Đào tạo theo hệ thống tín chỉ và vấn đề liên thông của văn bằng tú tài cộng hai năm của quốc tế sang cao đẳng Việt Nam
lượt xem 2
download
Bài viết Đào tạo theo hệ thống tín chỉ và vấn đề liên thông của văn bằng tú tài cộng hai năm của quốc tế sang cao đẳng Việt Nam được nghiên cứu nhằm mục đích nêu lên tính hợp lý và hợp xu thế khi cho phép các văn bằng tú tài cộng hai năm của các chương trình quốc tế liên thông sang văn bằng cao đẳng Việt Nam trong bối cảnh giáo dục Việt Nam chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đào tạo theo hệ thống tín chỉ và vấn đề liên thông của văn bằng tú tài cộng hai năm của quốc tế sang cao đẳng Việt Nam
- BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ VÀ VẤN ĐỀ LIÊN THÔNG CỦA VĂN BẰNG TÚ TÀI CỘNG HAI NĂM CỦA QUỐC TẾ SANG CAO ĐẲNG VIỆT NAM Võ Minh Thái1 Trường Đại học Hoa Sen Bài viết nhằm mục đích nêu lên tính hợp lý và hợp xu thế khi cho phép các văn bằng tú tài cộng hai năm của các chương trình quốc tế liên thông sang văn bằng cao đẳng Việt Nam trong bối cảnh giáo dục Việt Nam chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Đồng thời điểm qua các lợi ích dễ nhận thấy nhất của học chế tín chỉ và mô tả sâu hơn lợi ích của nó trong việc liên thông (giữa các bậc học, giữa các trường). Kinh nghiệm của trường Đại học Hoa Sen (ĐHHS) trong việc liên thông các văn bằng của trường với các trường đối tác nước ngoài sẽ minh họa cho tính linh hoạt của tín chỉ mà vẫn bảo đảm tính đặc thù, nhất quán và chất lượng của các chương trình, các bậc học khác nhau của các trường. Cuối cùng, cơ sở cho việc kiến nghị cho phép các văn bằng tú tài cộng hai năm của quốc tế liên thông sang văn bằng cao đẳng Việt Nam dựa trên tính hợp lý và chặt chẽ trong phạm vị học chế tín chỉ, quá trình thực hiện đã từ khá lâu việc liên thông văn bằng giữa các nước trên thế giới xét theo tín chỉ, và kinh nghiệm tốt đẹp trong việc thực hiện liên thông từ văn bằng của Việt Nam sang các văn bằng quốc tế. 1. Tín chỉ và lợi ích của nó: Người ta có thể nhìn nhận các lợi ích (cũng như các bất lợi) của tín chỉ từ nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, các lợi ích nổi bật nhất là: - Sự linh hoạt: tín chỉ như là một đơn vị để đánh giá thành quả học tập của sinh viên và vì thế dựa trên đó, dễ dàng tạo điều kiện cho sinh viên học tiếp sau khi nghỉ giữa chừng, liên thông, chuyển ngành, chuyển trường… - Hiệu quả trong đảm bảo chất lượng: vì việc quy về tín chỉ như là một đơn vị của hoạt động giảng dạy và học tập khá đơn giản nên công tác đảm bảo 1 Trợ lý Hiệu trưởng 98
- HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ chất lượng, nếu nhắm vào các đơn vị tín chỉ như vậy, sẽ rất rõ ràng, hiệu quả và dễ đo lường. - Hiệu quả trong quản lý: khái niệm tín chỉ có tính chất minh bạch, dễ áp dụng, dễ diễn giải, vì thế rất tiện trong công tác quản lý giảng dạy (phân công công việc, tính toán khối lượng giảng dạy, kết quả học tập…) và tài chính (phân bổ kinh phí, tính toán hiệu suất đầu tư…). - Hiệu quả trong quan hệ công chúng: việc đo bằng tín chỉ rất dễ hiểu với công chúng, người ta dễ dàng quy ra được thời gian cần đầu tư, ngân sách cho việc học, so sánh mức học phí… 2. Tín chỉ và liên thông: Như vậy mục đích quan trọng của việc đưa vào học chế tín chỉ là tạo sự linh hoạt trong việc học cho sinh viên về thời gian lẫn môn học, nơi chốn, qua đó kết nối được các khoa, các trường với nhau. Nhờ tín chỉ, sinh viên có thể: học các môn ở các khoa khác nhau trong một trường, học nhiều trường trong một nước, học nhiều trường ở các nước khác nhau, tạm dừng việc học để đi làm hoặc cho một mục đích khác và sau đó tiếp tục học, cuối cùng vẫn đi đến một bằng cấp đã hoạch định trước. Về tổng thể thì mỗi trường có triết lý, mục tiêu đào tạo khác nhau, cách kết cấu chương trình trong cùng một ngành cũng khác nhau nhưng cách xét theo tín chỉ giúp mở rộng cửa cho sinh viên đến từ những trường khác. Vì tuy tổng thể chương trình có thể khác nhưng vẫn có thể xét tương đương những môn liên quan, phần khối lượng kiến thức liên quan. Khối lượng kiến thức và kỹ năng tính theo hệ thống chuyển đổi tín chỉ Châu Âu (ECTS) chẳng hạn, có tham vọng kết nối tất cả các trường ở Châu Âu tham gia đăng ký vào khối này, tạo sự cơ động, kết nối “phẳng” giữa giảng viên, sinh viên của những trường đó, tạo điều kiện chuyển đổi tín chỉ (công nhận kết quả học tập giữa các trường) cho những văn bằng nằm trong hệ thống đó. Một mặt nào đó, thống nhất đơn vị tín chỉ này giống như thống nhất đồng tiền chung Châu Âu vậy. Tất nhiên là kinh tế và đặc thù văn hóa của mỗi nước vẫn khác nhau, đồng tiền chung Châu Âu là một phương tiện kết dính. ECTS cũng vậy, nó không có ý định so sánh, đánh đồng các trường tham gia vào cùng một hệ quy chiếu mà chỉ mong muốn kết nối được các trường với nhau, tạo được cộng hưởng tốt từ sự trao đổi học thuật, trao đổi 99
- BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM giảng viên, sinh viên. Sinh viên đặc biệt có lợi vì mở rộng được kinh nghiệm học tập và kinh nghiệm sống khi qua nhiều nước khác nhau. Việc thống nhất một hệ thống chuyển đổi tín chỉ Châu Âu như vậy góp phần tạo nên một “thế giới phẳng” trong giáo dục đại học (hoặc đó cũng có thể là hệ quả của thế giới phẳng). Khi xét theo đơn vị tín chỉ như vậy thì người ta xóa đi được những tranh luận về sự khác nhau trong triết lý đào tạo giữa các bậc học khác nhau, ranh giới khó vượt qua nhất cho việc học “liên thông” của sinh viên. Tất nhiên, tín chỉ không xóa hẳn được ranh giới đó nhưng nó là một cây cầu. Chỉ trong nước Mỹ, cách tính một đơn vị tín chỉ giữa các bang cũng khác nhau. Tuy vậy, khi xét cho sinh viên chuyển trường học tiếp hoặc chuyển từ cao đẳng lên đại học người ta chỉ cần so sánh cách tính một đơn vị tín chỉ mà không đặt trọng tâm vào việc triết lý và thứ bậc của trường kia như thế nào, vì việc đó, một phần lớn, đã thể hiện trong cách tính một tín chỉ (cách tính một tín chỉ có thể khá công phu và chi tiết, thể hiện nhiều mặt, xin tham khảo cách tính đơn vị tín chỉ của Châu âu). Ở Châu Âu, việc liên thông giữa các bậc học vẫn có từ trước đến nay, tuy rằng mỗi nước có hệ thống giáo dục và các cách liên thông của những bậc học khác nhau. Việc tham gia vào tiến trình Bologna cùng với hệ thống ECTS của Châu Âu đang giúp việc liên thông giữa các bậc học và giữa các nước trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Trước kia, để so sánh và liên thông giữa các bậc học (thể hiện qua hệ thống văn bằng) của các nước, thường thì Bộ trưởng Giáo dục của hai nước ký một thỏa ước song phương để công nhận tương đương các văn bằng và cho “liên thông” (ví dụ văn bằng DEA, DESS của Pháp được công nhận để làm tiến sĩ ở Đức và ngược lại văn bằng Diplom của Đức được công nhận để làm tiến sĩ ở Pháp). Ngày nay thì giữa các nước đã tham gia tiến trình Bologna và ECTS thì việc xét liên thông, học tiếp chỉ cần dựa trên số tín chỉ. 3. Kinh nghiệm liên thông dựa vào tín chỉ của trường ĐHHS Trường ĐHHS đã thực hiện “liên thông” theo cách đánh giá tín chỉ với các trường nước ngoài. Trong hệ Kỹ thuật viên (KTV) của ĐHHS, các chương trình đồ họa và mạng máy tính được công nhận những tín chỉ tương đương với trường Lake Washington Technical College (LWTC) ở bang Washington, Mỹ và đã có sinh viên của hệ KTV Hoa Sen theo học tiếp lấy bằng cao đẳng của 100
- HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ trường LWTC. Việc công nhận các tín chỉ tương đương này đã dựa trên việc đánh giá đề cương môn học, xem xét cách giảng dạy, thảo luận, dự giờ từ trường LWTC. Các chương trình đào tạo cử nhân của đối tác nước ngoài như của United Business Institute (UBI) của vương quốc Bỉ cũng công nhận các tín chỉ của hệ KTV Hoa Sen và nhận các học viên đã có bằng KTV Hoa Sen và kinh nghiệm làm việc để học tiếp 2 năm trong chương trình UBI lấy bằng cử nhân. Việc liên thông ngang bậc dựa vào tín chỉ cũng được ĐHHS thực hiện với các trường nước ngoài như Curtin University và Deakin University của Úc. Sinh viên đang học tại ĐHHS cũng lấy các tín chỉ tương đương tại Suffolk University, Mỹ và quay lại hoàn tất văn bằng tại ĐHHS. Tất cả các thỏa thuận liên thông và công nhận tín chỉ mà ĐHHS đã thực hiện với các trường nước ngoài đều dựa trên việc đánh giá tín chỉ, hoàn toàn không dựa trên bậc học. Việc sinh viên học bậc học nào không quan trọng mà quan trọng là số tín chỉ được tính như thế nào (bao nhiêu giờ học, giờ thực hành, phương pháp giảng dạy, cách đánh giá, kiến thức, kỹ năng mà sinh viên có được thông qua môn học…). ĐHHS không khó khăn khi làm việc với các trường bạn trên phương diện này. Như trên đã nêu, việc đánh giá liên thông dựa trên tín chỉ đã xóa đi quan niệm cao thấp không vượt qua được giữa các bậc học. Các trường đối tác với ĐHHS đều là những trường có uy tín, kiểm soát chất lượng rất chặt chẽ và cũng nằm trong một hệ thống thứ bậc giáo dục rõ ràng ở nước họ. Thế nhưng ĐHHS cũng ngạc nhiên thú vị thông qua kinh nghiệm làm việc với họ rằng việc đánh giá thực chất được “đầu ra”, có nghĩa là đánh giá được những kiến thức và kỹ năng mà sinh viên có sau khi học, thông qua việc đánh giá từng tín chỉ mới là quan trọng, chứ họ không quan tâm nhiều đến bậc học. Tốt nghiệp ở bậc học cao hơn, ít nhất là từ bậc cử nhân trở xuống, có nghĩa là sinh viên có nhiều kiến thức, kỹ năng hơn, đo bằng lượng tín chỉ. Và từ bậc học thấp hơn (đo bằng số lượng tín chỉ ít hơn), thì đơn giản là sinh viên phải bổ sung thêm một khối lượng kiến thức, kỹ năng còn thiếu (đo bằng lượng tín chỉ cần bổ sung) để có một bằng cấp cao hơn. Việc liên thông từ các chương trình KTV (2 năm) của ĐHHS với các đại học ngoài nước trở nên dễ dàng nếu thực chất “đầu ra” được chứng minh qua tín chỉ. 101
- BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 4. Kiến nghị Như các phần trên đã nêu, vì xu hướng dựa trên tín chỉ đang phát triển rất mạnh ở các nước và việc tạo sự linh động trong học tập của sinh viên thông qua đó cũng rất lớn, trong đó có việc liên thông, nên việc liên thông từ các văn bằng của Việt Nam lên các văn bằng cao hơn của nước ngoài là rất dễ thực hiện về mặt nguyên tắc, có nghĩa là chỉ cần chứng minh được thực chất “đầu ra” của văn bằng đó. Việc liên thông của các văn bằng của nước ngoài lên các văn bằng cao hơn của Việt Nam lại gặp khó khăn (hiện tại chưa vượt qua được đối với bậc cao đẳng, cử nhân) vì yếu tố đánh giá “đầu vào” qua kỳ thi tuyển quốc gia. Xu thế chung là đánh giá theo hệ tín chỉ, mà hệ tín chỉ thì chỉ quan tâm đến “đầu ra”, đến thành quả cuối cùng của mỗi bậc học để xét học thêm bao nhiêu nữa để hoàn tất một bậc học cao hơn. Việc đánh giá như vậy là hợp lý và hợp xu thế hội nhập. Chúng tôi kiến nghị cùng với việc đưa vào học chế tín chỉ ở Việt Nam thì việc xét liên thông từ các văn bằng bậc thấp hơn của các chương trình quốc tế (tú tài cộng 2 năm) lên các văn bằng bậc cao hơn của Việt Nam (cao đẳng, cử nhân) cũng dựa trên cách đánh giá tín chỉ. Làm như vậy sẽ tạo sự nhất quán trong việc đưa hệ thống tín chỉ vào Việt Nam, tạo sự linh hoạt, có lợi cho sinh viên và sự hội nhập nhanh chóng của Việt Nam vào nền giáo dục của thế giới. 102
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở Học viện Ngân hàng - Phân viện Phú Yên trong quá trình chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ
11 p | 125 | 16
-
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy, học và nghiên cứu khoa học trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ
8 p | 141 | 15
-
Kỉ yếu hội thảo khoa học: Thực tiễn triển khai thí điểm công tác đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội
91 p | 90 | 11
-
Những hiểu biết và thái độ của sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội đối với việc áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ
9 p | 94 | 6
-
Một số vấn đề lí luận về năng lực tự quản lí quá trình đào tạo của giảng viên đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ
6 p | 40 | 4
-
Tổng quan về đào tạo theo hệ thống tín chỉ
8 p | 71 | 4
-
Xây dựng chuẩn đầu ra dưới tác dụng đào tạo theo hệ thống tín chỉ của trường Đại học Lạc Hồng
13 p | 60 | 4
-
Những bất cập trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Việt Nam
7 p | 67 | 4
-
Bài học kinh nghiệm qua 4 năm thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Khoa Giáo dục Mầm non Trường Đại học Hải Phòng
6 p | 88 | 4
-
Phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ và những yêu cầu đối với cố vấn học tập
4 p | 29 | 4
-
Các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo theo hệ thống tín chỉ đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp
13 p | 19 | 3
-
Quan điểm người học là trung tâm và vai trò của người thầy trong phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ
4 p | 52 | 3
-
Một số biện pháp quản lí chất lượng đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường Cao đẳng Thống kê II
3 p | 6 | 3
-
Vai trò của đội ngũ cố vấn học tập trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở các trường Đại học, Cao đẳng
4 p | 22 | 2
-
Giải pháp đặc thù trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ của các học viện, trường đại học công an nhân dân
5 p | 26 | 2
-
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ bài toán khó giải cho các trường cao đẳng và đại học địa phương
10 p | 8 | 2
-
Vai trò và nhiệm vụ của giảng viên trong phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ
7 p | 56 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn