DANH PHÁP HỢP CHẤT DỊ VÒNG<br />
1.1<br />
<br />
Giới thiệu ....................................................................................................1<br />
<br />
1.2<br />
<br />
Phân loại hợp chất dị vòng ........................................................................3<br />
<br />
1.3<br />
<br />
Danh pháp hệ đơn vòng chứa một dị tử ...................................................4<br />
<br />
1.3.1 Tên thông thường .......................................................................................4<br />
1.3.2 Danh pháp theo hệ thống Hantzsch-Widman ............................................4<br />
1.3.3 Dẫn xuất thế của dị vòng thơm ..................................................................7<br />
1.3.4 Đồng phân vị trí H......................................................................................7<br />
1.3.5 Danh pháp dị vòng không no .....................................................................8<br />
1.4<br />
<br />
Danh pháp hệ đơn vòng nhiều dị tử .........................................................9<br />
<br />
1.5<br />
<br />
Danh pháp hệ Hai vòng ...........................................................................10<br />
<br />
1.5.1 Tên thông thường .....................................................................................10<br />
1.5.2 Tên hệ thống ............................................................................................. 11<br />
1.6<br />
<br />
Danh pháp hệ nhiều vòng ........................................................................13<br />
<br />
1.7<br />
<br />
Danh pháp trao đổi ..................................................................................14<br />
<br />
1.1 GIỚI THIỆU<br />
Hợp chất dị vòng là một trong những nhóm hợp chất được phân lập sớm nhất. Mặc<br />
dù lĩnh vực hóa học bắt đầu phát triển mạnh trong nửa đầu thế kỉ 19 tuy nhiên cấu trúc<br />
của chúng là một điều bí ẩn đối với các nhà hóa học. Mãi đến những năm 1860, khi cấu<br />
trúc của carbon tứ diện được khám phá, cấu trúc của các hợp chất dần được làm rõ. Tuy<br />
vậy, vẫn chưa có một quy ước nào về tên gọi trong thời kì này nên các nhà hóa học chỉ<br />
đơn thuần gọi chúng bằng những tên gọi mà ngày nay, chúng ta gọi là tên thông thường<br />
Các hợp chất dị vòng được khám phá ra trong thời kì này hầu hết được phân lập từ<br />
tự nhiên. Nhiều năm sau đó, các phương pháp tổng hợp hữu cơ dần phát triển cho phép<br />
tổng hợp chúng trong phòng thí nghiệm. Một vài hợp chất dị vòng được phát hiện lần đầu<br />
được liệt kê bên dưới, tuy nhiên cấu trúc của chúng đa phần được xác định nhiều năm sau<br />
đó [Bảng 1]:<br />
-<br />
<br />
Uric acid (1776, bởi Scheele từ sỏi thận)<br />
Alloxan (1818, bởi Brunatelli bằng cách oxi hóa uric acid)<br />
Quinoline (1834, bởi Runge từ chưng cất nhựa than đá)<br />
1<br />
<br />
-<br />
<br />
Melamine (1834, bởi Liebig bằng còn đường tổng hợp)<br />
Pyridine (1849, bởi Anderson bằng cách nhiệt phân xương)<br />
Indole (1866, bởi Bayer bằng cách phân hủy indigo)<br />
Furan (1870, bằng con đường nhiệt phân rồi chưng cất gỗ và cellulose)<br />
Bảng 1. Các hợp chất dị vòng có nguồn gốc từ tự nhiên<br />
<br />
Vậy hợp chất dị vòng là gì? Theo IUPAC, hợp chất dị vòng là hợp chất vòng có<br />
chứa từ hai nguyên tử trở lên tham gia cấu tạo nên vòng. Nếu xét theo thuật ngữ này thì<br />
hợp chất dị vòng bao gồm hai loại là: hợp chất dị vòng vô cơ và hợp chất dị vòng hữu cơ.<br />
<br />
Hợp chất dị vòng vô cơ được biết đến nhiều nhất là borazine. Hầu hết khi nhắc đến<br />
hợp chất dị vòng là nói đến hợp chất dị vòng hữu cơ. Hợp chất dị vòng hữu cơ được định<br />
nghĩa là hợp chất mạch vòng, ngoài nguyên tử carbon còn có một hay nhiều nguyên tử<br />
phi carbon khác cấu tạo nên vòng. Những nguyên tử phi carbon đó được gọi là dị<br />
nguyên tử hay dị tử. Các dị nguyên tử phổ biến nhất thường gặp là nitrogen, kế đến là<br />
oxygen vàslưu huỳnh. Nhiều nguyên tố khác có thể tạo thành liên kết cộng hóa trị bền<br />
cũng được xem là dị nguyên tử như là: P, As, Sb (Antimony), Si, Se, Te, B, Ge. Trong<br />
một số ít trường hợp, thậm chí các nguyên tố kim loại như chì, thiếc cũng có khả năng<br />
hình thành dị vòng. Vào năm 1983, IUPAC ghi nhận 15 nguyên tố từ nhóm II đến nhóm<br />
IV trong bảng hệ thống tuần hoàn có khả năng tạo vòng với carbon.<br />
<br />
2<br />
<br />
Trong thực tế, một số nhóm hợp chất tuy đáp ứng được định nghĩa trên nhưng<br />
không được xếp vào hợp chất dị vòng . Chẳng hạn như các anhydride nội phân tử, các<br />
lactone, lactam được xếp vào dẫn xuất của carboxylic acid.<br />
<br />
1.2 PHÂN LOẠI HỢP CHẤT DỊ VÒNG<br />
Có nhiều cách khác nhau để phân loại hợp chất dị vòng:<br />
-<br />
<br />
Theo kích thước của vòng ta có phổ biến nhất là: vòng ba, bốn, năm, sáu, bảy<br />
cạnh (Phổ biến nhất là vòng 5, 6 cạnh).<br />
<br />
-<br />
<br />
Theo kiểu dị nguyên tố: phổ biến nhất là dị vòng chứa O, N, S.<br />
<br />
-<br />
<br />
Theo số dị tử: ta có vòng một, hai, ba, bốn dị tử.<br />
<br />
-<br />
<br />
Theo số vòng có hợp chất: đơn vòng, đa vòng (chủ yếu là các vòng ngưng tụ)<br />
<br />
-<br />
<br />
Theo mức độ bão hòa: dị vòng no, không no, thơm.<br />
<br />
Dị vòng no và chưa no về cơ bản tính chất hóa học của chúng tương tự như các<br />
đồng đẳng mạch thẳng (ether, amine bậc 2, sulfide) nên không được xem là hợp chất dị<br />
3<br />
<br />
vòng. Nhìn chung, khi nhắc đến hóa học của dị vòng, người ta thường đề cập đến các hợp<br />
chất dị vòng thơm.<br />
1.3 DANH PHÁP HỆ ĐƠN VÒNG CHỨA MỘT DỊ TỬ<br />
1.3.1 Tên thông thường<br />
Tên của các hợp chất dị vòng rất phức tạp do tính da dạng của các dị vòng. Mặc dù<br />
đã xây dụng được tên chính thống cho các hợp chất đơn vòng nhưng tên thông thường và<br />
tên nửa hệ thống của các dị vòng đơn vẫn được IUPAC chấp nhận dùng rộng rãi [Bảng<br />
4].<br />
Tên thông thường của hầu hết các dị vòng thơm năm cạnh tận cùng bằng –ole, vòng<br />
thơm sáu cạnh tận cùng bằng –ine. Các dị vòng không thơm năm hay sáu cạnh đều<br />
thường tận cùng bằng –ine. Một số tên thông thường của các hợp chất đơn vòng phổ biến<br />
được trình bày bên dưới.<br />
<br />
1.3.2 Danh pháp theo hệ thống Hantzsch-Widman<br />
Ngoài tên thông thường được sử dụng phổ biến, một cách hệ thống hơn, tên các dị<br />
vòng đơn còn được gọi theo danh pháp Hantzsch-Widman với những qui tắc sau:<br />
[1] Tên = Tiền tố + phần cơ sở + hậu tố. Trong đó tiền tố cho biết tên của dị<br />
nguyên tử. Phần cơ sở nói lên kích thước của vòng còn hậu tố được tổ hợp với phần<br />
cơ sở phản ánh mức độ no không no của vòng.<br />
<br />
4<br />
<br />
[2] Dị nguyên tử được gọi theo tiền tố (prefix) [Bảng 2]. Kí tự “a” kết thúc được bỏ<br />
đi nếu âm đi sau đó bắt đầu bằng một nguyên âm 1. Ví dụ: “aza-irine” được viết là<br />
“azirine”.<br />
Bảng 2. Một số tiền tố phổ biến của hợp chất dị vòng<br />
<br />
Dị nguyên tố*<br />
<br />
Hóa trị<br />
<br />
Oxygen<br />
Lưu huỳnh<br />
Nitrogen<br />
Phospho<br />
Arsen<br />
Silic<br />
Bor<br />
<br />
II<br />
II<br />
IV<br />
III<br />
III<br />
IV<br />
III<br />
<br />
Tiền tố (Prefix)<br />
OxaThiaAzaPhosphaArsaSilaBora-<br />
<br />
* Sắp xếp theo trình tự giảm dần mức độ ưu tiên<br />
[3] Kích cỡ vòng được gọi bằng phần cơ sở theo sau tiền tố: -ir- (vòng 3 cạnh),<br />
-et- (vòng 4 cạnh), -ol- (vòng 5 cạnh), -in- (vòng 6 cạnh), -ep- (vòng 7 cạnh), -oc(vòng 8 cạnh), -on- (vòng 9 cạnh), -ec- (vòng 10 cạnh).<br />
[4] Nếu hợp chất không no hay hợp chất thơm, thêm hậu tố tương ứng với kích cỡ<br />
vòng: -ene (vòng 3 cạnh không chứa N), -ine (vòng 3 cạnh chứa N), -e (vòng 4, 5,<br />
6 cạnh), -ine (vòng 7, 8, 9 cạnh).<br />
[5] Nếu hợp chất no, thêm hậu tố -ane cho tất cả các kích cỡ vòng, ngoại trừ N sử<br />
dụng tiền tố -idine (vòng 3, 4, 5, cạnh) và nếu là vòng 6 cạnh, tiền tố hexahydrođược dùng. Ngoài ra, đối với vòng 6 cạnh chứa O được gọi là oxane thay vì<br />
oxinane. Một vài ngoại lệ khác trong trường hợp dị vòng chứa P, As, B không<br />
được trình bày ở đây.<br />
Bảng 3. Phần cơ sở và hậu tố dị vòng<br />
Phần cơ sở + Hậu tố<br />
Số cạnh<br />
<br />
Phần cơ sở<br />
<br />
Vòng không no, vòng thơm<br />
<br />
Vòng no<br />
<br />
Chứa N<br />
<br />
Không chứa N<br />
<br />
Chứa N<br />
<br />
Không chứa N<br />
<br />
-irine<br />
<br />
-irene<br />
<br />
-idine<br />
<br />
-irane<br />
<br />
3<br />
4<br />
<br />
-et-<br />
<br />
-ete<br />
<br />
-idine<br />
<br />
-etane<br />
<br />
5<br />
<br />
-ol-<br />
<br />
-ole<br />
<br />
-idine<br />
<br />
-olane<br />
<br />
6<br />
<br />
-in-<br />
<br />
-ine<br />
<br />
*<br />
<br />
-inane<br />
<br />
7<br />
1<br />
<br />
-ir-<br />
<br />
-ep-<br />
<br />
-epine<br />
<br />
*<br />
<br />
-epane<br />
<br />
Trong tiếng anh, có 5 nguyên âm bao gồm: a, e, o, u, i.<br />
<br />
5<br />
<br />