intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Nguội sửa chữa máy công cụ - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: DA SCMCC-LT19

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

88
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp cao đẳng nghề sắp tới, mời các bạn tham khảo Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Nguội sửa chữa máy công cụ - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: DA SCMCC-LT19 sau đây. Tài liệu hữu ích cho giáo viên và sinh viên nghề Nguội sửa chữa máy công cụ cùng những ai quan tâm đến vấn đề trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Nguội sửa chữa máy công cụ - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: DA SCMCC-LT19

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA III (2009 - 2012) NGHỀ: NGUỘI SỬA CHỮA MÁY CÔNG CỤ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: DA SCMCC – LT19 Câu Nội dung Điểm I Phần bắt buộc 1 Trình bày phương pháp sửa chữa bộ truyền đai? 2 điểm ĐÁP ÁN Bộ truyền đai gồm hai bánh đai (bánh dẫn và bành bị dẫn) và dây đai a. Sửa chữa bánh đai  Các dạng hỏng chủ yếu - Bánh đai bị đảo nguyên nhân do sai số gia công, hoặc do trục bị cong, ổ trục bị mòn, công nghệ lắp rắp không đúng - Bề mặt làm việc của bánh đai bị mòn - Mòn lỗ mayơ, mòn mặt đầu mayơ, mòn rãnh then, vở vành bánh đai, nứt vỡ bánh mayơ.  Phương pháp sửa chữa - Sửa chữa bề mặt bánh đai bị mòn + Đối với bánh đai dẹt thì tiến hành tiện lại mặt ngoài bánh đai. Hình dáng hình học cần thiết áp dụng đối với bộ truyền không quan trọng cho phép thay đổi tốc độ 5% so với tốc độ củ + Nếu giữ nguyên tỉ số truyền i thì phải tiện cả hai bánh đai để đảm bảo:
  2. D1 i= D2 + Nếu bề mặt bánh đai bị mòn quá và vành đai đủ dày thì tiến hành tiện vành ngoài để ép bạc sửa chữa sau đó gia công cơ. + Đối với đai thang khi mòn tiến hành tiện sâu rãnh, áp dụng đối với bộ truyền cho phép thay đổi tốc độ 5% so với tốc độ củ b. Sửa chữa đai truyền - Đai bị trùng dẫn đến trượt đai. Nguyên nhân là do dây đai bị dãn trong quá trình làm việc do đó ta phải tiến hành căng đai để tăng góc ôm của đai. - Dây đai bị mòn, bị dứt thì thay đai mới. 2 Trình bày các điều kiện kỹ thuật cần đạt được sau khi sửa 3 điểm chữa băng máy cắt gọt kim loại ? Trả lời: Các băng máy sau khi sửa chữa cần đảm bảo các yêu cầu sau: a) Băng máy phải phẳng và thẳng. Các bề mặt của băng máy khải song song với nhau. b) Sauk hi sửa chữa lớn, các chỉ số về độ chính xác của băng máy phải được khôi phục như như các số liệu ghi ở phiếu kiểm tra xuất xưởng nằm trong tài liệu gửi kèm khi bán máy. c) Sau khi gia công lần cuối, các băng máy làm việc theo ma sát trượt, số điểm sơn tiếp xúc khi kiểm tra bằng thước thẳng, mặt phẳng mẫu và mặt trượt của chi tiết đối tiếp phải phân bổ đều và bằng hoặc lớn hơn các trị số cho trong bảng sau: Bảng: Số điểm sơn tiếp xúc tối thiểu của băng máy ma sát trượt khi kiểm tra bằng thước thẳng hoặc mặt phẳng mẫu Bề mặt Số điểm sơn tiếp xúc ít nhất trên
  3. một diện tích chuẩn 25*25mm Băng máy cắt kim loại (của thân máy) - Đối với máy chính xác 20 cao 16 - Đối với máy chính xác thường Mặt trượt ở bàn máy 10 Mặt trượt ở bàn dao, con trượt 10 d) Trên bề mặt máy không được phép có vết xước, rỗ, lõm, vết gia công cơ (trừ vân cạo), ba via. e) Độ cứng phải đồng đều trên toàn bộ bề mặt. f) Băng máy dài đến 1,5 m không được có quá ba chỗ hàn đắp, băng dài trên 1,5m không được có quá 6 chỗ hàn đắp. g) Đảm bảo độ vuông góc giữa các bề mặt dẫn hướng nằm ngang với bề mặt dẫn hướng thẳng đứng ( ở các máy mài phẳng). h) Chỗ chuyển tiếp từ mặt không gia công đến mặt gia công hoặc giữa các mặt gia công với nhau phải vát hoác lượn tròn. 3 Trình bày về 2 dạng hỏng mòn răng và dính răng của bộ truyền 2 điểm bánh răng? ĐÁP ÁN  Mòn răng: Thường xảy ra với các bộ truyền hở Các nguyên nhân: - Bôi trơn không tốt - Có nhiều hạt mài rơi vào vùng ăn khớp của bánh răng Biện pháp: - Tăng độ rắn bề mặt - Hạn chế hạt mài rơi vào vùng ăn khớp
  4. - Dùng vật liệu bôi trơn có độ nhớt cao  Dính răng: Thường xảy ra với các bộ truyền chịu tải lớn và vận tốc cao Các nguyên nhân: Màng dầu bôi trơn bị phá vỡ do nhiệt độ cao hoặc ứng suất tiếp xúc quá lớn. Biện pháp: - Tăng độ rắn bề mặt - Dùng vật liệu bôi trơn có độ nhớt cao, có tính chống dính - Làm nguội tốt dầu bôi trơn - Chế tạo cặp bánh răng bằng cặp vật liệu thích hợp Cộng( I) 7,0 II Phần tư chọn , do trường biên soạn Cộng( II) 3,0 Tổng cộng 10,0 ………., ngày……..tháng……năm 2012 DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TỐT NGHIỆP TIỂU BAN RA ĐỀ THI
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1