intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Nguội sửa chữa máy công cụ - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: DA SCMCC-LT40

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

95
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp cao đẳng nghề sắp tới, mời các bạn tham khảo Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Nguội sửa chữa máy công cụ - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: DA SCMCC-LT40 sau đây. Tài liệu hữu ích cho giáo viên và sinh viên nghề Nguội sửa chữa máy công cụ cùng những ai quan tâm đến vấn đề trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Nguội sửa chữa máy công cụ - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: DA SCMCC-LT40

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA III (2009 - 2012) NGHỀ: NGUỘI SỬA CHỮA MÁY CÔNG CỤ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: DA SCMCC – LT40 Câu Nội dung Điểm I Phần bắt buộc 1 Trình bày các quy định bảo đảm an toàn lao động trước, trong, 2 điểm sau khi làm việc trong xưởng nguội ? ĐÁP ÁN Trước khi làm việc: - quần áo, đầu tóc gọn gàng, không gây nguy hiểm do vướng mắc, khi lao động phải sử dụng các các trang thiết bị bảo hộ : quần áo, giày, kính bảo hộ,... - Bố trí nơi làm việc có khoảng không gian để thao tác, được chiếu sáng hợp lý, bố trí phôi liệu, dụng cụ, giá lắp để thao tác được thuận lợi, an toàn. - kiểm tra dụng cụ, gá lắp trước khi làm việc : bàn nguội kê chắc chắn, ê tô kẹp chặt trên bàn nguội, các dụng cụ như búa, đục, cưa .. được lắp chắc chắn. - kiểm tra độ tin cậy, an toàn của các phương tiện nâng chuyển khi gia công vật nặng, độ an toàn của các thiết bị điện. Trong khi làm việc : - Chi tiết phải được kẹp chắc chắn trên ê tô, trách nguy cơ bị tháo lỏng, rơi trong quá trình thao tác.
  2. - Dùng bàn chải làm sạch chi tiết và phôi,mạt thép, vảy kim loại ... ( không được dùng tay làm các công việc trên ). - Khi dùng đục chặt, cắt kim loại cần chú ý hướng kim loại rơi ra để trách hoặc dùng lưới, kính bảo hộ. Sau khi kết thúc công việc : - Thu dọn xếp đặt gọn gàng nơi làm việc.... - Để dụng cụ, phôi, chi tiết đúng nơi quy định. - Các chất dễ gây cháy như dầu thừa, giẻ dính dầu...phải để nơi riêng biệt. 2 Trình bày phương pháp sửa chữa bộ truyền đai? 2 điểm ĐÁP ÁN Bộ truyền đai gồm hai bánh đai (bánh dẫn và bành bị dẫn) và dây đai a. Sửa chữa bánh đai  Các dạng hỏng chủ yếu - Bánh đai bị đảo nguyên nhân do sai số gia công, hoặc do trục bị cong, ổ trục bị mòn, công nghệ lắp rắp không đúng - Bề mặt làm việc của bánh đai bị mòn - Mòn lỗ mayơ, mòn mặt đầu mayơ, mòn rãnh then, vở vành bánh đai, nứt vỡ bánh mayơ.  Phương pháp sửa chữa - Sửa chữa bề mặt bánh đai bị mòn + Đối với bánh đai dẹt thì tiến hành tiện lại mặt ngoài bánh đai. Hình dáng hình học cần thiết áp dụng đối với bộ truyền không quan trọng cho phép thay đổi tốc độ 5% so với tốc độ củ + Nếu giữ nguyên tỉ số truyền i thì phải tiện cả hai bánh đai để đảm bảo:
  3. D1 i= D2 + Nếu bề mặt bánh đai bị mòn quá và vành đai đủ dày thì tiến hành tiện vành ngoài để ép bạc sửa chữa sau đó gia công cơ. + Đối với đai thang khi mòn tiến hành tiện sâu rãnh, áp dụng đối với bộ truyền cho phép thay đổi tốc độ 5% so với tốc độ củ b. Sửa chữa đai truyền - Đai bị trùng dẫn đến trượt đai. Nguyên nhân là do dây đai bị dãn trong quá trình làm việc do đó ta phải tiến hành căng đai để tăng góc ôm của đai. - Dây đai bị mòn, bị dứt thì thay đai mới. 3 Trình bày, vẽ hình phân bố các lực tác dụng lên ổ trục. Trình 3 điểm bày về kết cấu ổ trượt? Nêu các yêu cầu của vật liệu chế tạo lót ổ. Đáp án : Xét khả năng chịu tải tác dụng lên trục, các lực tác dụng lên ổ trục, gồm: - Lực hướng kính (phương tác dụng vuông góc đường tâm trục), dùng ổ đỡ cho trục. - Lực dọc trục (phương tác dụng song song đường tâm trục), dùng ổ chặn cho trục. - Lực tổng hợp gồm cả 2 lực hướng kính và dọc trục: dùng ổ đỡ chặn.
  4. Kết cấu ổ trượt, gồm 2 phần chính: - Lót ổ : làm bằng vật liệu giảm ma sát( thường bằng kim loại màu). Kết hợp với trục bằng thép, có hệ số ma nhỏ, giảm tiêu hao công suất. - Thân ổ làm bằng thép hoặc gang. Đây là phần chịu lực của ổ. Nêu các yêu cầu của vật liệu chế tạo lót ổ : - Có hệ số ma sát thấp khi tiếp xúc với trục bằng thép. - Có khả năng giảm mài mòn và chống dính cao. - Có đủ độ bền khi chịu tải. Cộng( I) 7,0 II Phần tư chọn , do trường biên soạn Cộng( II) 3,0 Tổng cộng 10,0 ………., ngày……..tháng……năm 2012 DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TỐT NGHIỆP TIỂU BAN RA ĐỀ THI
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2