intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá tính kháng nhiễm vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. Oryzae gây bệnh bạc lá lúa trên bộ giống chỉ thị và bộ giống chất lượng cao

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Đánh giá tính kháng nhiễm vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. Oryzae gây bệnh bạc lá lúa trên bộ giống chỉ thị và bộ giống chất lượng cao được thực hiện nhằm xác định một số nguồn gen kháng còn hữu hiệu trên bộ giống chỉ thị cũng như đánh giá tính kháng nhiễm vi khuẩn Xoo của một số giống chất lượng cao đang trồng rộng rãi tại vùng ĐBSCL, góp phần định hướng trong các chương trình lai tạo các giống lúa chất lượng cao kháng bệnh bạc lá trong tương lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá tính kháng nhiễm vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. Oryzae gây bệnh bạc lá lúa trên bộ giống chỉ thị và bộ giống chất lượng cao

  1. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 01(143)/2023 ĐÁNH GIÁ TÍNH KHÁNG NHIỄM VI KHUẨN Xanthomonas oryzae pv. oryzae GÂY BỆNH BẠC LÁ LÚA TRÊN BỘ GIỐNG CHỈ THỊ VÀ BỘ GIỐNG CHẤT LƯỢNG CAO Trần ị Nam Lý1*, Nguyễn Đức Cương 1, Nguyễn ị Phong Lan1 TÓM TẮT Bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae (Xoo) gây ra là một trong những bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất và phẩm chất lúa gạo. Việc sử dụng giống kháng vi khuẩn được xem là một trong những biện pháp quản lý bệnh bạc lá lúa hiệu quả, kinh tế và không ảnh hưởng tới môi trường. Bộ giống chỉ thị và bộ giống chất lượng cao đang trồng phổ biến ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được sử dụng trong thí nghiệm đánh giá tính kháng nhiễm với vi khuẩn Xoo gây bệnh bạc lá lúa trong điều kiện đồng ruộng. í nghiệm được thực hiện bằng phương pháp lây nhiễm nhân tạo với hai chủng Xoo có độc tính cao (XooCT18-11 và XooLA18-04) trong hai vụ Đông Xuân (ĐX) 2018 - 2019 và Hè u (HT) 2019 tại Viện Lúa ĐBSCL. Kết quả cho thấy giống IRBB7 thuộc bộ đơn gen kháng mang gen Xa7 và các giống đa gen: IRBB54, IRBB57, IRBB59, IRBB60, IRBB61, IRBB62, IRBB63, IRBB65, IRBB66 vẫn còn có hiệu lực kháng cao đối với vi khuẩn Xoo gây bệnh bạc lá lúa. Các giống lúa chất lượng cao trồng phổ biến ở vùng ĐBSCL đều có phản ứng nhiễm với vi khuẩn Xoo gây bệnh bạc lá, đặc biệt giống Jasmine85 có mức độ nhiễm nặng nhất. Như vậy, để duy trì và phát triển các giống lúa chất lượng cao dưới áp lực của bệnh bạc lá trong tương lai cần có chương trình cải thiện tính kháng bệnh bạc lá bằng các gen kháng còn hiệu lực của bộ giống đơn và đa gen kháng cho bộ giống này. Từ khoá: Bệnh bạc lá lúa, gen kháng, vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae I. ĐẶT VẤN ĐỀ giống và việc biểu hiện tính chống chịu này luôn Vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae gây thay đổi (Mew et al., 1981). bệnh bạc lá lúa phát triển và gây hại ngày càng í nghiệm được thực hiện nhằm xác định một nghiêm trọng. Những năm gần đây bệnh có xu số nguồn gen kháng còn hữu hiệu trên bộ giống chỉ hướng gia tăng trên phạm vi rộng ở các vùng trồng thị cũng như đánh giá tính kháng nhiễm vi khuẩn lúa. eo báo cáo công tác bảo vệ thực vật vụ Hè Xoo của một số giống chất lượng cao đang trồng u năm 2021 của Cục Bảo vệ ực vật thì diện rộng rãi tại vùng ĐBSCL, góp phần định hướng tích nhiễm bệnh bạc lá tại vùng Đồng bằng sông trong các chương trình lai tạo các giống lúa chất Cửu Long là 8.075 ha, diện tích nhiễm bệnh vụ lượng cao kháng bệnh bạc lá trong tương lai. Hè u 2021 đã tăng 2.967 ha so với cùng kỳ năm trước (Cục Bảo vệ thực vật, 2021). Ở một số nước II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU vùng Tây Phi, bệnh có thể gây thiệt hại năng suất 2.1. Vật liệu nghiên cứu lên tới 50 - 90% (Sere et al., 2005). Bệnh bạc lá lúa gây thiệt hại đến năng suất còn tùy thuộc vào giai - Nguồn giống: Bộ giống đơn gen kháng (12 đoạn sinh trưởng của cây lúa, thời tiết, địa điểm giống), bộ giống đa gen kháng (15 giống) và giống gieo trồng và giống lúa được sử dụng. Để phòng chuẩn nhiễm IR24 nhập nội từ Viện Nghiên cứu trị bệnh được hiệu quả cần áp dụng các biện pháp Lúa quốc tế IRRI. Các giống lúa chất lượng cao (15 quản lý tổng hợp. Sử dụng giống kháng là lựa chọn giống) đang được trồng phổ biến tại vùng ĐBSCL hàng đầu trong việc quản lý bệnh này. và Jasmine85 được sử dụng làm giống chuẩn nhiễm Đến năm 2018 đã có 44 gen kháng vi khuẩn trong thí nghiệm. Xoo gây bệnh bạc lá được đặt tên từ Xa1 đến xa44 - Nguồn vi khuẩn Xoo là hai chủng vi khuẩn (Suk-Man, 2018). Tính chống chịu vi khuẩn Xoo XooCT18-11 và XooLA18-04 từ Bộ môn Bảo vệ được điều khiển bởi những gen chính trong từng thực vật Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long * Tác giả liên hệ, email: lytranclrri@gmail.com 19
  2. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 01(143)/2023 có độc tính cao được chọn lọc từ thí nghiệm lây TDTVBTL DTVB (%) = × 100 nhiễm trong điều kiện nhà lưới. TDTLB 2.2. Phương pháp nghiên cứu Trong đó: DTVB: Diện tích vết bệnh; TDTVBTL: Tổng diện tích vết bệnh trên lá; TDTLB: Tổng diện tích lá bệnh. - í nghiệm được thực hiện tại khu ruộng thí nghiệm Viện Lúa ĐBSCL, bố trí kiểu tuần tự không - Số liệu sau khi thu thập được xử lý và phân cấp lặp lại, 44 nghiệm thức trong hai vụ Đông Xuân bệnh theo hệ thống đánh giá của IRRI (2013), phân (ĐX) 2018 - 2019 và Hè u (HT) 2019. nhóm theo chương trình NTSYS 2.1. - Nguồn vi khuẩn Xoo được cấy trên môi trường III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN nhân tạo Wakimoto (Wakimoto, 1954) mặt nghiêng sau 48 giờ thêm 10 mL dung dịch pepton 1%, thu Kết quả thí nghiệm trong cả hai vụ ĐX 2018 - dung dịch huyền phù vi khuẩn và chuyển sang môi 2019 và HT 2019 cho thấy diện tích vết bệnh có trường nhân tạo trong bình tam giác. Sau 72 giờ thể thay đổi tùy theo giống và bộ giống nhưng cấp cho vào 800 mL nước, huyền phù vi khuẩn lúc này bệnh và đặc biệt là mức độ kháng nhiễm không có đạt nồng độ 108 - 109 CFU/mL. nhiều thay đổi giữa hai vụ. - Chủng bệnh nhân tạo khi cây lúa đạt 45 ngày 3.1. Đánh giá tính kháng, nhiễm vi khuẩn Xoo tuổi bằng phương pháp cắt chóp lá của Kaufman gây bệnh bạc lá lúa trên bộ giống chỉ thị mang (Kaufman et al., 1973). đơn gen kháng - Chỉ tiêu được ghi nhận tại hai thời điểm 14 và Đánh giá tính kháng nhiễm qua hai vụ ĐX và HT 21 ngày sau chủng bệnh (NSCB) nhân tạo trên các năm 2019 của bộ đơn gen kháng bệnh bạc lá chỉ có lá (30 lá/giống) được chủng bệnh nhân tạo bằng giống IRBB7 có mức kháng cao và giống IRBB21 cách đánh giá tổng diện tích vết bệnh trên lá (%) và kháng vừa với vi khuẩn Xoo, tính kháng ổn định tổng diện tích lá bị nhiễm bệnh (%) từ đó tính diện trong suốt cả hai vụ. Tính kháng nhiễm còn thay đổi tích vết bệnh (%) theo công thức: giữa hai vụ ĐX và HT trên hai giống IRBB3 và IRBB5. Bảng 1. Phản ứng của các giống lúa bộ chỉ thị mang đơn gen kháng đối với vi khuẩn Xoo gây bệnh bạc lá lúa Cấp bệnh Mức kháng, nhiễm STT Tên giống Gen kháng 14NSCB 21NSCB 14NSCB 21NSCB ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT 1 IRBB1 Xa1 5 7 7 7 MS S S S 2 IRBB2 Xa2 5 7 7 7 MS S S S 3 IRBB3 Xa3 1 3 3 3 R MR MR MR 4 IRBB4 Xa4 5 7 7 7 MS S S S 5 IRBB5 xa5 1 1 1 3 R R R MR 6 IRBB7 Xa7 1 1 1 1 R R R R 7 IRBB8 xa8 5 5 7 7 MS MS S S 8 IRBB10 Xa10 7 5 7 7 S MS S S 9 IRBB11 Xa11 7 5 7 7 S MS S S 10 IRBB13 xa13 7 5 7 7 S MS S S 11 IRBB14 Xa14 5 5 7 5 MS MS S MS 12 IRBB21 Xa21 3 3 3 3 MR MR MR MR 13 IRBB24 Xa18 (chuẩn nhiễm) 5 7 7 7 MS S S S 14 Jasmine85 Chuẩn nhiễm 7 7 9 9 S S HS HS Ghi chú: NSCB: Ngày sau chủng bệnh; ĐX: Đông Xuân; HT: Hè u; R: kháng; MR: kháng vừa; MS: nhiễm vừa; S: nhiễm; HS: nhiễm nặng. 20
  3. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 01(143)/2023 Một số giống thuộc bộ đơn gen (Bảng 1) vẫn còn Hầu hết các giống thuộc bộ đa gen kháng (Bảng 2) hiệu lực kháng cao (cấp 1) như các giống IRBB7 có khả năng kháng rất cao đối với vi khuẩn Xoo gây (mang gen kháng Xa7), giống IRBB21 (mang gen bệnh bạc lá lúa trong cả hai vụ ĐX và HT năm 2019 kháng Xa21) kháng vừa (cấp 3). Kết quả này phù tại Cần ơ. Sự kết hợp nhiều gen kháng trong hợp với nghiên cứu ở các tỉnh phía Bắc (Lưu Văn cùng một giống đã làm tăng khả năng kháng đối với vi Quyết et al., 2016). Gen kháng Xa4 (giống IRBB4) khuẩn Xoo. Các giống chỉ được kết hợp 1 gen kháng hữu hiệu chỉ đạt đến mức độ kháng vừa (cấp 3). Cụ không thể hiện tính kháng đối với vi khuẩn Xoo thể giống IRBB58 chứa các gen Xa4, xa13 và Xa21 trong thí nghiệm này. Một số nghiên cứu khác cũng nhưng chỉ có gen Xa21 còn kháng hữu hiệu, hai chỉ ra rằng gen Xa4 không còn khả năng kháng với gen Xa4 và xa13 không có biểu hiện kháng trong vi khuẩn Xoo tại các vùng trồng lúa ở Pakistan, thí nghiệm nên giống IRBB58 chỉ biểu hiện phản Nepal (Ha z et al., 2017; Mannan et al., 2009). ứng kháng vừa (cấp 3). Trên giống IRBB51 chứa các 3.2. Đánh giá tính kháng, nhiễm vi khuẩn Xoo gen kháng Xa4 và xa13 hiện nay hai gen này không gây bệnh bạc lá lúa trên bộ giống chỉ thị mang đa còn khả năng kháng với vi khuẩn Xoo gây bệnh bạc gen kháng lá nên giống này không còn biểu hiện tính kháng (cấp 7). Các giống chứa từ hai gen kháng còn hiệu Kết quả đánh giá qua hai vụ ĐX và HT cho thấy lực kháng trở lên thì mức độ kháng rất cao (cấp 1) có 60% (9/15) giống có khả năng kháng vi khuẩn như các giống IRBB61 mang các gen Xa4, xa5 và Xoo gây bệnh bạc lá bao gồm các giống: IRBB54, Xa7 trong đó có 2 gen kháng hữu hiệu xa5 và Xa7. IRBB57, IRBB59, IRBB60, IRBB61, IRBB62, Giống IRBB62 mang gen Xa4, Xa7 và Xa21 có hai IRBB63, IRBB65, IRBB66. gen kháng hữu hiệu Xa7 và Xa21. Bảng 2. Phản ứng của các giống lúa bộ chỉ thị mang đa gen kháng đối với vi khuẩn Xoo gây bệnh bạc lá lúa Cấp bệnh Mức kháng, nhiễm STT Tên giống Gen kháng 14 NSCB 21 NSCB 14 NSCB 21 NSCB ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT 1 IRBB50 Xa4+xa5 1 3 1 3 R MR R MR 2 IRBB51 Xa4+xa13 3 7 7 7 MR S S S 3 IRBB52 Xa4+Xa21 5 3 5 3 MS MR MS MR 4 IRBB53 xa5+xa13 3 3 5 3 MR MR MS MR 5 IRBB54 xa5+Xa21 1 1 1 1 R R R R 6 IRBB55 xa13+Xa21 3 1 3 1 MR R MR R 7 IRBB57 Xa4+xa5+Xa21 1 1 1 1 R R R R 8 IRBB58 Xa4+xa13+Xa21 3 3 3 3 MR MR MR MR 9 IRBB59 xa5+xa13+Xa21 1 1 1 1 R R R R 10 IRBB60 Xa4+xa5+xa13 +Xa21 1 1 1 1 R R R R 11 IRBB61 Xa4+xa5+Xa7 1 1 1 1 R R R R 12 IRBB62 Xa4+Xa7+Xa21 1 1 1 1 R R R R 13 IRBB63 xa5+Xa7+xa13 1 1 1 1 R R R R 14 IRBB65 Xa4+Xa7+xa13 +Xa21 1 1 1 1 R R R R 15 IRBB66 Xa4+xa5+Xa7 + xa13+Xa21 1 1 1 1 R R R R 16 IRBB24 Xa18 (chuẩn nhiễm) 5 7 7 7 MS S S S 17 Jasmine85 Chuẩn nhiễm 7 7 9 9 S S HS HS Ghi chú: NSCB: Ngày sau chủng bệnh; ĐX: Đông Xuân; HT: Hè u; R: kháng; MR: kháng vừa; MS: nhiễm vừa; S: nhiễm; HS: nhiễm nặng. 21
  4. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 01(143)/2023 3.3. Đánh giá tính kháng, nhiễm vi khuẩn Xoo gây triển của vi khuẩn nhanh, gây hại mạnh. Các giống bệnh bạc lá lúa trên bộ giống lúa chất lượng cao này khi phân nhóm đều thuộc nhóm có phản ứng Đánh giá tính kháng nhiễm bệnh bạc lá trong nhiễm và nhiễm nặng (nhóm 2). Tuy nhiên 3 giống bộ giống chất lượng cao này nhận thấy không có ST5, ST20 và ST24 trồng trong vụ HT 2019 với điều giống nào có khả năng kháng với vi khuẩn Xoo kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát triển vi khuẩn gây bệnh bạc lá. Chỉ có hai giống ST20 và ST24 có Xoo nhưng khả năng lây lan chậm hơn so với các phản ứng ở mức nhiễm vừa tại thời điểm 14 NSCB giống khác. Đây là bộ giống có năng suất và chất nhưng đã nhiễm tại thời điểm 21 NSCB. lượng gạo, tiềm năng xuất khẩu cao. Để duy trì sản xuất với năng suất cao, chất lượng tốt tránh bị ảnh Các giống lúa chất lượng cao đang được trồng hưởng bởi bệnh bạc lá nên xem xét lai tạo cải thiện đại trà tại vùng ĐBSCL (Bảng 3) đều nhiễm với tính kháng bệnh này. vi khuẩn Xoo nên khả năng xâm nhiễm và phát Bảng 3. Phản ứng của các giống lúa chất lượng cao đối với vi khuẩn Xoo gây bệnh bạc lá lúa Cấp bệnh Mức kháng, nhiễm STT Tên giống Gen kháng 14 NSCB 21 NSCB 14 NSCB 21 NSCB ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT 1 OM4900 - 7 7 7 9 S S S HS 2 OM7347 - 5 7 7 9 MS S S HS 3 OM5451 - 7 7 9 7 S S HS S 4 VD20 - 7 9 9 9 S HS HS HS 5 DS1 - 5 7 5 7 MS S MS S 6 Đài thơm8 - 5 7 7 7 MS S S S 7 ST24 - 5 5 7 7 MS MS S S 8 Nàng hoa9 - 7 7 9 9 S S HS HS 9 OM9921 - 7 7 7 9 S S S HS 10 OM18 - 7 5 9 9 S MS HS HS 11 OM9582 - 5 7 7 7 MS S S S 12 OM20 - 7 7 7 9 S S S HS 13 RVT - 5 7 7 7 MS S S S 14 ST20 - 5 5 7 7 MS MS S S 15 ST5 - 7 5 7 5 S MS S MS 16 IRBB24 Xa18 (chuẩn nhiễm) 5 7 7 7 MS S S S 17 Jasmine85 Chuẩn nhiễm 7 7 9 9 S S HS HS Ghi chú: NSCB: Ngày sau chủng bệnh; ĐX: Đông Xuân; HT: Hè u; MS: nhiễm vừa; S: nhiễm: HS: nhiễm nặng. 3.4. Phân nhóm kháng, nhiễm các giống lúa dựa - Nhóm 1: Gồm các giống biểu hiện mức kháng trên phản ứng với vi khuẩn Xoo gây bệnh bạc lá từ kháng cao đến kháng vừa và đây là các giống Các chỉ tiêu về diện tích vết bệnh trên lá, diện thuộc bộ đơn và đa gen chứa các gen kháng còn tích vết bệnh ở cả hai thời điểm quan sát 14NSCB hữu hiệu. Nhóm này được chia thành ba nhóm và 21NSCB trong vụ ĐX và HT năm 2019 được phụ: sử dụng để phân tích sự khác biệt giữa các giống + Nhóm phụ thứ nhất: Gồm các giống có mức lúa và phân nhóm kháng nhiễm bằng phần mềm kháng cao (cấp 1) gồm: IRBB5, IRBB7, IRBB50, NTSYS 2.1. Trên cơ sở phản ứng với vi khuẩn Xoo IRBB54, IRBB62, IRBB57, IRBB65, IRBB60, gây bệnh bạc lá của các giống lúa được chia thành IRBB61, IRBB66, IRBB59, IRBB63, IRBB55 có 3 nhóm chính như sau: trung bình diện tích vết bệnh ở 21NSCB là 3,59%. 22
  5. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 01(143)/2023 + Nhóm phụ thứ hai: Gồm các giống có mức + Nhóm phụ thứ hai: Gồm các giống OM4900, kháng vừa (cấp 3) như: IRBB3, IRBB21, IRBB58, OM9921, OM7347, OM20, VD20, Nàng Hoa 9 đây IRBB53 có trung bình diện tích vết bệnh ở 21NSCB là các giống có phản ứng nhiễm nặng (cấp 9) với vi là 9,52%. khuẩn Xoo và có trung bình diện tích vết bệnh ở + Nhóm phụ thứ ba: Chỉ có giống IRBB52 có thời điểm 21NSCB là 54,02%. phản ứng nhiễm vừa hoặc kháng vừa tùy theo từng + Nhóm phụ thứ ba: Chỉ có giống OM18, đây vụ (cấp 3 hoặc cấp 5) có trung bình diện tích vết cũng là giống nhiễm nặng với vi khuẩn Xoo và có bệnh ở 21NSCB là 15,44%. trung bình diện tích vết bệnh ở 21NSCB là 59,89%. - Nhóm 2: Gồm các giống biểu hiện ở mức từ - Nhóm cuối cùng: Giống Jasmine85 là giống nhiễm đến nhiễm nặng trong cả hai vụ ĐX và HT nhiễm nặng và khả năng lây lan, phát triển bệnh với vi khuẩn Xoo gây bệnh bạc lá lúa. Nhóm này nhanh nhất và có trung bình diện tích vết bệnh ở cũng được chia thành 3 nhóm phụ. 21NSCB là 87,05%. + Nhóm phụ thứ nhất: Gồm các giống RVT, Đã có báo cáo chỉ ra rằng giống Jasmine85 là IR24, ST24, ST20, DS1, OM5451, OM9582, ST5, giống nhiễm nặng với vi khuẩn Xoo và kết quả thí Đài ơm8 và các giống thuộc bộ đơn gen kháng nghiệm trong 2 vụ ĐX và HT cũng cho thấy điều IRBB1, IRBB2, IRBB4, IRBB8, IRBB10, IRBB11, đó. Giống Jasmine85 được phân thành 1 nhóm IRBB13, IRBB14 và giống IRBB51. Đây là nhóm riêng biệt, đây là giống nhiễm vi khuẩn mạnh nhất phần lớn có phản ứng nhiễm (cấp 7) với vi khuẩn có trung bình diện tích vết bệnh cao nhất trong thí Xoo và có trung bình diện tích vết bệnh ở 21NSCB nghiệm này. là 37,33%. Hình 1. Sự phân nhóm mức kháng, nhiễm vi khuẩn Xoo gây bệnh bạc lá của các giống lúa trong thí nghiệm 23
  6. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 01(143)/2023 IV. KẾT LUẬN tỉnh phía Bắc. Trong Hội thảo Quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ 2 tổ chức tại ành phố Cần ơ. - Các giống lúa mang đa gen kháng vi khuẩn Ha z Muhammad Imran Arshad, Kamran Saleem, Xoo gây bệnh bạc lá lúa có khả năng kháng cao Junaid Ahmed Khan, Muhammad Rashid, và có tính kháng ổn định hơn so với những giống Muhammad Atiq, Syed Sarwar Alam and mang đơn gen kháng. Shahbaz Talib Sahi, 2017. Pathogenic diversity of - Các giống thuộc bộ giống đơn gen kháng Xanthomonas oryzae pv.oryzae isolates collected mang các gen Xa7 và Xa21 vẫn còn hiệu lực kháng from Punjab Province of Pakistan. European Journal of Plant Pathology, 147: 639-651. đối với vi khuẩn Xoo gây bệnh bạc lá lúa trên cả hai vụ ĐX và HT. IRRI, 2013. Standanrd Evaluation System (SES) for rice. 5th Ed. Manila, Philippines: International Rice - Hầu hết các giống thuộc bộ giống chỉ thị đa Research Institute, 21 pp. gen kháng có khả năng kháng cao và ổn định tính Kaufman H.E., Reddy A.P.K., Hsien S.P.Y., and Merca kháng với vi khuẩn Xoo gây bệnh bạc lá khi chủng S.D., 1973. An improved technique for evaluating bệnh nhân tạo như: IRBB54, IRBB57, IRBB59, resistance of rice varieties to Xanthomonas oryzae. IRBB60, IRBB61, IRBB62, IRBB63, IRBB65 và Plant Disease Reporter, 57: 537-541. IRBB66. Mannan, S., Malik, S.A., Ahamad, I., Mirza, J.I., and - Các giống lúa trong bộ giống lúa chất lượng Akhtar, M.A., 2009. Studies on virulence reactions of local isolates of Xanthomonas oryzae pv. oryzae. cao đều biểu hiện phản ứng từ nhiễm đến nhiễm Pakistan Journal of Botany, 41: 391-402. nặng với vi khuẩn Xoo trong thí nghiệm ở cả hai Sere, Y., A. Onasanya, V. Verdier, K. Akator and L.S. vụ ĐX và HT. Ouedraogo, 2005.  Preliminary studies on disease in farmer elds and screening released varieties TÀI LIỆU THAM KHẢO for resistance to the bacteria. Asian Journal of Plant Cục Bảo vệ ực vật, 2021. Báo cáo sơ kết công tác bảo Sciences, 4: 577-579. vệ thực vật vụ Hè u 2021, dự báo tình hình sinh vật Suk-Man Kim, 2018. Identi cation of novel recessive gene gây hại cây trồng chính và giải pháp quản lý vụ u Xa44 (t) conferring resistance to bacterial blight races Đông - Mùa 2021. tại các tỉnh, thành Nam Bộ. Hội in  rice by  QTL linkage analysis using an  SNP chip. nghị trực tuyến sơ kết sản xuất vụ Hè u; triển khai eoretical and Applied Genetics, 131: 2733-2743. kế hoạch sản xuất vụ u Đông và vụ Mùa năm 2021 Mew T.W., C.M. Vera Cruz and R.C. Reyes, 1981. tại các tỉnh thành Nam Bộ. Bộ Nông nghiệp và Phát Characterization of resistance in rice to bacterial triển nông thôn. TP. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 7 blight. Annals of the Phytopathological Society of năm 2021. Japan, 47: 58-67. Lưu Văn Quyết, Nguyễn ị Mai Hương, Nguyễn ị Wakimoto, S. and H. Yoshii. 1954. Seasonal change of Minh, Nguyễn ị Phương Nga, Đỗ ị Hường và resistance of rice plants against leaf-blight disease. Trương ị ủy, 2016. Xác định gen kháng bệnh Science Bulletin of the Faculty of Agriculture Kyushu bạc lá hữu hiệu phục vụ chọn tạo giống lúa cho các University, 14(4): 475-477. Evaluation of resistance-susceptibility of near isogenic lines (nils) and hight quality rice varieties to Xanthomonas oryzae pv. oryzae causing bacterial blight Tran i Nam Ly, Nguyen Duc Cuong, Nguyen i Phong Lan Abstract Bacterial blight caused by Xanthomonas oryzae pv. oryzae (Xoo) is one of the serious bacterial diseases causing serious damage to rice yield and quality. e use of resistant varieties is considered as one of the e ective, economic and environmentally safe measures to control rice bacterial blight. A set of near isogenic lines (NILs) and high quality rice varieties was used in the experiment to evaluate the resistance to Xoo bacteria causing rice bacterial blight in eld conditions. In this study, the mixture of two Xoo races (XooCT18-11 and XooLA18-04) was inoculated to rice lines by clipping method in the two seasons of Winter-Spring (February) 2018 - 2019 and Summer-Autumn of 2019 at the Cuulong Delta Rice Research Institute. e results showed that the NILs carrying a single resistance gene (IRBB7) with Xa7 and multiple resistance genes (IRBB54, IRBB57, IRBB59, IRBB60, IRBB61, IRBB62, IRBB63, 24
  7. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 01(143)/2023 IRBB65, IRBB66) were more resistant to Xoo races. All of the quality rice varieties were susceptible to Xoo bacteria, especially Jasmine85 was the most susceptible. erefore, the major e cacy genes of NILs carrying single resistant and multiple resistance genes should be considered to improve resistance of the quality rice varieties to bacterial blight in the future studies. Keywords: Bacterial blight, resistance gene, bacteria Xanthomonas oryzae pv. oryzae Ngày nhận bài: 02/11/2022 Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Văn Viết Ngày phản biện: 22/11/2022 Ngày duyệt đăng: 28/12/2022 THẨM ĐỊNH HỆ THỐNG CHẨN ĐOÁN VÀ KHUYẾN CÁO TÍCH HỢP (DRIS) ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CHO CÂY KHÓM (Ananas comosus L.) GỐC TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÈN TẠI HẬU GIANG Lý Ngọc anh Xuân1, Nguyễn Huỳnh Minh Anh2, Phan Chấn Hiệp2, Nguyễn anh Ngân2, Lê ị Ngọc ơ2, Nguyễn Đức Trọng2, Trần Ngọc Hữu3, Lê Vĩnh úc3, Nguyễn Quốc Khương3* TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu (i) thẩm định độ tin cậy của hệ thống chẩn đoán và khuyến cáo tích hợp tình trạng dinh dưỡng cho cây khóm; (ii) xác định được tình trạng thiếu, thừa hay đủ dưỡng chất N, P, K, Ca và Mg đối với cây khóm trồng trên đất phèn tại Hậu Giang. u mẫu lá ở vị trí +1 và +3 trên các lô thí nghiệm gồm không bón phân, bón khuyết dưỡng chất N, P, K, Ca, Mg, bón đầy đủ NPKCaMg và bón phân theo nông dân. Dựa trên bộ chuẩn DRIS cho cây khóm tại Hậu Giang đã được thành lập, kết quả thẩm định độ tin cậy cho thấy bộ chuẩn DRIS ở vị trí lá +1 được sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng P, K, Ca và Mg. Hiện trạng thiếu dinh dưỡng được xếp theo trật tự K > Ca > Mg > P. Đối với bộ chuẩn ở vị trí lá +3, chỉ số DRIS dưỡng chất P chưa đánh giá được do bộ chuẩn chưa thành lập cặp tỷ lệ giữa dưỡng chất P với các dưỡng chất khác. Từ khóa: Cây khóm, đất phèn, DRIS, thẩm định, dinh dưỡng cây trồng, kỹ thuật lô khuyết dinh dưỡng I. ĐẶT VẤN ĐỀ bắp lai trên đất phù sa ở tỉnh An Giang thông qua Đánh giá tình trạng dinh dưỡng cây trồng phân tích hàm lượng dưỡng chất N, P, K, Ca, Mg, bằng hệ thống tích hợp chẩn đoán và khuyến cáo Cu, Zn, Mn và Fe trong lá. Ngoài ra, bộ chuẩn (DRIS) là phương pháp so sánh tỉ số dưỡng chất DRIS cũng được xây dựng trên cây cam Sành ở của cây trồng trên ruộng cần chẩn đoán với tỉ số huyện Châu ành, tỉnh Hậu Giang (Nguyễn Quốc dưỡng chất tối ưu từ các ruộng cây trồng có năng Khương và ctv., 2022a), khuyến cáo dinh dưỡng N, suất cao (DRIS chuẩn) qua phân tích lá (Beau ls, P, K cho cây Quýt Đường ở Lai Vung, Đồng áp 1973). Hiện nay, trên thế giới DRIS được nghiên (Nguyễn Quốc Khương và ctv., 2022b) và khuyến cứu trên nhiều loại cây trồng như mía (Flores et al., cáo tích hợp dinh dưỡng đa, vi lượng thông qua 2022) và cà chua (Manzoor et al., 2022). Ở đồng bộ chuẩn DRIS ở thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang bằng sông Cửu Long, Lê Phước Toàn và Ngô Ngọc (Nguyễn Quốc Khương và ctv., 2020, 2021). Đối Hưng (2021) đã xây dựng bộ chuẩn DRIS cho cây với cây khóm, Montoya và cộng tác viên (2018) đã 1 Khu Thí nghiệm - Thực hành, Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 2 Sinh viên ngành Khoa học cây trồng, Khóa 45, Trường Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ 3 Khoa Khoa học Cây trồng, Trường Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ Tác giả liên hệ, e-mail: nqkhuong@ctu.edu.vn 25
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2