chỉnh kính trung bình sau<br />
laser 1 tháng 0,85 ± 0,20 (0,4 – 1,2) (thập<br />
phân) hay 0,09 ± 0,11 (0,4 – -0,08)<br />
(logMAR), 3 tháng 0,80 ± 0,23 (0,2 –<br />
1,2) hay 0,11 ± 0,15 (0,7 – -0,08), sau 6<br />
tháng 0,78 ± 0,24 (0,1 – 1,2) hay 0,14 ±<br />
0,21 (1,0 – -0,08), sau 1 năm 0,79 ± 0,28<br />
(0,1 – 1,2) hay 0,15 ± 0,22 (1,0 –<br />
-<br />
<br />
0,08) và lần khám cuối cùng 0,82 ± 0,23<br />
(0,1 – 1,2) hay 0,11 ± 0,17 (1,0 – -0,08).<br />
Tỉ lệ đạt TL có chỉnh kính từ 0,5 và 0,8<br />
trở lên ở lần khám cuối cùng 93,4% và<br />
62,3%.<br />
Tỉ lệ có TL chỉnh kính sau laser<br />
tăng hơn trước mổ 57,4%, không thay<br />
đổi 41,0% và thấp hơn trước mổ 1,6%.<br />
(biểu đồ 3).<br />
<br />
60%<br />
<br />
41.0%<br />
<br />
40%<br />
<br />
32.8%<br />
24.6%<br />
20%<br />
<br />
1.6%<br />
0%<br />
=2<br />
<br />
Biểu đồ 3. Thị lực chỉnh kính so với trước mổ<br />
Chỉ số hiệu quả: trung bình của TL không kính sau mổ / TL chỉnh kính trước mổ<br />
= 1,45.<br />
Chỉ số an toàn: trung bình của TL chỉnh kính sau mổ / TL chỉnh kính trước mổ =<br />
1,34.<br />
<br />
SE<br />
TL<br />
Không kính<br />
Có kính<br />
<br />
Bảng 2. Kết quả khúc xạ và thị lực<br />
Trước mổ<br />
Sau thì 3 laser<br />
Trung bình<br />
Trung bình<br />
± 0,5D<br />
± 1,0D<br />
-17,95 ± 3,92<br />
+0,08 ± 0,52D<br />
79,7%<br />
94,9%<br />
Trung bình<br />
Trung bình<br />
# 0,5<br />
# 0,8<br />
0,77 ± 0,24<br />
52,4%<br />
93,4%<br />
0,61 ± 0,21<br />
0,82 ± 0,23<br />
62,3%<br />
93,4%<br />
<br />
± 2,0D<br />
100%<br />
<br />
Trong thời gian 1 tuần sau mổ, có<br />
1 mắt tăng nhãn áp (1,6%), được điều trị<br />
thuốc hạ nhãn áp nhỏ tại chỗ và uống,<br />
ngưng thuốc nhỏ Tobradex. Nhãn áp<br />
<br />
3.4.<br />
<br />
Biến chứng<br />
Biến chứng trong mổ: không có<br />
trường hợp nào xảy ra biến chứng trong<br />
mổ phaco cũng như khi tạo vạt và laser.<br />
<br />
57<br />
<br />