ĐÁNH THỨC LƯƠNG TÂM CON NGƯỜI
lượt xem 49
download
Có một công dân người Nhật Bản muốn phá ngôi nhà của mình để xây lên ngôi nhà mới, trong khi dỡ nhà thì anh nhìn thấy con Thằn Lằn bị cái đinh đóng vào chân, và anh đã nhớ lại rằng cái đinh này anh đã đóng vào đó cách đây khoảng 4 năm. Khi đó anh không làm nữa và anh đi vào một chỗ khuất để theo dõi tại sao mà con thằn lằn này có thể sống tới thời điểm bây giờ. Đến chiều thì anh thấy có một con thằn lằn khác đến và ngậm trên miệng miếng thức ăn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐÁNH THỨC LƯƠNG TÂM CON NGƯỜI
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk ĐÁNH THỨC LƯƠNG TÂM CON NGƯỜI Trước khi nói về bài này tôi sẽ kể một câu chuyện như sau: Có một công dân người Nhật Bản muốn phá ngôi nhà của mình để xây lên ngôi nhà mới, trong khi dỡ nhà thì anh nhìn thấy con Thằn Lằn bị cái đinh đóng vào chân, và anh đã nhớ lại rằng cái đinh này anh đã đóng vào đó cách đây khoảng 4 năm. Khi đó anh không làm nữa và anh đi vào một chỗ khuất để theo dõi tại sao mà con thằn lằn này có thể sống tới thời điểm bây giờ. Đến chiều thì anh thấy có một con thằn lằn khác đến và ngậm trên miệng miếng thức ăn để mang cho con thằng lằn này. Khi đó anh mới nghĩ rằng: Đối với một thế giới của các loài vật, là một loài không có ý thức cao, không có tình cảm như con người chúng ta nhưng đã tạo cho chúng ta một ấn tượng để suy nghĩ. Khi đó anh đã đặt một vấn đề như sau: Con người chúng ta tại sao có tiếng nói, tai sao có lương tri,có trái tim và có đầy đủ các thông tin từ điện thoại cho đến mọi thứ tại sao mình không đến gần nhau, nhưng thật là trớ trêu khi con người chúng ta có tiện nghi càng cao thì con người chúng ta lại càng cách xa nhau hơn nữa, khi đó khoảng cách của tình người lại ít đi, một lý do gì mà lại dẫn đến điều đó. Từ một câu chuyện nhỏ đó đã gợi cho chúng ta một suy nghĩ về cuộc sống tình người. Xuất phát từ câu chuyện mà tôi muốn nói về bài ĐÁNH THỨC LƯƠNG TÂM CON NGƯỜI. Con người chúng ta là một loài động vật cao nhất, một con người có đầy đủ các yếu tố nhất. Làm được một con người quả là một điều quý báu chứ không phải là chuyện bình thường. Nhưng tại sao trong xã hội loài người chúng ta lại xảy xa nhiều chuyện mà chúng ta cảm thấy tệ ác và bạc bẽo như vậy? tôi đã đặt ra câu hỏi rằng: “Trời làm cho chúng ta khổ hay con người làm cho chúng ta khổ?” Thật ra thì con người làm cho con người chúng ta khổ nhiều nhất và đến tận gốc được, nhiều khi con người mình còn ngồi nghĩ ra những cách để hại nhau rất là đê tiện. Ông trời cũng làm cho chúng khổ nhưng không thấm vào đâu sao với con người. Cho nên trong bài này tôi không muốn nói với tư cách là tất cả những thói hư tật xấu là đại diện cho tất cả con người, nó chỉ là một phần nào đó trong xã hội chúng ta, nhưng mình cần phải nhận ra để khắc phục những mặt tiêu cực này. Đó là điều quan trọng nhất. Như vậy chữ 1
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk LƯƠNG TÂM có nghĩa là tấm lòng lương thiện, nhân ái, bao dung và kể cả những tấm lòng yêu thương. Và chúng ta luôn tự hỏi rằng: “Lương tâm nó nằm ở đâu?” Thật ra thì nó nằm trong lòng của chúng ta, nó nằm trong tư duy, trái tim và suy nghĩ của mỗi con người, Như vậy tất cả mọi người trong chúng ta đều có lương tâm. Nhưng nhiều khi mình không muốn mở lương tâm của mình mà thôi, chứ ai cũng có kho tàng lương tâm ở trong mỗi con người. Vì vậy ngày xưa Mạnh Tử có nói một câu rằng: “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Đó là: Bản chất của con người vốn là hiền lương, là lành, tốt, thiện. Và có câu là: “Tính tương cận, tập tương viễn”, đó là: Tính này gần gũi với tập quán của những cái xấu hay nhưng cái mà xã hội cho chúng ta kinh nghiệm thì từ từ chúng ta mới xa dần tính thiện này. Có những con người tự thân họ không phải là ác, nhưng do môi trường và hoàn cảnh buộc họ muốn tồn tại thì phải thích nghi, và nếu muốn thích nghi thì mình phải có tính ác độc nào đó để có thể tồn tại được. Thật sự mà nói thì câu này tương đối chính xác, vì một đứa hài nhi qua quá trình của cuộc sống thì mình có rất nhiều điều lương thiện, nhưng nhiều người lương thiện đã quay mặt lại với cuộc đời để sống với mặt trái của lương tâm. Mình thật khó có thể giải thích được nhưng mình biết ẩn tàn sâu trong đó là tính thiện. Ví dụ: Mình nhìn thấy người ăn cướp thì mình coi họ là kẻ tán tận lương tâm nhưng nhiều khi họ ăn cướp không phải vì bản thân của họ mà vì vợ, vì con, vì tất cả mọi người nghèo trong cuộc sống. Có những người vì hoàn cảnh bất đắc dĩ mà họ phải làm những điều ác nhưng trong lương tâm họ vẫn cảm thấy cắn rứt và không cho phép nhưng vì một lòng tham hay một hoàn cảnh nào đó thôi thúc mà họ phải làn như vậy. Nhưng mình cũng phải đặt lại câu hỏi rằng: Tại sao có những người rơi vào hoàn cảnh như vậy mà họ không làm điều ác? Mà có những người khi rơi vào điều đó họ lại làm điều ác. Ở đây là làm sao mình phải đánh động được lương tâm của mình sống đây là điều quan trọng. Cho nên khi tôi đọc sách của Khổng Tử mà tôi thấy có những câu đơn giản quá như:“Vi nhân nan, vi nhân nan” dịch ra là: “Làm người khó, làm người khó”. Thì tôi nghĩ: Một người được tôn sư là thánh, một nhà cải cách xã hội thời phong kiến mà nói một câu rất tầm thường như vậy sao? Nhưng khi tôi đã lớn hơn rồi, tôi đã học và hiểu, biết đối nhân xử thế, nhìn cách đối xử 2
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk của chúng ta ở bên ngoài thì đúng là một câu của bậc thánh. Câu này muốn nói lên điều gì? Tất cả chúng ta đều là người hết đó. Nhưng mà để sống cho ra con người thì lại là một chuyện không phải là dễ. Bây giờ tôi mới thấy câu nói này rất là đúng. Làm người ai cũng là con người nhưng để ra một con người thực sự thì nó không phải là dễ, chồng ra chồng, vợ ra vợ,con ra con, mẹ ra mẹ... làm với từng cương vị mà đúng với tư cách của một con người như vậy thì không phải là đơn giản. Để làm một con người để bảo trọng các lương tâm đạo đức của con người thì không hề đơn giản. Cho nên việc tu học rất là quan trọng. Tôi hiểu ra được điều đó rồi thì tôi mới thấy đó là một người có trí tuệ, có đạo đức lắm và chiến thắng được bản thân mình thì mới có thể nói được những câu như thế, còn những người chưa bao giờ nhận ra mình là ai? Và chưa bao giờ chiến thắng được bản thân mình thì rất khó hiểu hết được ý nghĩa của câu nói này. Cho nên con người chúng ta trong một hoàn cảnh nào đó dễ đưa mình đi sai với lập trường và đạo đức của mình lắm.Chắc hẳn ai cũng biết trong dân gian mình có những câu như: Bần cùng sinh đạo tặc Hay Đói ăn vụng, túng làm liều. Sự thật là có rất nhiều người lương thiện lắm nhưng do một hoàn cảnh nào đó mà buộc họ phải làm sai, kẻ ăm trộm. Cho nên trong cuộc sống ta phải nhận ra được điều này. Có câu chuyện như sau: Có một người cho người em chồng mình mượn 2 chỉ vàng, nhiều năm sau không nghe người em chồng mình nhắc đến vàng cho mượn này. Sau đó thì người chị cũng có nói gần nói xa là: “Ngày trước em có mượn của chị số vàng như vậy, bây giờ chị thiếu thốn em cho chị lấy lại”. Khi đó người em chồng mới nói lại là: “Tôi mượn chị lúc nào?”. Người chị mới đưa ra nhiều dẫn chứng để cho người em nhớ lại. Người em chồng mới hỏi: “Chị có chứng cớ gì không?”. Người chị rất tức vì mình cho mượn mà khi mình nhắc đến lại không thừa nhận. Khi đó hai bên mới cãi nhau và người em còn thách thức người chị là nếu muốn thì có thể ra tòa. Thực sự ra trong xã hội mà có những chuyện đánh nhau, bắn nhau cũng xuất phát từ những chuyện như thế này. Nhiều khi 3
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk mình nghe hay đọc một câu chuyện như vậy mà mình cũng cảm thấy sôi máu. Nhiều khi tôi nghĩ tại sao tòa án và công an ở bên ngoài lại nhiều việc như vậy? Bởi vì đầu óc của mình bị méo mó, vì mình làm chuyện sai mà mình không biết mở lời xin lỗi, con người mình đã gây những chuyện xấu mà không biết nói những lời dễ nghe mà con nói xóc óc người ta nữa. Nếu người ta nóng tính và nông nổi thì có thể xảy ra án mạng ngay tại chỗ. Cho nên mình đã để lương tâm của mình chìm sâu vào sự tham lam, sân giận của mình che đậy hết rồi. Cho nên có những ngày tháng dài của cuộc sống chúng ta có nhiều kinh nghiệm, từ những sự kinh nghiệm này mà mình nghĩ ra cách để lươn lẹo với những điều sai trái trong cuộc đời. Cho nên chính những chỗ đó mà con người mình đã đồng hóa với những ý niệm xấu mà mình không biết. Cho nên trong quá trình sống mình nhận diện ra được bản thân mình là điều vô cũng quan trọng. Nếu mình nhận diện ra được bản thân mình cho dù là sai thì mình sẽ biết đường quay về, và nhiều khi từ sự nhận diện đó mà mình sẽ không bị vượt quá đà. Còn nếu không nhận diện ra được những điều đó thì chúng ta sẽ như cây bị phủ dây, chúng ta sẽ không nhận ra những điều sai trái của mình. Tôi đã có nói với những người nghiện rượu hay ma túy rằng: Thật ra thì không phải là thân xác nó ép buộc mình làm việc xấu mà là do cái đầu của mình thôi thúcvà khiến mình làm. Mà mình lại chiều theo bản thân mình nhiều nên giờ nó đã thành thói quen rồi, bây giờ ý niệm này đang bùng dở trong ý niệm của mình. Cho nên họ không kiềm chế được, quan trọng nhất là ở chỗ này, chứ thuốc cũng quan trọng những cái này nó thực tế và mạnh hơn của thuốc. Nếu con người biết làm chủ được suy nghĩ và gom góp những cái tích cực và quyết lòng để rời bỏ những điều đó thì con người mình ắt sẽ có khả năng và thực hiện được. Mình thỉnh thoảng cũng nên trầm tư ở một nơi yên tĩnh,có những lúc mình tức giận, đố kỵ mình gieo trong lòng quá mình quá nhiều mà mình không biết làm sao để kiềm chế lại chính mình thì mình hãy ngồi tại nơi đất trống hoặc yên tĩnh rồi mình suy nghĩ, đừng có bận tâm đến những chuyện khác rồi mình hãy đưa tâm ra khỏi cơ thể để nhìn lại bản thân mình, nhìn hết từ đầu đến chân để xem mình là ai? Và xem cái thân này rượt đòi thân mình cái gì? Khi đó mình sẽ thấy cái thân này không đòi hỏi mình cái gì hết, nó là một thân xác hoàn toàn như một khúc 4
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk gỗ. Ví dụ: cái quạt bản thân nó chỉ là khối sắt nhưng do có điện mà nó có thể quay được, con người chúng ta cũng vậy. Nếu trong cuộc sống mà mình nói hay mà không làm được điều gì thì nó cũng như là những mỹ từ để nói choi với công chúng mà thôi. Giá trị lớn của lời nói là giúp cho con người được một cái gì đó. Nếu cuộc sống của một có đạo đức không giúp cho mọi người được chén cơn manh áo, thì ít nhất cũng được cho mọi người lợi lạc về tâm hồn và nghị lực sống. Mình phải học và biết nhận định một cái gì đó hoặc giúp cho mình một phương diện nào đó. Trong mọi chuyện mình có thê là trung gian để hàn kết những người có trái tim yêu thương gần nhau để giúp đỡ những người khó khăn hoạn nạn. Tôi thấy trong gia đình ngày nay cho mẹ không hề dạy cho con cái về lương tâm, đạo đức và thiếu trách nhiệm nuôi dạy con cái nhưng lại cứ muốn nói gì con cũng phải nghe. Thật sự thì làm sao mà những người con đó có thể nghe được, cha mẹ mà không lo được gì cho con cái thì con cái sẽ tự phải lo. Mình không lo cho nó mà mình quản giáo nó, hạn chế nó thì không thể được. Bản thân mình mà không làm được gì cho các con? Tất cả những điều đó có xứng đáng với người làm cha và làm mẹ hay không? Rồi sau đó mình mới đem tình thương đó để khuyến khích các con mình, khi đó khả năng lên người của các con mình rất cao. Còn có những người thực sự không do hoàn cảnh thúc đẩy nhưng lương tâm của họ thì rất là thấp kém và làm những việc sai lầm đáng tiếc. Đây là câu chuyện mà tôi thấy cần phải đánh động lương tâm con người chúng ta trong suy nghĩ. Đó là câu chuyện “KHI GẶP HOẠN NẠN ANH CÓ NẮM LẤY TAY EM KHÔNG?” Hai người này là sinh viên học cùng trường với nhau và đã trải qua 5 năm yêu nhau. Sau khi tốt nghiệp ra trường thì họ đều có việc làm ổn định. Cô gái này rất thương yêu người yêu của mình. Mỗi buổi sáng sớm cô đều thức dậy trước anh ta và đi tìm mua đồ ăn và nấu thức ăn sáng, khi nấu xong rồi thì cô gọi anh này dậy ăn sáng rồi đi làm. Hôm đó cô thức dậy trễ hơn nọi ngày và vì sợ anh này đi làm muộn nên cô vội vàng sang đường và bị xe tông. Khi đó thì cô được bác sĩ nói rằng sẽ vĩnh viễn bị mất 5
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk một cánh tay. Anh này biết tin rất hốt hoảng và lo lắng.. Sau đó anh đến thăm cô gái với một bó hoa hồng rất đẹp trên tay, khi đến đó thì anh cũng được bác sĩ nói về tình trạn sức khỏe của cô gái và anh này rất hoảng hốt. Và những ngày sau đó thì sự quan tâm chăm sóc của anh cũng thưa dần, những bó hoa hồng cũng thưa dần rồi từ từ chấm dứt trong khi cô gái chưa rời khỏi bệnh viện. Cô này chờ đợi người yêu mình đến thăm và cảm thấy thật là tuyệt vọng. Cô nhớ lại ngày xưa khi 2 người cũng xem một hình ảnh trong bộ phim hoạt hình thì có câu chuyện cô gái này rất đẹp. Cô đứng trên trước các chàng thanh niên mà hỏi rằng: “Trong các anh có ai chấp nhận đứng dưới cơn mưa với bó hoa đứng trước cổng để đợi tôi trước cơn mưa hay không?” khi đó có rất nhiều người giă cánh tay lên. Tiếp tục cô hỏi: “Nếu một ngày nào đó trong một bãi tắm có ngàn người đang tắm có nhận ra được màu áo của tôi không?” thì cũng có một số người giơ những cánh tay của mình lên. Sau đó cô mới hỏi rằng: “Trước nhiều người có ai mang đôi tất của tôi đi giặt mà không biết ngại ngừng không?” Khi này thì các cánh tay bắt đầu thưa dần. Và câu cuối cùng mà cô hỏi là: “Khi gặp đại nạn anh có nắm lấy tay em không?” khi đó chẳng có một cánh tay nào giơ lên cả. Lúc đó cô gái đang bị tại nạn chỉ nghĩ là câu chuyện hoạt hình thôi, chứ trong thực tế thì làm gì có chuyện như thế, và khi đó cô gái mới hỏi người yêu của mình: “Nếu gặp đại nạn anh có nắm lấy tay em không?” thì khi đó anh chàng chỉ cườivà không nói gì? Cô gái không thể tin câu chuyện ngày hôm nay thật sự đã cho cô một sự thật phũ phàng. Như vậy khi đọc câu chuyện đó thì chúng ta thấy rằng: Lương tâm con người để ở đâu? Mình thấy rằng cô gái này tận tụy với anh ta từng bữa ăn, từng chiếc quần áo như vậy. Chúng ta là một con người như nhau nhưng tại sao cô gái lại làm được như vậy? Vì cô gái đã yêu thương trọn vẹn cho một người mai này mình sẽ nghĩ làm chồng mình, nhưng trong cuộc sống hôn nhân này thì chỉ có… trời mới biết chứ không ai mà có thể hiểu được lương tâm con người. Cho nên người ta có nói câu như sau: Dò sông, dò biển dễ dò Đố ai lấy thước mà đo lòng người. 6
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk Thật sự là không ai mà hiều hết được lòng của con người. Về những cái nghe, cái nhìn, thấy thì tất cả mọi việc đều như nhau. Nhưng mà sự khác biệt về lương tâm, hiền thiện, thủy chung thì con người khác nhau lắm, không bao giờ mình nhìn được góc độ lương tâm khi mà họ vui vẻ được. Chỉ bao giờ trong hoàn cảnh nghịch lý thì mình mới biết họ là loại người như thế nào? Người Nghệ Tĩnh có câu rằng: “Rằng qua cơn hoạn loạn mới hiểu tận lòng nhau”. Thật sự thì khi nhà nghèo thì mới biết là đứa nào có hiều thảo hơn đứa nào? Khi đất nước lâm nguy mới biết ai là kẻ trung thần? và khi hoàn cảnh đại nạn như cô gái đó thì mới hiểu được ai là người chung thủy. Tôi đã nghe một câu chuyện nghe có hơi tàn nhẫn một chút nhưng không được thanh bai lắm. Cô gái này có chồng và chồng cô gái này cũng chẳng có gì mà tốt cả, nhưng có một cái tệ bạc này tôi nghe chua chát nhất và lộ liễu nhất. Ông này yêu cầu cô gái này về Việt Nam kiếm một người con gái còn trinh để ông hiểu được cảm giác khi quan hệ tình dục với người trẻ như thế nào? Nhưng mà cô này vẫn đau khổ, khóc than và phải làm. Tôi nói thật khi tôi đọc như vậy tôi thấy rất là bất bình. Nếu họ là những người thuộc dạng “ăn bánh trả tiền” thì người ta có thể nén lút và đừng để những người chúng sống hiểu được câu chuyện này. Nhưng trái lại không biết vì lý do gì mà lại nói trực tiếp với vợ mình như thế. Thật sự nếu ai là người cả nghĩ có thể chết ngay tại chỗ chứ không phải là chuyện đùa. Tôi không biết là lòng chung thủy, tự trọng và lương tâm của ông này để ở đâu mà lại làm như vậy? Tại sao ông lại phát ngôn một câu như vậy? Nếu ông tiêu khiển những thú vui ở đâu đó thì đã cảm thấy có lỗi với vợ mình lắm rồi, vậy mà ở đây ông lại nói với vợ mình trực tiếp như vậy. Tôi thấy ông chồng này rất vô lương tâm, chỉ biết nghĩ đến mình mà không biết nghĩ đến người khác, miễn cái gì mà thỏa mãn và vừa lòng mình thì mình chấp nhận làm theo. Qua câu chuyện này cho ta thấy điều gì? Trong thời đại ngày nay lương tâm con người cần phải đánh động lại, cần phải suy nghĩ lại. Nếu trong cộng đồng người này mà mình sống quá ích kỷ và duy trì bản năng như vậy thì sẽ không còn một sự tốt đẹp nào của xã hội loài người nữa. Đạo đức đang bị suy thoái và ảnh hưởng rất lớn trong 7
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk những việc như thế này. Vì vậy tôi nghĩ và tin rằng: Những thành phần trong xã hội như vậy cũng ít thôi, chứ xã hội này mà 50% những người như vậy thì xã hội này đại bại hết rồi. Vì vậy có một cô gái có chồng ngoại tình ngồi nói chuyện với tôi và nói: “90% xã hội này nó là như vậy”, khi nghe xong tôi cũng bất ngờ và nghĩ: “90% tức là 100 nhà thì có 90 nhà là có ông chồng ngoại tình rồi, ở đâu mà nhiều vậy?” Nói như cô gái ấy thì rất là quá đáng. Tôi cũng nói với chị rằng: “Chị đừng vơ đũa cả nắm như vậy! có thể chị gặp những người có hoàn cảnh như vậy nên cô nghĩ thế thôi, chứ xã hội mà như vậy thì không thể tồn tại được. Theo tôi tối đa lắm thì chỉ khoảng 30% là ghê gớm lắm rồi. Chứ thực sự như lời chị gái ấy nói thì đâu còn là một xã hội, đâu còn là tình người và đạo đức”. Sau đó chị ấy lại nói tiếp: “Em không tin em đến những vũ trường, quán bar thì e sẽ thấy điều đó”. Khi đó tôi mới trả lời rằng: “Đúng rồi! nơi đó là nơi tập trung những người như vậy mà, trong khi chị đến những nơi đó nên chị nghĩ vậy thôi. Còn nếu giờ chị vào trường học thì làm sao thấy được những điều đó” Vì vậy trong cuộc sống này mình đừng có vội suy đoán lung tung. Thật sự trong xã hội này có rất nhiều người tốt, ví dụ: Ttrong những đợt bão lụt ở Việt Nam hay nạn nghèo đói ở Châu Phi chúng ta biết bao nhiều người đã và đang dang tay ra làm công tác từ thiện, và bên cạnh đó trong cuộc sống mình nhìn thất bao nhiều người sống vì mọi người. Cũng giống như là khi mà dầu nổi trên một khúc sống thì đó chỉ là lớp váng thôi, chứ mình đừng nghĩ nguyên một khúc sông này là dầu. Nếu mình chỉ cần gạt nhẹ thôi là mình sẽ thấy ở bên dưới toàn là nước thanh trong. Và mặt trái của cuộc đời cũng như là một lớp dầu lửa như vậy thôi, và con người cũng vậy: bên cạnh sự thoái hóa của một số người thì vẫn còn dày đặc bao nhiêu hạng người thủy chung, có trách nhiệm và vì nhân loại này. Vì vậy xã hội chúng ta mới được như thế này chứ, chứ nếu thực sự như người ta nói thì cảnh sát có gấp 100 lần cũng không thể giữ được sự bình yên như thế này đâu. Mình đừng nên nghĩ như vậy, khi đó mình sẽ trở nên chán trường và thất vọng với cuộc đời. Khi đó mình sẽ sống một cách uổng phí cuộc đời chúng ta. Thật sự trong cuộc sống cũng có nhiều điều khiến cho chúng ta chán trường, nhưng chúng ta hãy nghĩ rằng: “Dù 8
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk chán thì mình cũng phải sống” vì vậy mình phải cố gắng. Nếu chúng ta là con người trong cuộc đời mà khi buồn chán mình lại nghĩ là “thôi chết đi, đi tự tử đi” thì không được. Mỗi một con người chúng ta cần có một quan điểm sống tích cực, cần phải biết những điều đó để khắc phục những mặt hạn chế này, ít nhất là cũng khắc phục những nhược điểm này của chính bản thân chúng ta. Tôi có đọc một câu chuyện như thế này Một hôm có một ông già 80 tuổi đến gặp bác sí rất sớm, và ông nhờ bác sĩ thay băng cho mình vì một ngón tay ông bị đứt. Khi ông đến đó thì bác sĩ chưa đến và chỉ có nhân viên đang làm việc ở đó. Người nhân viên này mới hỏi: “Ông có việc gì gấp không?”, ông nói rằng: “Tôi có hẹn ăn sáng với một người phụ nữ lúc 9 giờ”. Cô nhận viên này thấy bác sĩ mình phải 1 tiếng nữa mới tới và như vậy thì ông ấy sẽ trễ giờ ăn sáng. Cô ấy mới nói rằng: “Nếu việc này không khó thì tôi có thể giúp cho ông” và trong quá trình thay băng thì cô gái hỏi ông: “Ông có cuộc ăn sáng nào mà lại quan trọng như vậy?” Ông trả lời rằng: “Tôi có bữa ăn sáng với vợ của tôi vào lúc 9 giờ sáng và lúc nào cũng vậy”. Cô này mới nói rằng: “Chắc vợ ông phải tuyệt vời lắm cho nên ông mới như vậy”. “Không, bà ấy đã bị mất trí nhớ 5 năm rồi và hiện giờ bà đang ở trong viện dưỡng lão. Tôi đã hứa với bà rằng mỗi một ngày tôi sẽ vào ăn sáng với bà lúc 9 giờ”. Cô gái nói lại ông rằng: “Cho dù ông có đến lúc 9 giờ, 10 giờ hay 11 giờ thì ông ấy cũng có biết đâu,vì bà ấy bị mất trí nhớ mà”. Khi đó ông ta lắc đầu và nói rằng: “Bà ấy có thể không biết, nhưng mà tôi biết vì vậy tôi phải đi dúng hẹn”. Qua câu chuyện rất nhỏ như vậy khiến chúng ta rất xúc động trước tình người. Trong xã hội tôi biết có nhiều người như vậy, nhưng có những người nói lên và có những người thầm lặng. Và điều này cũng không cần mình phải giới thiệu cho bất kỳ ai, nhưng mình cũng cần nói về lòng thủy chung, tình người, chữ tín để những người không biết những điều này có thể hiểu ý nghĩa của một kiếp người. Trong cuộc sống, tiền tài, sắc dục đều có sự lừa dối và trong đó đều có sự mất lương tâm, nhưng mà chúng ta có lương tâm thì cũng giống như là “cành sen mà sống giữa bùn lầy” và tôi tin rằng ai cũng có thể tạo cho mình những bông sen được. 9
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk Có câu nguyện cảm động như sau: Hai vợ chồng ông lão này đã 50 tuổi và sống bằng nghề ăn xin. Trong khi ông đi ăn xin thì ông thường vào quán ăn bên đường. Ông này bị mù 1 con mắt và dẫn theo vợ mình bị mù cả 2 con mắt. Khi vào trong của hàng thì ông kêu người chủ “Cho tôi 2 tô bún tàu hũ”. Sau khi đó ông đến nói với người chủ ở đó điều gì đó mà người xung quanh không thể nghe được. Sau đó người chủ quán đưa ra một tô rất to và một tô rất nhỏ. Tô to thì ông đua cho bà ăn và tô nhỏ thì ông ăn. Khi ăn như vậy thì bà mới hỏi: “Tô ông đâu?”, ông trả lời rằng: “tô tôi đây, tôi ăn tô to còn bà ăn tô nhỏ”. Khi đó đứa nhỏ ở bên cạnh mới thấy tô ông nhỏ mà ông lại nói tô to, còn tô bà to ông lại nói là tô nhỏ. Đứa bé tưởng ông nhìn lộn mới nói rằng: “Không! Tô bà to còn tô ông nhỏ”. Khi đó ông mới “Xịt” để nói rằng: “Im đi, đừng có nói gì hết”. Khi đó cậu nhỏ bị mẹ mắng và nó tiếp tục nói to lên: “Con nói thật mà, tô bà tô to còn tô ông tô nhỏ”. Sau khi tính tiền và đi ra khỏi quán thì bà mới nói ông: “Ông lừa dối tôi!”. Nhưng ông trả lời rằng: : “không, thực sự là tôi đã đủ no rồi, cho nên bà cứ ăn ngon lành đi”. Cũng chỉ vì 2 từ “tô to” và “tô nhỏ” đã làm cho những người trong quán đó phải sửng sốt và suy nghĩ. Họ làm người ăn xin thì không đủ tiền để ăn no. Nhưng ông này thương vợ nên nhường những gì ngon nhất cho vợ, và lợi dụng là vợ mình không nhìn thấy gì cho nên mới nói như vậy để vợ nghe bằng cảm giác. Như vậy đây là điều cho chúng ta thấy là lương tâm con người, lương tâm rất tuyệt vời. Lương tâm nó không nằm trong riêng một ai? Nó không nằm trong nhà giàu, nó cũng không phải trong nhà nghèo, không trong người xấu và không trong người đẹp…. lương tâm nằm trong mỗi một con người chúng ta trên cuộc đời này. Chỉ có khác rằng: Nếu mình là một con người có hiểu biết và tư duy để đáng động và thức tỉnh mình một cái gì đó. Hay có những người quên đi lương tâm của mình để làm những việc trái với đạo lý. Nhưng khi nào mình ác tâm quá thì mình lại nghĩ rằng: mình không cần đạo đức, không cần dư luận, chỉ cần đạt được mục đích của mình là được, chứ không phải là họ không có lương tâm trong người. Một Hòa thượng có người đệ tử sau khi tốt nghiệp đại học thì học lên cao học và cuối cùng là học lên tiến sĩ. Và sau nhiều năm cố gắng đã hoàn thành xong tiến sĩ. 10
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk Khi có mảnh bằng trong tay thì người này rất là hãnh diện và về gặp thầy mình và nói rằng: “Thưa thầy! bây giờ con đã tốt nghiệp tiến sĩ rồi, thì con phải học gì nữa?”. Thực ra câu này mang tính chất là tự mãn, chứ không phải là nhu cầu muốn học thêm. Câu này muốn thể hiện rằng: “Thầy ơi giờ con là tiến sĩ rồi, học vị cao nhất rồi, chắc không phải học gì nữa đâu”. Hòa thượng nhìn đệ tử mình cười và nhẹ nhàng nói: “Con à! Bây giờ con cần phải học đạo làm người”. Để tử nghe thấy vậy rất là bất ngờ. Khi đó đệ tử nói với thầy rằng: “Đạo làm người là đạo cả đời mà, sao giờ phải học”. Thì Hòa thượng mới nói rằng: “Chính vì học cả đời cho nên con cần phải học để sống trọn cuộc đời”. Khi đó hòa thượng mới dạy đạo làm người là gì? Biết lỗi là đạo làm người, tha thứ là đạo làm người, hiếu thảo là đạo làm người, nhẫn nhục là đạo làm người… Hòa thượng dạy vô số đạo làm người như vậy. Và người đệ tử mới nhận ra rằng: Trường học thì mình đã học hết, nhưng trường đời này thì mình chưa biết gì cả. Như vậy trọn cuộc đời chúng ta học cho trọn đạo làm người, rồi sau này có xuôi tay nhắm mắt cũng cảm thấy xứng đáng. Còn bây giờ nếu ta có học vị tiến sĩ, mà tiến sĩ thì được cái gì? Để được danh thơm, tiếng tốt mà đạo đức không có thì làm sao? Chúng ta có là Giáo sư – Tiến sĩ đã là cái gì đâu. Chẳng qua là để đánh giá kiến thức của mình thôi, kiến thức phải dựa trên một vị có đạo đức, thì kiến thức này mới giúp chúng ta nên người và xã hội mới dựa vào kiến thức này để hưởng được cuộc sống hạnh phúc được. Có một số người khi học thì nghĩ mình phải học những cái gì thật cao siêu và uyên thâm thì mới tốt. Nhưng chúng ta nên biết học và hành nó có khoảng cách xa lắm. Đôi khi sự đua đòi về những học thuyết cao siêu, nhưng những điều mà ngay trong cuộc sống mà mình làm không có trọn vẹn, mà chúng ta cứ muốn đi làm thầy người ta. Có những người sống chưa tròn đạo làm chồng, làm vợ, làm cha, làm mẹ mà nói ra thì cứ muốn mình làm Thánh. Như vậy thì thật là quá đáng. Cho nên nền tảng đạo đức con người là cái quan trọng. Chúng ta có thể thành Thánh nhưng không bao giờ chúng ta tách khỏi cái làm người này. Nếu cái thành người này không có thì tất cả chỉ là sự nói đùa hay nói cho vui với thiên hạ thôi. Cái nền mà mình không có thì ta lấy đâu ra căn nhà hay nhà cao. Như vậy tôi thấy rằng: Nếu đạo đức tư cách của mình không xong mà chúng ta cứ ảo 11
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk tưởng để thành thành thì mình cần phải suy nghĩ lại. Cho nên trong học thuyết của người tu Tiên có câu như thế này: “Dục tu tiên đạo, tiên tu nhơn đạo, nhơn đạo bất tu, tiên đạo diễn hỷ”. Tức là: “Muốn tu đạo tiên để thành tiên, thì trước tiên mình phải tu cái đạo làm người”. Câu “nhơn đạo bất tu, tiên đạo diễn hỷ” tức là: “Nếu đạo làm người chưa là được thì đạo tiên còn xa vời lắm”. Cái câu này hay vô cùng. Mình có thể làm tiên được, nhưng mình phải làm cho xong đạo làm người đi đã, khi đó mình muốn tu đạo gì thì tu. Chứ đạo làm người là nền móng cho các đạo khác, mà mình không là được thì đạo làm tiên làm sao mình với tới được. Người theo Đạo Phật cần phải để ý điều này, muốn làm Phật hay thánh, muốn Vãng sanh thế này thế khác, tôi không biết cái đó như thế nào? Nhưng đạo đức của một con người với con người, lương tâm yêu thương con người và gần gũi hơn là với một mái ấm gia đình, mà chúng ta không gần gũi bao dung được, mà chúng ta đòi thành Phật, thành Thánh thì nó cũng xa xôi như câu nói của người tu Đạo Tiên kia lắm. Để hiểu rõ thì đọc bài “Đạo Làm người”. Qua bài “Lương tâm con người” tôi muốn nhắc nhở mọi người nên thức tỉnh lương tâm trong mỗi con người chúng ta để có thể hoàn thiện về mặt đạo đức trong cuộc sống này. Hãy sống tất cả vì mọi người, hãy sống bằng đúng lương tâm mình, để một mai khi mình có nhắm mắt xuôi tay thì mình cũng không vảm thấy hối hận về những gì mình đã làm. Chúc mọi người hạnh phúc trong cuộc sống 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
10 công việc nhà quản lý không thể để đến ngày mai
5 p | 264 | 103
-
Nguyên tắc thành công
7 p | 130 | 20
-
Ứng dụng quy tắc 80/20 để: kiếm thêm tiền, làm ít đi và làm chủ mình
3 p | 116 | 19
-
Tăng lương trong thời buổi khó khăn?
4 p | 98 | 14
-
Chuyện kể dành cho quản lý
5 p | 75 | 11
-
Các nhà quản lý: Hãy cẩn trọng với dư luận!
5 p | 84 | 9
-
Người đánh cắp hạnh phúc
5 p | 94 | 9
-
10 điều chưa được khám phá ở phụ nữ
5 p | 70 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn