Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng quy hoạch rừng phòng hộ tỉnh Quảng Bình
lượt xem 3
download
Bài viết tập trung phân tích hiện trạng rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng phòng hộ ven biển. Trên cơ sở đó xác định nguyên nhân và đề xuất các giải pháp quy hoạch rừng phòng hộ, góp phần quản lý và sử dụng tài nguyên rừng theo hướng bền vững.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng quy hoạch rừng phòng hộ tỉnh Quảng Bình
- ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH RỪNG PHÒNG HỘ TỈNH QUẢNG BÌNH HÀ THỊ MINH KHANG PHAN THỊ THU HẢO – TÔN NỮ MỸ TUYẾT Khoa Địa lý 1. MỞ ĐẦU Quảng Bình là một tỉnh nằm ở khu vực Trung Trung Bộ là mảnh đất cát trắng, gió lào, thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt. Với địa hình cấu tạo phức tạp, núi rừng sát biển, tạo thành độ dốc cao dần từ Đông sang Tây, đồng bằng nhỏ hẹp, khoảng 85% diện tích là đồi núi [5], đá vôi kết hợp với lượng mưa lớn kèm theo đó là hiện tượng lũ lụt, hạn hán, bão… đã làm thiệt hại rất lớn về tài sản và tính mạng của con người. Quy hoạch rừng phòng hộ đầu nguồn là vấn đề cấp bách của tỉnh Quảng Bình. Góp phần bảo vệ môi trường, điều hòa khí hậu, hạn chế xói mòn, bồi lắng, điều tiết nguồn nước và hạn chế lũ lụt. Đặc biệt, vùng cát ven biển của tỉnh là vùng sinh thái rất khắc nghiệt, hiểm hoạ cát di động uy hiếp mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất và đời sống của người dân tỉnh Quảng Bình. Bằng phương pháp khảo sát thực địa, phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp bản đồ và GIS, bài báo tập trung phân tích hiện trạng rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng phòng hộ ven biển. Trên cơ sở đó xác định nguyên nhân và đề xuất các giải pháp quy hoạch rừng phòng hộ, góp phần quản lý và sử dụng tài nguyên rừng theo hướng bền vững. 2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ THEO YÊU CẦU QUY HOẠCH RỪNG PHÒNG HỘ TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá theo yêu cầu quy hoạch rừng phòng hộ đầu nguồn tỉnh Quảng Bình Qua tham khảo các nguồn tài liệu [2], [3] cũng như phân tích đặc điểm tự nhiên của khu vực, đề tài lựa chọn 4 chỉ tiêu để phân vùng theo yêu cầu phòng hộ đầu nguồn: lượng mưa, độ dốc, độ cao và đất. Mỗi chỉ tiêu trên được phân chia theo 3 mức độ: rất nguy hại, nguy hại và ít nguy hại. 2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá theo yêu cầu quy hoạch rừng phòng hộ ven biển tỉnh Quảng Bình Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay nhằm chống gió hại, chắn cát bay, phòng hộ nông nghiệp, bảo vệ các khu dân cư, các khu đô thị, các vùng sản xuất và các công trình khác. Tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay theo: Bậc thềm cát ven biển và ảnh hưởng của đối tượng bị hại. Mỗi chỉ tiêu trên được phân chia theo 3 mức độ: rất nguy hại, nguy hại và ít nguy hại. 3. XÁC ĐỊNH CÁC CẤP PHÒNG HỘ 3.1. Xác định các cấp phòng hộ đầu nguồn: Theo Quyết định 61 của Bộ nông nghiệp, các cấp phòng hộ đầu nguồn được phân thành 3 cấp: Rất xung yếu, xung yếu và ít xung yếu. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2014-2015 Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 12/2014: tr. 197-205
- 198 HÀ THỊ MINH KHANG và cs. - Cấp I: Cấp rất xung yếu: Bao gồm những nơi lượng mưa trên 2.400 mm/năm, độ dốc trên 25o, độ cao trên 900 m, đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày tầng đất dưới 30 cm. - Cấp II: Cấp xung yếu: Bao gồm những nơi lượng mưa 2.000 – 2.400 mm/năm, độ dốc từ 20 - 25o, độ cao từ 300 – 900 m, đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày tầng đất 30 - 80 cm. - Cấp III: Cấp ít xung yếu: Bao gồm những nơi, lượng mưa dưới 2.000 mm/năm, độ dốc dưới 20o, độ cao dưới 300 m, đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày tầng đất trên 80 cm. Trên cơ sở kết quả phân cấp ở trên, kết hợp với hiện trạng sử dụng đất để tiến hành phân vùng phòng hộ theo nguyên tắc: Gộp nhóm những khoanh vi đất lâm nghiệp có cùng cấp phòng hộ rất xung yếu thành một vùng [1]. Ngoài ra, những khoanh vi có cấp phòng hộ xung yếu nhưng có vị trí đặc biệt quan trọng như vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng… cũng được lựa chọn để xếp vào rừng phòng hộ đầu nguồn. Đề tài chỉ tiến hành phân vùng cho loại rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, rừng trồng và không tiến hành phân vùng cho các loại thảm thực vật khác [4]. 3.2. Xác định các cấp phòng hộ chắn cát bay Theo Quyết định 61 của Bộ nông nghiệp, các cấp phòng hộ ven biển được phân thành 3 cấp: Rất xung yếu, xung yếu và ít xung yếu. - Cấp I: Cấp rất xung yếu: Bao gồm những nơi, đụn cát, cồn cát di động, bãi tiếp giáp với địa hình cát di động >150 ha, thành phố, thị xã, vùng đã quy hoạch phát triển, các công trình hạ tầng, văn hoá xã hội cấp quốc gia, cấp tỉnh, cơ sở nông, công nghiệp tập trung, nơi làng mạc đường xá cầu cống đang có nguy cơ bị cát vùi lấp dưới 100 m. - Cấp II: Cấp xung yếu: Bao gồm những nơi, cồn cát cố định, bãi cát ven biển, vùng nội địa sẽ bị cát san từ 100 - 150 ha, thành phố, thị xã, vùng đã quy hoạch phát triển, các công trình hạ tầng, văn hoá xã hội cấp quốc gia, cấp tỉnh, cơ sở nông, công nghiệp tập trung, nơi làng mạc đường xá cầu cống đang có nguy cơ bị cát vùi lấp từ 100 – 300 m. - Cấp III: Cấp ít xung yếu: Bao gồm những nơi, bãi cát, thung cát < 100 ha, thành phố, thị xã, vùng đã quy hoạch phát triển, các công trình hạ tầng, văn hoá xã hội cấp quốc gia, cấp tỉnh, cơ sở nông, công nghiệp tập trung, nơi làng mạc đường xá cầu cống đang có nguy cơ bị cát vùi lấp trên 300 m. 4. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH RỪNG PHÒNG HỘ TỈNH QUẢNG BÌNH 4.1. Phương pháp xây dựng bản đồ phân cấp phòng hộ tỉnh Quảng Bình Để thành lập bản đồ phân vùng phòng hộ đầu nguồn, đề tài sử dụng phương pháp chồng xếp các bản đồ đơn tính gắn với từng chỉ tiêu về phòng hộ đầu nguồn và phòng hộ chắn cát bay. Phương pháp này được thực hiện với sự trợ giúp của các phần mềm chuyên dụng như Mapinfo và Arc Gis9.2 và được cụ thể hóa theo sơ đồ sau.
- ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH... 199 Lượng mưa Bản đồ phân cấp Độ cao phòng hộ Độ dốc Bản đồ hiện trạng thảm thực vật Tầng dày Bản đồ phân vùng phòng hộ thảm thực vật Hình 1. Sơ đồ thành lập bản đồ phân vùng phòng hộ đầu nguồn Bậc thềm cát Bản đồ phân cấp phòng hộ Bản đồ hiện trạng Đối tượng bị hại thảm thực vật Thảm thực vật Bản đồ phân vùng phòng hộ Hình 2. Sơ đồ thành lập bản đồ phân vùng phòng hộ chắn cát bay 4.2. Phương pháp đánh giá a. Rừng phòng hộ đầu nguồn Bên cạnh sử dụng phương pháp bản đồ, đề tài kết hợp phương pháp cho điểm theo các cấp: Rất xung yếu (3 điểm), xung yếu (2 điểm) và ít xung yếu (1 điểm) đối với các chỉ tiêu được lựa chọn. Kết quả chồng xếp bản đồ sẽ cho chúng ta một cơ sở dữ liệu tổng hợp liên kết được các chỉ tiêu phân cấp phòng hộ. Để xác định được điểm trung bình của các khoanh vi, chúng tôi sử dụng bài toán trung bình nhân của Armand [1], bài toán có dạng: M 0 n a1.a2 .a3 ...an Trong đó: Mo : Điểm đánh giá của đơn vị cảnh quan. a1, a2, a3…an: Điểm của chỉ tiêu 1 đến chỉ tiêu n. n: Số lượng chỉ tiêu dùng để đánh giá. Do khoảng điểm giữa các cấp trong đề tài được lấy đều nhau (1 điểm) nên đề tài áp dụng công thức tính khoảng điểm D để phân cấp phòng hộ, công thức có dạng:
- 200 HÀ THỊ MINH KHANG và cs. Dmax Dmin 3 1 D 0,66 M 3 3 1 D 0,66 3 Trong đó: Dmax: Điểm đánh giá chung cao nhất Dmin: Điểm đánh giá chung nhỏ nhất M : Số cấp đánh giá Khoảng cách điểm 0.66 là khoảng cách điểm trong một cấp và theo chỉ số này, các cấp phòng hộ của lãnh thổ nghiên cứu được phân làm 3 cấp như sau: - Cấp ít xung yếu: Điểm trung bình nhân từ 1-1,66 điểm - Cấp xung yếu: Điểm trung bình nhân từ 1,67-2,33 điểm - Cấp rất xung yếu: Điểm trung bình nhân từ 2,34-3,00 điểm Trên cơ sở bản đồ phân cấp phòng hộ lý thuyết đã được thành lập, đề tài tiến hành chồng xếp bản đồ này với bản đồ hiện trạng sử dụng đất để loại bỏ những diện tích đất không phải là đất lâm nghiệp như đất nông nghiệp, đất thổ cư, ao, hồ…. vì việc phân vùng phòng hộ về nguyên tắc không được lấn chiếm và xâm hại đến các loại đất này nên những loại đất này sẽ nhận giá trị 0 điểm và được xếp vào một loại đất chung có tên là đất khác trên bản đồ. Đất lâm nghiệp sẽ được nhận giá trị 1 điểm và được đưa vào đánh giá, phân cấp phòng hộ. b. Rừng phòng hộ chắn cát bay D max Dmin 3 1,414214 D 0,53 M 3 Trong đó: Dmax: Điểm đánh giá chung cao nhất Dmin: Điểm đánh giá chung nhỏ nhất M : Số cấp đánh giá Khoảng cách điểm 0,53 là khoảng cách điểm trong một cấp và theo chỉ số này, các cấp phòng hộ của lãnh thổ nghiên cứu được phân làm 3 cấp như sau: - Cấp ít xung yếu: Điểm trung bình nhân từ 1 - 1,53 điểm - Cấp xung yếu: Điểm trung bình nhân từ 1,54 – 2,07 điểm - Cấp rất xung yếu: Điểm trung bình nhân từ > 2,08 điểm
- ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH... 201 Hình 3. Bản đồ phân cấp rừng phòng hộ đầu Hình 4. Bản đồ phân cấp rừng phòng hộ nguồn tỉnh Quảng Bình chắn cát bay tỉnh Quảng Bình 4.3. Kết quả phân cấp và phân vùng theo yêu cầu phòng hộ 4.3.1. Kết quả phân cấp phòng hộ đầu nguồn - Cấp I: Cấp rất xung yếu có diện tích 1459.5 km2, chiếm 34.18 % diện tích đất lâm nghiệp. Cấp phòng hộ này phân bố chủ yếu ở bậc độ cao trên 900m, độ dốc trên 250, có lượng mưa trung bình năm trên 2400mm, đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày tầng đất dưới 30 cm. Thuộc địa phận phía Tây của các huyện Bố Trạch và Minh Hóa, phía bắc của huyện Tuyên Hóa và phía Nam của huyện Lệ Thủy (Bảng 1). Phần lớn diện tích của cấp p ng hộ rất xung yếu là rừng nghèo đến trung bình, rừng giàu bao chiếm một phạm vi nhỏ, tỷ lệ che phủ rừng thấp, khả năng phòng hộ thấp trong điều kiện lượng mưa và độ cao, độ dốc địa hình lớn. Vì vậy, việc bảo vệ, quy hoạch diện tích cấp phòng hộ rất xung yếu thành vùng rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm điều tiết dòng chảy, hạn chế xói mòn và lũ lụt cũng như góp phần bảo vệ, phát triển vốn rừng đang là vấn đề cấp thiết hiện nay. - Cấp II: Cấp xung yếu phân bố tập trung ở địa bàn các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch và một diện tích không lớn ở phía Tây của thành phố Đồng Hới, phía đông của huyện Bố Trạch. Cấp phòng hộ này có diện tích 1898.61 km2, chiếm 44.47 % diện tích đất lâm nghiệp. Thảm thực vật chủ yếu ở đây là rừng nghèo, rừng thứ sinh và rừng trồng. - Cấp III: Cấp ít xung yếu phân bố ở độ cao dưới 500m, độ dốc dưới 200, nằm trong khu vực có lượng mưa dưới 2800mm/năm. Tổng diện tích của cấp phòng hộ này đạt 911.5 km2, chiếm 21.35% diện tích tự nhiên. Thảm thực vật ở đây chủ yếu là rừng trồng, đất trống cỏ (IA), đất trống cây bụi (IB) và đất trống có cây gỗ (IC), rừng tự nhiên chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.
- 202 HÀ THỊ MINH KHANG và cs. Bảng 1. Thống kê diện tích phân cấp phòng hộ đầu nguồn tỉnh Quảng Bình Cấp Tổng diện Tỷ lệ Phân theo đơn vị hành chính phân tích lâm (%) hạng nghiệp 100 Đồng Tuyên Quảng Bố Quảng Lệ 4269.61 Hới Hóa Trạch Trạch Ninh Thủy I. Rất 1459,5 34,18 153 25,6 432,7 571,6 134,9 141,7 xung yếu II. Xung 1898,61 44,47 129,3 25,6 496,4 551,2 355,7 340,41 yếu III. Ít 911,5 21,35 87,3 _ 64,5 421,3 287 51,4 xung yếu 4.3.2. Kết quả phân cấp phòng hộ chắn cát bay Kết quả phân cấp phòng hộ chắn cát bay là dải đường bờ biển kéo dài 126 km với các cấp sau: - Cấp I: Cấp rất xung yếu: Bao gồm những nơi, đụn cát, cồn cát di động, bãi tiếp giáp với địa hình cát di động >150 ha, thành phố, thị xã, vùng đã quy hoạch phát triển, các công trình hạ tầng, văn hoá xã hội cấp quốc gia, cấp tỉnh, cơ sở nông, công nghiệp tập trung, nơi làng mạc đường xá cầu cống đang có nguy cơ bị cát vùi lấp dưới 100m. Tổng diện tích của cấp phòng hộ này đạt 5375 km2, chiếm 16.41% diện tích tự nhiên của lưu vực, phân bố tập trung ở thành phố Đồng Hới, phía tây nam huyện Quảng Trạch, phía tây huyện Bố Trạch, huyện Quảng Ninh và phía bắc huyện Lệ Thủy (Bảng 2). - Cấp II: Cấp xung yếu: Bao gồm những nơi, cồn cát cố định, bãi cát ven biển, vùng nội địa sẽ bị cát san từ 100 - 150 ha, thành phố, thị xã, vùng đã quy hoạch phát triển, các công trình hạ tầng, văn hoá xã hội cấp quốc gia, cấp tỉnh, cơ sở nông, công nghiệp tập trung, nơi làng mạc đường xá cầu cống đang có nguy cơ bị cát vùi lấp từ 100 – 300m. Tổng diện tích của cấp phòng hộ này đạt 20193.9 km2, chiếm 61.67% diện tích tự nhiên của lưu vực, phân bố ở phí bắc huyện Lệ Thủy, phía nam huyện Quảng Trạch và Quảng Ninh và huyện Bố Trạch. - Cấp III: Cấp ít xung yếu: Bao gồm những nơi, bãi cát, thung cát < 100 ha, thành phố, thị xã, vùng đã quy hoạch phát triển, các công trình hạ tầng, văn hoá xã hội cấp quốc gia, cấp tỉnh, cơ sở nông, công nghiệp tập trung, nơi làng mạc đường xá cầu cống đang có nguy cơ bị cát vùi lấp trên 300m. Tổng diện tích của cấp phòng hộ này đạt 7177.01 km2, chiếm 21.92% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở huyện Bố Trạch và huyện Quảng Ninh.
- ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH... 203 Bảng 2. Thống kê diện tích phân cấp phòng hộ chắn cát bay tỉnh Quảng Bình Cấp Tổng diện Tỷ lệ phân tích lâm (%) Phân theo đơn vị hành chính hạng nghiệp 100 TP Tuyên Minh Quảng Bố Trạch Quảng Lệ Thủy 32745,91 Đồng Hóa Hóa Trạch Ninh Hới I. Rất 5375 16,41 62,9 497,8 1186,2 1389,5 1002,6 1236 xung yếu II. Xung 20193,9 61,67 125,8 746 1307,6 155,1 15569,4 1002,6 1287,4 yếu III. Ít 7177,01 21,92 188,7 1039,9 1395,7 432,2 1785,4 1045,7 1289,41 xung yếu 5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG PHÒNG HỘ TỈNH QUẢNG BÌNH 5.1. Giải pháp quản lý và bảo vệ rừng đầu nguồn - Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị lâm nghiệp với cơ quan kiểm lâm, chính quyền địa phương cấp huyện, xã, thôn bản về thực hiện công tác quản lý và bảo vệ rừng. - Tổ chức xây dựng các hương ước, quy ước, cam kết về quản lý rừng ở cấp thôn bản. - Tiếp tục thực hiện công tác đưa kiểm lâm viên về địa bàn cấp xã để thực hiện tốt vai trò giám sát việc thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng. - Lồng ghép các chương trình, dự án của Nhà nước: Định canh định cư, 134, 135, 661… để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh kinh tế và phục vụ công tác quản lý bảo vệ như xây dựng đường dân sinh, đường ranh giới cản lửa, chòi canh lửa rừng… 5.2. Giải pháp quản lý và bảo vệ rừng đầu nguồn rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát ven biển - Xây dựng dải rừng phòng hộ xung yếu chống cát bay trên đất cát mới bồi nằm sát bờ biển, đây là loại đất cát trẻ nhất, cần trồng ngay các dải rừng phòng hộ xung yếu với mật độ cây. Cần phải trồng ngay các rừng phòng hộ phủ kín toàn bộ diện tích của các cồn cát di động hoặc bán di động này. - Xây dựng các dải rừng phòng hộ chống cát bay, trên đất cát ven biển để phát triển sản xuất nông nghiệp, xung quanh các bờ ruộng đắp cao từ 0,8 - 1,2 m với bề rộng của mặt ruộng từ 0,6 - 1 m hoặc rộng hơn nữa theo dạng ô cờ. - Xây dựng các dải rừng phòng hộ, phục vụ nuôi tôm trên đất cát ven biển.
- 204 HÀ THỊ MINH KHANG và cs. - Xây dựng rừng phòng hộ để cố định các cồn cát di động và bán di đông. 5.3. Giải pháp về giáo dục và tuyên truyền Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân, xã hội về Luật bảo vệ phát triển rừng, về vai trò và tầm quan trọng của rừng phòng hộ đối với môi trường… Đây là giải pháp mang tính chất lâu dài trong quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên và rừng phòng hộ đầu nguồn. Giải pháp này có thể được tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau như: Lồng ghép vào các môn học ở nhà trường khi có điều kiện, báo cáo chuyên đề, khẩu hiệu, phim ảnh, sách báo… Mục tiêu chính của giải pháp này là nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân về vai trò và chức năng của rừng phòng hộ, cũng như mặt lợi của việc bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn. Giáo dục cho nhân dân các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn nạn đốt, phá và khai thác rừng bừa bãi… 5.4. Giải pháp về chính sách - Về chính sách đất đai: Thực hiện tốt chính sách giao đất giao rừng cho tổ chức, tập thể, cộng đồng, hộ gia đình để đất đai có chủ thực sự, giúp cho công tác quản lý và bảo vệ rừng đầu nguồn được thực thi tốt hơn. - Về chính sách phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo nâng cao năng lực quản lý và kỹ thuật lâm nghiệp gắn với việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ để đáp ứng với yêu cầu cấp bách hiện nay, tăng cường đào tạo năng lực quản lý về lâm nghiệp cho cán bộ cấp xã. - Chính sách khoa học và công nghệ: Nâng cao năng lực quản lý tài nguyên rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng nói chung và rừng phòng hộ nói riêng bằng việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như công nghệ tin học, ứng dụng công nghệ viễn thám trong điều tra rà soát hiện trạng rừng… - Chính sách về vốn: Nguồn vốn huy động cho bảo vệ, quản lý và phát triển rừng phòng hộ bao gồm: Nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn đầu tư của các dự án, vốn vay ưu đãi, vốn tự có trong dân… 5.5. Giải pháp kỹ thuật về khoanh nuôi và trồng rừng - Khoanh nuôi bảo vệ để phục hồi tự nhiên áp dụng cho các trạng thái thảm thực vật từ trạng thái cây bụi hoặc cây gỗ rải rác (Ib) đến trạng thái rừng thành thục chưa khai thác (IV) và rừng tre nứa theo phân chia trạng thái thảm thực vật. - Trồng rừng trên các trạng thái đồi trọc, cỏ thưa cỏ lau (Ia). Nếu có điều kiện cho phép trồng trên các trạng thái cây bụi, cây gỗ rải rác (Ib) theo phân chia trạng thái thảm thực vật. Ưu tiên trồng ở nơi có độ tàn che thấp, nơi có điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội thuận lợi. 6. KẾT LUẬN Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ đã đặt ra, đề tài đã đạt được một số kết quả nhất định như sau:
- ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH... 205 - Đã tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận và phương pháp phân vùng phòng hộ phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Trong đó, phương pháp chồng xếp bản đồ kết hợp với phương pháp cho điểm cũng như vận dụng bài toán trung bình nhân và công thức phân cấp phòng hộ đã được lựa chọn sử dụng trong công tác phân vùng. - Dưới góc độ Địa lý tự nhiên, đề tài tiếp cận vấn đề phòng hộ đầu nguồn ở mức độ đánh giá các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình xói mòn và dòng chảy. Và vấn đề phòng hộ chắn cát bay ở mức độ ảnh hưởng của bậc thềm cát ven biển và đối tượng bị hại. - Trên cơ sở phân tích đặc điểm tự nhiên đặc thù của lãnh thổ nghiên cứu ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ cũng như tham khảo Quyết định 61 về phân cấp chỉ tiêu rừng phòng hộ của Bộ nông nghiệp. Đề tài đã xây dựng được 2 bản đồ về phân cấp rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng phòng hộ chắn cát bay thông qua GIS. Kết quả cho thấy khả năng khai thác GIS trong phân cấp rừng hết sức thuận tiện, giảm chi phí và phục vụ đắc lực cho công tác quản lý rừng lâu dài. Từ hiện trạng rừng phòng hộ chắn cát bay tỉnh Quảng Bình - bài báo đã đề xuất 5 nhóm giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ tỉnh Quảng Bình. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Đăng Độ (2010). Phân vùng theo yêu cầu phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Hương trên quan điểm địa lý tự nhiên và đề xuất một số giải pháp bảo vệ, Đề tài khoa học công nghệ cấp trường, Đại học sư phạm Huế. [2] Quyết định của Bộ trưởng Bộ lâm nghiệp số 134-QĐ/KT ngày 4/4/1991 của Bộ lâm nghiệp ban hành quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn. [3] Quyết định 61/2005/QĐ-BNN về việc ban hành Bản quy định tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ. Hà Nội. [4] Trương Thị Tư (2012). Nghiên cứu cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình, Luận án tiến sĩ địa lí tự nhiên, Viện địa lý viện khoa học Việt Nam [5] UBND tỉnh Quảng Bình (2003). Địa h tự nhiên uảng Bình, Quảng Bình. HÀ THỊ MINH KHANG SV lớp Địa 4A, khoa Địa lý, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0165 905 1065, Email: khangminh93@gmail.com PHAN THỊ THU HẢO TÔN NỮ MỸ TUYẾT SV lớp Địa 4A, khoa Địa lý, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng học môn ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
53 p | 673 | 137
-
Giáo trình -Đánh giá tác động môi trường -chương 2
20 p | 304 | 116
-
Đề cương bài giảng học phần Cơ sở cảnh quan học - Th.S Phạm Thị Hồng Nhung
140 p | 102 | 14
-
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường: Dự án phát triển tổng hợp các đô thị động lực tiểu dự án Tp Yên Bái – tỉnh Yên Bái
370 p | 59 | 9
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Công nghệ thực phẩm - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
34 p | 20 | 6
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện địa chất đến hệ số thừa tiết diện khi đào hầm bằng phương pháp khoan nổ mìn tại các đường lò vùng than Quảng Ninh
11 p | 11 | 5
-
Phản ứng Michael chọn lọc lập thể của các enolat và ứng dụng trong tổng hợp hữu cơ†
12 p | 132 | 5
-
Khuôn khổ Kinh tế về nước để đánh giá các thách thức của ngành nước
116 p | 67 | 5
-
Nghiên cứu phương pháp xây dựng bộ tiêu chí và tính trọng số để xác định chỉ số đánh giá khu công nghiệp các bon thấp phù hợp với điều kiện Việt Nam
8 p | 59 | 5
-
Tổng hợp và biến tính TIO2 từ quặng Ilmenite Bình Định bằng Thioure
7 p | 58 | 4
-
Sàng lọc và đánh giá khả năng tích lũy Polyhydroxyalkanoate từ một số chủng Bacillus sp
8 p | 35 | 4
-
Phát triển khung đánh giá an ninh nước cho lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn trong bối cảnh biến đổi khí hậu và phát triển lưu vực
15 p | 4 | 3
-
Đánh giá biến động đất ngập nước Vịnh Tiên Yên - Tỉnh Quảng Ninh phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường
9 p | 66 | 3
-
Định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
4 p | 27 | 2
-
Cơ sở khoa học và phương pháp luận đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên phục vụ định hướng phát triển các vùng biển, đảo xa bờ, áp dụng cho quần đảo Trường Sa
11 p | 74 | 2
-
Đánh giá tính bền vững đới bờ huyện Phù Mỹ, tỉnh bình định trong điều kiện biến đổi khí hậu
8 p | 48 | 2
-
Tổng hợp và đặc trưng vật liệu hấp thu dầu từ sợi rơm
8 p | 102 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn