intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Nguội sửa chữa máy công cụ - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: DA SCMCC-LT42

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

72
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc sử dụng Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Nguội sửa chữa máy công cụ - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: DA SCMCC-LT42 sau đây sẽ giúp cho sinh viên nghề Nguội sửa chữa máy công cụ củng cố kiến thức được học qua các lời giải chi tiết cho mỗi câu hỏi và chuẩn bị tốt cho kì thi tốt nghiệp. Chúc các bạn ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Nguội sửa chữa máy công cụ - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: DA SCMCC-LT42

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA III (2009 - 2012) NGHỀ: NGUỘI SỬA CHỮA MÁY CÔNG CỤ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: DA SCMCC – LT42 Câu Nội dung Điểm I Phần bắt buộc 1 Phân loại máy khoan theo kết cấu, theo số trục chính và các công việc 2 điểm thường làm trên máy khoan ? Đáp án : - Phân loại theo kết cấu có máy khoan : máy khoan bàn, máy khoan đứng, máy khoan ngang, máy khoan cần. - Phân loại theo số lượng trục chính : một trục chính, nhiều trục chính. Các công việc thường làm trên máy khoan : - Khoan lỗ để làm ren. - Khoan lỗ để lắp bu lông. - Khoan lỗ để đóng chốt, tán chốt. - Khoan lỗ để cắt đứt tấm kim loại. - Lã miệng lỗ. Khoét, doa, ta rô ren. 2 Trình bày phương pháp sửa chữa bộ truyền đai? 2 điểm ĐÁP ÁN Bộ truyền đai gồm hai bánh đai (bánh dẫn và bành bị dẫn) và dây đai a. Sửa chữa bánh đai  Các dạng hỏng chủ yếu - Bánh đai bị đảo nguyên nhân do sai số gia công, hoặc do trục bị cong, ổ trục bị mòn, công nghệ lắp rắp không đúng - Bề mặt làm việc của bánh đai bị mòn - Mòn lỗ mayơ, mòn mặt đầu mayơ, mòn rãnh then, vở vành bánh đai, nứt vỡ bánh mayơ.
  2.  Phương pháp sửa chữa - Sửa chữa bề mặt bánh đai bị mòn + Đối với bánh đai dẹt thì tiến hành tiện lại mặt ngoài bánh đai. Hình dáng hình học cần thiết áp dụng đối với bộ truyền không quan trọng cho phép thay đổi tốc độ 5% so với tốc độ củ + Nếu giữ nguyên tỉ số truyền i thì phải tiện cả hai bánh đai để đảm bảo: D1 i= D2 + Nếu bề mặt bánh đai bị mòn quá và vành đai đủ dày thì tiến hành tiện vành ngoài để ép bạc sửa chữa sau đó gia công cơ. + Đối với đai thang khi mòn tiến hành tiện sâu rãnh, áp dụng đối với bộ truyền cho phép thay đổi tốc độ 5% so với tốc độ củ b. Sửa chữa đai truyền - Đai bị trùng dẫn đến trượt đai. Nguyên nhân là do dây đai bị dãn trong quá trình làm việc do đó ta phải tiến hành căng đai để tăng góc ôm của đai. - Dây đai bị mòn, bị dứt thì thay đai mới. 3 Trình bày các yêu cầu kỹ thuật của hệ thống thủy lực sau khi sửa chữa ? 3 điểm Chuyển động của các cụm máy phải đều, không rung động khi thay đổi tốc độ. Đảo chiều phải ổn định và nhạy. Làm việc êm, không có tiếng gõ lạ. Kim áp kế phải ổn định. Lượng chạy dao không tải phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật do nhà sản xuất quy định. Vị trí các cơ cấu và cụm máy phải xác định, không có dich chuyển tự phát. Đảm bảo sự liên hệ chặt chẽ và độc lập với nhau giữa truyền dẫn của chuyển động chính và chuyển động chạy dao, giữa hệ thống thủy lực và hệ thống bôi trơn làm mát, đảm bảo sự hoạt động bình thường của máy. Nhiệt độ dầu trong hệ thống khi làm việc không được vượt quá 70oc . Tất cả các khâu trong hệ thống phải thật kín không cho phép dầu rò rỉ ra ngoài. Khi sửa chữa hiệu chỉnh hệ thông, tuyệt đối không được loại bỏ hoặc sử dụng các đệm lót kín sai quy cách và sai vật liệu.
  3. Các lỗ rò ở mặt trong các chi tiết bằng gang đúc của hệ thống nếu ảnh hưởng lớn đến tổn thất dòng chảy thì phải loại bỏ. Các ống dẫn dầu phải đều, không được gãy gấp hoặc co thắt, cong queo. Để trách không khí vào hệ thống thủy lực, đầu ống xả phải dìm sâu dưới mực dầu 80 mm trở lên. Mặt trong của bể dầu, ống dầu và các cụm khác của hệ thống phải sạch. Các vú dầu, lỗ tra dầu phải được bảo vệ cẩn thận, không để bụi, chất bẩn bám vào. Bình chứa dầu phải được bảo vệ không để lọt vật lạ vào trong. Các bề mặt làm việc của các xy lanh, van trượt, pít tông, phải được gia công tinh đạt độ nhám bề mặt như chi tiết mới. Không cho phép có vết xước ( dù nhỏ ) trên bề mặt của những chi tiết này để không gây tổn thất dòng chảy. Các chi tiết bằng thép dễ bị mòn khi làm việc như van trượt, các loại van khác, rô to, stato, pít tông, cánh bơm phải được nhiệt luyện. Sau khi lắp ráp, các tay gạt điều khiển các vành chi độ phải phù hợp với các bảng ghi trong thuyết minh. Cơ cấu an toàn cần được điều chỉnh chính xác theo yêu cầu và chỉ dẫn trong thuyết minh. Cộng( I) 7,0 II Phần tư chọn , do trường biên soạn Cộng( II) 3,0 Tổng cộng 10,0 ………., ngày……..tháng……năm 2012 DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TỐT NGHIỆP TIỂU BAN RA ĐỀ THI
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2