intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đào tiên - Đào trường thọ?

Chia sẻ: Dfsfds Fsdfdsf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

63
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

.Đào tiên - Đào trường thọ? Cây Đào thuộc họ Hồng (ROSACEAE), tên khoa học là Prunus persica. Đào có nguồn gốc ở Iran. Đào là cây ăn quả lâu năm, rụng lá về mùa đông, mọc chủ yếu ở các vùng ôn đới ấm và các vùng Á nhiệt đới. Đào là một trong những cây ăn quả quan trọng nhất, sản lượng toàn thế giới hàng năm đạt tới 7 – 8 triệu tấn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đào tiên - Đào trường thọ?

  1. Đào tiên - Đào trường thọ? Cây Đào thuộc họ Hồng (ROSACEAE), tên khoa học là Prunus persica. Đào có nguồn gốc ở Iran. Đào là cây ăn quả lâu năm, rụng lá về mùa đông, mọc chủ yếu ở các vùng ôn đới ấm và các vùng Á nhiệt đới. Đào là một trong những cây ăn quả quan trọng nhất, sản lượng toàn thế giới hàng năm đạt tới 7 – 8 triệu tấn. Cách đây hơn 300 năm, Đào đã được trồng ở các tính miền Tây Bắc Trung Quốc, hiện nay Đào được trồng nhiều ở các nước: Trung Quốc, Mỹ, Ý, Pháp, Nhật, Achentina… Ở nước ta đào được trồng nhiều ở các tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn. Đào cũng
  2. được trồng ở vùng núi các tỉnh miền Bắc nhưng hiệu quả kinh tế kém, ở vùng đồng bằng Đào được trồng chủ yếu để chơi hoa là chính. Đào có vị thơm, ngon, giàu chất dinh dưỡng. Trong 100g cùi thịt quả Đào có 0,9g protein, 0,1g lipit, 7g gluxit, 8mg canxi, 20mg phốt pho, 10mg sắt, 2mg caroten, 8,3mg B1, 2mg B2, 6mg Vitamin C, các axit hữu cơ xitric, tactric, axit clorogenic. Đào rất bổ dưỡng nhưng không nên ăn nhiều vì Đào tính ấm, vị ngọt, chua, ăn nhiều dễ sinh bốc hoả, đầy chướng bụng, sinh mụn nhọt. Ngoài thịt quả, các bộ phận khác của cây Đào đều là những vị thuốc quý. Nhân hạt Đào (đào nhân) vị đắng ngọt, tính bình vào 2 kinh tâm và can, có tác dụng phá huyết tan ứ, làm tan đờm, nhuận tràng, điều hoà chức năng cơ quan hô hấp, giảm ho, chữa bế kinh, đau bụng kinh, cao huyết áp, viêm ruột thừa, tụ huyết sưng đau do chấn thương, điều trị chứng tắc nghẽn mạch máu. Rễ Đào: Dùng ngoài da chữa sưng đau, sắc uống chữa viêm gan vàng da. Nhựa thân cây Đào: Chữa kiết lỵ ra máu, đái tháo đường, viêm phế quản.
  3. Cành Đào: Chữa sốt rét. Lá Đào: Có amygdalin, axit tanic, cumarin. Thường dùng lá Đào diệt sâu bọ: ngâm vào nước tù đọng diệt được bọ gậy, cho vào hố xí diệt được giòi, đun lấy nước chữa lở ngứa, ghẻ, viêm âm đạo. Hoa Đào: Có tác dụng hạ khí, tiêu báng nước, lợi tiểu. Dầu hoa Đào làm kem bôi mặt, da mặt sẽ mịn màng. Một số bài thuốc chữa bệnh bằng Đào: Trị lở ngứa: Lá Đào giã nhỏ, thêm nước, đun sôi lấy nước đặc để bôi hoặc pha nước tắm. Lá Đào có chất độc, chỉ dùng vừa phải.
  4. Thông tiểu tiện, chữa thuỷ thũng, bí đại tiện: Hoa Đào 3 – 5g sắc uống. Phù thũng, báng bụng: Hoa Đào phai 9g sắc uống, mỗi ngày 1 – 2 lần. Đau bụng: Rễ Đào 30g sắc uống. Đái đục: Nhựa cây Đào 10 – 15g, cho đường vừa đủ, hấp cách thuỷ ăn. Đái tháo đường: Nhựa cây Đào 15g, râu Ngô 60g, sắc uống. Hư hàn, ra mồ hôi trộm: Bích Đào khô 15g sắc uống. Hen suyễn: Đào nhân, Hạnh nhân, hạt tiêu mỗi thứ 6g, gạo nếp 10 hạt tán thành bột, hoà với lòng trắng trứng, bôi vào lòng bàn tay bàn chân.
  5. Thổ huyết: Tầm gửi Đào, ngó Sen đốt thành than, cỏ Lác mỗi thứ 9g sắc uống. Nhọt trong mũi: Lá Đào non giã nát nhét vào mũi, mỗi ngày thay 3 lần. Ghẻ, nấm ăn chân: Lá Đào tươi giã nát, đắp. Trĩ: lá Đào, rễ Đào nấu nước rửa. Viêm bọng đái: Đào nhân 15g, Hoạt thạch 30g, tán thành bột, uống với nước lã đun sôi. Đau bụng sau đẻ: Đào nhân 9g, Đan bì 5g, Hồng hoa 3g sắc uống.
  6. Chữa đầy bụng táo bón: Pha sirô đào với nước uống chống táo bón, đầy bụng, cảm cúm hoặc làm rượu tăng lực.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2