Đất nước qua các bài thơ Đây thôn Vĩ dạ (Hàn Mặc Tử), Đây mùa thu tới, Thở duyên (Xuân Diệu), Tràng giang (Huy Cận), Chiều xuân (Anh Thơ)
lượt xem 3
download
Hình ảnh quê hương, đất nước hiện lên trong thơ của các thi sĩ tuy có những nét khác biệt nhưng giống nhau ở chỗ đều thấm đượm tình người. Mỗi bài thơ là một bức tranh được dệt nên từ cảm xúc chân thành, từ sự quan sát tinh tế và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ thơ ca điêu luyện. Tất cả hợp thành lời ngợi ca, thành tình yêu non sông, tổ quốc không bao giờ phai nhạt. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đất nước qua các bài thơ Đây thôn Vĩ dạ (Hàn Mặc Tử), Đây mùa thu tới, Thở duyên (Xuân Diệu), Tràng giang (Huy Cận), Chiều xuân (Anh Thơ)
VĂN MẪU LỚP ĐẤT NƯỚC QUA CÁC BÀI THƠ ĐÂY THÔN VĨ DẠ (HÀN MẶC TỬ), ĐÂY MÙA THU TỚI, THỞ DUYÊN (XUÂN DIỆU), TRÀNG GIANG (HUY CẬN), CHIỀU XUÂN (ANH THƠ) BÀI MẪU SỐ 1: Tình yêu quê hương bao giờ cũng gắn liền với tình yêu khung cảnh thiên nhiên quen thuộc. Tình yêu quê hương không trừu tượng, mơ hồ mà luôn luôn cụ thể, rõ ràng. Từ tuổi ấu thơ, mỗi người chúng ta đã có tình yêu sâu nặng với quê hương và có cảm tưởng rằng nếu không có quê hương thì sẽ không lớn nổi thành người như nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết. Nhiều thế hệ nhà thơ đã nói giùm chúng ta tình cảm gắn bó, thiêng liêng đối với mảnh đất chôn nhau cắt rốn. Chùm thơ Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), Đây mùa thu tới, Thơ duyên (Xuân Diệu) và Tràng giang (Huy Cận), Chiều xuân (Anh Thơ) đã phẩn nào nói lên điều đó. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử là bức tranh thiên nhiên của xứ Huế mộng mơ. cảnh vật hiện lên thật hữu tình. Hàng cau cao vút in dáng trên nền trời buổi sớm trong trẻo, dưới làn nắng mới tinh khôi. Ánh ban mai chiếu tỏa trên những tán lá cây xanh mướt, khiến nhà thơ ngây ngất thốt lên: Vườn ai mướt quá xanh như ngọc. Trong cái màu xanh mát mắt và mát cả hồn người ấy, thấp thoáng gương mặt chữ điền phúc hậu, dễ thương của cô gái Huế. Hình ảnh quê hương trong thơ Hàn Mặc Tử mang vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng, tạo cảm giác lâng lâng, man mác trong lòng người đọc. Đó là sắc xanh mướt của vườn cây Vĩ Dạ với Lá trúc che ngang mặt chữ điền cùng dòng Hương lững lờ trôi cứ hiện lên lung linh trong nỗi nhớ. Nếu như trong thơ Hàn Mặc Tử, vẻ đẹp quê hương hiện lên với những dường nét mềm mại và sắc màu êm dịu thì trong thơ Xuân Diệu, hình ảnh quê hương hiện ra muôn màu, muôn vẻ. Trong bài Đây mùa thu tới, Xuân Diệu diễn tả sự hiện diện của mùa thu bằng những cảm nhận vô cùng tinh tế. Rặng liễu trong cơn mưa cuối hạ đầu thu có nét đẹp não nùng: Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang, Tóc buồn buông xuống, lệ ngàn hàng. Hình ảnh vừa cổ điển vừa hiện đại ấy không làm giảm vẻ đẹp của khung cảnh mùa thu mà là điểm nhấn, thu hút sự chú ý của người đọc vào bức tranh diễm lệ và thơ mộng: Đây mùa thu tới, mùa thu tới, Với áo mơ phai dệt lá vàng. Đất trời vào thu, cảnh vật bao phủ trong sắc thu buồn. Dường như hồn thu thấm sâu vào từng cảnh vật và hòa hợp với tâm trạng trữ tình lãng mạn của thi nhân. Trong bài Thơ duyên, Xuân Diệu đã thổ lộ tình yêu quê hương qua những hình ảnh quen thuộc, gần gũi mà rung động lòng người: Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên, Cây me ríu rít cặp chim chuyền. Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá, Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền. Cảnh vật như có tình, có duyên, gắn bó khăng khít với nhau. Xuân Diệu không nhìn cảnh vật theo công thức khuôn sáo trong thơ cổ mà tìm tòi, cảm nhận, khám phá ra vẻ đẹp của một chiều thu êm ái, dịu dàng. Chiều thu hiện lên với những sắc màu trong sáng, đường nét mềm mại; không kiêu sa, lộng lẫy, rất giản dị, quen thuộc mà vô cùng gợi cảm: … Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu Lả lả cành hoang nắng trở chiều … Mây biếc về đâu bay gấp gấp Con cò trên ruộng cánh phân vân Chim nghe trời rộng giang thêm cánh Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần. Hình ảnh quê hương, đất nước trong bài Tràng giang của nhà thơ Huy Cận đẹp và buồn: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, Con thuyền xuôi mái nước song song. Thuyền về nước lại sầu trăm ngả; Củi một cành khô lạc mấy dòng. Nhà thơ ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên với tâm trạng của một con người xa quê hương và của người dân mất nước, vì thế mà không tìm thấy một nét nào vui. Sóng gợn nhấp nhô trên mặt sông bao la thì nỗi buồn cũng điệp điệp, chất ngất, miên man trong lòng người. Hình ảnh con thuyền nhỏ bé, đơn độc đang xuôi dòng càng làm nổi bật độ rộng dài tưởng như vô tận của tràng giang. Củi một cành khô loay hoay lạc giữa mấy dòng nước cùng gợi lên thân phận lênh đênh, sầu thảm của kiếp người thời ấy. Bức tranh phong cảnh tràng giang với Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu, Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều, Nắng xuống trời lên sâu chót vót, Sông dài trời rộng bến cô liêu… như thấm nỗi buồn của hồn người, vì thế mà càng thêm hiu quạnh. Tuy nhiên, vẻ đẹp của nó khơi dậy bao cảm xúc bâng khuâng, nhung nhớ trong lòng thi sĩ: Lòng quê dợn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Tấm lòng yêu mến thiên nhiên của thi sĩ được gửi gắm qua những hình ảnh, âm điệu, màu sắc vừa đơn sơ, giản dị, vừa đẹp đẽ, thanh cao. Đúng như nhận xét của Xuân Diệu: Tràng giang là một bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn, Tổ quốc. Bài Chiều xuân của nữ sĩ Anh Thơ là bức tranh phong cảnh êm đềm của một vùng quê Bắc Bộ với những hình ảnh thân thương như làn mưa bụi, bến vắng, con đò, dòng sông lững lờ trôi, quán tranh đứng im lìm… chòm xoan hoa tím rụng tơi bời…, với con đê cỏ non tràn biếc cỏ rạo rực sức sống mùa xuân, làm mát mắt và mát cả tâm hồn. Tình yêu quê hương sâu đậm, thiết tha là mạch nguồn của thi hứng, giúp nữ sĩ viết nên những câu thơ mượt mà, duyên dáng, gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc về làng mạc, quê hương trong lòng mỗi con người: Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng, Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi … Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng Bên chòm xoan hóa tím rụng tơi bời. Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ, Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ; Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió, Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa. Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng, Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra. Làm giật mình một cô nàng yếm thắm, Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa. Hình ảnh quê hương, đất nước hiện lên trong thơ của các thi sĩ tuy có những nét khác biệt nhưng giống nhau ở chỗ đều thấm đượm tình người. Mỗi bài thơ là một bức tranh được dệt nên từ cảm xúc chân thành, từ sự quan sát tinh tế và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ thơ ca điêu luyện. Tất cả hợp thành lời ngợi ca, thành tình yêu non sông, Tổ quốc không bao giờ phai nhạt. BÀI MẪU SỐ 2: Đã có thời trong xã hội chúng ta quan niệm một cách đơn giản về lòng yêu quê hương chỉ gắn với tình cảm công dân, ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc. Vì vậy những bài thơ lãng mạn trong phong trào Thơ Mới được xem là tiếng nói tình cảm cá nhân ủy mị, tiêu cực. Tuy nhiên, cùng với những thành quả đổi mới đất nước, những tác giả tác phẩm lãng mạn được đưa vào trong chương trình phổ thông. Tiếp xúc với các tác phẩm của Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Anh Thơ, chúng ta chợt nhận ra lòng yêu quê hương có nội dung phong phú đa dạng hơn nhiều. Những bài thơ gắn với tiếng nói cá nhân vẫn ẩn bên trong một tình cảm yêu nước kín đáo, bộc lộ qua tình yêu với con người, cảnh vật, quê hương. Hình ảnh quê hương đất nước hiện lên trong các bài thơ đem lại những cảm nhận rất riêng nhưng lại rung cảm bao thế hệ độc giả. Một địa danh thôn Vỹ đi vào nỗi nhớ, gắn kết ân tình với xứ Huế trong Đây thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử, làm ta yêu hơn cái trong trẻo nắng hàng cau, cái huyền ảo của bến sông Trăng, cái bâng khuâng sương khói mờ nhân ảnh của mảnh đất cố đô. Không gian của buổi chiều thu cho đôi lứa tìm đến nhau trong Thơ Duyên cũng khiến ta cảm nhận sắc thái thiên nhiên hoà hợp quấn quít trên cây cỏ, chim muông, trên con đường nhỏ nhỏ, sắc nắng trở chiều, màu mây biếc và bâng khuâng với “con cò trên ruộng cánh phân vân”. Ta ngỡ ngàng khi phát hiện những vui buồn của con người gửi cả vào trong sắc thái mùa thu ở Đây mùa thu tới, một rặng liễu, một sắc “áo mơ phai dệt lá vàng”, “nàng trăng tự ngẩn ngơ”, những hình ảnh mùa thu rất quen và rất lạ được nói lên qua hồn thơ say đắm của Xuân Diệu. Quê hương còn hiện lên qua nỗi buồn mang tầm vóc vũ trụ, của chàng thi sĩ Huy Cận đứng trên quê hương mà vẫn cảm thấy “thiếu quê hương”, chuyển tải bao tâm sự nỗi niềm của người dân mất nước, khi đối diện Tràng giang: nỗi “sầu trăm ngả” lan toả trên sóng nước, con thuyền, cành củi, cánh bèo, “sông dài trời rộng bến cô liêu” kết lại thành nỗi niềm “lòng quê dợn dợn vời con nước – không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” gợi dậy tình yêu giang sơn Tổ quốc. Quê hương còn đẹp giản dị trong Chiều xuân của Anh Thơ, làng quê Việt Nam đẹp một cách nao lòng trong cỏ xanh, mưa xuân, đàn bò đủng đỉnh, cô yếm thắm…qua những rung cảm trong trẻo của tâm hồn thiếu nữ. Tất cả những bài thơ ấy viết về con người, cảnh vật, làng quê…đều gặp nhau ở một điểm: tình cảm yêu nước kín đáo. Từ những bài thơ ấy, ta chợt hiểu ra yêu quê hương trước hết phải là yêu thương gắn bó với mảnh đất – con người quê hương, biết rung động trước những vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, vui buồn với vận mệnh dân tộc. Tình yêu quê hương bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày, những tình cảm đôi lứa, tình yêu sự gắn bó với gia đình, làng quê, đó là tình cảm trong sáng nhất, cao cả và góp phần làm thanh lọc tâm hồn con người. Đó cũng là tình cảm gắn kết cá nhân với cộng đồng, tạo nên sự đồng cảm, sự lắng đọng sâu sắc và thường trực trong trái tim con người. Chính sự gắn kết ấy làm nên sức mạnh đoàn kết dân tộc, thành ý chí bất khuất, sức mạnh chiến đấu, quyết tâm bảo vệ đất nước, đánh đuổi ngoại xâm, ý thức xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Nếu chỉ hiểu đơn giản yêu quê hương là tình cảm công dân, với ý thức trách nhiệm đặt lên hàng đầu mà không quan tâm giáo dục tình yêu ấy bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt thì tâm hồn con người sẽ trở nên chai sạn biết bao. Chưa kể rằng, có những kẻ hô hào khẩu hiệu, nhưng thực tế lại sống giả tạo. Không thể yêu đất nước, yêu dân tộc mà không xuất phát từ tình cảm yêu mến, gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn, gia đình, làng xóm, yêu những con người gần gũi quanh ta. Đúng như Tố Hữu nói: “Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt – Như mẹ cha ta, như vợ như chồng”, mở rộng ra tình cảm ấy còn là tình yêu đôi lứa, là cơ sở để “người yêu người, sống để yêu nhau”. Tình yêu ấy không hẳn chỉ thể hiện qua hành động đứng lên đánh lại kẻ thù, mà trước tiên phải xuất phát từ nỗi đau buồn khi nước mất nhà tan, nỗi uất nghẹn khi quê hương bị kẻ thù giày xéo. Không thể có tình yêu dân tộc chung chung nếu không xuất phát từ tình yêu con người cụ thể. Từ nhận thức đến tình cảm, từ suy nghĩ đến hành động luôn thường trực tình cảm yêu quê hương đất nước. Bản thân mỗi học sinh chúng ta cũng phải luôn xác định quan niệm đúng đắn về lòng yêu quê hương, bằng cách luôn trau dồi tu dưỡng những tình cảm nhân văn, phải sống đẹp với mọi người, biết rung động trước cái đẹp cuộc sống quanh ta. Khi còn là học sinh, biết yêu mến con người và mảnh đất mà ta đang sống, đang tiếp xúc hàng ngày, biến tình cảm thành hành vi ứng xử hàng ngày, có mục đích, có hoài bão vun trồng tài năng để sau này cống hiến cho đất nước, thiết tưởng cũng là ươm mầm cho lòng yêu quê hương đất nước ngày càng phát triển bền vững hơn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích hai bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
10 p | 1040 | 259
-
Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối
17 p | 1568 | 74
-
bài thơ "Vẽ quê hương"
20 p | 1534 | 73
-
Bài giảng Địa lý 12 bài 6: Đất nước nhiều đồi núi
22 p | 475 | 36
-
Giáo án Địa lý 5 bài 1: Việt Nam đất nước chúng ta
7 p | 430 | 35
-
Nét mới trong cách cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
4 p | 183 | 25
-
Bài giảng Địa lý 5 bài 1: Việt Nam đất nước chúng ta
13 p | 305 | 23
-
Bài giảng Tiếng việt 5 tuần 27 bài: Tập đọc Đất nước
38 p | 280 | 22
-
Bài thơ Câu cá mùa thu thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế của tác giả
3 p | 587 | 22
-
Nét mới trong cảm nhận về Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
5 p | 240 | 22
-
Văn mẫu lớp 12: 5 bài văn mẫu phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây tiến
28 p | 189 | 16
-
Giáo án bài chính tả Đất nước - Tiếng việt 5 - GV.Huỳnh Mai
5 p | 238 | 13
-
Phân tích khổ thơ thứ 2 trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm
5 p | 397 | 11
-
Những dàn ý mẫu chi tiết bài Đất nước
15 p | 270 | 9
-
Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
8 p | 391 | 9
-
Phân tích nét chung trong cảnh thiên nhiên của Huy Cận, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử qua 3 bài thơ Tràng giang, Đây mùa thu tới, Đây thôn Vĩ dạ
4 p | 465 | 6
-
Bài giảng Tập đọc: Đất nước
14 p | 80 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn