ĐÁNH THẮNG CHIẾN LƯỢC "VIỆT NAM HOÁ CHIẾN TRANH", GIẢI PHÓNG MIỀN NAM NƯỚC TA (1969 - 1-1973)_4
lượt xem 11
download
Tham khảo bài viết 'đánh thắng chiến lược "việt nam hoá chiến tranh", giải phóng miền nam nước ta (1969 - 1-1973)_4', tài liệu phổ thông phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐÁNH THẮNG CHIẾN LƯỢC "VIỆT NAM HOÁ CHIẾN TRANH", GIẢI PHÓNG MIỀN NAM NƯỚC TA (1969 - 1-1973)_4
- ĐÁNH THẮNG CHIẾN LƯỢC "VIỆT NAM HOÁ CHIẾN TRANH", GIẢI PHÓNG MIỀN NAM NƯỚC TA (1969 - 1-1973) Cuộc tiến công chiến lược 1972 đã giành thắng lợi to lớn, làm chuyển biến căn bản cục diện chiến tranh. Ta đã diệt và làm tan rã khoảng 30 vạn quân địch, giải phóng những vùng đất rộng gồm trên 1 triệu dân, đưa tổng số dân được giải phóng lên tới 4 triệu (trong tổng số 11 triệu dân). Bộ đội chủ lực ta trở về miền Nam đứng vững trên những địa bàn quan trọng, bộ đội địa phương và dân quân, du kích phát triển. Thắng lợi của cuộc tiến công đã góp phần quyết định buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pari rút hết quân ra khỏi miền Nam nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh thắng lợi mà ta đạt được, sự chỉ đạo của Đảng còn có nhiều thiếu sót trong việc đánh giá tình hình và so sánh lực lượng, chưa thấy hết khả năng đối phó của địch cũng như những mặt hạn chế của ta, đề ra mục tiêu của cuộc tiến công vượt quá khả năng của ta, chỉ đạo kế hoạch ứng phó chưa đầy đủ và kịp thời. Vì vậy thương vong và tổn thất còn ở mức cao.
- 4. Đánh thắng trận tập kích chiến lược bằng máy bay B.52 của Mỹ. Hiệp định Pari được ký kết Miền Bắc đánh thắng hành động chiến tranh mới của Mỹ Đế quốc Mỹ huy động lực lượng lớn không quân và hải quân Mỹ ồ ạt tham chiến ở miền Nam, đồng thời đánh phá trở lại miền Bắc, thả thuỷ lôi phong toả các cảng biển, cửa sông hòng ngăn chặn viện trợ quốc tế vào miền Bắc và sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, cứu nguy cho nguỵ quyền Sài Gòn và tăng sức ép đối với ta trong đàm phán. Thủ đoạn đánh phá của Mỹ rất tàn bạo, đã gây cho ta nhiều thiệt hại về người và của và những khó khăn lớn trên mặt trận giao thông vận tải. Cuối tháng 5-1972, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp quyết định chuyển mọi hoạt động của miền Bắc cho phù hợp với tình hình mới, phát động cuộc chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, tiếp tục làm nhiệm vụ tăng viện cho các chiến trường. Quân và dân miền Bắc đã kiên cường đánh trả địch, bắn rơi hàng trăm máy bay, bắn cháy nhiều tàu chiến Mỹ. Miền Bắc thực hiện nhiều biện pháp vượt qua sự phong toả của địch, tổ chức tiếp nhận hàng viện trợ của các nước bạn và tăng cường chi viện
- cho tiền tuyến. Khối lượng hàng vận chuyển cho các chiến trường tăng 1,7 lần so với năm 1971. Đẩy mạnh tiến công ngoại giao phối hợp với tiến công quân sự Tháng 10-1972, mặc dù đế quốc Mỹ có cố gắng chiến tranh rất lớn và phải chịu nhiều tổn thất trên cả hai miền nước ta, nhưng chúng vẫn không đạt được các mục tiêu đề ra. Tại nước Mỹ, chính quyền Níchxơn gặp khó khăn về nhiều mặt do chính sách mở rộng chiến tranh xâm lược. Dựa trên thắng lợi quân sự và chính trị, ta đẩy mạnh tiến công ngoại giao. Cuối tháng 9-1972, Bộ Chính trị đề ra chủ trương về đàm phán tại Hội nghị Pari. Trên cơ sở nhận định thế và lực của ta, đặc biệt trên chiến trường miền Nam không ngừng phát triển, nhưng quân nguỵ còn đông (65 vạn) và còn kiểm soát nhiều vùng đông dân, Bộ Chính trị đề ra mục tiêu chính cần đạt được là chấm dứt mọi sự dính líu quân sự của Mỹ. Ta không đòi phải có ngay giải pháp toàn bộ, tạm thời gác khẩu hiệu đánh đổ chính quyền Thiệu mà chỉ đề ra việc thành lập chính phủ hoà hợp ba thành phần. Chủ trương này thể hiện bước đi đúng đắn và sáng tạo theo phương hướng chiến lược được Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát "đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào".
- Ngày 8-10-1972, Đoàn đại biểu Chính phủ ta tại Hội nghị Pari đưa ra bản dự thảo "Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam", với nội dung giải quyết vấn đề chiến tranh Việt Nam theo hai bước:bước 1, hai bên Mỹ và Việt Nam ký hiệp định chấm dứt chiến tranh, Mỹ rút hết quân và chấm dứt mọi sự dính líu về quân sự; bước 2, hai bên chính quyền ở miền Nam Việt Nam bàn giải quyết vấn đề nội bộ miền Nam. Ngày 20-10-1972, phía Mỹ chấp nhận những điểm căn bản của bản dự thảo hiệp định và thoả thuận lịch ký kết. Nhưng ngay sau đó, Mỹ lật lọng, vin lý do "khó khăn từ phía chính quyền Sài Gòn" đòi ta phải sửa nhiều điều khoản đã thoả thuận. Âm mưu của Tổng thống Mỹ Níchxơn là muốn đánh thêm một đòn quân sự nữa sau bầu cử Tổng thống ở Mỹ để ép ta phải nhượng bộ và tranh thủ thời gian viện trợ cho quân nguỵ Sài Gòn. Đánh thắng cuộc tập kích bằng máy bay B.52 của đế quốc Mỹ. Hiệp định Pari được ký kết Ngay sau khi Mỹ có thái độ tráo trở, Bộ Chính trị chỉ rõ: sau khi vượt qua tuyển cử, Níchxơn sẽ tăng cường hành động quân sự; quân và dân cả nước phải kiên trì đẩy mạnh kháng chiến, đánh thắng âm mưu kéo dài và kết thúc chiến tranh trên thế mạnh của đế quốc Mỹ; miền Bắc có
- nhiệm vụ đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ở mức độ cao, đặc biệt là bằng máy bay B.52. Từ cuối năm 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự kiến: Sớm muộn đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B.52 đánh ra Hà Nội trước khi chúng chịu thua trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Dự kiến sáng suốt của Người đã soi đường cho quân và dân ta trong nhiệm vụ đánh thắng máy bay B.52 của Mỹ. Quân và dân ta ráo riết chuẩn bị chiến đấu, tăng cường công tác phòng không nhân dân, hoàn chỉnh các phương án đánh địch, đồng thời đánh trả các cuộc đánh phá quyết liệt của máy bay Mỹ từ vĩ tuyến 20 trở vào. Từ đêm 18 đến ngày 30-12, trong 12 ngày đêm đế quốc Mỹ đã sử dụng 729 lượt B.52 và 1.900 lượt máy bay cường kích tập trung đánh phá Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, thả một khối lượng bom có sức công phá bằng 5 quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Nhật Bản hồi tháng 8-1945. Quân và dân miền Bắc đã kiên cường, mưu trí giáng cho địch những đòn đích đáng từ trận đầu và đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B.52 của Mỹ. 81 máy bay hiện đại, trong đó có 34 B.52 và 5F.111 bị bắn rơi; 43 giặc lái bị bắt sống. Riêng Hà Nội bắn rơi 23 B.52, phần lớn là bắn rơi tại chỗ. Đây là một chiến công oanh liệt của quân và dân ta trong chiến dịch phòng không đầu tiên trên thế giới tiêu diệt nhiều máy bay B.52 của Mỹ, giáng cho không quân chiến lược Mỹ đòn thất bại nặng nề nhất trong lịch sử xâm lược của đế quốc Mỹ. Nói
- về tầm vóc to lớn của chiến thắng vẻ vang này, dư luận thế giới gọi đây là trận "Điện Biên Phủ trên không". Ngày 30-12-1972, sau khi buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc, Chính phủ Mỹ đề nghị gặp lại đại biểu Chính phủ ta để bàn việc ký Hiệp định. Từ ngày 8 đến ngày 13-1-1973, tại Hội nghị Pari phái đoàn ta kiên quyết đấu tranh buộc Mỹ phải chấp nhận những điều khoản cơ bản của bản dự thảo Hiệp định tháng 10-1972. Cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai mà đỉnh cao là cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B.52 của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc diễn ra gần 9 tháng (từ ngày 6-4 đến ngày 29-12-1972) đã bị quân và dân ta đánh bại hoàn toàn. Ngày 23-1-1973, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam được ký tắt giữa đại diện Chính phủ ta và Chính phủ Mỹ. Ngày 27-1-1973, Hiệp định được chính thức ký kết tại Pari và bắt đầu có hiệu lực từ 9 giờ ngày 28-1-1973. Theo Hiệp định, Mỹ phải công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; chấm dứt mọi sự dính líu quân sự, rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam; chấp nhận lực lượng vũ
- trang cách mạng Việt Nam vẫn ở nguyên tại miền Nam; hai bên ở miền Nam hiệp thương giải quyết vấn đề nội bộ ở miền Nam Việt Nam. Tình hình sau đó của đất nước ta chứng minh rằng, một khi quân Mỹ đã rút đi và quân ta vẫn còn đó thì lực lượng so sánh giữa ta và địch đã thay đổi căn bản. Đây là tiền đề cơ bản cho việc giải phóng hoàn toàn miền Nam hơn hai năm sau. Hiệp định Pari đã ghi lại những thắng lợi rất to lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta. Trong suốt 5 năm, khoảng thời gian dài chưa từng thấy của lịch sử đàm phán, với 201 phiên họp công khai, 45 cuộc gặp riêng cấp cao, 500 cuộc họp báo, 1.000 cuộc phỏng vấn, hàng trăm cuộc mít tinh ủng hộ Việt Nam, cuộc đấu tranh ngoại giao của ta ở Pari đã thực sự góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bình định An Nam chiến đồ - Nguyễn Duy Chính
59 p | 301 | 93
-
Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam
13 p | 501 | 60
-
Kiến thức lớp 10 Bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão –cảm nhận về tác phẩm
6 p | 396 | 53
-
XÂY DỰNG MIỀN BẮC, ĐÁNH THẮNG CHIẾN LƯỢC "CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT" CỦA ĐẾ QUỐC MỸ (1961 - 1965)_1
8 p | 245 | 43
-
CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1965-1973) Phần 1 - Giáo án lịch sử lớp 9
9 p | 198 | 25
-
ĐÁNH THẮNG CHIẾN LƯỢC "VIỆT NAM HOÁ CHIẾN TRANH", GIẢI PHÓNG MIỀN NAM NƯỚC TA (1969 - 1-1973)_1
7 p | 129 | 18
-
ĐÁNH THẮNG CHIẾN LƯỢC "VIỆT NAM HOÁ CHIẾN TRANH", GIẢI PHÓNG MIỀN NAM NƯỚC TA (1969 - 1-1973)_2
6 p | 120 | 12
-
Tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài
5 p | 143 | 11
-
XÂY DỰNG MIỀN BẮC, ĐÁNH THẮNG CHIẾN LƯỢC "CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT" CỦA ĐẾ QUỐC MỸ (1961 - 1965)_2
8 p | 111 | 10
-
CHUYỂN HƯỚNG XÂY DỰNG MIỀN BẮC, ĐÁNH THẮNG CHIẾN LƯỢC "CHIẾN TRANH CỤC BỘ" (1965-1968)_1
6 p | 128 | 10
-
ĐÁNH THẮNG CHIẾN LƯỢC "VIỆT NAM HOÁ CHIẾN TRANH", GIẢI PHÓNG MIỀN NAM NƯỚC TA (1969 - 1-1973)_3
7 p | 92 | 9
-
CHUYỂN HƯỚNG XÂY DỰNG MIỀN BẮC, ĐÁNH THẮNG CHIẾN LƯỢC "CHIẾN TRANH CỤC BỘ" (1965-1968)_2
7 p | 103 | 8
-
ĐỀ THI THỬ NĂM 2010 SỐ 7__Môn lịch sử
1 p | 81 | 7
-
Nghệ thuật quân sự trong trận Đông Bộ Đầu (28 – 29-1-1258)
6 p | 62 | 7
-
CHUYỂN HƯỚNG XÂY DỰNG MIỀN BẮC, ĐÁNH THẮNG CHIẾN LƯỢC "CHIẾN TRANH CỤC BỘ" (1965-1968)_3
7 p | 97 | 7
-
CHIẾN THẮNG NHƯ NGUYỆT MÙA XUÂN NĂM 1077
5 p | 54 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Viết Xuân
10 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn