" MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO<br />
Ở HỌC VIỆN NGÂN HÀNG -PHÂN VIỆN PHÚ YÊN TRONG QUÁ<br />
TRÌNH CHUYỂN SANG ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ "<br />
<br />
NGUYỄN QUỐC LẬP<br />
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG-PHÂN VIỆN PHÚ YÊN<br />
<br />
Chất lượng đào tạo là một nội dung cơ bản thể hiện uy tín và quyết định sự<br />
tồn tại, phát triển của một nền giáo dục một cơ sở đào tạo. Nhằm phát triển nền<br />
giáo dục Đại học Việt Nam, phục vụ tốt cho đẩy mạnh công nghiệp hóa -hiện đại<br />
hóa và hội nhập quốc tế, ngày 2/11/2005, Chính phủ ra Nghị quyết số<br />
14/2005/NQ về Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Đại học Việt Nam giai<br />
đoạn 2006-2020. Thực hiện Nghị quyết nói trên của Chính phủ, Bộ Giáo dục &<br />
Đào tạo đã ban hành "Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo<br />
hệ thống Tín chỉ " kèm theo Quyết định số 43/2007-QĐ-BGDĐT ngày<br />
15/8/2007 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục & đào tạo .<br />
Từ năm học 2008-2009 đào tạo theo hệ thống Tín chỉ được triển khai<br />
trong tất cả các Trường Đại học và Cao đẳng toàn quốc ; việc thực hiện đào tạo<br />
theo hệ thống Tín chỉ đối với giáo dục Đại học là một tất yếu trong quá trình hội<br />
nhập quốc tế. Tuy vậy, đây cũng là một quá trình có nhiều nội dung còn mới mẻ<br />
trong quá trình giáo dục Đại học ở nước ta, mặc dù đã có sự thử nghiệm ở một số<br />
Trường Đại học trong thời gian qua.<br />
Từ đào tạo theo niên chế chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ là cả<br />
một quá trình phức tạp, cần có thời gian kiểm chứng. Nó đòi hỏi hàng loạt nội<br />
dung cần phải đổi mới và đổi mới một cách đồng bộ, toàn diện. Đó là :<br />
-Đổi mới mô hình quản lý đào tạo.<br />
-Đổi mới chương trình đào tạo.<br />
-Đổi mới giáo trình tất cả các môn học.<br />
-Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làm trọng<br />
tâm.<br />
-Đổi mới việc hướng dẫn kiểm tra , thi học phần ; đánh giá việc tự học, tự<br />
nghiên cứu và kết quả học tập của sinh viên khi áp dụng hệ thống tín chỉ.<br />
-Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ tốt cho tổ chức đào tạo.<br />
-Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy có chất lượng cao.<br />
-Xây dựng cơ sở vật chất theo hướng hiện đại trong đó các phương tiện<br />
hiện đại phục vụ giảng dạy-học tập được chú trọng và mang yếu tố quan trọng.<br />
Trong thời gian qua, Học viện Ngân hàng đã triển khai và bước đầu đạt<br />
được những kết quả khả quan trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ.<br />
<br />
Học viện Ngân hàng - Phân viện Phú Yên là một cơ sở đào tạo thuộc Học<br />
viện Ngân hàng đang quá trình chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở giai<br />
đoạn bước đầu và nhiều yếu tố , điều kiện để áp dụng đào tạo theo hệ thống tín<br />
<br />
1<br />
chỉ chưa hình thành. Tuy nhiên trong xu thế của đổi mới, để nâng cao chất lượng<br />
đào tạo, Phân viện Phú Yên đòi hỏi phải thực hiện từng bước quá trình đào tạo<br />
theo hệ thống tín chỉ đối với giáo dục Đại học và trong tương lai có thể cho cả<br />
giáo dục Trung cấp chuyên nghiệp.<br />
Trong bài viết này , chúng tôi xin đề cập đến một số yếu tố nhằm nâng cao<br />
chất lượng đào tạo trong tiến trình chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ,<br />
trong đó yếu tố xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy và đối mới phương pháp dạy<br />
học được xem như là yếu tố hết sức quan trọng, có tính chất quyết định.<br />
1-THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN<br />
TRONG NHỮNG NĂM QUA.<br />
1.1/Những thành tựu đạt được :<br />
1.1.1-Chất lượng đội ngũ giảng viên và chất lượng dạy học.<br />
Nhằm thực hiện đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo trong những<br />
năm qua Phân viện Phú Yên đã có nhiều giải pháp để tăng cường số lượng và<br />
nâng cao trình độ chuyên môn cũng như hiệu quả dạy học của đội ngũ giáo viên.<br />
Có thể nói từ sau năm 2005 đến nay số lượng giáo viên và trình độ chuyên<br />
môn của đội ngũ giáo viên được nâng cao. Đến 2009 cơ cấu trình độ chuyên môn<br />
ở các Khoa và Bộ môn đã có sự phát triển tốt, thể hiện qua số giáo viên có trình<br />
độ sau Đại học và đang học sau Đại học.<br />
<br />
TỔNG SỐ GIÁO TỶ LỆ SAU ĐẠI HỌC VÀ ĐANG<br />
CÁC KHOA VÀ BỘ MÔN<br />
VIÊN HỌC SAU ĐẠI HỌC<br />
01. Khoa Ngân hàng 11 72,7%<br />
02. Khoa Tài chính 08 50,0%<br />
03. Khoa Kế toán -Kiểm toán 11 54,6%<br />
04. Bộ môn chính trị 08 75,0%<br />
05. Bộ môn cơ bản 06 66,7%<br />
44 B/Q chung : 65,9%<br />
<br />
Nếu tính cả trong đội ngũ cán bộ quản lý các phòng có giáo viên kiêm<br />
chức đã tốt nghiệp Thạc sĩ và đang học Cao học & NCS thì tổng số là 31giáo<br />
viên - chiếm tỷ lệ : 70,45% (không tính 3 Thạc sĩ chuyển đi năm 2008) trong<br />
tổng số giáo viên<br />
Trong thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đã có nhiều giáo viên thực<br />
hiện phương pháp nêu vấn đề theo hướng tích cực hóa quá trình học tập của<br />
HSSV sử dụng khá hợp lý các phương tiện giảng hiện đại (Phần lớn là giáo viên<br />
trẻ). Về cơ bản đã chấm dứt tình trạng thầy đọc trò ghi. Hình thức kiểm tra đánh<br />
giá kết quả học tập của HSSV đã có những thay đổi rõ rệt; thực hiện Ngân hàng<br />
đề thi, mỗi đề thi ra theo hình thức trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp giữa tự<br />
luận với trắc nghiệm khách quan. Thực hiện nghiêm túc quy chế thi. Do vậy đã<br />
đánh giá chính xác hơn kiến thức của HSSV, hạn chế tình trạng quay cóp , tài<br />
liệu phục vụ học tập được quan tâm chú ý. Nhiều giáo viên các Khoa, Bộ môn<br />
<br />
2<br />
được các Trường Đại học Cao đẳng trong khu vực thỉnh giảng như Đại học Nha<br />
Trang, Cao đẳng Công nghiệp, Cao đẳng xây dựng số 3 …nên đã có ít nhiều<br />
kinh nghiệm tốt.<br />
Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được nhiều giáo viên quan tâm và có<br />
nhiều bài được đăng trên Tạp chí của Học viện, Tạp chí ngành Ngân hàng và các<br />
Tạp chí khác, chính điều đó đã tạo điều kiện tốt cho giảng viên thực hiện tốt<br />
nhiệm vụ giảng dạy.<br />
Phân viện thường xuyên tổ chức Hội giảng hàng năm và tha gia Hội giảng<br />
khối các Trường chuyên nghiệp Tỉnh và đạt các giải cao (nhất, nhì, ba cá nhân và<br />
tập thể). Qua hội giảng những giáo viên tham gia đã có thêm nhiều kinh nghiệm<br />
tốt trong dạy học .<br />
Nhìn chung chất lượng giảng dạy của đa số giảng viên được nâng lên ,<br />
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy mang tính phổ biến.<br />
1.1.2/Đối với học sinh- sinh viên :<br />
Các khóa , các lớp đã có nhiều cố gắng trong việc tiếp cận với môi trường<br />
chuyên nghiệp cải tiến phương pháp học để đạt kết quả tốt. Nhiều lớp , trong đó<br />
chủ yếu là những lớp Cao đẳng chính quy, Liên thông Cao đẳng có tỷ lệ học tập<br />
khá, giỏi cao đạt từ 32% đến gần 53% giảm tỷ lệ yếu kém . Các lớp Liên thông<br />
Cao đẳng không có sinh viên yếu.<br />
Ở nhiều lớp đã xuất hiện phương pháp học nhóm có hiệu quả; học tập<br />
thông qua tìm kiếm thông tin qua các Website có liên quan đến nội dung học tập<br />
dần lan rộng.<br />
1.1.3/ Các điều kiện vật chất như Hội trường học, các phương tiện hiện<br />
đại phục vụ giảng dạy được Phân viện quan tâm và ngày càng được tăng lên,<br />
phục vụ tương đối kịp thời, có hiệu quả cho công tác đào tạo.<br />
1.2-Những tồn tại, nhược điểm :<br />
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được , công tác giảng dạy và học tập vẫn<br />
còn những bất cập, hạn chế.<br />
1.2.1/ Trước hết đó là đội ngũ cán bộ giảng dạy: Vẫn còn thiếu nhiều về số<br />
lượng và chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới và phát triển cả hiện<br />
tại và trong tương lai gần. Giáo viên chủ yếu có trình độ là Thạc sĩ chưa nhiều và<br />
chưa có giáo viên tốt nghiệp NCS có bằng Tiến sĩ, hầu hết được đào tạo trong<br />
nước. Những năm gần đây (từ 2007 đến nay) đã có 4 Thạc sĩ đã chuyển ra thực<br />
tế do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc tuyển dụng giảng viên gặp nhiều khó<br />
khăn chưa đạt chỉ tiêu hàng năm.<br />
Việc đổi mới phương pháp dạy học đã được triển khai những năm qua,<br />
nhưng chưa tạo được tính đồng bộ và thực hiện chưa triệt để ở tất cả các Khoa ,<br />
Bộ môn , tất cả giáo viên. Một số giáo viên sử dụng phương pháp truyền thống<br />
thuyết trình độc thoại là chủ yếu. Cách thức giảng còn thiên về lý luận , thiếu<br />
thực tiễn, chưa tìm ra và áp dụng những phương thức giúp HSSV chủ động hơn<br />
trong tiếp thu kiến thức, sử dụng kiến thức lĩnh hội được để phân tích, luân giải<br />
<br />
3<br />
các vấn đề trong cuộc sống, trong hoạt động ngành, phần lớn HSSV thiếu tính tư<br />
duy chủ động, sáng tạo.<br />
Khả năng phân tích , luận giải các vấn đề về nội dung của giáo viên có lúc<br />
chưa sâu, nặng về trình bày nội dung có trong giáo trình; thiếu ví dụ thực tiễn,<br />
trong đó có thực tiễn rất sôi động của ngành Ngân hàng nhưng ít được đề cập.<br />
Những điều đó đã làm cho HSSV thiếu sự hăng say trong học tập, ít quan<br />
tâm đến môn học, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và kết quả giảng dạy.<br />
1.2.2/ Về người học : Phần lớn sinh viên không đọc tài liệu hoặc đọc rất ít<br />
tài liệu tham khảo theo hướng dẫn của giáo viên lên lớp, học chỉ cần “nói lại”<br />
những điều thầy đã nói, giáo trình viết , học thuộc lòng những nội dung chính.<br />
Ý thức học tập của nhiều học sinh sinh viên kém. Nhiều em không xác<br />
định rõ ràng mục tiêu của việc học. Theo điều tra mới đây ở 1 số lớp Trung cấp<br />
chính quy thì: (Điều tra trong 100 học sinh)<br />
<br />
TIÊU THỨC TỶ LỆ<br />
- Học để chờ thời cơ thi lại 2,25%<br />
- Học do sức ép gia đình bắt buộc 17,98%<br />
- Học vì lý do khác 41,57%<br />
- Học trúng nguyện vọng 38,2%<br />
<br />
<br />
Trong các lớp Cao đẳng chính quy và Đại học VLVH cũng xảy ra tương<br />
tự, song tỷ lệ học đúng nguyện vọng cao hơn, chiếm khoảng từ 70 đến 80%.<br />
Thời gian dành cho tự nghiên cứu sau giờ lên lớp chưa được HSSV tận<br />
dụng triệt để , lãng phí thời gian nhiều vào các hoạt động khác.<br />
Mục đích học tập của sinh viên còn mang nặng tính thi cử, trả nợ xong<br />
môn học, ở một số môn học nhất là những môn Lý luận chính trị sinh viên tỏ ra<br />
thiếu hào hứng, nhiều sinh viên tỏ ra thờ ơ, chán học những môn này.<br />
-HSSV chưa tìm ra được những phương pháp học phù hợp, vẫn còn quen<br />
với cách học ở phổ thông Trung học là học thuộc lòng, trong khi nội dung môn<br />
học khá lớn nên không theo kịp.<br />
Học theo nhóm và học trên mạng Internet được xem là những phương<br />
pháp học có nhiều ưu điểm những cũng rất ít HSSV áp dụng.<br />
1.2.3/ Về chương trình đào tạo đã được cải tiến, giáo trình đã được biên<br />
soạn chỉnh sửa đổi mới về nội dung, nhưng nội dung vẫn còn những vấn đề chưa<br />
đáp ứng được yêu cầu thực tiễn , yêu cầu của người học.<br />
1.2.4/ Về cơ sở vật chất: Mặc dù trong những năm qua nhờ sự giúp đỡ của<br />
Học viện qua sự cố gắng của chúng ta, đã tạo nên những bước đột phá mới trong<br />
xây dựng Hội trường, Thư viện , phương tiện giảng dạy hiện đại, nhưng vẫn<br />
chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu đổi mới chất lượng đào tạo; trong đó có sự<br />
đáp ứng đối với đổi mới phương pháp giảng dạy.<br />
<br />
4<br />
Để khắc phục những hạn chế , nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học ở<br />
HVNH-Phân viện Phú Yên trong quá trình chuyển sang đào tạo theo học chế tín<br />
chỉ , chúng tôi đề xuất một số giải pháp chủ yếu sau :<br />
2-Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ở HVNH-Phân viện<br />
Phú Yên trong quá trình chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ.<br />
2.1/ Mục tiêu, định hướng phát triển của HVNH-Phân viện Phú Yên :<br />
Ngay từ những năm đầu khi chuyển sang mô hình hoạt động mới Học viện<br />
Ngân hàng-Phân viện Phú Yên (1998) đã đặt quyết tâm xây dựng và phát triển<br />
Phân viện trở thành cơ sở đào tạo nhiều bậc học từ Trung cấp chính quy đến Đại<br />
học chính quy có uy tín ở khu vực miền Trung -Tây nguyên.<br />
Mục tiêu được xác định rõ trong các Nghị quyết Đại hội Đảng những năm<br />
từ 2000 đến nay đều chỉ rõ : Từ năm 2005 sẽ bắt đầu đề nghị Học viện cho phép<br />
đào tạo Cao đẳng chính quy và đến năm 2010 sẽ đào tạo lớp đầu tiên của Đại<br />
học chính quy với số lượng khoảng 100 sinh viên và tăng dần số lượng cho<br />
những năm tiếp theo.<br />
Trên tinh thần Nghị quyết đó, Học viện Ngân hàng -Phân viện Phú Yên<br />
những năm qua, nhất là từ năm 2005 trở lại đây đã tích cực chủ động thực hiện<br />
dần các yếu tố để đạt chuẩn mực đào tạo hệ Cao đẳng và Đại học chính quy.<br />
Trong đó nhiệm vụ cơ bản là xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy tăng về số<br />
lượng, nâng cao trình độ và chất lượng chuyên môn là yếu tố trọng tâm mang<br />
tính quyết định.<br />
2.2/ Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trong quá trình<br />
chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ.<br />
2.2.1-Nâng cao hơn nữa nhận thức của giáo viên về vị trí vai trò, đạo<br />
đức của người giáo viên trong tiến trình thực hiện nhiệm vu đào tạo theo hệ<br />
thống tín chỉ.<br />
Giá trị xã hội của mỗi con người không phải được thể hiện ở số lượng tài<br />
sản vật chất mà người đó sở hữu; mà nó được đo bằng sự cống hiến về giá trị vật<br />
chất và tinh thần mà người đó đã cống hiến cho cộng đồng, xã hội. Ngày nay<br />
trong tiến trình phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập<br />
kinh tế quốc tế; đã có nhiều tác động tiêu cực đến tâm tư, tình cảm của đội ngũ<br />
giáo viên nói chung, giáo viên các Trường chuyên nghiệp nói riêng, trong đó có<br />
giáo viên của HVNH-Phân viện Phú Yên. Mặc dù đa phần giáo viên đều rất yên<br />
tâm công tác , tận tụy với nghề giáo nhưng trước khó khăn của cuộc sống gia<br />
đình, sự so sánh về thu nhập của giáo viên có sự chênh lệch lớn, đã ít nhiều làm<br />
cho tâm tư tình cảm yêu ngành của số ít giáo viên giảm sút.<br />
Việc tăng cường giáo dục đạo đức nhà giáo trong điều kiện hiện nay là rất<br />
cần thiết và luôn phải coi trọng.<br />
Chúng ta đang thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương<br />
đạo đức Hồ Chí Minh “ Thực hiện cuộc vận động “Hai không “ với 4 nội dung<br />
Triển khai thực hiện quy định về đạo đức nhà giáo ban hành kèm theo Quyết<br />
<br />
5<br />
định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào<br />
tạo ; trong đó chú trọng phẩm chất chính trị -đạo đức nghề nghiệp.<br />
Triển khai thực hiện nghiêm túc những nội dung trên đây bằng nhiều<br />
phương pháp hình thức phù hợp. Thông qua sự kết hợp chặt chẽ giữa chính<br />
quyền , Công đoàn cơ sở và Đoàn TNCS dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ sẽ tạo ra<br />
sự chuyển biến mạnh mẽ về phẩm chất chính trị và đạo đức của CBGV nói<br />
chung, đội ngũ giáo viên nói riêng, nhằm giảm bớt những hạn chế tiêu cực trong<br />
quá trình đào tạo.<br />
Ý thức tự giác, vượt khó vươn lên mang tính tự chủ sáng tạo của mỗi<br />
CBGV, thầy cô giáo được xem là động lực chủ yếu và quyết định cho sự thành<br />
công của công tác đào tạo.<br />
2.2.2/ Tăng cường về số lượng, nâng cao chất lượng chuyên môn của<br />
đội ngũ giảng viên :<br />
Đội ngũ giáo viên hiện nay ở Phân viện như đã trình bày trên vẫn còn<br />
thiếu so với nhu cầu đào tạo trong tương lai, trong đó đặc biệt thiếu những giáo<br />
viên chuyên ngành giỏi và những giảng viên có năng lực giảng dạy Đại học, Cao<br />
đẳng chính quy theo tiêu chuẩn của Bộ GDĐT. Việc xây dựng được một đội ngũ<br />
giảng viên có chất lượng cao là cả một quá trình lâu dài và phức tạp. Đến 2015<br />
tối thiểu Phân viện phải có từ 100 đến 125 GV, trong đó 60% có trình độ sau Đại<br />
học (trong đó có trên 20TS) mới có thể đạt được những yêu cầu cơ bản của đào<br />
tạo Cao đẳng và Đại học chính quy có quy mô từ 400 SV đến 500 SV.<br />
Cần có sự lựa chọn những giáo viên trẻ tốt nghiệp Thạc sĩ có kết quả tốt<br />
tiếp tục NCS trong nước, ngoài nước và trong tương lai gần tăng nhanh số lượng<br />
NCS và tốt nghiệp có bằng Tiến sĩ. Muốn đạt được điều đó cần có sự hỗ trợ tích<br />
cực về nhiều mặt tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ tài chính từ phía Học viện,<br />
Phân viện và sự nổ lực của cả những thầy cô giáo được lựa chọn.<br />
Bên cạnh đó cần xúc tiến các phương pháp phù hợp để tiếp cận và tuyển<br />
dụng cho được giảng viên theo kế hoạch tuyển dụng hàng năm, phù hợp cơ cấu<br />
môn học, chuyên ngành đào tạo . Việc tuyển dụng không chỉ bó hẹp từ các<br />
Trường Đại học phía nam mà ở các Trường Đại học toàn quốc.<br />
Học viện Ngân hàng Hà Nội có thể tuyển chọn và giới thiệu những sinh<br />
viên tốt nghiệp tại Học viện đủ tiêu chuẩn vào dự tuyển ở Phú Yên và có thể có<br />
những ưu tiên nhất định cho những sinh viên đủ chuẩn qua tuyển chọn nếu vào<br />
giảng dạy ở Phú Yên như xét nâng lương trước hạn...<br />
Để thực hiện được những vấn đề trên cần phải có chiến lược cán bộ trong<br />
đó chú trọng đến đào tạo bồi dưỡng giảng viên giai đoạn 2010 -2015 và xa hơn<br />
đến 2020.<br />
Việc nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng nghiên cứu khoa học cho<br />
đội ngũ giảng viên là việc làm cấp bách, thường xuyên. Vì vậy mỗi giáo viên cần<br />
có ý thức tự trau dồi, tích lũy kiến thức qua việc tự học , tự nghiên cứu nhằm làm<br />
giàu trí thức phục vụ chuyên môn phải được coi trọng. Bên cạnh đó việc cập<br />
nhật thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, thực hiện tốt kế hoạch đi<br />
6<br />
thực tế ... đóng vai trò hết sức quan trọng , giúp cho giảng viên có thêm nhiều<br />
kiến thức mới phong phú.<br />
2.2.3/ Thực hiện đổi mới sâu rộng, mạnh mẽ phương pháp dạy học ,<br />
phương pháp kiểm tra , đánh giá đối với sinh viên .<br />
Để thực hiện được những nội dung trên, trước hết mỗi giảng viên cần nắm<br />
vững những quy định về đào tạo theo hệ thống Tín chỉ của Bộ Giáo dục & Đào<br />
tạo ban hành. Quy chế đào tạo đại học và Cao đẳng Hệ chính quy theo hệ thống<br />
tín chỉ ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007<br />
của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục &Đào tạo và sự vận dụng của Học viện Ngân hàng.<br />
Giáo viên cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực<br />
hóa hơn nữa quá trình học tập của sinh viên, phải tạo ra được cơ chế buộc sinh<br />
viên phải tham khảo tài liệu , chủ động nắm bắt nội dung môn học một cách sâu<br />
sắc và nhanh.<br />
Chúng ta đều hiểu rằng : Nghề dạy học là một nghề cao quý, là một nghề<br />
hết sức sáng tạo, công cuộc đổi mới phương pháp dạy học sẽ không có kết thúc ,<br />
không có điểm dừng. Đồng thời đổi mới phương pháp dạy học phải mang tính<br />
đồng bộ.<br />
Vận dụng tư tưởng dạy học tích cực lấy người học làm trọng tâm khi tổ<br />
chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ cần phải triển khai đồng bộ các bước :<br />
1-Thiết kế lại chương trình đào tạo<br />
2-Tổ chức lại quá trình đào tạo.<br />
3-Triệt để đổi mới phương pháp dạy học.<br />
Tiến trình nêu trên diễn ra đồng bộ; dạy học lấy người học làm trọng tâm<br />
cần được hiểu một cách toàn diện là mọi người từ nhà quản lý đến giảng<br />
viên,nhân viên; chương trình, giáo trình , cách thức tổ chức hoạt động dạy học và<br />
các điều kiện cơ sở vật chất , thiết bị dạy học ...đều phải hướng vào lợi ích tối đa<br />
của người học.<br />
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, chủ động của sinh<br />
viên cần theo hướng cơ bản sau :<br />
-Đổi mới Phương pháp thuyết giảng.<br />
-Coi trọng các buổi thực hành, thực tế .<br />
Mỗi giảng viên cần chú trọng kỹ thuật giảng dạy trên lớp, được thể hiện<br />
qua năng lực và thực hiện năng lực thuyết giảng có sự lôi cuốn sinh viên; tạo<br />
không khí sôi nổi , thân thiện; say mê cảm hứng với nội dung bài giảng được<br />
trình bày , tạo sự chú ý phấn khởi của sinh viên qua giọng nói truyền cảm lôi<br />
cuốn, thuật ngữ sử dụng chính xác, rõ ràng ở các khái niệm. Luận đề, kỹ năng<br />
thuyết giảng đạt kết quả cao khi hội đủ 4 yếu tố : chính xác, thực tế , hấp dẫn,<br />
thuyết phục.<br />
Đồng thời giảng viên phải phối hợp nhuần nhuyễn, hữu hiệu các phương<br />
tiện giảng dạy hiện đại mà không quá lạm dụng hay phụ thuộc nhiều vào nó.<br />
Cần chú trọng đổi mới phương pháp dạy cách học cho sinh viên theo các<br />
phương pháp chính: ra các loại câu hỏi yêu cầu đánh giá phân tích , cung cấp<br />
7<br />
các câu hỏi với các quan điểm khách quan , giao bài tập tình huống theo chủ đề;<br />
liên hệ và phân tích các tình huống thực tế gắn với nội dung bài học; xem xét vấn<br />
đề nghiên cứu trong mối quan hệ biện chứng với các vấn đề khác có liên quan.<br />
Tập cho sinh viên luôn có tư duy biện chứng , biết phân tích và tổng hợp vấn đề,<br />
học tập sáng tạo, có khả năng thuyết trình.<br />
-Cần triển khai thực hiện rộng rãi phương pháp dạy dựa trên vấn đề và<br />
phương pháp dạy học theo nhóm. Phương pháp dạy học theo nhóm hiện nay<br />
được xem là tiên tiến và áp dụng khá phổ biến ở các Trường Đại học. Tuy nhiên<br />
hiệu quả của nó còn cần phải có thời gian để kiểm nghiệm.<br />
Đây là phương pháp thể hiện tính cộng đồng cao đối với sinh viên và tạo<br />
nhiều hứng khởi cho sinh viên trong quá trình học tập.<br />
Trong việc ứng dụng phương pháp dạy học theo nhóm đòi hỏi vai trò, tính<br />
sáng tạo rất cao của người giáo viên trong kỹ thuật tổ chức, hướng dẫn quản lý ,<br />
đánh giá hoạt động học của mỗi sinh viên trong nhóm, vai trò và năng lực của<br />
nhóm trưởng các nhóm.<br />
-Việc kiểm tra và đánh giá chất lượng sinh viên cần phải thực hiện theo<br />
đúng quy định và nghiêm túc; phải thể hiện sự công tâm .<br />
Kiểm tra đánh giá đối với sinh viên phải kích thích được sự tự kiểm tra<br />
đánh giá kết quả học tập của mình. Như vậy, chúng ta mới đạt được mục tiêu quá<br />
trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.<br />
Qua giảng dạy mỗi giảng viên phải đánh giá được kỹ năng sáng tạo của<br />
sinh viên, từ đó điều chỉnh được việc học của họ. Kết hợp hợp lý kiểm tra<br />
thường xuyên, định kỳ, giữa kỳ, học kỳ, bài tập về nhà, viết tiểu luận , thi vấn<br />
đáp, thi trắc nghiệm.<br />
2.2.4/ Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả chất lượng dạy học<br />
của đội ngũ giảng viên:<br />
Chất lượng giảng dạy không những là cơ sở để đánh giá việc hoàn thành<br />
nhiệm vụ ở mức độ cao nào, của giảng viên mà đồng thời nó là yếu tố quan trọng<br />
nhất để đánh giá vai trò và tác dụng của giảng viên đó trong mỗi Khoa, Bộ môn<br />
và trong toàn đội ngũ cán bộ giảng dạy. Nó đồng thời là căn cứ để chúng ta xem<br />
xét đánh giá làm căn cứ cho việc xác định lương và phụ cấp lương trong tiến<br />
trình cải cách tiền lương và phụ cấp lương cao hay thấp cho mỗi giảng viên: Thể<br />
hiện uy tín của giảng viên đó.<br />
Để làm được điều đó và tạo ra sự công bằng dân chủ trong đánh giá hiệu<br />
quả, chất lượng giảng dạy, chúng ta cần xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu<br />
quả chất lượng dạy học.<br />
Hiện nay đã có một số tiêu chí đánh giá về số lượng, chất lượng giảng dạy<br />
như số tiết giảng trong năm , kết quả học tập, của HSSV … nhưng vẫn còn thiếu<br />
cụ thể.<br />
Để có hệ thống tiêu chí chuẩn mực cần xây dựng những tiêu chí thể hiện<br />
cả năng lực và thể hiện năng lực đó trong thực hiện giảng dạy. Thể hiện cả số<br />
<br />
8<br />
lượng và chất lượng tương quan giữa giáo viên và HSSV chẳng hạn về năng lực<br />
cần đưa ra tiêu chí :<br />
+Năng lực tư duy mang tính lô gíc và sáng tạo trong chuẩn mực và thực<br />
hiện giảng dạy.<br />
+Năng lực quản lý lớp học.<br />
+Năng lực ứng dụng hợp lý, sáng tạo các phương tiện giảng dạy truyền<br />
thống và phương tiện hiện đại (Projector, Internet…)<br />
Trong tiêu chí đánh giá hiệu quả, chất lượng giảng dạy ngoài kết quả học<br />
tập của HSSV cần cụ thể hóa thêm một số tiêu chí như đưa ra tiêu chí:<br />
+Thực hiện năng lực thuyết trình bài giảng.<br />
+Hiệu quả sự lôi cuốn, tạo không khí sôi nổi thân thiện.<br />
+Mức độ say mê cảm hứng đối với bài giảng.<br />
+Hiệu quả thực tế trong ứng dụng linh hoạt các phương tiện giảng dạy.<br />
Việc xác định các tiêu chí cần có các mức độ khác nhau như : Trung bình,<br />
khá, tốt. Mỗi mức độ tương ứng với các thang điểm.<br />
Hiệu quả cuối cùng được thể hiện bằng tổng số điểm hoặc chất lượng tích<br />
lũy qua mức độ A, B,C tương ứng với Trung bình, khá, tốt.<br />
Mỗi giảng viên cần làm tốt công tác nghiên cứu khoa học để phục vụ tốt<br />
cho đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao nhận thức của mình.<br />
2.2.5/ Đổi mới phương pháp học tập của HSSV :<br />
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ không những đòi hỏi mỗi giảng viên phải có<br />
kiến thức sâu rộng vững vàng nắm chắc nội dung bài giảng ở từng chương từng<br />
phần, toàn bộ môn học mà nó còn đòi hỏi HSSV phải đổi mới phương pháp học<br />
tập theo hướng phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của HSSV.<br />
Theo hướng đó, mỗi HSSV phải đổi mới phương pháp nghe thuyết trình ,<br />
ghi chép bài cách tổ chức học theo nhóm ở trên lớp và học theo nhóm trong quá<br />
trình tự nghiên cứu nội dung bài giảng, sinh viên phải đổi mới cả phương pháp<br />
tiếp cận cái mới, thể hiện năng lực tư duy, thuyết trình các nội dung khi giảng<br />
viên đề cập, thực hiện học tập trên mạng Internet với phương pháp truy cập<br />
mạng mang nội dung hữu ích thiết thực cho bài học.<br />
Sinh viên cần tận dụng tối đa giờ tự học và phân bổ thời gian tự học cho<br />
các môn chống sự lãng phí và vô bổ.<br />
2.5.6/ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất , phương tiện giảng dạy hiện<br />
đại và nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện, ứng dụng công nghệ thông<br />
tin.<br />
Phương tiện giảng dạy hiện đại nếu được giảng viên sử dụng hợp lý, linh<br />
hoạt sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đây là điều kiện cần nhưng chưa<br />
đủ cho nâng cao chất lượng giảng dạy.<br />
Thư viện cần được đổi mới dần theo hướng thư viện điện tử , tạo điều kiện<br />
tốt nhất cho giảng viên, HSSV khai thác thông tin phục vụ tốt cho nghiên cứu ,<br />
giảng dạy, học tập.<br />
<br />
9<br />
Trong việc ứng dụng công nghệ thông tin , nếu có điều kiện có thể nối<br />
mạng Internet ở các phòng học. Điều này giúp cho giảng viên khi đề cập thực<br />
tiễn hay minh họa cho những nội dung bài giảng có thể sử dụng mạng được<br />
nhanh chóng và hữu hiệu. Đồng thời qua đó giúp cho HSSV tiếp cận ngày cách<br />
khai thác và nhanh chóng tìm các nội dung ở trên mạng Internet.<br />
2.5.7/ Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả quản lý của lãnh đạo Khoa, Bộ<br />
môn trong điều hành hoạt động đào tạo.<br />
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo các Khoa, Bộ môn không những đòi hỏi có năng<br />
lực chuyên môn cao; mà còn phải có năng lực và thể hiện tốt năng lực đó trong<br />
điều hành giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của Khoa, Bộ<br />
môn.<br />
Có thể có trường hợp cán bộ lãnh đạo Khoa, Bộ môn không có được cả<br />
năng lực về chuyên môn và điều hành mà chỉ có năng lực chuyên môn cao.<br />
Chính vì vậy cần phải sớm phát hiện và kịp thời bồi dưỡng năng lực điều hành<br />
cho họ.<br />
Ngoài ra cán bộ lãnh đạo mỗi Khoa, Bộ môn cần có sự linh hoạt trong<br />
quan hệ hợp tác với các Khoa, Bộ môn khác với Phòng Đào tạo và các phòng<br />
khác có liên quan khi thực thi nhiệm vụ đào tạo của mình.<br />
3-Một số kiến nghị :<br />
3.1-Học viện Ngân hàng -Phân viện Phú Yên vẫn tiếp tục cần sự hỗ trợ<br />
giúp đỡ về mọi mặt của Học viện Ngân hàng. Trong đó trọng tâm là triển khai<br />
từng bước quá trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ . Trên cơ sở tăng số lượng<br />
tuyển sinh Cao đẳng và Đại học chính quy từ năm học 2010-2011 trở đi.<br />
-Học viện Ngân hàng Hà Nội cần có những quy định cụ thể trong phân<br />
cấp quản lý, đào tạo cho Phân viện. Đồng thời tăng cường sự phối hợp chặt chẽ<br />
hơn nữa giữa các Khoa, Bộ môn của Học viện với Khoa, Bộ môn của Phân viện<br />
nhằm vừa đảm bảo quyền quản lý thống nhất của Học viện Ngân hàng, nhưng<br />
đồng thời nêu cao tính chủ động sáng tạo cho các Phân viện nói chung, Phân<br />
viện Phú Yên nói riêng.<br />
<br />
3.2/ Đối với Phân viện Phú Yên :<br />
-Phân viện Phú Yên cần sớm xây dựng chiến lược đào tạo bồi dưỡng<br />
CBGV trong đó chú trọng đào tạo đội ngũ giảng viên có chất lượng cao để dần<br />
đủ chuẩn đủ sức đào tạo các lớp cao đẳng, Đại học chính quy theo sự phân cấp<br />
của Học viện Ngân hàng.<br />
-Cần xem xét lại cơ cấu tổ chức của các Bộ môn, có thể đề nghị Học viện<br />
thành lập mới 1 số Khoa, Bộ môn phù hợp nhu cầu thực tiễn.<br />
-Đề nghị Học viện Ngân hàng phát triển thêm 1 số chuyên ngành đào tạo<br />
mới khi đủ điều kiện đối với hệ Cao đẳng.<br />
<br />
Trên đây là một số giải pháp chủ yếu mà chúng tôi nêu ra nhằm thực hiện<br />
nâng cao chất lượng đào tạo lại HVNH-Phân viện Phú Yên trong tiến trình<br />
10<br />
chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm<br />
thậm chí là khởi đầu trong quá trình chuyển đổi hệ thống đào tạo. Nhiều nội<br />
dung hoạt động của Phân viện đòi hỏi phải được đổi mới cho phù hợp, trong đó<br />
nâng cao chất lượng đào tạo là yếu tố quyết định uy tín, sự tồn tại của Phân viện<br />
trong giai đoạn mới. Các nội dung đổi mới được thực hiện trong bối cảnh nhiều<br />
khó khăn và còn lâu dài mới đạt hiệu quả tốt; nhưng chúng ta tin tưởng sẽ đạt<br />
được như mong muốn nhằm khẳng định và bảo tồn truyền thống tốt đẹp của<br />
Phân viện qua 33 năm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />