intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN TOÀN DÂN TRONG CHIẾN TRANH CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954)

Chia sẻ: Thủy Thủy | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

359
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong tất cả các cuộc chiến tranh chống xâm lược của dân tộc ta, lực lượng của ta bao giờ cũng kém địch kể cả số lượng và trang bị kỹ thuật, vật chất, nhất là trong thời kỳ đầu của chiến tranh. Để đánh thắng một kẻ địch mạnh hơn ta về quân sự, ta không thể chỉ đánh bằng các lực lượng vũ trang, mà phải đánh bằng tất cả sức mạnh tinh thần, vật chất, sự sáng tạo, trí thông minh của cả dân tộc. Trong lịch sử tất cả các cuộc chiến tranh chống xâm lược...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN TOÀN DÂN TRONG CHIẾN TRANH CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954)

  1. ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN TOÀN DÂN TRONG CHIẾN TRANH CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954) 1. Lời mở đầu: Trong tất cả các cuộc chiến tranh chống xâm lược của dân tộc ta, lực lượng của ta bao giờ cũng kém địch kể cả số lượng và trang b ị k ỹ thuật, vật chất, nhất là trong thời kỳ đầu c ủa chi ến tranh. Đ ể đánh th ắng một kẻ địch mạnh hơn ta về quân sự, ta không thể chỉ đánh bằng các l ực lượng vũ trang, mà phải đánh bằng tất cả sức mạnh tinh thần, vật chất, sự sáng tạo, trí thông minh của cả dân tộc. Trong lịch sử tất cả các cuộc chiến tranh chống xâm lược đã thắng lợi đều là những cuộc chiến tranh mà toàn thể nhân dân ta đã trực tiếp cùng các lực l ượng vũ trang c ủa mình đánh giặc bằng mọi cách đánh. Và các lực lượng vũ trang đó làm nòng c ốt cho toàn dân đánh giặc. “Toàn dân và dân quân, du kích bổ sung cho quân dội chính quy. Dân quân nhiều làng, nhiều tổng họp l ại cùng đánh, có th ể thành bộ đội du kích địa phương, bộ đội du kích địa ph ương ti ến b ộ, h ọp lại cùng đánh, có thể thành quân chính quy”. Tư tưởng toàn dân đánh giặc có từ bao giờ? Điều này khó mà xác định được. Chỉ biết rằng khi đất nước lâm nguy mọi người đều sát cánh bên nhau, xông lên giết giặc cứu nước. Như cậu Gióng mới lên ba tuổi, thậm chí còn chưa biết nói, chưa biết bò, vậy mà khi có giặc ngoại xâm, cậu cũng đứng lên giết giặc, bảo vệ tổ quốc. Và cao cả hơn là hình ảnh toàn thể dân làng góp gạo để nuôi cậu chóng lớn rồi ra trận đánh gi ặc. Chuyện có vẻ khó tin nhưng từ trong nó toát ra một giá trị tinh thần to lớn. Trên thực tế, trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, không ít nhi đ ồng đã chiến đấu dũng cảm, góp phần xương máu cho độc lập tự do của tổ quốc. Ngoài ra ta cũng có thể thấy được ngay từ xưa, cha ông ta đã biết dựa vào dân, huy động sức mạnh của toàn dân khi đ ất n ước lâm nguy. Trái lại, vua Thục (vào thế kỉ II TCN) cậy có nỏ thần, quân mạnh, thành cao, hào sâu đâm ra khinh địch không chú trọng đến phát triển sức mạnh toàn dân nên bị Triệu Đà cướp nước. không những thế Thục Vương còn phải rút gươm chém đầu người con gái do mình rứt ruột đẻ ra, còn nỗi đau nào bằng? Thời Lý – Trần, cuộc chiến tranh toàn dân diễn ra trong điều kiện quốc gia độc lập có chủ quyền, nhân dân vừa là chỗ dựa của triều đình, của quân đội, vừa trực tiếp tham gia đánh giặc gi ữ nước, b ảo v ệ kinh
  2. thành. Nghệ thuật dựng binh là lấy dân làm điểm tựa quan trọng. Cả nhà Lý và nhà Trần đều định chế độ binh dịch theo kiểu “ Ngụ binh ư nông”, quân lính thời bình chia phiên về sản xuất và khi có bi ến thì m ọi đinh tráng đều được chiếu sổ gọi ra phục vụ quân đội. Việc xây dựng lực lượng vũ trang đều theo cách thức xây dựng nhiều thứ quân để huy động được nhân dân tham gia trực tiếp chiến đấu: quân ch ủ lực của tri ều đình, quân các lộ (và quân của các vương hầu), dân binh ( hương binh các làng xã, thổ binh các bản, nguồn, động…). Lực lượng được tổ chức hợp lý, phân công và phối hợp chặt chẽ giữa quân triều đình, quân các lộ và dân binh, đồng thời huy động được nhân dân tham gia đúng thời cơ. Đ ặc bi ệt là trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên dưới thời Trần, do đã phát động được toàn dân đánh giặc, do đã kết hợp được lực lượng chiến đấu của vũ trang chủ lực, địa phương và dân binh, kết hợp đánh du kích với đánh tập trung nên cả ba lần đều thắng lợi. Còn cuộc kháng chiến đời nhà Hồ do không phát động được toàn dân đánh giặc mà chỉ có lực lượng vũ trang của chính quyền trung ương, dựa vào thành cao hào sâu, phòng ngự đơn độc chống lại quân nhà Minh nên đã thất bại. Khởi nghĩa Lam Sơn kiến lập nhà Hậu Lê là cuộc khởi nghĩa vũ trang toàn dân giành lại độc lập dân tộc, nhân dân và lực lượng vũ trang phối hợp trên nhiều lĩnh vực khá toàn diện, tính chất dĩ dân và tính ch ất vi dân bộc lộ rõ ràng hơn và được kết hợp khá sâu sắc. Trên thực tế, toàn bộ sự nghiệp Lam Sơn đã dựa vào dân để phát động khởi nghĩa và nêu cao đại nghĩa, từ nhân dân mà xây dựng, phát triển lực lượng. Khi còn y ếu thế, nghĩa quân luôn được nhân dân nuôi dưỡng, đùm bọc, chở che. Khi đã lớn mạnh, đủ sức đánh chiếm các thành, các vùng thì nhân dân h ết lòng ủng hộ, nô nức đóng góp sức người, sức của và làm hậu thuẫn tinh thần to lớn. Sở dĩ có thể thực hiện được điều đó là nh ờ chính sách vi dân nh ất quán của Lê Lợi – Nguyễn Trãi, với tư tưởng chủ đạo “việc nhân nghĩa cốt ở an dân”. Trên thực tế, nghĩa quân ở thời kỳ gây dựng lực lượng đã thực hiện tốt vai trò một “đội quân công tác”, sẻ chia gánh nặng và cùng dân lo xây dựng hậu phương, căn cứ địa kháng chiến; khi đánh chi ếm kho lương của giặc đều chia cho dân để bồi dưỡng sức dân. Chính sách bình công ban thưởng cả nước, miễn thuế cho dân sau chiến thắng, nh ất là k ế sách “ngoại giao mềm”' để dân yên ổn làm ăn… đều thể hiện tinh thần vi dân sâu sắc. Nghệ thuật mở đầu chiến tranh là vừa đánh, vừa gây dựng lực lượng, nên cách đánh du kích là chủ yếu và theo đó, lực lượng vũ trang thực sự đóng vai trò nòng cốt cho một cuộc chiến tranh đã manh nha dáng
  3. dấp của kháng chiến "Trường kỳ, toàn dân, toàn diện". Chính vì dựa được vào dân, nên nghĩa quân không những vượt qua thời kỳ nguy hiểm, mà còn chuyển hoá lực lượng, xây dựng hậu phương, căn cứ địa kháng chiến vững mạnh, thực hiện được chủ trương vừa kháng chiến, vừa kiến quốc. Đặc biệt, khi nghĩa quân đã đủ lực lượng và thời cơ tiến ra Bắc vây thành Đông Quan – mục tiêu cuối cùng của cuộc kháng chiến – thì đông đảo nhân dân trong kinh thành đã cùng nghĩa quân giăng “thiên la địa võng”, thực hiện “mưu phạt tâm công”, các đội dân binh, thổ binh vừa ủng hộ hết mình, vừa trực tiếp tự vũ trang cùng nghĩa quân diệt tan viện binh địch tại Chi Lăng, buộc Vương Thông ở Đông Quan phải đầu hàng. Nghệ thuật kết thúc chiến tranh theo hướng th ực hiện chính sách ứng x ử nhân văn với tù binh và gây lại hoà hiếu với nhà Minh cũng chỉ thành công khi được sự đồng tình, sẻ chia của nhân dân, nhất là nhân dân Thăng Long đã từng phải chịu đựng gian khổ, hy sinh hàng chục năm ròng dưới ách đô hộ tàn bạo của quân Minh xâm lược. Đến cuộc chiến tranh toàn dân bảo vệ đất nước thời Tây S ơn đ ược phát triển từ cuộc khởi nghĩa nông dân chống áp bức phong kiến thành cuộc chiến tranh toàn dân bảo vệ Tổ quốc, trong đó lực lượng vũ trang làm nòng cốt. Đây thực sự đã là cuộc chiến tranh c ủa dân, b ởi ng ười lãnh đạo là thủ lĩnh nông dân, tôn chỉ là chống ách áp bức c ường quy ền đ ể c ải thiện đời sống nhân dân, lực lượng khởi nghĩa chính là những nông dân mặc áo lính, là nhân dân nổi dậy chống thù trong (dưới danh nghĩa phù Lê) và chống giặc ngoài (đánh tan các đạo quân xâm lược Xiêm, Mãn Thanh). Đây cũng là cuộc chiến tranh toàn dân: dân tự nguy ện đóng góp c ả s ức người và sức của, dân hậu thuẫn, dân ủng hộ, nuôi dưỡng, dân trực tiếp cầm vũ khí phối hợp với nghĩa quân đánh giặc trên mọi mặt trận. Đặc biệt, cuộc chiến tranh toàn dân được bộc lộ ở nhiều khía cạnh: khi là cuộc khởi nghĩa nông dân thì nhằm mục đích lật đổ Trịnh – Nguyễn, thống nhất đất nước, thống nhất dân tộc, xây nên chế độ mới theo tôn chỉ cơi nới sức dân; khi đánh quân xâm lược Mãn Thanh thì “đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng, đánh cho sử tri Nam quốc sơn hà chi hữu chủ”, vì độc lập dân tộc và sự t ồn vong c ủa n ền văn hi ến nước Việt; sau chiến thắng, chính sách giao hảo với nhà Thanh và ban hành một số chính sách mới nhằm khuyến dân của vua Quang Trung cũng chính là sự thể hiện chính sách vì dân. Chiến tranh chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ nhất có thể nói là cuộc "chiến tranh toàn dân một nửa”, tức là chỉ thể hiện ở phía nhân
  4. dân (có tiếng nói ủng hộ của một số nhân vật chủ chiến trong tri ều đình), còn hầu hết triều đình đứng ngoài cuộc. Chính việc không thể phát động chiến tranh toàn dân đã làm cho nhà Nguyễn từng bước th ất bại, ph ải dần cắt đất cầu hòa và cuối cùng hoàn toàn sụp đổ. Cũng có những nhân vật trong phái “chủ chiến” để lại tấm gương trung liệt như phong trào Cần Vương, Vua Duy Tân, VuaHàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu và những chí sĩ yêu nước khác, song thế thất bại của phong kiến Việt Nam thời kỳ suy tàn trước chủ nghĩa thực dân đang nổi lên khắp thế giới là tất yếu. Chiến tranh toàn dân bảo vệ và giải phóng đất nước trong Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống Pháp xâm lược lần thứ hai là cuộc chiến tranh toàn dân đã có sự phát triển nh ảy vọt về ch ất, không ch ỉ về đường lối mà còn trong bối cảnh thế giới đã thay đổi toàn di ện so v ới các cuộc kháng chiến trước. Trong thời đại hỏa khí, đối thủ là cường quốc thực dân trang bị hiện đại, không còn có sự ngang bằng về công nghệ vũ khí như trước. Về đường lối, chiến tranh toàn dân không ch ỉ gói gọn trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn phải tranh th ủ được sự ủng hộ của quốc tế và người dân ngay tại chính quốc của đối phương. Đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân cả nước nhằm bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, tiến tới th ống nh ất c ả nước. đây là cuộc chiến tranh vĩ đại của toàn thể dân tộc nhằm đập tan âm mưu biến miền Nam, rồi cả nước ta thành thuộc đ ịa ki ểu mới, căn c ứ quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á. Không thể che dấu được âm mưu đen tối của mình, không những không được sự ủng hộ của quốc hội Mỹ mà toàn thể nhân dân Mỹ, nhân loại tiến bộ trên thế giới đều lên tiếng phản đối. hàng loạt các cuộc biểu tình, những hành động phản đ ối chi ến tranh di ễn ra ngày càng mạnh mẽ và lan ra rộng rãi làm cho chính quy ền M ỹ gặp không ít khó khăn. Thế mới thấy được sức mạnh của toàn dân là nh ư th ế nào. Trái lại, mục đích của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta hoàn toàn chính nghĩa. Nó không những động viên, cổ vũ và đoàn kết nhân dân cả nước thành một khối vững chắc đ ể đánh M ỹ và quyết tâm thắng Mỹ mà nó còn làm cho nhân loại trên thế giới đồng tình ủng hộ không chỉ về tinh thần mà còn cả vật ch ất, mà đ ặc bi ệt là s ự ủng hộ và giúp đỡ của các nước XHCN anh em. Cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đều thắng lợi vẻ vang, điều mà nhân loại không thể ngờ tới. Vì sao dân tộc Vi ệt Nam nh ỏ bé lại có thể chiến thắng hai đế quốc hùng cường ấy? Đó là m ột câu h ỏi
  5. lớn mà nhiều nhà quân sự tư sản vẫn đang tìm tòi và lý gi ải. Và có l ẽ câu trả lời thuyết phục nhất là: “ Cuộc kháng chiến của chúng ta là cuộc kháng chiến của toàn dân, bí quyết thắng lợi nằm cả trong nhận định đó ”. Thật vậy “Một đạo quân dù tối tân, làm trò trống gì được trước thái độ cương quyết của cả một dân tộc”. Năm 1954, tướng De Castries, sau khi thất bại trở về Pháp, đã trả lời trước Ủy ban Điều tra của Bộ Quốc phòng Pháp rằng: “Người ta có thể đánh bại một quân đội, chứ không thể đánh bại được một dân tộc”. Chỉ huy phó của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, đại tá Pierre Langlais cũng viết trong cuốn hồi ký Điện Biên Phủ của ông rằng: “Ở Điện Biên Phủ, nếu người ta muốn nhìn thẳng vào sự thật, thì ắt ph ải thấy rằng viện trợ cho Việt Minh chỉ là một giọt nước đặt bên c ạnh dòng thác vật tư của Mỹ đổ vào cho người Pháp chúng ta”. Năm 1973, trước phiên điều trần về lý do quân đội Hoa Kỳ thất bại ở Việt Nam, các giáo sư Mỹ đã đánh giá: Ở Việt Nam, Mỹ đã gặp ph ải một đối phương không chịu chấp nhận chế độ thực dân mới, không chịu quỳ gối trước sức mạnh quân sự Mỹ. Ngoài ý chí kiên cường, quyết tâm sắt đá, người Việt Nam còn sáng tạo ra một đường lối, chiến lược và biện pháp đấu tranh phù hợp với hoàn cảnh để phát huy sức mạnh đánh thắng kẻ thù. 2. Đường lối kháng chiến toàn dân trong chiến tranh chống thực dân Pháp(1945-1954). 2.1. Sự hình thành đường lối kháng chiến chống Pháp. Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa_nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời, chế độ dân chủ nhân dân xuất hiện ở một nước thuộc địa đã từng sống dưới ách th ống trị của chủ nghĩa đế quốc. Tuy mới ra đời, chưa được các nước trên th ế gi ới công nhận, nhưng sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là m ột sự kiện lịch sử hết sức trọng đại. Nó đánh dấu bước phát triển nh ảy vọt trong lịch sử dân tộc ta, đưa nước ta từ nước thuộc địa trở thành một nước độc lập, đưa dân tộc ta từ địa vị nô lệ lên địa vị làm ch ủ nước nhà và đ ưa Đảng ta từ một đảng hoạt động bí mật, bất hợp pháp trở thành m ột đ ảng cầm quyền trong cả nước; nó góp phần hi sinh xương máu cùng cả nhân loại tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, trong đó có phát xít Nh ật ở Đông D ương; nó đã chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, mà trước hết là đế quốc Pháp; nó còn cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, mà đầu tiên là ảnh hưởng đến Lào,
  6. Campuchia và các quốc gia ở Đông Nam Á. Chính vì có tầm quan trọng như vậy mà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ ngay t ừ khi mới ra đời đã bị chủ nghĩa đế quốc đem hết lực lượng để tìm cách tiêu diệt. Và chỉ ba tuần sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tuyên bố thành lập thì tiếng súng xâm lược của quân đội viễn chinh Pháp đã bắt đ ầu nổ ở Nam bộ. Đường lối kháng chiến của chúng ta được xây dựng từ rất sớm, trước ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ thì Đảng và Chính ph ủ đã có nhiề văn bản quan trọng thể hiện đường lối kháng chiến chống Pháp: Nghị quyết hội nghị quân sự tổ quốc của Đảng (19/03/1946); chỉ thị kháng chiến kiến quốc (11/1945); công việc khẩn cấp bây giờ (05/11/1946). Và sau ngày 19/12/1946, còn có các văn bản: chỉ thị toàn dân kháng chiến(22/12/1946); lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến(19/12/1946); và tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh. Từ những văn bản này, đường lối kháng chiến của Đảng ta đã được khái quát hóa thành bốn nội dung “Toàn dân, toàn diện, trường kì, và tự lực cánh sinh” . Đường lối đó đã quyết định được mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và dân chủ, khắc phục được sự thua kém ban đầu về lực lượng và vật chất của ta đối với địch. Mà nổi bật hơn cả là đường lối kháng chi ến toàn dân, bởi vì “Nước lấy dân làm gốc. Trong cuộc kháng chiến kiến quốc, lực lượng chính là ở nhân dân”. Và không có lực lượng toàn dân thì ta cũng không thể thực hiện được kháng chiến toàn diện, lâu dài, và tự lực cánh sinh. 2.2. Kháng chiến toàn dân là gì? Trong lịch sử chiến tranh chống xâm lược của dân tộc ta, chỉ kể từ đời An Dương Vương cho tới nay, ông cha ta đã tiến hành hơn hai mươi cuộc chiến tranh chống xâm lược lớn. Và tất cả những cuộc chiến tranh ấy, cho dù gian khổ, kéo dài đến chừng nào đi nữa thì nó cũng đ ều đi đ ến thắng lợi. Qua lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc, cha ông ta đã đúc kết được rằng “Lật thuyền mới biết dân như nước ”, từ đó phải biết “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”. Thật vậy: “Muôn người như một Quân tốt dân tốt Muôn sự đều nên Gốc có vững cây mới bền Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”. Thắng lợi của nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ lại càng khẳng định hơn nữa vai trò của quần
  7. chúng nhân dân, kháng chiến toàn dân trong đấu tranh chống ngoại xâm. Vậy kháng chiến toàn dân là gì? Theo Hồ Chí Minh “ Cậu bé chăm chỉ học hành ở nhà trừơng cũng là kháng chiến. Anh nông dân cày cuốc ngoài đồng ruộng, anh thợ cặm cụi trong nhà máy, chị bán hàng buôn bán ngược xuôi, ông già xách giỏ đi câu cũng là kháng chiến. Các công chức, nhà văn, nhà báo mải miết trước bàn giấy, cạnh tủ sách cũng là kháng chiến. Các nhà giàu có đem hết tài lực mở mang xưởng thợ, khai thác ruộng đất cũng là kháng chiến. Đó là toàn dân kháng chiến”. Vậy có thể hiểu toàn dân kháng chiến là huy động tất c ả s ức m ạnh tinh thần vật chất, trí tuệ của cả dân tộc để đánh giặc, đánh bằng tất cả cách đánh, với mọi phương tiện, “có bao nhiêu khả năng đánh giặc thì đem hết bây nhiêu ra đánh giặc, có vũ khí gì đánh bằng vũ khí ấy”. Và như Hồ Chí minh nói: “Làm cho: mỗi quốc dân là một chiến sĩ; mỗi làng xóm là một pháo đài; quân đội giặc đến đâu cũng bị khuấy, b ị phá, b ị di ệt; b ộ đội ta đến đâu cũng được giúp đỡ đầy đử về vật chất và tinh thần”. 2.3. Vì sao phải thực hiện kháng chiến toàn dân? Khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta t hì lực lượng của ta lúc này thực sự còn non yếu về mọi mặt, chính quy ền dân ch ủ ch ưa được củng cố; quân đội nhân dân mới thành lập lại trang bị thô sơ; tình hình kinh tế hết sức kiệt quệ sau hơn 80 năm thống trị của chủ nghĩa đế quốc và năm năm chiến tranh. Trong khi đó, quân đội của phát xít Nhật còn đóng ở khắp nơi; ở miền Bắc thì 20 vạn quân Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch mới tràn vào; ở miền Nam quân đội của đế quốc Anh đang kéo đến; và nguy hiểm hơn cả là th ực dân Pháp, với 8 v ạn quân đ ội viễn chinh dày dạn kinh nghiệm, tổ chức quân đội mang tính ch ất chuyên môn hóa cao, được trang bị vũ khí hiên đại, hơn thế, Pháp còn là c ường quốc kinh tế, lại có sự viện trợ của Mỹ. Chính vì thế mà trong cuộc chiến này chúng ta phải kháng chiến với vô vàn những khó khăn, gian khổ. So sánh tương quan lực lượng có sự chênh lệch lớn như vậy, ta không ch ỉ đánh chúng bằng lực lựng vũ trang tập trung mà phải đánh chúng b ằng mọi cách đánh với sức mạnh của cả dân tộc. chính vì thế mà đường lối kháng chiến toàn dân phải được xem là “cốt tử”. “Địch mạnh thì ta tránh, địch yếu thì ta đánh; đem tinh thần anh dũng hông bờ bến mà thắng vũ khí tối tân”. Dân tộc ta tiến hành cuộc chiến tranh chống xâm lược, mục đích chính trị của chúng ta là hoàn toàn chính nghĩa và hoàn toàn phù h ợp v ới lợi ích của toàn thể dân tộc, nên không những được toàn thể nhân dân ta mà còn cả nhân loại trên thế giới cổ vũ, ủng hộ. Chính vì th ế mà ta càng đánh càng mạnh. Trái lại, quân địch càng đánh nhuệ khí càng mất đi, và
  8. thất bại nối tiếp thất bại. Ta đã có ưu thế về chính tr ị-tinh th ần, l ại đánh giặc ngay trên đất nước của mình, ta có thể lợi dụng địa hình hiểm trở, sự khác biệt về thời tiết để gây bất lợi cho địch. Họ có thể đông dân h ơn ta, quân đội đông và tinh nhuệ hơn ta, vũ khí của h ọ tối tân h ơn ta. Nh ưng h ọ lại không thông thuộc địa hình, không quen thủy thổ, thời tiết của ta, và cũng không thể chỉ trông chờ vào sự cướp bóc của nhân dân để nuôi dưỡng một lực lượng quân đội đông đảo được. Mọi thứ quân nhu quân dụng chủ yếu đều phải vận chuyển từ nước chúng sang. Chúng ta có th ể “tập trung binh lực ưu thế nhằm chỗ yếu của địch mà tấn công, nh ằm tiêu diệt sinh lực địch”, muốn làm được điều này chúng ta phải huy động được lực lượng của quần chúng. Theo nguyên lí của chủ nghĩa Mác-Lênin cách mạng là s ự nghiệp của quần chúng, và thực tiễn của công cuộc dựng nước, giữ nước của dân tộc trải qua hàng nghìn năm, cha ông ta đã rút ra được bài học quý báu, lật thuyền cũng là dân mà nâng thuyền cũng là dân. Ngay trong những năm đầu tiên của nứơc Việt Nam dân chủ cộng hòa Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn cán bộ, đảng viên phải làm cho dân ta tin theo thì nh ững khó khăn thử thách của cách mạng mới có thể vượt qua “Dễ một lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Hơn thế nữa, cuộc kháng chiến chống Pháp là để bảo v ệ nh ững thành quả của Cách mạng tháng Tám. Mà Cách mạng tháng Tám đã đem lại quyền lợi cho dân tọc Việt Nam, nên mỗi người dân Việt Nam phải ra sức kháng chiến chống Pháp, phải đem hết tinh thần và lực l ượng, tính mệnh và của cải để bảo vệ độc lập cho dân tộc, “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ không chia tôn giáo đảng phái. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu tổ quốc”. Thật vậy, “Cách mạng là việc chung của toàn thể dân chúng chứ không phải việc một hai người”. Chính vì thế mà đường lối kháng chiế tòa dân được coi là đường lối “cốt tử”. “Cuộc chiến tranh do quân đội và toàn thể nhân dân cùng làm, tự nhiên có một lối đánh hết sức sinh động, biến hóa không cùng hợp với địa hình và phương tiện tác chiến của từng nơi. Đồng thời nó có thể kéo dài cho đến khi toàn thắng, mặc dù quân địch hung hãn và được trang bị hiện đại đến mức nào”. 2.4. Biểu hiện của kháng chiến toàn dân trong chiến tranh ch ống thực dân Pháp(1945-1954). Bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp với vô vàn những khó khăn, Đảng và chính phủ ta đã biết dựu vào những ưu thế của ta để đưa ra đường lối kháng chiến phù hợp, mà nổi bật là đường lối kháng chiến toàn dân. Để kháng chiến toàn dân ta phải xây dụng thế trận chiến tranh
  9. nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang với ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Ba lực lượng này là bi ểu hi ện v ề tổ chức của chiến tranh động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, ba thứ lực lượng đó cùng nhau phối hợp rất chặt chẽ để tiêu diệt quân thù. Giặc đến nơi có bộ đội thì bộ đội chiến đấu chống giặc. Giặc đánh tràn ra những địa phương rộng lớn không có bộ đội ta thì nhân dân chi ến đ ấu ch ống giặc với những vũ khí thô sơ: gậy gộc, giáo mác, cung tên, súng h ỏa mai… Thực dân Pháp tiến vào nước ta với suy nghĩ huênh hoang rằng “Cuộc xâm chiếm trở lại nước Việt Nam chẳng qua là một cu ộc du hành quân sự”. nhưng chúng không ngờ rằng “chiến tranh ở Việt Nam không phải chỉ là sự đọ sức giữa hai quân đội, ở đây bọn thực dân xâm l ược phải đánh nhau với cả một dân tộc”. Theo lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dâ và quân đội ta đã đoàn kết một lòng, đứng dậy chiến đấu, đem tinh thần hy sinh tuyệt vời mà đối chọi với xe tăng, đại bác c ủa địch. Cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu ở Nam bộ, về sau lan rộng ra khắp toàn quốc. sau những trận chiế đấu đầu tiên trong các đô thị quân ta đã chủ động rút lui về nông thôn, giữ vững căn cứ địa nông thôn, dần dần phát động chiến tranh du kích rộng rãi khắp vùng bị địch tạm chiếm. Nhiều thành thị đã rơi vào tay địch nhưng miền nông thôn rộng rãi vẫn trong tay ta, chính quyền nhân dân vẫn tồn tại, các l ực l ượng kháng chi ến được tập hợp và tổ chức ở đó. “Chiến lược của chúng là chiến lược tiến công, đánh ch ớp nhoáng, để quyết chiếm cứ thật nhanh ở một khu vực. Th ế có nghĩa là chúng huy động lục quân, không quân và tất cả các thứ vũ khí lợi hại đánh chiếm lấy kì được một nơi nào và sau khi đã củng cố vị trí của chúng ở đó, chúng lại bắt đầu tiến công để ngoạm miếng khác”. “Còn chúng ta chi ến đ ấu là đ ể tự vệ, cốt phá tan lực lượng tiến công của quân địch, làm cho chúng ph ải hao quân tốn của”. Trận tiến công lên Việt Bắc thất bại, th ực dân Pháp nhận ra mình đã nhầm, chúng có thể dựa vào sức mạnh quân s ự đ ể chi ếm một số vùng đất nhất định, nhưng không bao giờ, và không có bất kì vũ khí nào có thể tiêu diệt được tinh thần, ý của toàn dân ta. T ừ đó, th ực dân pháp bèn thay đổi chiến lược, chuẩn bị đánh nhau với ta lâu dài h ơn, chúng tìm mọi cách củng cố ngụy quyền, mở rộng ngụy quân. Năm 1948, chúng quay lại củng cố chiến trường miền Nam, mở những cuộc càn quét liên tiếp, rồi phân tán lực lượng kiểm soát những vùng nông thôn quan trọng. Sang năm 1949,chúng lại tăng cường hoạt động ở Bắc bộ, nhưng lần này thì chúng không mở cuộc tấn công lớn vào căn cứ địa của ta, mà
  10. đánh chiếm vùng đồng bằng, mong cướp lấy nhân lực và vật lực của ta. Trong những năm đó, phạm vi kiểm soát của địch lan rộng, chúng ta chủ trương phát động chiến tranh du kích khắp nơi sau lưng địch. Có một điều đặc biệt là ở Việt Nam trong những năm đầu không có và không th ể có chiến tranh chính quy, mà chỉ có chiến tranh du kích. Chiến tranh du kích đã phát triển dần từ nhỏ đến lớn, tiến dần lên đến hình thức v ận đ ộng chiến quy mô ngày càng lớn. Con đường phát triển đó là con đ ường quy ết chiến, quyết thắng. Cùng với chiến tranh du kích, các đơn vị đại đội hay trung đội độc lập tiến sâu và trong lòng địch, tuyên truyền và tổ chức nhân dân, cùng với các tổ chức dân quân du kích và nhân dân sau lưng địch chống càn quét, tiêu diệt địch, xây dựng lại chính quyền nhân dân, mở ra những căn cứ du kích ngay trong lòng địch. Thực dân Pháp ngày càng nhận thấy rằng chúng cần phải phân tán một binh lực lớn để chiếm đống khắp nơi mới có t ể chống lại chi ến tranh du kích được. Vì vậy mà những sư đoàn hay trung đoàn của chúng lúc đầu dần dần phân tán ra thành từng đơn vị nhỏ, trong hàng nghìn đồn bốt. chúng mất cả sức tấn công và đi dần vào bị động. “Quân đội xâm lược một khi đã phải phân tán ra chiếm đóng, phòng ngự, bị động ứng cứu lẫn nhau thì sơ hở, sai lầm sẽ bộc lộ ra nhiều, không thể nào tránh khỏi những trận đánh tỉa dần tỉa mòn của nhân dân ta, của các lục l ượng vũ trang trong địa phương, mà càng không thể nào tránh khỏi nh ững tr ận đánh của quân chủ lực ta tập trung tiến công tiêu di ệt t ừng b ộ phận sinh lực của chúng ngày một lớn hơn được”. Từ mùa đông năm 1948, quân ta bắt đầu những cuộc chiến đấu thắng lợi tương đối lớn ở Đông B ắc, trên đường số 4, trên mặt trận Sông Thao. Đồng thời các vùng tự do c ủa ta được củng cố về chính trị cũng như về kinh tế. Năm 1950, đánh dấu một bước phát triển mới trong cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Thắng lợi của chiến dịch biên giới(1950) đánh d ấu bước phát triển vượt bậc về quân đội; lúc bấy giờ cách mạng Trung Quốc thắn lợi; Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em lần lượt công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; Đảng lao động Việt Nam được tuyên bố thành lập và kế tục sự nghiệp của Đảng cộng sản Đông Dương, lãnh đạo nhân dân ta tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc; m ặt tr ận việt Minh, Liên Việt được thống nhất; chính sách phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất được thực hiện. Trên đà thắng l ợi chung nhân dân ta đã chuyển dần từ du kích chiến lên vận động chiến, mở liên tiếp nhiều chiến dịch thắng lợi trên chiến trường Bắc bộ, trong khi chiến tranh du kích phát triển mạnh khắp chiến trường sau lưng địch của cả nước, ở Trung bộ, Nam bộ. Quân địch tìm đủ mọi cách để cứu vãn tình
  11. thế, chúng ra sức tăng thêm lực lượng mở rộng quân đội xâm lược đến gần 50 vạn. Chúng ra sức điều động tướng tá, thay đổn kế hoạch. Trong lúc đó đế quốc Mỹ ngày càng tăng cường can thiệp vào chiến tranh ở Đông Dương. Nhưng đế quốc Pháp, Mỹ càng cố gắng thì càng sa l ầy vào cuộc chiến tranh phi nghĩa. Tình thế của chúng ngày càng nguy kh ốn, còn nhân dân ta thì đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.thêm Năm 1953, thực dân Pháp định ra kế hoạch Nava nhằm chiếm tất cả những vùng tự do còn lại của nước ta ở miền Nam cũng nh ư ở miền B ắc, tiêu diệt quân chủ lực của ta, tiêu diệt hoàn toàn nước Việt Nam dân ch ủ cộng hòa trong thời gian 18 tháng. Để thực hiện được kế hoạch này chúng đã cho tăng quân them từ Pháp, Triều Tiên, Bắc Phi về Đông Dương, đồng thời đốc thúc ngụy quyền tăng cường bắt lính. Một lần nữa chúng không thoát khỏi mâu thuẫn của chiến tranh xâm lược: binh lực chúng tập trung lại thì chúng lại bị sơ hở ở nhiều mặt trận khác. Vì v ậy mà quân ta đã mở cuộc tấn công lớn vào Tây Nguyên, đẩy mạnh chiến tranh du kích ở đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ. trên chiến trường Lào, quân giải phóng Pathet Lào cùng các dơn vị bộ đội tình nguyện Việt Nam mở nh ững cu ộc tấn công lớn ở nhiều nơi, tiến sát bên bờ song C ửu Long, gi ải phóng m ột nửa đất đai nước Lào. Quân địch phải phân tán binh lưc để đ ối phó v ới ta ở khắp nơi. Kế hoạch Nava đứng trước nguy cơ bị phá sản. để cứu vãn tình thế, Nava đã quyết định xây dựng và biến Điện Biên Ph ủ thành đi ểm quyết chiến chiến lược, là nơi kết thúc cuộc chiến tranh Việt-Pháp ở Đông Dương. Như vậy, Điện Biên Phủ từ chỗ không có trong kế hoạch Nava đã trở thành trung tâm của kế hoạch quân sự đó. Nava còn l ớn ti ếng cho rằng Điện Biên Phủ là một pháo đài bất khả xâm phạm đói ph ương đụng vào sẽ tan xương nát thịt. Điện Biên Phủ là một thung lũng hình lòng chảo nằm giữa cánh đồng Mường Thanh, dài 18km, rộng từ 6 đến 8km, cách Hà Nội 300km, cách căn cứ địa Việt Bắc 300km, cách vùng tự do Thanh-Nghệ-Tĩnh 500km. nơi đây có thể xây dựng căn cứ lục quân và không quân, rất lợi hại. trong khi đó ta lại khó đánh lớn do đị hình hiểm trở, khó đánh dài ngày vì quá xa hậu phương. Hiểu rõ được điều này cộng với nh ững ưu th ế v ề phương tiện chiến tranh, Pháp đã chọn Điện Biên Phủ làm nơi kết thúc chiến tranh hòng rút lui trong danh dự. Nhưng nhân dân ta đã làm được việc mà khong mấy ai có thể ngờ tới. với phương châm “ất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng địch ở Điện Biên Phủ”, toàn bộ nhân lực vật lực được tập trung về Điện Biên Phủ. Ngoài binh lính trực ti ếp chi ến đấu còn có 260.000 dân công hỏa tuyến, với trên 11 triệu ngày công. Các nhà quân sự Pháp, Mỹ tính toán giản đơn rằng, các đoàn dân công và đ ường sá
  12. thô sơ của Việt Nam không thể đọ nổi cầu hàng không hiện đ ại và không thể ngờ rằng, bằng đôi chân đi bộ, đôi vai và chiếc xe đạp thồ, nhân dân Việt Nam đã chuyên trở hàng chục ngàn tấn đạn dược, 27.000 tấn gạo, hơn 1.800 tấn thịt đã được chuyển ra mặt trận. Cả hậu ph ương đã dốc hết sức người, sức của và tinh thần cho chiến dịch Điện Biên Phủ. 2.5. Kết quả và ý nghĩa. 2.5.1. Kết quả: Tại hội nghị hội nghị hợp nhất Việt Minh-Liên Việt, bác Hồ đã nói “Sung sướng hôm nay và là chung của toàn dân, của đại hội. nhưng riêng cho tôi là một sung sướng vừa dễ hiểu vừa khó tả. Một người đã cùng các vị đấu tranh trong bấy nhiêu năm cho khối đại đoàn kết đã nở hoa kết quả và gốc rễ nó đang ăn sâu lan rộng khắp toàn dân, nó có một t ương lai trường xuân bất lão”. Thật vậy, trải qua lịch sử đấu tranh, kh ối đại đoàn kết của dân tộc ta không ngừng phát triển. và khi đã huy động dược sức mạnh của quần chúng nhân dân về mọi mặt thì đó là sức mạnh vô cùng to lớn. Nó đánh bại xe tăng, đạn pháo hiện đại của quân giặc; nó đ ập tan mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù. Đi từ thất bại này đến thất bại khác, thực dân Pháp buộc phải kí hiệp định Giơnevơ chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương với sự thất bại nặng nề: gần 50 vạn binh lính pháp và tay sai đã bị loại khỏi vòng chiến đấu; cuộc chiến tranh ở Đông dương đã tiêu tốn của Pháp 3000 tỉ Frăng. Vì sự thất bại liên tiếp trong cuộc chi ến ở Đông Dương mà trong gần 9 năm đã có 20 chính phủ ở Pari thay nhau cầm quyền; Pháp đã 7 lần thay cao ủy, 8 lần thay đổi tổng chỉ huy quân đ ội pháp ở Đông Dương. Với ý chí thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không ch ịu mất n ước, nhất định không chịu làm nô lệ, nhân dân cả nứơc từ Nam chí Bắc đã nhất tề đứng lên kháng chiến với mọi phương tiện và vũ khí có sẵ trong tay, kể cả gậy tầm vông vót nhon, chiến đáu kiên cường và anh dũng, thông mih và sáng tạo, lấy ít đánh nhiều, vừa đánh vừa xây d ựng, phát tri ển l ực lượng từ nhỏ đến lớn, từ yếu đến mạnh, vừa vót nhọn khoa học ngh ệ thuật đánh giặc, nghệ thuật tiến công từ nhỏ đến lớn, từ đánh du kích đến đánh chính quy, từ tiến công chiế thuật tiến lên tiến công chi ến d ịch, ti ến công và phản công chiến lược, giành thắng lợi từ nhỏ đến lớn dẫn đến chiến công lịch sử Điện Biên Phủ vĩ đại. Theo kết quả của hiệp định Giơnevơ, Quân đội Nhân dân Việt Nam, lực lượng vừa giành được thắng lợi quan trọng trên chiến trường, tập kết về miền Bắc. Lực lượng Quốc gia Việt Nam trực thuộc Liên Hiệp Pháp, theo quân đội Pháp tập kết về miền Nam. Trên 1 triệu người
  13. dân từ miền Bắc đã di cư vào Nam (trong đó có khoảng 800.000 người Công giáo, chiếm khoảng 2/3 số người Công giáo ở miền Bắc), và 140.000 người (đa số là cán bộ kháng chiến của Việt Minh) từ mi ền Nam tập kết ra Bắc. Ngày 10 tháng 10 năm 1954, quân Pháp chính thức rút khỏi Hà Nội, Quân đội Nhân dân Việt Nam vào tiếp quản thủ đô. Thời kỳ hòa bình tại miền Bắc Việt Nam bắt đầu. Ở miền Nam, quân đội Pháp d ần d ần rút đi và trao quyền lực cho chính quyền Quốc gia Việt Nam, trong khi Hoa Kỳ tăng cường các hoạt động tình báo, tuyên truyền, viện trợ và cố vấn cho Quốc gia Việt Nam để can thiệp sâu hơn vào tình hình Việt Nam. Trên phạm vi thế giới, sự thắng lợi của người Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương cũng đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cổ điển và hệ thống thuộc địa trên toàn thế giới. Các nước thuộc địa khác thấy rằng quân đội các cường quốc châu Âu thực tế không phải là "bất khả chiến bại". Chẳng bao lâu sau đó, các thuộc địa cũ của Pháp như Algérie, Tunisia và Maroc... cũng theo gương Việt Nam nổi dậy. Đến năm 1967, Pháp phải trao trả độc lập cho phần lớn các thuộc địa của mình. 2.5.2. Ý nghĩa: Điện Biên Phủ được coi là chiến dịch tấn công lớn nhất của ta trong kháng chến chống Pháp và là mộ trong những thắng lợi oanh liệt nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi một lần nữa lại khẳng định tầm quan trọng của quần chúng nhân dân, của kháng chiến toàn dân. Trong quá khứ đấu tranh của dân tộc, không ph ải ng ẫu nhiên mà các triều đại phong kiến phương Bắc khi sang xâm lược họ luôn thực hiện chính sách đồng hóa đối với nhân dân ta. Vai trò của quần chúng nhân dân trong thời đại nào cũng luôn được đề cao. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định, quần chúng nhân dân là lực l ượng quyết định sự phát triển của lịch sử. Quần chúng nhân dân với tư cách là lực lượng sản xuất cơ bản, quyết định sự biến đổi của lịch s ử. bởi vì xét cho dến cùng lực lượng sản xuất quy đinh sự xuất hiện bảo đảm tồ tại của một chế độ xã hội. như vậy, lịch sử loài người, trước hết là lịch sử phát triển của lịch sử xã hội, lịch sử của sự thay đổi các ph ương th ức s ản xuất, lịch sử của những người sản xuất của quần chúng lao động, hoạt động của quần chúng lao động là điều kiện cơ bản quy ết đ ịnh s ự t ồn t ại và phát triển của xã hội, quần chúng nhân dân là người sang tạo chân chính ra lịch sử.
  14. quần chúng nhân dân còn là nguồn duy nh ất và vô t ận c ủa m ọi c ủa cải tinh thần. con người bắt đầu sản xuất thì cũng bắt đầu sang tạo ra giá trị văn hóa tinh thần và tạo điều kiện cho nền văn hóa đó phát tri ển và tiến bộ không ngừng.hơn thế, quần chúng nhân dân còn là lực l ượng ch ủ yếu của mỗi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ và các cuộc cách mạng xã hội, quyết định vận mệnh của các cuộc cách mạng ấy. Góp phần củng cố mặt trận dân tộc thống nhất. tất cả các lực ượng dân tộc dân chủ trong nước đều tập hợp và đoàn kết trong mặt trận dân tộc thống nhất vững chắc và rộng rãi dưới sự lãnh đạo của Đảng ta. Địch ra sức chia rẽ các giai cấp, nhưng tất cả các giai cấp cách m ạng đ ều đoàn kết kháng chiến. địch ra sức chia rẽ các dân tộc, nh ất là đối v ới các dân tộc thiểu số, nhưng tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều đoàn kết kháng chiến. Địch ra sức chia rẽ các tôn giáo , nh ưng h ầu hết các tôn giáo đều đoàn kết kháng chiến. Địch ra sức chia r ẽ Nam B ắc, lập ra “xứ Nam kì tự trị”, nhưng Nam Bắc càng đoàn kết nh ư an hem, cùng kiên quyết kháng chiến tới cùng. mặt trận dân tộc thống nhất ngày càng được mở rộng và củng cố trong quá trình kháng chiến, nhất là sau khi Việt Minh và Liên việt được thống nhất lại. Mặt trận đó lấy liên minh công nông làm nền tảng, do đó đảm bảo được tinh thần kiên quyết kháng chiến cho đến thắng lợi. 3. Kết luận. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, hiệp định Giơnevơ được kí kết với những hạn chế nhất định, nhưng nó đã góp phần chứng minh đường lối kháng chiến của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn. “Một dân tộc chiến đấu cho chính nghĩa, cho độc lập và sinh thì dù là một dân tộc nhược tiểu cũng hoàn toàn co khả năng dể chiến thắng quân đội tối tân của một nước đế quốc chủ nghĩa. Và nếu dân tộc đó cóa đảng tiên phong của gia cáp công nhân lãnh đạo, có một quân đội nhân dân anh dũng, có một mặt trận dân tộc thống nhất vững chắc và rộng rãi, có một chính quyền dân chủ thực sự của nhân dân, lại đoàn kết chặt chẽ với phong trào hòa bình dân chủ thế giới thì nhất định thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh của mình”. TÀI LIỆU THAM KHẢO
  15. Hồ Chí Minh-Lê Duẩn-Trường Chinh-Võ Nguyên Giáp-Nguyễn Chí Thanh-Văn Tiến Dũng-Song Hào, Bàn về chiến tranh nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân, 1966, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội; Hồ Chí Minh toàn tập, T4, 1994, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Trường Chinh, Kháng chiến nhất định thắng lợi, 1967, Nxb Sự Thật, Hà Nội; Võ Nguyên Giáp, Chiến tranh nhân dân và quốc phòng toàn dân, 1959 Nxb Sự Thật, Hà Nội;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2