intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh thức trí thông minh - phần 2

Chia sẻ: Loi K | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

53
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

phần 2 của "Đánh thức trí thông minh" trình bày 5 chương còn lại với các nội dung: ba cuộc Đối thoại ở madras; bảy cuộc nói chuyện ở saanen, thụy sĩ; hai buổi nói chuyện ở brockwood, một thảo luận với một nhóm nhỏ ở brockwood bạo lực và cái “tôi”, nói chuyện giữa j. krishnamurti và giáo sư david bohm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh thức trí thông minh - phần 2

ẤN ĐỘ <br /> V <br /> Ba cuộc Đối Thoại ở Madras<br /> 1 <br /> XUNG ĐỘT<br /> Những hình ảnh: chúng ta có biết chúng ta thấy qua những hình ảnh? Những quan niệm; lỗ<br /> trống giữa những quan niệm và cuộc sống hàng ngày; sanh ra xung đột. “Để sáng tỏ bạn phải<br /> có thể nhìn.“ “Sống không xung đột, nhưng không đi ngủ.“<br /> KRISHNAMURTI: Tôi nghĩ những cái này không nên gọi là những cuộc “Thảo Luận”, mà<br /> đúng hơn là những cuộc trò chuyện về những vấn đề mà hầu hết chúng ta không chỉ lưu ý mà<br /> còn quan tâm nghiêm túc với ý định sâu xa là hiểu chúng. Thế nên những cuộc trò chuyện<br /> không chỉ khách quan mà còn rất thân thiết. Điều chúng ta cố gắng làm là hiểu cái gì là những<br /> cần thiết bắt buộc trong đời sống, và theo cách đó người ta có thể giải quyết những vấn đề sâu<br /> xa nền tảng mà mỗi người đều quan tâm. Bây giờ đã rõ ràng, vậy chúng ta cùng nhau nói về cái<br /> gì?<br /> Người hỏi: Chú ý là gì?<br /> KRISHNAMURTI: Thưa các bạn, các bạn nghĩ cái gì là quan trọng nhất để thảo luận? Chúng<br /> ta có thể lấy vấn đề quan sát và suy nghĩ này không? Nghĩa là, cái gì là quan sát, lắng nghe và ai<br /> quan sát, lắng nghe? Chúng ta sẽ liên hệ vấn đề với cuộc sống hàng ngày và không phải với<br /> những quan niệm trừu tượng nào đó, bởi vì xứ sở này – như những xứ sở khác trên thế giới –<br /> vẫn vận hành trên cấp độ quan niệm, trừ mặt kỹ thuật. Theo chúng ta, thấy nghĩa là gì? Bạn<br /> nghĩ sao?<br /> Người hỏi: Quan sát chú ý hơn một tí.<br /> KRISHNAMURTI: Tại sao bạn nói “hơn một tí”? Thưa bạn, khi chúng ta dùng những lời “Tôi<br /> thấy một cái cây”, “Tôi thấy anh”, “Tôi thấy hay hiểu điều ông đang nói” – chúng ta hiểu từ<br /> “thấy” là gì? Chúng ta hãy đi từ từ nếu bạn không phiền hà – từng bước một. Khi bạn thấy một<br /> cái cây, bạn nghĩ sao về điều đó?<br /> Người hỏi: Chúng ta chỉ nhìn một cách bề ngoài.<br /> KRISHNAMURTI: Bạn hiểu sao là nhìn nó “một cách bề ngoài”? Khi bạn thấy một cái cây,<br /> “thấy” là sao? Xin hãy gắn vào một từ này.<br /> Người hỏi: Nhìn nó một lát.<br /> KRISHNAMURTI: Trước hết, thưa các bạn, bạn đã nhìn một cái cây chưa? Nếu các bạn đã<br /> nhìn, bạn thấy gì qua đôi mắt “thấy” của bạn, hình ảnh cái cây hay cái cây?<br /> Người hỏi: Hình ảnh cái cây.<br /> KRISHNAMURTI: Xin hãy cẩn thận. Bạn thấy hình ảnh theo nghĩa sự cấu tạo của tâm thức<br /> hay quan niệm về cái cây ấy, hay bạn thực sự thấy cái cây?<br /> Người hỏi: Hiện hữu vật lý của cái cây.<br /> KRISHNAMURTI: Bạn thực sự thấy nó chứ? Thưa các bạn, có một cái cây… Bạn phải có thể<br /> thấy một cái cây hay một chiếc lá từ cửa sổ này như tôi thấy nó. Khi bạn thấy bạn thực sự thấy<br /> cái gì? Bạn chỉ thấy hình ảnh của cây ấy hay bạn thực sự thấy chính cái cây, không có hình ảnh?<br /> Người hỏi: Chúng tôi thấy chính cái cây.<br /> Người hỏi: Chúng tôi đến chỗ hiểu nó.<br /> KRISHNAMURTI: Trước khi chúng ta đến chỗ hiểu nó, khi tôi nói “Tôi thấy một cái cây” có<br /> phải tôi thực sự thấy cái cây hay chỉ thấy hình ảnh tôi đã có về cái cây? Khi bạn nhìn vợ bạn<br /> <br /> hay chồng bạn, bạn có thấy cô ấy hay anh ấy hay hình ảnh bạn có về cô ấy hay anh ấy? (Nghỉ)<br /> Khi bạn nhìn vợ bạn bạn thấy cô ấy qua những trí nhớ của bạn, qua kinh nghiệm của bạn về cô<br /> ấy và những cách thức của cô ấy, và qua những hình ảnh đó bạn thấy cô ấy. Và chúng ta có làm<br /> như vậy đối với cái cây không?<br /> Người hỏi: Khi tôi nhìn một cái cây tôi thấy chính xác một cái cây.<br /> KRISHNAMURTI: Ồ, bạn không phải là một nhà thực vật học, bạn là một luật sư và do đó<br /> bạn nhìn cái cây thực sự như một cái cây, nhưng nếu bạn là một nhà thực vật học, nếu bạn thực<br /> sự thích thú cái cây, nó lớn lên thế nào, nó giống cái gì, sự sống động của nó, tính chất của nó,<br /> bấy giờ bạn có những hình ảnh, bạn có những bức hình, bạn so sánh nó với những cây khác, và<br /> vân vân. Bạn đang nhìn nó, với một cái nhìn so sánh, với kiến thức thực vật, thấy bạn thích nó<br /> hay không, nó có cho bóng mát hay không, đẹp hay không đẹp, vân vân và vân vân. Thế thì, khi<br /> bạn có mọi hình ảnh này, những phối hợp, những trí nhớ này liên quan đến cái cây ấy, bấy giờ<br /> bạn có thực sự nhìn cái cây? Bạn có trực tiếp nhìn cái cây hay bạn có một tấm màn giữa cái cây<br /> và thị giác về nó?<br /> Người hỏi: Tôi tự nhủ một cái cây loại gì.<br /> KRISHNAMURTI: Như một biểu tượng. Thế thì bạn không thực sự nhìn cái cây ấy. Điều này<br /> đơn giản, phải thế không?<br /> Người hỏi: Một cái cây là một cái cây.<br /> KRISHNAMURTI: Thấy cái cây, thưa các bạn, là điều khá khó khăn. Chúng ta hãy nhìn nó<br /> một cách khác. Bạn có nhìn vợ bạn hay chồng bạn qua hình ảnh bạn đã xây dựng về cô ta hay<br /> anh ta? Hay người bạn của bạn? Bạn đã tạo ra một cảm tưởng, một ấn tượng, và ấn tượng đã để<br /> lại một hình ảnh, một ý niệm, một trí nhớ, phải không?<br /> Người hỏi: Những ấn tượng của vợ tôi được tích tập…<br /> KRISHNAMURTI: Vâng, chúng được làm cho cứng chắc, dày nặng. Thế nên khi bạn nhìn vợ<br /> bạn hay chồng bạn, bạn đang nhìn cô ấy hay anh ấy qua hình ảnh bạn đã xây dựng. Đúng thế.<br /> Điều này đơn giản, phải không? Đây là điều chúng ta đều đang làm. Bây giờ, chúng ta có thực sự<br /> nhìn cô ấy hay chỉ nhìn vào biểu tượng, những trí nhớ? – đây có phải là tấm màn nhờ nó mà<br /> chúng ta nhìn?<br /> Người hỏi: Làm sao có thể ngăn ngừa điều đó?<br /> KRISHNAMURTI: Không phải là vấn đề ngăn ngừa. Chúng ta hãy thấy trước nhất cái gì đã<br /> thực sự xảy ra. Cái gì thực sự xảy trong cuộc sống hàng ngày? Bạn lập gia đình, hay bạn sống<br /> với một người, có tình dục, lạc thú, khổ đau, xúc phạm, chán nản, thờ ơ… mọi thứ như vậy – tất<br /> cả đã tạo ra một hình ảnh trong bạn về người đó và qua hình ảnh đó các bạn nhìn lẫn nhau.<br /> Đúng chứ? Thế thì chúng ta đang nhìn người kia hay những hình ảnh đang nhìn lẫn nhau?<br /> Người hỏi: Hình ảnh là con người.<br /> KRISHNAMURTI: Không, không. Có một khác biệt bao la giữa hai cái đó. Không có khác<br /> biệt sao?<br /> Người hỏi: Chúng tôi không biết cách nào khác.<br /> KRISHNAMURTI: Đó là cách thấy duy nhất các bạn biết.<br /> Người hỏi: Chúng ta biến đổi những ấn tượng của chúng ta…<br /> KRISHNAMURTI: Đó đều là phần của hình ảnh ấy – thêm vào và trừ bớt. Nào, thưa bạn. Bạn<br /> có một hình ảnh của diễn giả chứ? Bạn có một hình ảnh của diễn giả và hình ảnh căn cứ trên<br /> danh tiếng của nó, trên điều nó đã nói trước kia, trên điều nó đã kết án hay trên điều nó đã<br /> chấp nhận, và vân vân. Bạn đã tạo dựng một hình ảnh. Và qua hình ảnh ấy bạn nghe hay nhìn.<br /> Đúng chứ? Hình ảnh ấy tăng hay giảm tùy theo lạc thú hay đau đớn của bạn. Và hình ảnh ấy rõ<br /> ràng diễn dịch, giải thích điều diễn giả đang nói.<br /> Người hỏi: Chúng tôi cảm thấy một thúc đẩy mạnh mẽ đến nghe những buổi nói chuyện của<br /> ngài.<br /> <br /> KRISHNAMURTI: Không, không, thưa bạn. Bạn có thể giải thích “đôi mắt xanh” của tôi hay<br /> cái gì đó! Mọi cái đó được bao gồm, thưa bạn. Sự kích thích, cảm hứng, sự ham muốn – bạn có<br /> thể thêm một lô điều vào hình ảnh ấy!<br /> Người hỏi: Chúng tôi không biết cách nhìn nào khác.<br /> KRISHNAMURTI: Chúng ta đang tìm, thưa các bạn. Chúng ta không chỉ nhìn người hay cây,<br /> mà chúng ta còn nhìn những quan niệm và mọi thứ khác theo cách ấy. Chúng ta nhìn mọi sự<br /> qua những quan niệm. Đúng không? Những quan niệm, đức tin, ý tưởng, kiến thức hay kinh<br /> nghiệm hay cái gì hấp dẫn chúng ta. Một chủ nghĩa hấp dẫn người này nhưng không hấp dẫn<br /> người khác; một người tin Thượng Đế và người khác không tin Thượng Đế. Chúng đều là<br /> những quan niệm, những điều không tưởng, và chúng ta sống trên cấp độ đó. Bây giờ, chúng có<br /> giá trị nào không? Ở trên một cấp độ trừu tượng, ý niệm, chúng có giá trị gì không? Chúng có ý<br /> nghĩa gì trong đời sống hàng ngày? Đời sống nghĩa là sống: sống nghĩa là tương quan; tương<br /> quan nghĩa là tiếp xúc; tiếp xúc nghĩa là hợp tác. Những quan niệm có chăng ý nghĩa nào trong<br /> tương quan? Vậy mà tương quan duy nhất chúng ta có chỉ là quan niệm. Đúng chứ?<br /> Người hỏi: Bấy giờ chúng ta phải tìm ra tương quan đúng.<br /> KRISHNAMURTI: Không, không phải là vấn đề tìm ra tương quan đúng. Chúng ta chỉ khảo<br /> sát. Xin hiểu điều này. Chúng ta sống trong những quan niệm, đời sống chúng ta thuộc về quan<br /> niệm. Thế nên có một cuộc sống hàng ngày hiện thực và một cuộc sống quan niệm. Hay là, mọi<br /> lối sống đều chỉ là quan niệm? Có phải tôi đang sống theo những quan niệm của tôi?<br /> Người hỏi: Sự dựng lập một quan niệm là do thói quen và trở thành một thói quen.<br /> KRISHNAMURTI: Có lẽ chúng ta sẽ có thể đến câu hỏi ấy về sau này, nếu chúng ta có thể<br /> khắc phục vấn đề này trước. Câu hỏi của chúng ta là: Có phải tất cả cuộc sống của tôi chỉ là<br /> quan niệm?<br /> Người hỏi: Không có cái gì như là cuộc sống tự nhiên, tự phát sao?<br /> KRISHNAMURTI: Có cuộc sống theo quan niệm và cuộc sống tự nhiên, tự phát, nhưng tôi<br /> có biết cái gì là cuộc sống tự nhiên tự phát khi tôi quá bị điều kiện hóa, khi tôi đã thừa hưởng<br /> quá nhiều truyền thống? – có cái tự phát nào truyền lại? Dù bạn có một quan niệm hay một tá,<br /> đó vẫn là một vấn đề quan niệm. Các bạn, xin nắm giữ điều này một phút. Có phải tất cả đời<br /> sống, tất cả cuộc sống, tất cả tương quan chỉ là quan niệm?<br /> Người hỏi: Như thế là sao?<br /> KRISHNAMURTI: Bạn không có một ý niệm, rằng bạn nên sống cách này và không cách kia?<br /> Thế nên khi bạn nói, “Tôi phải làm điều này và phải không làm điều kia” – đó là quan niệm. Thế<br /> nên, có phải tất cả cuộc sống là quan niệm hay có một khác biệt giữa cuộc sống không thuộc<br /> quan niệm và cuộc sống thuộc quan niệm – và như vậy một xung đột giữa hai cái?<br /> Người hỏi: Tôi nói rằng chúng ta có một quan niệm, nhưng sau kinh nghiệm quan niệm<br /> được biến đổi.<br /> KRISHNAMURTI: Vâng, thưa bạn, những quan niệm được biến đổi, hiển nhiên – biến đổi,<br /> thay đổi một ít; nhưng cuộc sống quan niệm có khác cuộc sống hàng ngày hay…<br /> Người hỏi: Khác.<br /> KRISHNAMURTI: Xin đợi, xin đợi, thưa bạn. Tôi muốn phân tích điều này chút nữa. Cuộc<br /> sống quan niệm có khác với cuộc sống hàng ngày, hay có một khoảng hở giữa hai cái đó? Tôi<br /> nói có một khoảng hở. Khoảng hở này là gì? Tại sao cần có một khoảng hở?<br /> Người hỏi: (Không nghe được)<br /> KRISHNAMURTI: Vậy đó. Quan niệm của tôi thì khác với hiện thực đang xảy ra bây giờ. Khi<br /> tôi đau răng đó không phải là một quan niệm. Nó là một hiện thực. Khi tôi đói, đó không phải là<br /> một quan niệm. Khi tôi có ham muốn tình dục, đó không phải là một quan niệm. Nhưng giây<br /> phút tiếp theo tôi nói, “Không, tôi phải không” hay “Tôi phải”, “Nó là xấu” hay “Nó là tốt”. Thế<br /> là có một phân chia giữa cái hiện thực, và cái đang là, và cái quan niệm. Như vậy có một sự nhị<br /> nguyên. Đúng không?<br /> <br /> Người hỏi: Nếu tôi đói đó không chỉ là một quan niệm.<br /> KRISHNAMURTI: Đây là điều chúng ta đang nói. Những đòi hỏi đầu tiên, đói, tình dục vân<br /> vân là hiện thực, nhưng chúng ta cũng có những quan niệm về chúng. Những quan niệm phân<br /> chia thứ bậc và vân vân. Thế nên chúng ta đang cố gắng tìm ra tại sao khoảng hở lại có mặt và<br /> có thể sống không có khoảng hở này chăng, sống chỉ với cái đang là.<br /> ………… <br /> Người hỏi: Tôi tự hỏi nếu…<br /> KRISHNAMURTI: Hãy nghe điều người đáng kính kia nói. Ông nói rằng bằng cách có một<br /> quan niệm tôi sẽ tự cải thiện mình. Mọi người đều nghĩ như vậy, không chỉ bạn. Có một lý<br /> tưởng, một mục tiêu, một nguyên tắc, một anh hùng… bạn nghĩ bạn sẽ cải thiện được chính<br /> mình. Bây giờ, thực sự quan niệm ấy tác động thế nào, nó cải thiện bạn hay nó tạo ra xung đột,<br /> giữa cái đang là và cái nên là?<br /> Người hỏi: Chúng tôi sợ, bởi thế chúng tôi rút vào những quan niệm này.<br /> KRISHNAMURTI: Rất đúng. Bây giờ, chúng ta có thể sống không có quan niệm? Chúng ta<br /> hãy tiếp tục, từng bước một. Bạn có thể sống không có một đức tin – xin hãy theo một cách từ<br /> từ – không có một quan niệm, không có hy vọng hay thất vọng?<br /> Người hỏi: Chắc chắn chúng tôi phải có một số quan niệm…<br /> KRISHNAMURTI: Hãy đi vào đó, hãy tìm ra. Hãy tìm ra tại sao bạn có những quan niệm. Có<br /> phải vì bạn sợ?<br /> Người hỏi: Không có những quan niệm chúng ta sẽ ở trong một trạng thái chân không.<br /> KRISHNAMURTI: Bạn đã tìm ra điều đó chăng? Nó có là một sự kiện không? Có phải như<br /> vậy không? Bạn không thực sự rất nghiêm túc khi đi vào câu hỏi này. Bạn phải rất chính xác và<br /> rất rõ ràng, và không nhảy từ một quan niệm này sang một cái khác. Bạn không trả lời câu hỏi.<br /> Tại sao bạn có, nếu bạn có, quan niệm? Bạn muốn trốn khỏi cái hiện thực, khỏi “cái đang là”,<br /> phải không? Tại sao bạn muốn trốn thoát khỏi cái đang là? Bạn không muốn trốn thoát khỏi<br /> cái đang là khi nó là đau khổ.<br /> Người hỏi: Chúng tôi không biết chính xác “cái đang là”, và chúng tôi đang cố gắng hiểu.<br /> KRISHNAMURTI: Bạn không hiểu cái đang là? Và bạn nói cố gắng nghĩa là gì? Bạn không<br /> đau bao tử? Bạn không tức giận? Bạn không kinh hãi, bạn không khốn khổ, bạn không rối rắm?<br /> Đấy là những sự kiện hiện thực, thưa bạn, không có cái gì đòi hỏi bạn “cố gắng” về chúng. Hãy<br /> xem xét mọi cái này, thưa bạn. Nếu chỉ là một trường hợp lạc thú chúng ta sẽ không có quan<br /> niệm nào cả. Chúng ta chỉ nói, “Hãy cho tôi mọi thứ khiến tôi có lạc thú và chớ quấy rầy tôi về<br /> những thứ khác.” Nhưng nếu nó là khổ đau, chúng ta muốn trốn thoát khỏi cái đang là để nấp<br /> vào một quan niệm. Đây là đời sống hàng ngày của chúng ta. Không có cái gì để phản biện<br /> được. Thế nên các Thượng Đế, đức tin, lý tưởng, nguyên tắc của bạn là một trốn thoát khỏi khổ<br /> nạn hàng ngày, những sợ hãi, lo âu hàng ngày. Thế nên để hiểu cái gì, chẳng lẽ chúng ta không<br /> thể hỏi: “Những quan niệm có cần thiết không?” Bạn hiểu chứ? Tôi sợ hãi, và tôi thấy sự vô lý<br /> của việc trốn thoát khỏi nó vào quan niệm nào đó – đức tin những đạo sư, Thượng Đế, đời sau,<br /> vào việc sống một đời hoàn hảo – bạn biết ấy tất cả mọi cái đó đều nhồi nhét chật cứng. Tại<br /> sao tôi không thể nhìn vào sợ hãi? Tại sao tôi phải có những quan niệm? Và những quan niệm<br /> có ngăn chặn không cho tôi nhìn thẳng vào sợ hãi không? Đúng không, các bạn? Thế nên những<br /> quan niệm là một hàng rào; chúng có tác dụng như một hàng rào ngăn chặn không cho bạn<br /> nhìn.<br /> Người hỏi: Xin hãy phân tích rõ hơn, ngài làm điều đó tốt hơn tôi.<br /> KRISHNAMURTI: Quan trọng là chúng ta có hiểu điều này rõ ràng hay không. Khá giản dị,<br /> thưa các bạn. Đời sống của tôi rất cùm mằn, buồn tẻ. Tôi sống trong một ngôi nhà nhỏ lôi thôi<br /> với một người vợ xấu và tôi khốn khổ, lo âu, và tôi muốn thỏa mãn, tôi muốn hạnh phúc, tôi<br /> muốn một thoáng nhìn thấy, một khoảnh khắc của phúc lạc không thể diễn tả, và thế nên tôi<br /> trốn thoát đến cái gì mà tôi có thể gọi là X. Đó là toàn bộ nguyên lý, không cần giải thích thêm<br /> nữa, phải thế không? Và tôi sống ở đó, trong một thế giới thuộc về ý thức hệ, một thế giới mà<br /> <br /> tôi đã quan niệm ra, hay thừa hưởng hay nghe người ta nói. Và suy nghĩ và sống trong sự trừu<br /> tượng đó cho tôi một thích thú lớn lao. Nó là một trốn thoát khỏi hiện thực của đời sống buồn<br /> chán hàng ngày. Rồi tôi tự nhủ, “Tại sao tôi phải trốn thoát?” Tại sao tôi không thể sống và<br /> hiểu sự mệt mỏi buồn chán kinh khủng này? Tại sao tôi lại tiêu phí những năng lượng của tôi<br /> trong việc trốn thoát?<br /> Các bạn đều im lặng về điều này!<br /> Người hỏi: Ngài quan niệm một hình thức hiện hữu khác với mọi thứ chúng tôi biết.<br /> KRISHNAMURTI: Tôi không quan niệm cái gì cả. Tôi nói, hãy nhìn. Và tôi nhìn sự kiện tôi<br /> đã trốn thoát, tôi đang trốn thoát, và tôi thấy việc ấy vô lý làm sao. Tôi phải giao thiệp với cái<br /> đang là, và giao thiệp với cái đang là, tôi cần năng lượng. Thế nên tôi sẽ không tìm cách trốn<br /> thoát. Trốn thoát là một sự hao phí năng lượng. Thế nên tôi sẽ không liên hệ gì với những đức<br /> tin, những thần linh, những ý niệm. Tôi sẽ không có ý niệm nào cả. (Dĩ nhiên không phải, dĩ<br /> nhiên không phải). Nếu bạn đốt ngón tay bạn, và sự đau đớn gây ra một quan niệm bạn phải<br /> không bao giờ để tay vào lửa nữa, bấy giờ quan niệm ấy có giá trị, phải không? Các bạn cũng đã<br /> có những cuộc chiến tranh, hàng ngàn cuộc chiến tranh. Tại sao các bạn không học từ đó để<br /> không còn chiến tranh nữa? (Thôi đi, thưa bạn. Bạn biết rõ tôi muốn nói gì.) Chúng ta không<br /> phải phân tích mọi điều này theo từng bước một. Tôi đốt ngón tay tôi, và tôi tự bảo từ nay tôi<br /> phải cẩn thận. Hay bạn dẫm lên ngón chân tôi, cả ẩn dụ và thể xác, và tôi nổi giận một cách thể<br /> xác, tôi nóng lên ở bên trong. Tôi đã học cái gì từ đó, và tôi nói, “Tôi phải không”, hay “Tôi<br /> phải”. (Đó cũng là một việc như nhau. Tránh, lập một kháng cự. Tôi hiểu những sự việc ấy rất<br /> rõ ràng. Chúng là cần thiết.)<br /> Người hỏi: Khi có ai làm tôi tức giận tôi nhớ y và khi gặp y lần sau tôi sẵn sàng phản ứng.<br /> KRISHNAMURTI: Vậy đó, thưa bạn. Đúng như vậy đó. Tôi có thể gặp y mà không có quan<br /> niệm vào lần sau không? Y có thể đã thay đổi, nhưng nếu tôi gặp y với quan niệm của tôi, rằng<br /> y đã đạp lên ngón chân của tôi, tôi bèn không có tương quan với y. Bởi thế, dù bạn đã có một<br /> loại kinh nghiệm nào đó, có thể nào không có quan niệm chăng? Thế nên chúng ta phải trở lại<br /> câu hỏi – “Có thể sống trong thế giới này mà không có bất kỳ quan niệm nào?”<br /> Người hỏi: Tôi không nghĩ thế.<br /> KRISHNAMURTI: Chúng ta chớ nói có thể hay không thể. Chúng ta hãy tìm ra. Các bạn tự<br /> tách lìa với những người khác, khi bạn là người Ấn giáo. Đây là một quan niệm. Bạn có muốn<br /> con gái bạn lấy một người Hồi giáo? Chúng ta hãy rõ ràng. Tôi lấy một thí dụ. Bạn làm tổn<br /> thương tôi, và sự tổn thương đó ở lại trong trí nhớ tôi. Tôi cố gắng tránh bạn. Nhưng rủi thay<br /> bạn sống cùng một nhà hay một đường đi với tôi và tôi phải gặp bạn mỗi ngày. Và tôi có một<br /> hình ảnh, một hình ảnh kết tinh, trí nhớ dày nặng thêm khi gặp bạn mỗi ngày. Từ đó có một<br /> cuộc chiến tranh tiếp diễn giữa hai chúng ta. Và như vậy tôi tự bảo, có thể sống không hình ảnh<br /> ấy, để cho tôi thực sự gặp gỡ bạn? Bạn có thể đã thay đổi hay không thay đổi, nhưng tôi sẽ<br /> không thay đổi hình ảnh. Tôi không thể tìm ra làm thế nào sống không có hình ảnh, để cho tâm<br /> thức tôi không phủ đầy những hình ảnh sao? Để cho tâm thức tôi được tự do, tự do nhìn, tự do<br /> hưởng thụ, tự do sống.<br /> Người hỏi: Đó là một ý tưởng.<br /> KRISHNAMURTI: Ồ, không! Với bạn nó là một ý tưởng, nhưng không với tôi. Tôi nói, “Nó đã<br /> làm tổn thương tôi, nhưng tại sao tôi phải mang theo gánh nặng ấy?”<br /> Người hỏi: Tôi sẽ cẩn thận lần sau.<br /> KRISHNAMURTI: Vâng, nhưng tôi sẽ không tiếp tục lập lại, “Tôi phải cẩn thận”, điều chỉ<br /> làm nặng thêm trí nhớ. Tôi nói làm như vậy thì không cách gì sống được, nhưng tôi chỉ nói thế<br /> cho tôi, không cho bạn. Tôi không muốn hình ảnh ấy và phải mang nó theo tôi mọi lúc. Đó<br /> không phải là tự do. Bạn có thể đã thay đổi, và tôi cũng muốn không có một hình ảnh. Không<br /> phải là một ý tưởng, mà sự kiện thật là tôi không muốn nó. Thật vô lý điên rồ cho tôi khi có<br /> hình ảnh về một ai. Thế nên chúng ta hãy trở lại những điều khác.<br /> Người hỏi: Nếu tôi gặp một người tốt thì không phải là một điều tốt khi có một trí nhớ, một<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
29=>2